WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những câu chuyện bên bàn nhậu 7: “Tứ khoái”- Ăn

Ăn là nhu cầu để tồn tại (sống) của mọi loài.

Trên trời: Chim, sâu bọ có cánh. Mặt đất: Người, động vật (nuôi, hoang dã…). Dưới nước: Cá, tôm… Trong lòng đất: Thực vật, côn trùng… Tất cả mọi loài, muốn sống đều phải Ăn.
Dân ta xếp Ăn quan trọng vào hàng đầu trong Tứ khoái – tức là 4 nhu cầu sinh học quan trọng (khoái) của con người: Ăn – Ngủ – Đụ – Ị. Chính vì Ăn quan trọng như vậy nên đã diễn ra những cuộc chiến một mất, một còn để giành ăn. (Tất nhiên cuộc chiến giành ăn của loài người, khác loài vật). Có rất nhiều thí dụ về việc tranh nhau ăn dẫn tới giết nhau, gây ra chiến tranh vùng miền, thậm chí cả chiến tranh thế giới (Giành thị trường kiếm lợi cho nhóm lợi ích, tập đoàn…), dân gian  đã tổng kết: Chim tham mồi – sa bẫy. Người tham ăn – rước họa. Xin lấy một thí dụ cách đây hơn 2000 năm để chứng minh.  Chuyện diễn ra ở nước Trịnh thời Chiến quốc (khoảng 300 năm TCN):

Một hôm công tử Quy Sinh (Tử Gia), gặp công tử Tông (Tử Công) – cả hai đều là tôn thất của vua Trịnh Linh Công (TLC). TC khoe với TG: Ngón tay trỏ phải của tôi’’thiêng’’ lắm. Cứ khi nào nó tự động đậy, y nhu rằng sẽ được ăn một món ngon, lạ.

Quy Sinh  trố mắt nhìn bạn, tỏ ra không tin.

Tông hăng hái giải thích:  Tôi chứng minh cho huynh nghe: Một lần đi sứ sang nước Tần – ngón tay động đậy – ngay sau đó vua Tần đãi món ’’Bạch – hoa – ngư’’ , ngon nhất của nước Tần. Hôm khác đi sứ sang nước Tấn – ngón trỏ lặp lại hành động như sang Tần – quả nhiên vua Tấn đãi món’’Thiên nga’’ – quốc thực của Tấn. Mới đây sang nước Sở – vẫn’’ngón tay thần’’ kia dự báo, tôi lại được ăn món ’’Hợp-hoan-quất’’.

TG chưa kịp bầy tỏ nỗi ngac nhiên cảm phục, TC cười vui, tiếp: Hôm nay ngón trỏ lại lay động, có thể lại được ăn món ngon cho mà xem! Quy Sinh vốn điềm đạm nên không nói ra miệng, nhưng trong đầu nói thầm: Ông bạn qúa ’’Bốc’’, kiếm câu chuyện làm qùa…

Hai người cười vui đi vào triều.

Ngang qua nơi nấu ăn cho nhà vua hai người thấy đám đầu bếp nhộn nhịp… TC hỏi: Có chuyện gì mà tất bật thế?

Người đứng đầu nội thị đáp: Dân vùng kia… bắt được con Giải (Bạch tuộc, Ruà ?) to lắm, quan địa phương cho người mang đến tiến vua, chúng tôi đi mời đầu bếp giỏi nhật về nấu món thịt Giải để đại vương ban tặng cho các quan chung hưởng.

Công tử Tông nhìn bạn vẻ hãnh diện: Thấy chưa, tôi nói có sai không?

Quy Sinh gật đầu tỏ vẻ bái phục. Cả hai cười vang, hớn hở vì sắp được ăn món qúy lạ. Trịnh Linh Công (TLC) thấy vậy ngạc nhiên hỏi: Sao hôm nay hai người có chuyện gì mà vui thế?

Quy Sinh thưật lại đầu đuôi câu chuyện, không quên ca ngợi CT Tông…  Vốn hẹp hòi, hiếu thắng, TLC muốn khẳng định quyền uy tối thượng của mình trên mọi mặt trước bề tôi nên bảo: Ngón tay trỏ của CT Tông có thể linh nghiệm ở nơi khác, còn ở đây chưa chắc…

Quy Sinh và Tông không chú ý câu nói của TLC, kéo nhau ngồi vào một góc trong bàn tiệc. Nhà bếp bưng ra bát thịt Giải mời TLC ăn thử.

Vua nếm… khen ngon rồi sai đãi mỗi quan đầu triều một bát cùng rượu qúy, không quên dặn hầu bàn -  Bưng ra bắt đầu từ chỗ tiếp giáp với CT Tông…

Hết một vòng, khi đưa thịt đến chỗ Sinh và Tông – chỉ còn một bát, trong khi có 2 người. Nội thị bỡ ngỡ, hỏi: Thưa đại vương – nên đưa bát này cho ai?

TLC nói -  đưa cho Quy Sinh đoạn bảo Tông: Ngón tay của ngươi tuy ở nơi khác có ’’linh’’, nhưng hôm nay ở đây lại không ứng nghiệm, đành để khi khác mời ăn bù thịt Giải – vậy. Dứt lời, nhìn Tông cười vang,  tỏ ra thoả mãn vì trong thâm tâm, ông ta đã’’chơi xỏ’’ được bề tôi…

CT Tông giận tím mặt, bừng bừng nổi giận – vì bị làm nhục trước văn võ bá quan – vùng đứng phắt dậy xông đến trước mặt TLC , vươn tay bốc miếng thịt trong bát của TLC , đưa vào mồm nhai đoan nói to: Ngón tay trỏ lay động vẫn linh nghiệm, tôi đã được ăn thịt Giải rồi!

TLC giận lắm, nhưng có đông đủ văn võ bá quan nên cố nuốt giận, định bụng lúc khác sẽ tìm cách trị tội. Còn TC , sau phút tĩnh trí lại , biết mình qúa đáng đâm ra thấy sợ…
Thế là chuyện cỏn con do một bề tôi bốc đồng, hiếu thắng và một nhà vua hẹp hòi, sĩ diện hão – gây ra: Vua, Tôi – gầm ghè nhau… ’’cái Sẩy’’ nẩy’’cái Ung’’ – Sợ bị trả thù, Công Tử Tông quyết định ra tay trước, rình cơ hội ’’tiên hạ thủ vi cường’’.

Biết tin TLC đi săn, ngủ đêm ở dịch quan trong rừng, Tông cho người dùng bao cát nặng chất đè lên ngực TLC, nhà vua ngạt hơi mà chết, rồi phao tin vua chết vì bạo bệnh, đoan tôn người em của TLC lên thay. Âm mưu của Tông sau đó vẫn bị bại lộ.

Vua Sở đang muốn gây sức ép với nước Trịnh (…), nẩy ý định mượn cớ mang quân sang’’hỏi tội’’ bề tôi vô đạo giết vua. Trịnh vương sợ, muốn cứu vãn tình thế , vội giết Tông , mang đầu sang kính báo, rằng – Kẻ vô đạo đã bị trừng trị, không phiền đến Sở vương nữa. Nhờ đó, cái cớ mang quân vào Trịnh một cách hợp pháp của vua Sở không thực hiện được, nước Trịnh thoát hiểm.

Thế là chỉ vì’’một miếng giữa triều (đình), 2 mạng người – một Vua, một Tôi phải chết, nước Trịnh suýt gặp đại họa! Hành động vô đạo của cả hai: Vua dùng quyền thế đối xử tàn tệ với bề tôi – bề tôi phản ứng kịch liệt, tuyệt vọng – khiến cả hai đều phải gánh trách nhiệm bằng chính mạng sống của mình. Bi kịch thê thảm xẩy ra chỉ xuất phát từ ’’Miếng ăn…quá khẩu thành tàn’’!

Cũng ở thời Xuân Thu – Việc tranh’’Một miếng giữa (triều) đình còn có câu chuyện khác không kém phần li kì, bi thảm: Vì cần tập hợp lực lượng để dẹp loạn Thôi Trữ – Khánh phong, Tề Cảnh Công (500 TCN) nuôi dưỡng 3 võ sĩ thượng thặng là: Công Tôn Tiếp (CTT), Điền Khai Cương (ĐKC), Cổ  Gỉa Tử (CGT). Dẹp loạn thành công, 3 người này cậy thế kiêu căng coi vua TCC chẳng ra gì. Nhà vua than phiền với Tướng Quốc Án Anh (A.A), có ý muốn trừ bỏ, đề phòng Điền Vô Vũ (cùng dòng tộc với ĐKC) – đứng đầu 4 giòng họ lớn của nước Tề – mua chuộc đám võ sĩ, cấu kết nhau làm phản.

Biết bản chất’’võ biền’’ của 3 người này, nhân lúc Sở vương sang hội đàm với Tề vương, Tướng quốc A.A chiêu đãi, mời khách ăn’’Đào tiên’’(do ông vẽ ra, phao tin) nhằm thực hiện mưu cao…

Trong bàn tiệc có 2 vua, 2 tướng quốc và 3 dũng sĩ tất cả là 7 người, nhưng A.A chỉ cho bày trên đĩa có 6 qủa đào.Sau khi mòi 2 vua, 2 tướng quốc, còn lại 2 qủa mà lại có 3 dũng sĩ. A.A đề nghị TCC bắt’’ai kể công lớn thì sẽ được thưởng đào. 2 chú em ĐKC và CGT tham lam, nhanh chân đứng ra kể công của mình trước nên nhận được’’đào tiên’’, ông anh cả Điền Khai Cương ’’Trâu chậm…’’ không được ăn cho rằng mình không bằng đàn em – đâm tự ái, rút gương tự sát.  2’’chú em’’ – máu yêng hùng bốc lên – liền thực hiện đúng lời thề khi kết nghĩa: ’’Có phúc cùng hưởng, có hoạ cùng chia’’ (…) – cũng rút gươm đâm cổ chết theo!

Lúc tan triều ra về, Điền Vô Vũ đón gặp, hỏi Án Anh: Sao ông độc ác thế. 3 người họ tính nết có thô bạo nhưng giúp đại vương rất nhiều, có công với nước,  đã có gì đâu mà nỡ lòng nào dùng kế giết họ?

A.A không nhìn ĐVV, buông lời tỉnh bơ: Bây giờ thì chưa có gì. Đợi đến lúc’’có gì’’ thì đã qúa muộn.

ĐVV chạm nọc, im lặng…

Đó cũng lại là bi kịch của miếng ăn!

Chuyện ăn thời xưa như thế, còn chuyện ăn thời nay khác hẳn. Không phải chỉ vì miếng thịt Giải ngon, qủa Đào tiên qúy hoặc miếng thịt con vật nuôi bằng cỏ qúy, uống nước xâm nhung (hay ít ra như thịt bò Cô Bê truyền thống của Nhật…),  mà các’’quan đại thần trong triều’’ thi nhau ăn, tranh nhau ăn những miếng, những bát to hơn nhiều:’’Tổng đốc’’ tỉnh này’’ăn’’ cả một ngôi nhà thửa đất mấy trăm mét vuông.’’Thượng thư Bộ…’’ kia cũng không kém cạnh:’’tọng’’ cả toà nhà dăm tầng’’vào bụng.’’. Thượng – như thế khiến hạ – tắc loạn , làm cho đám ’’Tri phủ, Tri huyện’’ – toa rập, thông đồng với nhau cướp đất của dân đen, dù họ kêu khóc vang trời, phải ra nằm đường nằm chợ, hàng chục năm mang ’’đội’’ hàng tạ giấy (viết đơn) đi kêu cầu hết cửa này đến cấp khác mà không đòi được đất. Tệ hại nhất: Đám’’cường hào’’ này  còn ăn cả phần đất dùng để chôn người chết, cho dù đám đất đó đã thấm bao nhiêu thịt người từ bao đời… Việc làm thất đức như vậy mà bọn họ vẫn sống nhăn, sống đàng hoàng, tiếp tục nghĩ kế’’lách luật’’ ,’’hạ cánh an toàn’’ (…) sau khi hoàn thành các vụ tham nhũng động trời!…

Điều hơi lạ: Chỉ có ít con’’tép riu’’ bị trả báo,  còn những con’’cá Mập’’ bự , con ngụy trang khéo ’’chưa bị lộ’’ – vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, cùng giòng giống hưởng thụ số của phi nghĩa do người trên dung dưỡng nên mới đoạt được…

Chả lẽ thiên lí thời nay không ’’linh, thiêng’’ bằng thiên lí thời xưa  – ư?

30.03.2011
© TCN

© Đàn Chim Việt

—————————————————

(1) – Đông chu liệt quốc hồi 52.

Phản hồi