WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ông Trump đào sâu hố chia cách giữa thế hệ lớn tuổi thủ cựu và giới trẻ phóng khoáng

Steve Tran, 80 tuổi, cư dân Garden Grove, kỹ sư cơ khí, rời VN năm 1975 với vợ và các con. Ông và con trai ủng hộ sắc lệnh cấm di dân của Tổng thống Trump, nhưng cháu ông thì không.  (Mark Boster / Los Angeles Times)

Steve Tran, 80 tuổi, cư dân Garden Grove, kỹ sư cơ khí, rời VN năm 1975 với vợ và các con. Ông và con trai ủng hộ sắc lệnh cấm di dân của Tổng thống Trump, nhưng cháu ông thì không.
(Mark Boster / Los Angeles Times)

Anh Đỗ

http://www.latimes.com/local/california/la-me-ln-viet-refugees-20170219-story.html

 

Ông Steve Trần mở nắp thùng báo nằm bên đường Moran ở Little Saigon, và thốt lên: “Ông Trump quá đúng!”

“Tôi nói với cô nhé, chuyện ông ta không cho người Hồi giáo vào Mỹ là đúng,” ông Steve là một người tị nạn Việt Nam, 80 tuổi. “Chúng ta là những người tị nạn tốt. Họ không phải là những người tị nạn chính trị như tụi mình. Có hai loại người muốn đến Hoa kỳ – những người đi tìm tự do và những người đến chỉ để hủy diệt Mỹ. ”

Nhưng cháu trai của ông Trần có một cái nhìn u tối hơn về sắc lệnh cấm dân tị nạn của ông Trump. Điều này nói lên một khoảng cách lớn giữa hai thế hệ trong một cộng đồng tạo dựng lên từ gốc rễ người tị nạn.

“Đây là một chuyện gần như kỳ thị chủng tộc; khi mình coi mọi người Hồi giáo đều là những kẻ khủng bố, và cho rằng nếu một người Hồi giáo làm điều gì xấu thì những người Hồi giáo khác cũng giống như anh ta. Đây không phải là điều tôi được dạy dỗ trong trường,” Kevin Tran, 14 tuổi, cho biết.

Bạn trẻ này là một học sinh lớp tám tại trường Lutheran Emmaus ở Alhambra, sinh ra ở California. Nhưng như hầu hết người Mỹ trẻ gốc Việt cậu ta sinh ra từ các cuộc di tản hàng loạt từ Việt Nam sang Mỹ sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975. Tại Quận Cam, họ trở nên thế hệ con cháu những người gốc Việt đông đảo nhất ngoài Việt Nam: hơn 300.000 người, với hàng ngàn doanh nghiệp nằm rải rác khắp các thành phố như Westminster, Garden Grove, Fountain Valley và Santa Ana.

Cộng đồng đó đã bắt đầu khi Tổng thống Gerald Ford cho hàng ngàn người tị nạn Việt Nam chạy trốn chiến thắng của cộng sản Bắc Việt khi Sàigòn sụp đổ và đến định cư tại Mỹ.

Giống như nhiều người Mỹ gốc Việt thế hệ của ông, Steve Trần là một thành viên trung kiên của đảng Cộng hòa.

Không như ông nội di cư của mình, Kevin đã sống phần lớn tuổi hoa niên, kể cả thời gian đi học, (sống chung) với những người có văn hóa, chủng tộc và tôn giáo khác nhau.

Thế hệ trẻ này ngày càng trở nên phóng khoáng hơn và có nhiều xu hướng họ sẽ theo đảng Dân chủ, phỏng theo nhận định của các chuyên gia, những người xem sự biến đổi giữa các thế hệ một phần là do các cuộc giao tiếp trong xã hội.

“Những người lớn tuổi có thể công khai ủng hộ Trump và đảng Cộng hòa vì họ vẫn còn cảm thấy gần gũi với một đảng mà họ nghĩ vẫn đứng cùng chiến tuyến chống lại một chế độ đã xâm chiếm quê hương của họ,” Linda Võ, giáo sư nghiên cứu người Mỹ gốc Á tại U.C. Irvine cho biết. “Trong khi đó, các người trẻ đang được sinh trưởng ở đây chia sẻ những trải nghiệm của các cộng đồng da màu. Họ chấp nhận sự khác biệt về sắc tộc và tôn giáo nhiều hơn, và đầu óc họ được cởi mở hơn. Họ (có mối) đồng cảm với nhiều nền văn hóa khác nhau.”

Ngược lại, thế hệ đầu tiên – thế hệ tị nạn – bị hạn chế bởi rào cản ngôn ngữ đã hạn chế những tiếp xúc của họ với xã hội dòng chính cũng như các sắc tộc khác, cô Linda Võ nói thêm.

Kevin cho biết cả giáo viên lịch sử của em và cha mình, ông Donald Trần, đã thúc giục em nghiên cứu kinh nghiệm của người nhập cư “vì nó giúp tôi liên hệ kinh nghiệm của họ với kinh nghiệm của bản thân.”

Nhưng khi nói đến sắc lệnh hành chính của Tổng thống Trump – mà các nhà phê bình gọi là lệnh cấm người Hồi giáo – Kevin và cha mình đã đi đến những kết luận hoàn toàn khác biệt.

“Tôi sẽ rất buồn nếu chúng ta sống trong một nước Mỹ mà nước đó đã không tiếp nhận cha tôi khi ông mới đến đây,” người bạn trẻ nói. “Có lẽ cha tôi đã không còn là ông nữa nếu ông không thể tự do sống theo cách ông muốn, và một số dân tị nạn như người Việt Nam có thể chết. Vậy tại sao chúng ta lại cấm người di dân?”

Năm 1975, Nguyễn Thanh Việt cùng anh trai của anh và cha mẹ gia nhập làn sóng người Việt di tản đầu tiên chạy trốn quân cộng sản đang thắng thế, rốt cuộc họ đến trại định cư Ft.Indiantown Gap ở Pennsylvania.

Họ phải tìm người bảo lãnh để ra khỏi trại tị nạn. Gia đình anh phải chịu cảnh phân ly trong một thời gian. Việt được 4 tuổi.

Kinh nghiệm ám ảnh này mang lại cảm hứng cho vị giáo sư USC mấy thập niên sau, khi cuốn tiểu thuyết đầu tay của anh được xuất bản. “Cảm tình viên,” được giải  Pulitzer về tiểu thuyết năm 2016.

Cuốn sách mới nhất của anh được gọi là “Người tị nạn,” một tuyển tập truyện ngắn phản ảnh niềm mong ước nắm bắt được tiếng nói “đau đớn và hạnh phúc” của người di dân.

“Thật ra tôi không nghĩ người tị nạn Việt Nam khác những người tị nạn khác bao nhiêu, mặc dù đã có rất nhiều chuyện xét nét,” anh Việt, 45 tuổi, cho biết. “Một số người tị nạn chúng ta hoàn toàn thoải mái với ý tưởng rằng người Mỹ có thể nhìn nhận tiếng Việt trong một xã hội đa dạng của Hoa kỳ, nhưng họ không thể chấp nhận sự hiện diện của người Syria.”

Anh nói anh tin rằng bản chất không vô định, xáo trộn trong cuộc sống của người tị nạn ‘khiến người ta khó chịu.

“Những người đang bị bật rễ vì chiến tranh hoặc thảm họa chính trị nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta có thể đã mất nhiều thứ,” Việt nói. “Có lẽ đây là lý do tại sao những người tị nạn không được hoan nghênh.”

Tại khu Phước Lộc Thọ ở Westminster, ông Nguyễn Ba, 70 tuổi, một phi công về hưu ở Garden Grove, cho biết ông ngại, không muốn thắc mắc về “tất cả các sắc lệnh này.”

“Là công dân, ta cần ủng hộ tổng thống của mình,” ông nói một cách chắc nịch. “Nếu không, điều đó giống như một đứa trẻ sống trong nhà của cha mình mà lại đi ngược lại lời dạy của cha mình vậy. Điều đó không hợp lý. ”

Cách đó vài bước, Cheryl Trần mới ăn xong đĩa nộm đu đủ. Cô nhân viên 40 tuổi làm việc cho một trung tâm cao niên tỏ ra rất khó chịu với quyết định của ông Trump. Cô rời Việt Nam vào năm 1988 với những người chị (hay em) khác cha của mình, cô được cấp giấy xuất ngoại vì cha cô là người Mỹ.

“Chúng ta có thể có những kẻ khủng bố từ bên trong – không phải chỉ riêng từ bên ngoài. Bộ họ không nhận ra điều đó sao khi họ cố tạo ra lệnh cấm này?” cô Cheryl thắc mắc. “Trước tiên là cải thiện cuộc sống bản thân, sau đó cải thiện môi trường xung quanh mình. Đó là sức mạnh của các nhóm người nhập cư đã xây dựng nước Mỹ.”

Trịnh Hội, một luật sư mà nhiều thập kỷ qua đã nỗ lực để tái định cư cho nhiều gia đình tị nạn từ Đông Nam Á, cho biết những người di dân Việt Nam biết nhiều về chuyện chạy trốn khỏi những nơi mà gọi là nhà của họ.

“Cộng đồng người Việt cốt lõi của chúng ta là một cộng đồng tị nạn. Chúng ta phải luôn che chở và bảo vệ quyền tị nạn. Cả hai đều là quyền lợi và trách nhiệm của chúng ta, “Hội, 46 tuổi, cho biết anh có người cha đã bị đi học tập cải tạo khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt.

Quan chức Cộng sản đày những người còn lại trong gia đình anh đi “vùng kinh tế mới,” một miền núi hẻo lánh không có người ở với điều kiện sinh sống rất khắc nghiệt. Họ sống mòn mỏi ở đó cho đến năm 1980, sau khi cha anh được thả, khi đó anh, cha mẹ và anh chị em của mình đã trốn thoát bằng thuyền và cuối cùng đến định cư tại Melbourne, Australia, lúc anh 14 tuổi.

“Đáng lý giờ này tôi đang làm ruộng,” anh nói, “nếu tôi đã không có cơ hội trong cuộc sống mới này.”

Cha anh Danny Nguyễn là một nhà thiết kế, mẹ anh là một người làm tóc. Cái nhìn của người sinh viên Orange Coast College 23 tuổi này cho thấy họ sống được ở Hoa Kỳ chỉ “vì nước Mỹ luôn luôn là một nơi chào đón mọi người.”

Hầu hết bạn bè của anh là người Mỹ gốc Việt, mà cha mẹ đều có những mẫu chuyện vượt biên từ nơi chôn nhau cắt rún của họ sau cuộc chiến.

Anh Danny biết rất ít về sự cuộc sống của cha mình trước khi anh sinh ra. Nguyễn Vân, 55 tuổi, cho biết việc làm đầu tiên của ông tại Mỹ là đóng gói bánh bagels mới ra lò. Ông chưa bao giờ ghi danh vào bất kỳ đảng phái chính trị nào và đã quyết định không bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua.

Danny Nguyen cho biết những người như cha mẹ anh lo lắng về kế sinh nhai hàng ngày nhiều hơn, trong khi con cái họ “chú tâm vào cuộc sống sao cho toàn diện,“ người theo học khoa Toán ở Garden Grove nói.

Anh tin rằng Hoa Kỳ sẽ tự cắt bớt triển vọng tương lai của đất nước khi chính quyền quyết định ngăn chặn một nhóm lớn các người dân, giống như cha mẹ anh, những người vẫn chứng tỏ họ quyết tâm vượt qua các trở ngại để đến được bờ bến của Hoa kỳ.

“Mỹ đang mất đi rất nhiều người có tiềm năng, những người sáng giá,” anh nói, “khi họ không cho người tị nạn cơ hội có mặt ở đây.”

© Anh Đỗ

(Nguyễn Khoa Thái Anh chuyển ngữ)

Phản hồi