WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nỗi sợ

“Ở đây tai vách mạch rừng
Xin đừng động đũa, xin đừng khua dao”

Chị Bùi Lan Hương.

Ở nước Nga, chế độ dân chủ vẫn còn ở thời kỳ hoang dã, công lý bị tiền bạc chi phối rất nhiều, “nén bạc đâm toạc tờ giấy” quá dễ, nên căn bệnh “sợ” của người Việt mình trở nên trầm kha hơn cũng là điều dễ hiểu.

Câu vè nhắc nhở con người ta về nỗi sợ từ những năm 80 ở Việt Nam hình như đã thấm vào thế hệ sinh ra và lớn lên vào thời kỳ này. Người Việt của những thế hệ sợ hãi ấy sang Nga, lại càng sợ hãi hơn. Ở Nga, ngay cả người bản xứ còn phải sợ hãi vì sự nhiễu nhương của xã hội thời kỳ chuyển mùa, thời kỳ quá độ, thời kỳ trắng đen trộn lẫn. Người nước ngoài ở Nga đã thành một thứ dân hạng hai, người Việt thì còn khổ hơn nữa, họ thành một thứ dân không hạng: không được ai bảo vệ, không được hưởng một thứ quyền lợi gì, ngoài quyền phải trả tiền cho mọi nơi, ở mọi chỗ.

Và nỗi sợ thành một thứ phản xạ không điều kiện, đôi khi hơi quá, đôi khi thật khó hiểu.

1- Nỗi sợ của người đọc

Mùa đông năm 1997, tờ Diễn đàn phụ nữ (DĐPN) sang Nga, ngập ngừng tiến ra chợ Vòm, nơi ít nhất cũng …dân chủ hơn các chợ của Việt Nam, nơi không bị công an Tòa đại sứ Việt Nam xuống rỉ tai đội bảo vệ để tịch thu nhanh gọn tất cả những gì họ không thích.

-Chị ơi, mời chị đọc báo

-Báo gì đấy?

-Diễn đàn Phụ nữ, đúng là để cho chị em nhà mình đây, báo rất đẹp, nhiều bài vở thú vị lắm!

-Mới có chuyến bay từ Việt Nam sang à? Sao báo tên gì lạ thế, chị chưa nghe thấy bao giờ?

-Không, báo này xuất bản tại Mỹ, không phải báo từ Việt Nam đâu.

-Ôi, thế thì chị không đọc đâu, báo Mỹ chắc lại là phản động rồi

-Chị đã đọc đâu mà biết, toàn chuyện phụ nữ thì có gì là phản động

-Không, chị cũng không đọc đâu, ai biết được đi báo công an thì khổ lắm! Thôi em thương chị nhé!

Thực ra, ở Nga chưa có chuyện công an sứ quán làm khó dễ ai chỉ vì họ đọc báo “phản động”, cũng chẳng mấy ai có thời gian rảnh để mang chuyện báo chí này lên trình với sứ quán. Công an sứ quán chỉ quan tâm tới những người làm báo, viết báo thẳng thắn, dám nói ra những chuyện thật 100%, nhưng bị gán cho tội …vạch áo cho người xem lưngï mà thôi. Nhưng nỗi sợ… nó không cần phải có hình dáng cụ thể. Một khi nó đã xuất hiện thì nó phong tỏa mọi ngả, cầm tù con người ta ở bên trong rất chặt, rất kiên cố.

Rút được một bài học, DĐPN lại lên đường đi tìm độc giả, lần này thì nó tránh xa… các chị phụ nữ, mà lẽ ra phải là độc giả chính của tờ báo.

Sau hai ngày rỉ tai, quảng cáo hết sức nhiệt tình cũng có ba độc giả… chịu nghiên cứu những cuốn tạp chí rất đẹp nhưng bị mang danh là “ngoài luồng”. Thêm một tuần nữa, làn sóng rỉ tai đã lan ra gần khắp chợ. Đi đến đâu, chỉ vừa nhắc đến tên tờ tạp chí là người ta đã phản ứng nay, hoặc là lắc đầu quầy quậy, vừa hăm dọa vừa đuổi khéo, hoặc là hồ hởi ra mặt để mua một món ăn lạ miệng. DĐPN đã hy vọng, với đà này, chắc vài tháng nữa thì cũng có được một nhóm độc giả, tuy không nhiều nhưng đều đặn cho tờ báo, thì…đến ngày 18 tháng 3, ngay trang nhất báo Nhân Dân đã xuất hiện bài viết “Cú hòa tấu lạc lõng”, kết tội tờ báo DĐPN là “bôi nhọ đảng và chế độ”. Thế là số độc giả dũng cảm ít ỏi cũng không đủ can đảm cầm số báo tiếp theo. Nhiều quầy bán hàng cẩn thận chờ đến lúc vắng người, lặng lẽ mang những tờ tạp chí đã mua bỏ vào thùng rác, rồi thở phào như vừa trút đi được một gánh nặng.

Những số báo sau, mang biếu không, cũng không ai dám nhận. Ngược lại các xe từ thành phố khác lên thì vui vẻ xin hết cả mấy chục số.

-Chị cứ cho em, em về chia cho cả ốp, ở chỗ chúng em đói thông tin lắm!

-Thế anh có biết đây là tạp chí bị gọi là “đại phản động” không?

-Phản động hay không cũng không sợ, cái chính là có gì hay để đọc không thôi. Chỗ em xa lắm, ai hơi đâu đến kiểm tra. Mà chúng em toàn dân đen, có gì đâu mà sợ các ông ý lấy mất!

Quả thật nhìn lại phần lớn các độc giả còn trung thành với những tờ báo hải ngoại, thấy một điều lạ, họ đều là dân “thường thường bậc trung”, có học nhưng không có chức sắc, không có học hàm học vị gì cao. Gia đình đủ ăn, nhưng không giầu có, chẳng phải dân chủ hàng, chẳng phải con ông cháu cha. Dân trí thức tưởng như là giới tiến bộ nhất, có tầm nhìn rộng mở nhất, nhưng hóa ra lại rất nhát. Phần đông vẫn e ngại, dù biết những điều tờ báo viết không sai, thậm trí còn tán đồng. Đơn giản vì họ có học, tương lai vẫn còn rộng mở ở Việt Nam lắm, nên chẳng ai muốn đặt một tấm barie vào con đường công danh của mình, nên phần đông vẫn chỉ tán đồng…trong bụng.

Không chỉ phát hành mà đọc báo Đàn Chim Việt một cách công khai tại những nước đông âu này là một việc mà không phải ai cũng coi là bình thường

2- Nỗi sợ của người bán báo

Hè năm 2001 Đàn Chim Việt (ĐCV) lần đầu tiên đến nước Nga. So với những tạp chí xuất bản ở Mỹ, dẫu sao ĐCV cũng… nhẹ tội hơn, vì ít nhất, nó sinh ra ở một nước có thời cũng đã từng là cộng sản, đồng minh với nước Việt Nam hiện nay. Những người chủ trương ĐCV cũng đều là các cựu lưu học sinh, gần gũi với cộng đồng người Việt ở Nga hơn. Nhìn lại… thân thế của mình, thấy cũng không kém các tờ báo “ngoài luồng” ở Nga bao nhiêu, ĐCV dũng cảm tiến lại làm quen với đội bán báo của các tờ báo tiếng Việt khác.

Nỗi sợ

Báo tiếng Việt ở Nga, tờ nào cũng phải tuyển riêng một đội chuyên đi bán báo của mình. Và đã thành một thứ luật bất thành văn, ai đã bán báo nào thì không được bán kèm các báo hàng ngày khác, nhưng nếu bán báo từ Việt Nam sang thì vẫn được, vì các tờ báo tuần, báo tháng có một nhóm độc giả riêng, không cạnh tranh với các báo hàng ngày ra đời ở Nga, mà tờ nào cũng có đầy đủ các tin y như nhau, nên thù nhau không đội…người bán báo chung.

Biết được yếu điểm này của các nhân viên bán báo, ĐCV đề nghị họ kết hợp bán cùng các báo hàng ngày, vừa không bị các chủ báo than phiền, vừa tăng thêm được thu nhập. Nhìn tờ báo được in ấn rất đẹp, bài vở phong phú, giá cả hết sức vừa phải, còn phần trăm bán báo thì…không báo nào sánh kịp, các nhân viên bán báo nhao nhao xin đăng ký làm đại lý. Chỉ sau nửa tiếng đi bán thử, họ đã bán được 3 tờ cho dân đường dài . ĐCV như mở cờ trong bụng, đã mơ đến ngày ĐCV được tung cánh sang Nga xóa đói thông tin cho cộng đồng ở đây. Đôi bên hẹn nhau, ngày hôm sau sẽ tung báo đi bán đại trà. Nhưng…hôm sau trở lại, lòng nhiệt tình của đội bán báo hôm qua không còn chút dấu vết nào nữa, ai cũng cố tình lảng tránh, hỏi mãi, họ mới nói, mấy tờ báo còn lại chưa kịp bán, đã bị đội bảo vệ tịch thu hết rồi, họ dọa nếu còn phát hành những tờ báo “phản động” như vậy thì đội bảo vệ chẳng những không cho bán báo trong chợ KT , mà còn “mách” cảnh sát đến kiểm tra giấy tờ nữa. Cái gì chứ hai chữ “cảnh sát” ở Nga mang ra dọa rất có hiệu nghiệm, nhất là đối với dân thấp cổ bé họng như dân bán báo, vì trong số này, chẳng ai có mảnh giấy tờ nào hợp lệ cả.

À, hóa ra…tai vách mạch rừng thật! Mới có một vài giờ mà người ta đã kịp cân đong đo đếm đầy đủ mọi gen chìm gen lặn để kết luận được tờ báo có…nòi phản động, quả cũng đáng khâm phục.

Thế là chuyện nhờ đội bán báo người Việt phát hành ĐCV đã thất bại. Thua keo này, ta bầy keo khác, được một bài học thấm thía về căn bệnh “sợ” rất nặng của người Việt, tôi nghĩ đến cách nhờ người Nga đi bán báo giùm. Trước đây đã có một sinh viên Etiopi đi phát hành báo Tin Nhanh và bán rất tốt, dù không biết cách quảng cáo dẻo miệng như các cô bán báo người Việt. Nhưng hóa ra tìm được một người Nga chịu khó đi rong ruổi trong các chợ người Việt cũng không phải dễ. Cô sinh viên từ chối vì sợ…mỏi chân. Bà già về hưu khước từ vì không muốn đến các chợ huyên náo, chóng mặt.

Sau cả tuần tìm kiếm, bà Inna mới thuyết phục được một bà chịu đi bán báo, với điều kiện phải có bà Inna đi kèm cho tuần đầu tiên để…bớt sợ. Ôi, cái căn bệnh sợ mới khó chữa làm sao! Người Việt sợ thì còn hiểu được, vì công an sứ quán luôn ở đâu đó xung quanh họ không xa. Thế nhưng ngay cả người Nga, đã được sống trong một chế độ mang tên là “dân chủ” đúng 10 năm rồi mà vẫn luôn sợ hãi, thì quả là đáng sợ.

Chúng tôi, ba người rồng rắn kéo nhau đi bán báo. Bà Inna đi tiên phong, bà bán báo khép nép đi sau, gương mặt căng thẳng vì sợ, còn tôi đi cách xa một đoạn để mách đường đi và chỉ dẫn đâu là người Việt, đâu là người Tầu không biết đọc báo.

Bà Inna vui vẻ tiến lại một quầy của người Việt

-Mời anh, chị mua báo tiếng Việt.

Những người Việt Nam quá sức ngạc nhiên thấy một bà Nga nói tiếng Việt rành rõ, bị thôi miên bởi giọng nói tiếng Việt ngọt ngào của bà, cả hai người đều giơ tay ra nhận, mà không cần biết là báo gì. Họ với tay lấy tiền trả, nhưng lại không nhìn báo, mà quay sang nhìn bà Inna hỏi:

-Sao bà biết tiếng Việt giỏi thế, bà làm báo này đấy à?

-Không, tôi không làm báo, tôi chỉ đi bán báo thôi. Các bạn sinh viên Việt Nam làm báo đấy chứ.

Thêm một quầy nữa cũng mua báo vì tò mò xem tờ báo của “bà Nga biết nói tiếng Việt”, có gì đặc biệt. Một vài quầy từ chối không mua vì không thích đọc. Chuyện này cũng thật thường tình, không làm chúng tôi bận tâm và nản lòng. Nhưng chỉ nửa tiếng sau thì chợ bắt đầu xôn xao. Một làn sóng rì rầm rất khó hiểu nổi lên, lan ra khắp khu chợ rộng lớn. Dường như có một sự sợ hãi đang lan ra, dường như có một sự đe dọa nào đó đang vây quanh. Những người Việt ăn mặc trịnh trọng khác thường so với quang cảnh chợ búa xung quanh giúp người ta hiểu ngay họ là nhân viên ban quản trị chợ chứ không phải người đi bán hàng, đi lại các quầy hàng thì thào điều gì đó thật nhanh rồi lại chạy đi quầy khác. Từ lúc đó, mỗi khi bà Inna tiến đến một quầy hàng nào đó, họ lập tức xua tay và nói nhanh:

-Không, không, tôi không mua đâu.

-Chị là người Việt mà không thích đọc báo tiếng Việt sao?

Bà Inna trêu họ.

-Báo phản động, người ta không cho đọc đâu bà ạ, phiền hà lắm.

À, giờ thì đã rõ, người ta lại dùng chiến thuật rỉ tai dọa nạt truyền thống của mình.

Nhưng rõ ràng vẫn có rất nhiều người không sợ những lời dọa nạt vô lý, càng cấm thì họ càng muốn mua để tìm hiểu, để đọc những thông tin “cấm kỵ”, nên tập báo trên tay bà Inna vẫn tiếp tục vơi đi. Nhưng những người vừa có quyền, vừa có tiền trong tay đâu dễ gì chịu thua cuộc. Họ không có lý lẽ, họ không thể dọa nạt thì họ dùng đến sức mạnh để đàn áp. Đoàn bán báo vừa đi thêm được một dẫy quầy hàng nữa thì thấy một nhân viên bảo vệ người Nga lực lưỡng ra ách lại:

-Ai cho các bà bán báo ở đây? Anh ta cất giọng dọa nạt.

-Vậy ai cấm chúng tôi bán báo ở đây? Bà Inna cũng không dễ gì chịu thua

-Chúng tôi không cho bà bán báo ở đây, đây là khu chợ của chúng tôi, bà muốn bán thì phải trả tiền thuê chỗ như mọi người khác chứ!

-Chúng tôi không bán báo, chúng tôi đi phát báo, theo luật về báo chí, chúng tôi có quyền phát không báo chí ở bất cứ đâu chứ, chúng ta đang sống trong một quốc gia dân chủ mà anh không biết sao, sao anh lại tiếp tay cho những kẻ đi hà hiếp người khác như thế?

Bà Inna tấn công lại.

-Tôi không biết, mời bà về văn phòng lập biên bản, rồi chúng tôi sẽ mời cảnh sát đến đưa bà về đồn về tội bán báo lậu.

Tay cảnh sát vẫn quen thói bắt nạt người Việt, lại mang cảnh sát ra dọa nạt họ. Bà bán báo đến lúc này mặt cắt không còn hột máu nào, nem nép đứng bên bà Inna, lý nhí,

-Thôi chết rồi Inna ơi, làm thế nào bây giờ?

Bà Inna nói nhỏ trấn an bà:

-Đừng có sợ, chúng nó chỉ dọa dẫm thế thôi, chúng ta có làm gì sai luật đâu. Nếu chúng nó làm sai, tôi sẽ kiện lại chúng nó nữa.”.

Bà bán báo có phần vững tâm hơn, nhưng vẫn chưa hoàn hồn. Đến lúc này thì tôi phải lảng ra xa vì chính mình cũng không có giấy tờ hợp lệ. Bà Inna và bà bán báo theo tay bảo vệ về văn phòng. Ở đó ban quản trị đã mời sẵn một người cảnh sát “bỏ túi”, luôn được nhận tiền lót tay của chợ để làm ngơ những gì cần làm ngơ, để dọa nạt những lúc cần như thế này. Nhưng bà Inna không phải người để có thể bắt nạt được, bà rất từ tốn giải thích cho viên cảnh sát về tờ báo bà đang cầm trên tay, về nguyên nhân vì sao các nhân viên ở chợ này không muốn bà phân phát chúng. Bà cũng không quên nhắc lại, ngày xưa khi nước Nga còn là nước Liên Xô, bà và nhiều người khác nữa cũng đã đi phát những tờ báo chui như thế thì anh cảnh sát mới có ngày hôm nay mà chui vào cái chĩnh gạo của khu chợ này, chứ nếu không, anh suốt đời vẫn chỉ là một nhân viên cảnh sát ngồi ngáp vặt thôi. Sau nửa tiếng vừa dùng lý lẽ giải thích, vừa mềm mỏng kể chuyện, bà Inna đã làm viên cảnh sát dần dần xuống giọng, nhưng để được yên tâm nhận khoản lót tay đã nằm gọn trong túi, anh ta vẫn nói:

-Thôi được, tôi mời hai bà lên đồn lập biên bản để tịch thu số báo không có giấy đăng ký xuất bản này.

Bà bán báo đã gần khóc vì sợ, còn bà Inna vẫn bình tĩnh trả lời.

-Được thôi, có gì đâu, nếu cần tôi sẽ lên tận tòa để chứng minh là tôi không có tội gì cả. Chẳng lẽ chúng ta sống trong một đất nước tự do, mà phải hành xử theo cái luật lấy thịt đè người của họ à, anh không thấy là vô lý và xấu hổ sao?

Vừa ra khỏi văn phòng của khu chợ KT được mấy bước, khuất sau một dãy cửa hàng, người cảnh sát đã vui vẻ bảo hai bà:

-Thôi hai bà về đi, muốn đi đâu thì đi, lần sau đừng đến khu chợ này nữa kẻo họ lại bắt nhé.

Gặp lại tôi ở đầu chợ, bà Inna vẫn còn cười sung sướng vì thái độ hai mặt của viên cảnh sát.

Nhưng cũng từ đó tôi biết rằng ĐCV vẫn chưa đến thời được tung cánh ở nước Nga này. Ở đây chế độ dân chủ vẫn còn ở thời kỳ hoang dã, công lý bị tiền bạc chi phối rất nhiều, “nén bạc đâm toạc tờ giấy” quá dễ, nên căn bệnh “sợ” của người Việt mình trở nên trầm kha hơn cũng là điều dễ hiểu.

© www.danchimviet.com

4 Phản hồi cho “Nỗi sợ”

  1. nguyen tho says:

    Không ngờ ở một nước Nga rộng lớn vậy mà cũng không có tự do !

  2. so dien thoai cua toi o nuoc NGA 495.9265498282.mong duoc don tiep cac ban lam ra nhung to bao ma nhung tin tuc xac thuc voi doi song nguoi dan ngheo VIET NAM

  3. chung toi mong can co nhung to bao nhu vay

  4. ban noi sai toi o nuoc NGA hien nay tat ca cac to bao tieng VIET nhieu lam ko ai cam nhung bao noi ve thuc trang xa hoi VIET NAM thi ko thay co

Phản hồi