WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thời nào dân Việt sướng nhất [1]

Lúc còn bé tôi thường được nghe các vị tiền bối nói rằng: “thời Đệ Nhất Cộng Hoà ai cũng được sung túc, ngủ không phải đóng cửa…“. Câu nói trên tôi hiểu được khi trưởng thành, khi đã biết nghĩ đến hưng thịnh của quốc gia, hạnh phúc của người dân. Hôm nay ngày cuối tuần, đi lang thang ngoài phố chợt nhớ đến những ngày này trước đây 46 năm nhóm tướng lãnh đã bạo động  giết chết Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng người em là Ngô Đình Nhu, chấm dứt nền Đệ Nhất Cộng Hoà. Câu nói trên của các vị tiền bối lại trở về xâm chiếm tâm tư tôi… tôi quyết định ghé vào thư viện trường đại học kiếm sách đọc cho rõ vấn đề. Là người thực tế nên tôi kiếm sách viết về nền kính tế và đời sống của người dân thời bấy giờ. Sau hơn 2 tiếng đồng hồ lục lọi tôi chỉ kiếm được 1 quyển sách về phát triển kinh tế tại Miền Nam Việt Nam từ 1955 đến 1975 do Douglas C. Dacy của đại học Austin (Texas) viết vào năm 1986.

Ở Việt Nam công nhân và người dân lao động là thành phần chiếm đa số trong xã hội nên mức sống của họ có thể là cán cân đo lường sự chăm lo cho dân của chính phủ đang cai trị quốc gia. Với mục đích đó tôi kính cùng Quí Vị quan sát những điểm sau đây:

- Lương công nhân từ 1956 đến 1974 và lương công nhân năm 2006
- Giá gạo của các năm 1956 đến 1974, cùng giá gạo của năm 2006
- Chỉ số giá tiêu thụ của công nhân từ 1956-1974
- So sánh lương công nhân và chỉ số giá tiêu thụ từ 1956-1974
- Lương công nhân tính ra kg gạo

Năm 2006 được chọn để so sánh vì năm 2006 là một trong những năm phát triển mạnh nhất của Việt Nam cộng sản.

Lương Công nhân lao động

Lương của người lao động được phân biệt có nghề hay không có nghề chuyên môn. Sự chêch lệch giữa lương của người có nghề và không có nghề rõ ràng nhất vào năm 1956 với 76%:

Lương của người lao động vào năm 2006 được tính dựa vào dữ kiên của trang báo Tuổi Trẻ. Qua bài này lương tháng công nhân là 800.000đ và lương của nhân viên bảo dưỡng sửa chữa trung bình 1.350.000đ (từ 1.200.000đ – 1.500.000đ). Công nhân làm việc 6 ngày một tuần, mỗi tháng làm việc ít nhất 25 ngày, vì thế lương ngày của công nhân là 32000 = 800.000/25 và cho công nhân có tay nghề là 54000. Giá gạo cho năm 2006 được tính theo giá trung bình từ cách tỉnh miền Tây Cần Thơ, Kiên Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long lấy từ bài trên Việt Báo.

Chỉ số giá tiêu thụ của người lao động được tính dựa trên phát triển giá cả những sản phẩm mà giới này thường dùng và dựa trên căn bản giá của năm 1962. Chỉ số giá tiêu thụ cho năm 2006 dựa trên căn bản giá năm 1962 cần nhiều dữ kiện nên rất tiếc không thể thực hiện được trong phạm vi bài viết ngắn này.

Lương của người lao động không có nghề tăng 50% trong vòng 6 năm từ 1956 đến năm 1962 trong khi đó vật giá chỉ tăng tổng cộng 3,6% trong thời gian này. Nghĩa là đời sống của người dân tăng rất cao, ít nhất 46% trong vòng 6 năm  trời. Đặc biệt vật giá giảm hơn 4,4% vào năm 1957 và giảm gần 2% trong năm 1958 trong khi lương thợ tăng hơn 23% trong năm này.

Biểu thị trên đây so sánh chỉ số lương người lao động không có nghề và chỉ số giá tiêu thụ trên tiêu chuẩn của năm 1962. Đường xanh biểu thị cho chỉ số lương thợ, đường đen cho chỉ số giá tiêu thụ. Nếu đường xanh nằm bên dưới đường đen có nghĩa là đời sống của người thợ thấp hơn năm 1962. Năm 1963 đường xanh nằm dưới đường đen, vật gía tăng cao hơn lương, đời sống nguời lao động thấp hơn năm 1962. Điều này có thể giải thích rằng, sự biến loạn trong năm 1963 đã làm vật giá tăng nhảy vọt.

Mỗi ngày người lao động làm được bao nhiêu kí gạo?

Phương pháp so sánh lương người lao động giữa các thời đại tại Việt Nam hữu hiệu nhất là so sánh đồng lương tính ra bằng sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như phần trên chúng ta đã so sánh với những năm từ 1956 đến 1974. Để có thể so sánh với năm 2006 cụ thể và đon giản nhất chúng ta là tính ra bằng gạo. Sự so sánh này có tính cách tương đối, bởi vì người lao động và gia đình của họ tiêu thụ những sản phẩm khác ngoài gạo hàng ngày, đồng thời giá cả sản phẩm nông nghiệp giảm mạnh do cải tiến kỹ thuật trong ngành nông nghiệp:


Mặc dù báo chí trong nước cũng như một số các báo chí Tây phương khen ngợi sự phát triển kinh tế gần đây của Việt Nam và mặc dù bỏ qua sự kiện giảm giá của sản phẩm nông nghiệp,  nhưng theo bảng tính trên, người lao động Việt Nam có lương cao nhất trong những năm thời Đệ Nhất Cộng Hoà, trước đây nửa thế kỷ, và thấp nhất trong năm 2006 trong thời XHCN. Lương của người lao động trong năm 2006 tính ra được 5,1 kg gạo một ngày trong khi năm 1960 họ làm được 18,1 kg.

Thế giới mỗi ngày mỗi phát triển, đời sống con người mãi cải thiện, thăng tiến. Tại sao đời sống người dân Việt Nam mãi đi thoái lui?

01.11.2009
(để tưởng niệm cố TT Ngô Đình Diệm)

© Đàn Chim Việt

Phần II

30 Phản hồi cho “Thời nào dân Việt sướng nhất [1]”

  1. T. says:

    Juda nên đổi tên là Tập Cẩu mới đúng!

  2. phaman51 says:

    Trải qua hai chế độ, tôi thấy sống dưới thời ông Diệm là sướng nhất, khi đồng
    lương công chức, quân nhân, thợ thuyền dư ăn dư mặc, người dân tự do, thảnh
    thơi, dễ chịu.

  3. Nguyen Phan says:

    ” Tin ông Thủ tướng Phạm văn Đồng, đề nghị với ông Ngô đình Diệm. Để miền bắc mua gạo của Miền nam ”, tin nầy thuộc loại tin tào lao,  ” chó cán xe ”.  ” Khi người Pháp rút đi 1954 đã trao hoàn toàn nền kinh tế của miền nam cho VN ”. Sao Pháp tốt thế ! Nên nhớ, chẳng có tên thực dân nào tốt cả, khi rút đi thực dân Pháp mang hết của cải về nước và còn phá tan hoang qua các phe nhóm, giáo phái… miền nam phải làm lại từ đầu. Còn miền nam là vựa lúa phì nhiêu, nhưng sao sau 1975 VN đói thế ! Mỹ có viện trợ cho miền nam qua các chương trình như cứu trợ đồng bào di cư, viện trợ nhân đạo, tái thiết và xây dựng đất nước… nhưng rõ ràng không vào túi các ông lớn tham nhũng như bây giờ. Rõ ràng nếu cứ để hai miền thi đua xây dựng và phát triển thì miền nam ăn đứt miền bắc là cái chắc, bằng chứng từ 1954 đến 1960 miền nam thịnh vượng, phát triển thì miền bắc điêu tàn với các chính sách như đấu tố, cải cách ruộng đất, với hàng trăm ngàn người bị vong mạng.
    Con về đánh nhau và phá hoại thì miền nam thua xa miền bắc, khi mà CS dám đánh đến người cuối cùng thì chẳng phải miền nam mà cả đế quốc Mỹ cũng phải xách dép bỏ chạy.

  4. DâM TiêN says:

    Bonjour Viet Nam ! Enfin, je vous trouve là…Pourtant…
    “Chính chúng là những tên năm vùng trong giới tướng lãnh nhhu Nguyễn cao Kỳ đã tự
    thú là đồng loã khi ký HƯ Paris 73 vì y biết trước là “hai năm sau CS sẽ vào Saigon.”

    Thưa VN, nếu ta không ngay thẳng và công bình, thì việc làm của ta sẽ có chút nghi ngờ.
    Bạn VN tố ông thầy tôi — Tướng Cao KỲ — hơi quá đáng. Ông Kỳ đã bị ông Thiệu theo
    chỉ thị của Xịa, đẩy ông ta ra khỏi chánh quyền và quân đội từ 1971, thì ông ta còn liên
    hệ gì tới HĐ Ba Lê 1973 nữa đâu. — Trong hai tháng cuối cùng VNCH, dù gần như dân
    sự , ông Kỳ cùng các Pilots săn chặn Cộng quân cho đến chiều 29.4.75, mới ra đi trong
    cô độc, đón thêm Tướng Trưỡng, ra đi tay trắng như danh thơm liêm khiết của hai ông.
    ( Thưa V N , anh có bao giớ ngồi nủa ngày tâm sự cùng ông NCK và tướng lãnh HK tháp
    tùng ông Kỳ, thì ắt rõ một chút về những voyages của ông ta : ông NCK về VN như
    các ông McCain hay Kerrry, không hề đại diện cho VNCH, huống chi cái cộng đồng..,.thì
    chỉ chánh quyền HK mới đủ thẩm quyền phê phán ông ta…( Tạm ngưng). Kính.

  5. UncleFox says:

    Thì ra ông Diệm nhờ viện trợ Mỹ nên chẳng làm gì cả mà dân miền Nam vẫn sướng . Còn ở miền Bắc cũng nhận viện trợ của Nga, Tầu từ cái kim hạt thóc, thế mà Kụ Hồ làm cái đếch gì để cho dân chúng cứ đói rã họng ra ?
    Thằng Juda bán Chúa này ní nuận náo nếu như thế chẳng sợ đảng nó đá cho vỡ mõm ư ?

  6. quang tran says:

    Thời nào dân Việt sướng nhất : Do la thoi di ra nuoc ngoai sinh song. :)) OK

  7. Người SANYO says:

    Thời CS này, giới lãnh đạo sướng nhất … Xây dinh thự, cho con gái du học, phá phách của công, xem ngân sách là bầu sữa, mạnh thằng nào bú được cứ bú, mạnh thằng nào giành được cứ dành miễn đừng để xì ra quá lố là được. Đây là thời kì huy hoàng của sự dối trá điểu cáng. Sau những lời hoa mỹ:”phá tan xiền xích nô lệ, đưa người lao động lên làm chủ” thì chúng nhãy xộc lên đè đầu dân xuống và cướp bóc đấu tố. Miệng tuông ra những dòng thơ cảm xúc:”sữa để em thơ lụa tặng già” chúng dẫn dắt đất nước vào một thời kì đói rách vĩ đại, toàn bo bo khoai sắn, đến mức hàng triệu người phải bỏ xứ ra đi chấp nhận chết chóc đau thương … Có lẻ thời này mức thu nhập của giới lãnh đạo qui ra “vàng và đô la” so với thời đệ nhất cộng hòa thì cao gấp trăm lần, đó là tính ưu việt của chế độ CS vậy.

Leave a Reply to quang tran