WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Từ Ai Cập tới Việt Nam: Đáy tầng chối bỏ mặt tầng thống trị

LTS: Như đã thưa trước, trong công cuộc dân chủ hóa Việt Nam, tìm hiểu tư duy của thế hệ không tham dự vào cuộc chiến quốc-cộng trước kia nhưng sẽ là chủ lực cách mạng nay mai là một điều cần thiết. Đàn Chim Việt cho đăng loạt bài của ông Tiên Sa đã tạo ra một cuộc tranh luận sôi nổi, bênh có mà chống cũng có. Kết luận sau cùng xin dành cho độc giả. Song song với loạt bài trên, ĐCV giới thiệu bài viết “Lời tâm huyết của thế hệ trí thức trẻ 8x, trong nước” để thấy suy tư của tuổi trẻ.

Trong tinh thần đó, ĐCV hân hạnh giới thiệu một góc nhìn khác nữa về đề tài này, cũng của một người chưa từng tham dự vào cuộc chiến trước kia. Mời bạn đọc theo dõi.

————————————————————–

Tác giả vô danh là gốc đạo

Noãn bào trăm trứng ấy giềng người

Đáy dòng nước băng băng chảy mãi

Chớp bể mưa nguồn nào có ngơi.

(Đạo Trường Ngâm – Lý Đông A)

Người cộng sản có câu nói chí lý: Nơi đâu có đàn áp, nơi đó có đấu tranh.

Điều này đúng với mọi thời đại.

Cuộc nổi dậy của quần chúng Ai Cập vừa diễn ra là do người dân không còn chịu đựng nổi một chế độ độc tài, một tổng thống tại vị đã 30 năm và còn muốn đưa con trai lên nối ngôi. Chế độ do ông cầm đầu đã tìm đủ mọi cách để giữ vững ngôi vị cho đồng đảng, không cho phép người dân tham gia vào việc xây dựng và phát triển đất nước.

Đây là xu thế chung của toàn thế giới trong thế kỷ 21, tựa phong trào giải thực ở thế kỷ 20. Nhân loại khắp nơi đang tranh đấu cho một nền dân chủ, trong đó người dân được quyền tham gia xây dựng xã hội, để rồi tiến thêm một bước nữa trong tiến trình dân chủ tiến hóa hướng thượng mới: nền dân chủ nhân chủ – nhân dân được tự do và chủ động tham gia điều hành các sinh hoạt quốc gia theo mô hình hạch tâm thể hay hệ thống network – với tâm thức làm chủ chính mình, làm chủ xã hội và làm chủ thiên nhiên một cách có ý thức. Trong thể chế dân chủ mới đó, mọi người sẽ được hưởng một nền giáo dục nhân bản, lấy con người làm đối tượng phục vụ chứ không phải toàn xã hội phục vụ cho một cá nhân, đảng phái, tập đoàn tư bản hay chủ trương quốc tế nào cả.

Cuộc chiến chuyển từ quốc – cộng đến đáy tầng – mặt tầng

Những gì đã và đang tiếp tục xẩy ra tại Bắc Phi, một lần nữa cho thấy tình hình xã hội lẫn chính trị của thế giới và Việt Nam ngày nay đã thay đổi, hình thức và chiến thuật đấu tranh cũng cần phải thay đổi cho phù hợp mới mong công cuộc dân chủ hóa đất nước mau chóng thành công. Hơn 30 năm trước đây, cuộc đối đầu giữa hai khối tư bản và cộng sản rất rõ ràng. Ngày nay trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, từng đợt sóng trào dân chủ đã và đang thổi đến khắp chốn, từ Đông Âu, Liên Xô đến châu Á (Phi Luật Tân, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Nam Dương) và bây giờ là châu Phi, Trung Đông…

Trên bình diện quốc tế, đối đầu tư bản – cộng sản không còn, thay vào đó là giải trừ độc tài, cổ súy dân chủ tự do được cả thế giới ủng hộ; trên bình diện quốc nội, đối đầu quốc-cộng, “vàng-đỏ” nhạt dần, nhường chỗ cho một cuộc đấu tranh mới mang sắc thái và nội dung mới. Sắc thái mới là mâu thuẫn “xẻ dọc” quốc gia-cộng sản rõ rệt trong quá khứ đã biến thái để trở thành cuộc tranh đấu “xẻ ngang” giữa đáy tầng và mặt tầng. Mặt tầng có thể hiểu là tầng lớp cai trị mang danh nghĩa nhà nước, đại diện là Đảng CSVN; đáy tầng là đại bộ phận dân tộc bị áp bức bởi chế độ bất xứng không còn hợp lòng dân. Sức mạnh của đáy tầng tựa như giòng nước ngầm mãnh liệt, sẽ trở thành sóng đáy phá thủng mọi áp bức đè nén để khơi thông dòng chảy dân tộc đã bị nghẽn mạch từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh tới nay. Nội dung mới của cuộc đấu tranh không còn giới hạn ở chiến tuyến quốc-cộng như trước kia, mà biến đổi trở thành cuộc đối đầu giữa thiện và ác, giữa tiến bộ và lạc hậu, giữa dân chủ và độc tài.

Hình thức và nội dung của cuộc đấu tranh đáy tầng – mặt tầng mới này ngày càng rõ ràng nhưng cần sự khéo léo, tế nhị, hiểu biết và bao dung nhằm tránh đả phá lẫn nhau vì bất đồng chính kiến để có thể dồn mọi nỗ lực triệt tiêu độc tài áp bức của một thiểu số chóp bu trong đảng CSVN vẫn tham quyền cố vị, hoặc chỉ cho phép đảng viên cộng sản nắm quyền, thay vì đó là quyền của toàn thể nhân dân. Cuộc chiến khốc liệt quốc-cộng vừa qua đã gây phân hóa trầm trọng dân tộc ta mà vết thương vẫn chưa lành hẳn. Khi cuộc chiến nồi da xáo thịt đã tàn, đôi bên đều thấy nhà cầm quyền không đáp ứng quyền lợi nhân dân. Vết thương chiến tranh tuy chưa được chữa lành, mọi người cần nhận ra rằng cuộc chiến hôm nay không còn là tương tranh quốc-cộng mà là khai thông dòng chảy văn hóa VN đã bế tắc hơn bốn thế kỷ qua, từ tương tranh Trịnh Nguyễn, nạn thực dân Pháp đến nạn cộng sản. Dù cho mặt tầng có sai lầm trong giai đoạn, đáy dòng nước dân tộc vẫn băng băng chảy siết để lập lại nhân đạo, lập lại hướng đi chuẩn mực cho đất nước. Những gì đã xảy ra tại Tunisia, Ai Cập và đang diễn ra tại Trung Đông nói lên điều đó. Nhân dân luôn tìm cách xóa bỏ sự cai trị độc tài của nhà cầm quyền. Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Nếu mặt tầng cầm quyền không thức thời hành động cho đúng ý nguyện nhân dân, sẽ bị đáy tầng chối bỏ. Đây là sự thực hiển nhiên càng ngày càng sáng rõ. Nhu cầu thống nhất lòng người, tả hữu, vàng đỏ trở về điểm trung dung dân tộc để cùng hợp lực chống lại độc tài đảng trị, tham quyền cố vị, không cho người dân tham gia vào tiến trình xây dựng đất nước là một sự kiện thực tế và cấp bách.

Những Cù Huy Hà Vũ, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Tiến Trung v.v… đều là con em các cán bộ cộng sản, nhưng ý thức trách nhiệm của kẻ sĩ thời đại, sẵn sàng hòa cùng đáy tầng quốc dân đả phá mặt tầng thối nát cộng sản. Họ không tuyên bố từ bỏ chiến tuyến cộng sản để về phe quốc gia. Vậy họ là đỏ hay vàng? Chẳng cộng sản cũng chẳng quốc gia mà thuộc đại khối đáy tầng quốc dân chống lại thiểu số mặt tầng độc tài đảng trị. Cù Huy Hà Vũ, xuất thân từ trong lòng chế độ cộng sản còn cổ võ ghi công các chiến sĩ VN Cộng Hòa đã bỏ mình để bảo vệ Hoàng Sa bị Trung Quốc cướp đoạt năm 1974, lúc VNCH sắp tan rã. Ông cùng hàng triệu thanh niên yêu nước khác đang sống ngay trong lòng chế độ cộng sản, chỉ nói lên tiếng nói của đại khối dân chúng đáy tầng, vì dân tộc mà bảo vệ tổ quốc chứ không vì tả hay hữu, quốc hay cộng.

Ông Phạm Minh Hoàng – từng thuộc phe quốc gia – chấp nhận từ bỏ cuộc sống thoải mái vật chất ở trời Tây để về VN dạy học. Ngoài việc dạy ngành nghề chuyên môn, ông còn mong muốn trao truyền tư tưởng văn minh tiến bộ của thế giới cho sinh viên VN để họ tự ý thức trách nhiệm mà hành động cho quê hương. Ông là quốc gia hay cộng sản? Không vàng cũng chẳng đỏ mà chỉ thuộc đáy tầng nhân dân chống lại mặt tầng độc tài.

Ông cựu Chủ tịch Quốc hội CSVN, Nguyễn Văn An, hô hào phải thay đổi cơ chế độc tài bằng thể chế dân chủ thì đất nước mới tiến bộ, thoát tụt hậu, và cả một số những đại biểu quốc hội khác đang chất vấn nhà nước phải quan tâm đến nhân dân. Họ là đỏ hay vàng? Có thể họ chưa hết đỏ cũng không chuyển thành vàng, nhưng càng ngày họ càng gần với đáy tầng nhân dân hơn. Đây là những người cộng sản thức thời, cần tạo điều kiện để họ thực sự đứng về phía nhân dân.

Rất nhiều người trong số ba triệu đảng viên cộng sản cùng với ba triệu người Việt hải ngoại đều thuộc đại khối dân tộc Việt, không thể tách bỏ trong quá trình dân chủ hóa đất nước. Nêu lên điều này để chúng ta có cái nhìn thực tiễn và bám sát thực tại, vì thực tại chính là chân lý. Càng ngày càng có nhiều cán bộ cộng sản từ cao đến thấp nhận ra rằng chủ nghĩa cộng sản không phải là cầu phao cấp cứu của dân tộc. Họ thấy cần phải trở về với đáy tầng quốc dân, phục hoạt lại văn hóa dân tộc, kết hợp với nền văn minh tự do dân chủ phổ quát của nhân loại để giải cứu đất nước thoát khỏi cảnh tụt hậu triền miên do chủ nghĩa cộng sản đem đến. Ngược lại, những người quốc gia cũng cần chuyển hóa tư duy để hòa nhập vào đáy tầng dân tộc, cùng đáy tầng nhân dân trong nước sử dụng mọi phương tiện, hoàn cảnh thuận lợi của mỗi người nhằm giúp những người cộng sản trở về – để toàn thể quốc dân VN cùng thực hiện một cuộc đại phản tỉnh – cả phe “tâm-quốc gia” lẫn “vật-cộng sản” đều cần quay về với dân tộc, thoát khỏi cảnh tiếp tục bị thiểu số độc tài đảng trị phân rẽ để củng cố quyền lực của họ.

Đối với bên “vàng”, điều này không có nghĩa là chấp nhận hay hợp thức hóa chế độ cộng sản mà là khơi dậy mạch sống của đáy tầng quốc dân Việt để tạo phân ranh rõ rệt giữa độc tài cộng sản phản dân tộc với dân chủ-dân tộc. Đối với bên “đỏ”, cần quay về với đại khối dân tộc, trả lại cho nhân dân quyền dân tộc tự quyết mà chính họ – những người cộng sản – đã tin rằng vì lý tưởng đó mà mong ước và tranh đấu.

Sự dẹp bỏ định kiến, trở về với dân tộc và đại khối quần chúng đáy tầng, thực ra đã là một tiến trình xảy ra bao lâu nay mà những người dân chủ ở trong và ngoài nước cần nhận biết và khai thác để khơi mở sinh lộ cho toàn dân. Cả hai cần cùng nhìn thấy một làn sóng đang mãnh liệt chuyển động hàng ngày trong sinh hoạt quốc dân, từ kinh tế, giáo dục đến văn hóa, chính trị. Về kinh tế và giáo dục, từ lâu, người dân trong và ngoài nước đã có nhiều mối liên lạc, quan hệ làm ăn buôn bán mà mọi người đều biết. Về giáo dục, nhiều giáo sư đã giã từ các sinh viên của họ ở hải ngoại để vui cùng phấn trắng bảng đen trong nước. Người dân cả trong lẫn ngoài nước gần như không ai phản đối việc Giáo sư Bảo Châu về nước dạy học, mà lại phản đối phương thức làm việc và cách đối xử với nhân tài của nhà nước. Về văn hóa, lúc đầu chỉ là các cuộc trình diễn của ca sĩ trong nước tại các cộng đồng hải ngoại; giờ đây, càng ngày càng nhiều ca sĩ hải ngoại về nước hát. Tất nhiên, bước đầu còn gây nhiều hiểu lầm lẫn nhau -  dù rằng đa số nghệ sĩ của cả hai bên đều trình bày những tiết mục thiên về văn hoá hoặc ca ngợi tình yêu – vì vết thương chiến tranh quốc-cộng chưa lành hẳn. Nếu có được sự bao dung, cảm thông lẫn nhau và khéo léo khai thác, sự kiện giao lưu văn hóa sẽ trở thành vũ khí sắc bén trên mặt trận văn hóa và văn nghệ để mở rộng khu vực văn hóa tự do của đáy tầng quần chúng, chống lại độc tài văn hóa của mặt tầng thống trị. Từ đó gây áp lực, thúc đẩy thay đổi về chính trị.

Công cuộc dân chủ hóa đất nước hiện nay cần có sự góp sức của cả đáy tầng và một số nhân vật phản tỉnh mặt tầng. Đó là sức ép cả từ trên xuống và dưới lên, đòi hỏi đảng và nhà nước cộng sản phải thay đổi. Sự cố gắng níu kéo quyền lực của thiểu số chóp bu lãnh đạo đảng khiến cho công cuộc dân chủ hóa đất nước khó khăn, nhưng nếu trong-ngoài nước biết tìm ra những điểm tương đồng để tập trung sức mạnh đáy tầng, biến thành làn sóng đáy quét sạch rác rưởi mặt tầng thì công cuộc dân chủ hóa đất nước mới mau chóng thành công.

Tiệm biến, thuế biến, đột biến và đặc biến

Dựa vào những gì đang xảy ra như đã trình bày và tình hình Việt Nam hiện nay, cuộc cách mạng dân chủ hóa đất nước đang phát triển, càng ngày càng mạnh mẽ hơn theo các hình thức diễn biến phong phú như sau (*):

Tiệm biến: Sự biến đổi từ từ nhưng càng lúc càng mạnh, đòi hỏi nhà cầm quyền hoặc phải thay đổi cho hợp lòng dân, hoặc sẽ bị chôn vùi nếu không kịp đáp ứng nguyện vọng nhân dân. Những gì xảy ra trong thời gian qua chứng minh điều đó, từ nhượng bộ trong vụ đường sắt cao tốc đến trì hoãn khai thác bô xít, thú nhận sai lầm trong việc điều hành Vinashin…

Thuế biến: Sự lột xác, biến đổi từ hình thức và nội dung này sang hình thức và nội dung khác, tựa sự thoát xác từ sâu thành bướm. Hiện nay, chính quyền VN đang cố gắng làm cho bộ mặt nhớp nhúa của đảng tương đối dễ nhìn hơn để chính thống hóa sự cầm quyền của đảng. Cổ súy những lễ hội văn hóa, luống cày Nguyễn Minh Triết trong ngày đầu năm, Lễ hội Nghìn Năm Thăng Long… nằm trong chiều hướng đó. Nhưng họ lập lờ đánh lận con đen, chưa thực tâm thay đổi vì dân tộc mà vẫn “mượn” dân tộc vì sự tồn tại của đảng. Sự đòi hỏi phải bầu cử trực tiếp chức vụ tổng bí thư, công khai đề cập đến chế độ đất đai công – tư trong Đại hội Đảng XI vừa rồi là những hình thức thuế biến tạo ra bởi áp lực của cả đáy tầng lẫn mặt tầng.

Đột biến và đặc biến: Những thay đổi thuế biến hiện nay dù ngày một bào mòn uy tín và sức mạnh của chế độ, nhưng diễn ra chậm chạp và nằm trong cố gắng duy trì sự cầm quyền của đảng cộng sản càng lâu càng tốt, chưa phải là những thay đổi thực sự và triệt để. Một khi quần chúng và phong trào dân chủ đủ mạnh, nếu đảng không kịp thời đáp ứng đòi hỏi của nhân dân, tất nhiên sẽ có đột biến hoặc đặc biến từ đáy tầng bùng phát lên để thay đổi hiện trạng và kiến tạo mặt tầng mới phù hợp lòng dân hơn.

Trong tiến trình diễn biến với những hình thức biến đổi phong phú như thế, các tổ chức đấu tranh dân chủ trong-ngoài nước cần tìm hiểu đời sống và nguyện vọng của đại đa số nhân dân trong nước và thực tiễn xã hội VN để điều chỉnh và tìm ra chiến lược, chiến thuật đấu tranh cho thích hợp và hiệu quả.

© Tạ Dzu

© Đàn Chim Việt

__________________________________

(*) Trong bài này tác giả khai triển và vận dụng một số khái niệm chính trị-xã hội của Lý Đông A, theo sự hiểu biết còn hạn chế của mình: khái niệm về đáy tầng và mặt tầng xã hội, các khái niệm liên quan đến các hình thái biến đổi trong xã hội (đương biến, tiệm biến, thuế biến, đột biến và đặc biến). Mong được các bậc cao kiến bổ khuyết, nhất là về các khái niệm này. Xin liên lạc: gypidy@gmail.com.

Độc giả có thể tham khảo một số tài liệu của LĐA tại: http://thangnghia.com/  (website còn đang trong vòng hoàn chỉnh).

———————————————————-

Bài liên quan:

Hãy để cho Việt Nam Cộng Hòa lùi vào dĩ vãng một cách tự nhiên

Cờ này với cờ kia

Ai là Việt Nam Cộng Hòa?

Lời tâm huyết của trí thức trẻ 8x, trong nước

Tại sao Viêt Nam sẽ không sụp đổ

Về vấn đề cờ xí và chế độ chính trị

Cách mạng – Bạo động hay bất bạo động?

“Bát Chánh Kiến” cho 1001 Ghonim của VN: Xin hãy vận dụng trên mỗi bước đường hiện thân lãnh đạo!

Mô hình kiến thiết nào cho Việt Nam và thế giới?

Thế hệ 2000, lịch sử đã thuộc về chúng ta

Lời trăn trối quan trọng nhất của Hưng Đạo Vương

2 Phản hồi cho “Từ Ai Cập tới Việt Nam: Đáy tầng chối bỏ mặt tầng thống trị”

  1. Theo hãng tin Reuters : Cử tri tham dự trưng cầu dân ý cải cách Hiến pháp đạt mức kỷ lục

    Cử tri Ai Cập ồ ạt tham gia cuộc trưng cầu dân ý với hơn 50% cử tri Ai Cập tham gia cuộc trưng cầu dân ý cải tổ Hiến pháp ngày 19/03/11. Mức độ tham gia này cũng vượt xa các dự kiến. Kết quả chính thức trên nguyên tắc sẽ được công bố vào giữa tuần tới.

    BAO GIỜ ở Việt Nam để vứt ĐIỀU 4 cho phép ĐẢNG CS thổ tt LÀM MƯA LÀM GIÓ LÀM TÌNH trên Đất Mẹ ???
    CHỈ BẮT đầu bằng Cách mạng HOA SEN !!!

  2. Tuấn Cường says:

    Những bài của ông Tiên Sa không xứng đáng đăng lên để tìm 1 sự đồng thuận giữa Quốc – Cộng. Nội dung của nó mang tính đào sâu cái hố vốn đã bị nứt rạn. Xẩy ra những cuộc tranh cải không đáng có, mà chủ yếu là Quốc gia với …an ning mạng ! chứ thực sự chưa phải là dân quốc nội đang đang sống trong lòng CS.Cái luận điệu phỉ báng rẻ tiền và rất …hề. tôi không có thời gian mang từng câu ra phân tích.Nếu phân tích kỹ thì ông TS có thể chỉ là …an ninh mạng mà thôi.
    Thực mà nói CM Hoa Lài đã thành công ở Bắc Phi , Trung Đông.Nhưng với VN hãy xem lại, bởi vì nhân dân VN không chỉ chống 1 chính quyền CS độc tài VN, mà nhân dân ta phải chống cả 1 thế lực CỘNG hiện đang đứng thứ II thế giới !! Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có nước ngòai hỗ trợ.

Leave a Reply to Nguyễn Hữu Viện