Kịch bản 75: Xin cùng nhau viết lại lịch sử
Đêm không ngủ:
Khi tiếng kêu tuyệt vọng của đại tá Vũ Thế Quang, tư lệnh phó sư đoàn 23 yêu cầu không quân dội bom trên đầu, thị xã Ban mê Thuột đang ở những giờ phút cuối.
Đó là đêm 13 tháng 3 năm 1975.
Sau khi đánh thăm dò lấy được Phước Long, tiếp theo trận chính thức mở màn hạ xong Ban Mê Thuột, từ cao nguyên Văn Tiến Dũng báo tin chiến thắng về Hà Nội. Lê Duẩn cho lệnh phát động chiến dịch Hồ chí Minh. Bắc quân mở 3 mặt trận tổng tấn công miền Nam. Từ Phước Long đánh xuống Sài Gòn. Từ Cao nguyên cắt ngang duyên hải và từ Hỏa tuyến đánh thẳng vào Thừa thiên.
Đó là đêm 13 tháng 3 năm 1975.
Tổng Thống Thiệu vẫn còn ngồi trên bàn viết ở cánh phải dinh Độc lập. Ông xem lại xấp hồ sơ của bộ tổng tham mưu trình bày về khả năng giữ đất theo mức quân viện do trung tướng Đồng Văn Khuyên trình lên đầu tháng 2. Tài liệu này ban tham mưu Mỹ và Việt ước tính với tình trạng viện trợ cắt giảm hiện nay thì sẽ phải bỏ gần hết lãnh thổ vùng I và II.
Hồ sơ màu đỏ của tướng Ted Serong đề nghị các cuộc triệt thoái chiến lược khẩn cấp. Tuy nhiên viên tướng Úc chuyên về nghiên cứu chiến trường ghi rõ kế hoạch của ông phải thi hành từ cuối năm 1974. Qua đến 1975 thì vô phương vì quá muộn. Trên bàn viết có những hàng chữ gạch xóa. Bỏ Pleiku, tái chiếm Ban Mê Thuột ? Bỏ Huế, giữ Huế? Đem dù về Sài Gòn. Bọn Mỹ phản bội. Từ chức hay ở lại?
Vị tổng thống miền Nam viết xuống những suy tư trong hoàn cảnh hết sức bối rối cô đơn. Đó là đêm 13 tháng 3 năm 1975
Quay qua xấp hồ sơ mầu xanh của bộ tổng tham mưu mới được đại tá Đỗ Đức Tâm trình hồi chiều. Tổng Thống Thiệu hờ hững cầm lên đọc đoạn mở đầu :
Kế Hoạch Diên Hồng 75
“Giải pháp sau cùng cho miền Nam ”. Chiến tranh nhân dân chống chiến tranh nhân dân. Đi vào chỗ chết để tìm đường sống.
Ông Thiệu sững sờ đọc đi đọc lại các tựa đề. Đây là văn tài liệu viết báo chứ đâu phải văn thư trình tổng thống. Không có gì chứng tỏ đại tướng Cao Văn Viên đã duyệt qua báo cáo này.
Ông bắt đầu giở từng trang. Toàn bộ kế hoạch do 5 đại tá của bộ Tổng tham mưu soạn thảo với các giải pháp hết sức quyết liệt để cứu miền Nam vào những giờ phút tuyệt vọng.
Ông Thiệu ngả người xuống ghế salon, và mở từng trang ra đọc. Đêm hôm đó ông hoàn toàn không ngủ.
Đó là đêm 13 tháng 3 năm 1975
Bình minh của tổng thống.
Sáng sớm ngày 14/3/75, vị tổng thống miền Nam mới chợp mắt trên ghế salon ngay trong văn phòng. Bà Thiệu từ trên lầu 3 phía hậu dinh đi xuống hai lần nhưng không dám làm ông thức giấc.
Khi những tia nắng sáng soi vào hành lang, tổng thống Thiệu tỉnh giấc, lập tức ra lệnh cho đại tá Võ Văn Cầm, chánh văn phòng hủy bỏ chuyến bay dự trù cho buổi họp tại Cam Ranh. Đại tá Cầm nhận lệnh tất tả về lại văn phòng kêu điện thoại. Buổi họp Cam Ranh dự trù có tướng Phú quân đoàn II, tướng Quang cố vấn an ninh, đại tướng Viên và thủ tướng Khiêm sẽ không thực hiện như đã dự trù.
Tổng thống quyết định chủ tọa một buổi họp khác tại bộ tổng tham mưu tổ chức cấp thời lúc 11 giờ trưa.
Hội nghị Diên Hồng của quân lực VNCH.
Ông điện thoại liên lạc thẳng cho tướng Trần Văn Hai, tư lệnh sư đoàn 7 tại căn cứ Đồng Tâm. Đại tá Trần Thanh Điền đứng bên nghe được những lời sau cùng tổng thống Thiệu nói với vị tướng sư đoàn 7 bộ binh.
“Tôi nhờ anh Điền đem bà xã và gia đình xuống Đồng Tâm.
Anh lo hộ cho gia đình tôi trú ngụ dưới đó. Sau cuộc chiến này tôi sẽ gặp lại”.
Đại tá Vũ Quang Chiêm, chánh võ phòng và đại tá Điền, trưởng khối cận vệ cùng nhìn nhau. Tiếng nói của tổng thống Thiệu nghe hơi lạ. Qua một đêm, ông Thiệu hình như trở thành người khác.
Ban hành thêm một số chỉ thị, ông cầm xấp hồ sơ bìa xanh của bộ tổng tham mưu đi lên lầu. Đại tá Võ văn Cầm bước theo, tay cầm giấy bút ghi lại các khẩu lệnh.
Tổng thống vừa đi vừa nói.
”Việc bàn giao giữa nội các của ông Khiêm và ông Cẩn cho làm gấp. Anh phụ nhà tôi kiếm một bộ quân phục với cấp bậc thời kỳ lãnh đạo quốc gia cho tôi. Xem chừng chật rồi.
Mời phó tổng thống, thủ tướng Khiêm và ông Nguyễn Bá Cẩn chiều nay họp với tôi trong bộ tổng tham mưu.
Tôi muốn tất cả các sĩ quan từ cấp đại tá trở lên họp mặt tại trại Trần Hưng Đạo trưa nay. Trình với đại tướng Viên thu xếp cho mọi người ăn trưa. Cơm tay cầm được rồi. Trung tướng Đồng Văn Khuyên chuẩn bị cho tôi tài liệu đầy đủ về tiếp vận. Nói với các tướng lãnh từ nay tuyệt đối không thông báo công việc và tin tức cho Hoa Kỳ.”
Đại tá Cầm bèn hỏi lại:
Như vậy sẽ phải tin cho đại tướng tổng tham mưu trưởng…
Dừng lại ở cửa phòng, ông Thiệu nói chậm rãi:
“Không, từ nay tôi sẽ kiêm tổng tham mưu trưởng, đại tướng Viên sẽ là cố vấn cho tôi. Tôi sẽ làm việc bên bộ tổng tham mưu.
Tôi giao cho các anh giữ dinh Độc Lập với cụ Hương. Đánh xong trận này tôi sẽ trở lại.”
Quả thực cũng như ông Điền và ông Chiêm, đại tá Cầm sững sờ khi thấy ông Thiệu trở thành một người khác
Phiên họp lịch sử.
Lần đầu tiên cờ 3 sao của trung tướng Nguyễn văn Thiệu bay trở lại trên tòa lầu chính. Từ nhiều năm qua cờ 4 sao của đại tướng Viên đã không được treo theo lệnh của chính vị tổng tham mưu trưởng.
Câu lạc bộ sĩ quan trở thành nơi họp đại hội đồng quân lực gồm tất cả các đại tá và tướng lãnh tại bộ tổng tham mưu. Hơn một trung đội quân cảnh được huy động gác vòng trong vòng ngoài.
Một trăm ổ bánh mì Bưu điện đặt trên bàn nhưng dường như không ai đụng đến.
Ngồi sau một bàn nhỏ đơn độc từ phía trên ngó xuống, trung tướng Thiệu mặc quân phục 3 sao bắt đầu bằng giọng bình dân cố hữu nhưng có phần xúc động.
“Cố vấn Mỹ bảo tôi bỏ đất. Cố vấn Úc cũng bảo tôi bỏ đất. Pháp bảo tôi hòa giải với cộng sản. Hoa Kỳ bảo tôi phải ra đi. Chính khách Saigon đề nghị lập chính phủ liên hiệp. Cộng sản bảo rằng không nói chuyện với Thiệu. Cũng không liên hiệp với cụ Hương.
Nixon không còn nữa, Ford không phải là tổng thống do dân bầu nên không quyết định. Hoa Kỳ đã dứt khoát quay lưng lại Việt Nam.
Tất cả đều nói là Thiệu cản trở hòa bình. Thiệu phải ra đi.
Đêm hôm qua tôi đã chuẩn bị đi Cam Ranh để ban hành lệnh tái phối trí rất quan trọng. Nhưng nay tôi quyết định ở lại.
Không phải chỉ là không đi Cam Ranh. Tôi sẽ không đi đâu cả. Tôi quyết định ở lại và sống chết với anh em.
Vừa nói đến đây, ông Thiệu nghẹn lời và cả hội trường bừng lên tiếng vỗ tay vang dậy.
Chờ cho cơn xúc động chấm dứt. ông Thiệu nói tiếp.
-“Tôi sẽ không từ chức. Từ nay, tôi sẽ là tổng tư lệnh kiêm tổng tham mưu trưởng bộ tổng tham mưu. Khi tôi nói chuyện với các anh ở đây thì nhà tôi và các cháu đã về quê Mỹ Tho. Với tính bông đùa cố hữu, ông Thiệu nói. Mỹ Tho chứ không phải là Mỹ quốc.”
Ông cao giọng:.
“Sẽ không có thằng Tây thằng Mỹ nào đuổi tôi đi đâu được. Bởi vì sau tôi sẽ không còn gì cả. Sau tôi chỉ còn cộng sản.”
Tiếng vỗ tay lại một lần nữa nổi lên cùng với sự hân hoan hiện trên mặt các sĩ quan của bộ tổng tham mưu hiện diện.
Tổng thống nói tiếp:
Người ta nói với tôi là quân viện không có, lòng người không có, bây giờ tiếp tục đánh thì đánh bằng cái gì. Tôi trả lời ngay cho các anh hôm nay. Lòng người không có thì làm cho có. Cháo nguội thì hâm lên cho nóng. Còn phương tiện không có thì,
Nói đến đây ông nhấn mạnh từng chữ một:
“Đánh bằng cùi chỏ.”
Vừa nói ông vừa đưa khuỷu tay lên.
Lại một lần nữa, chữ nghĩa và hành động của ông tạo xúc động lớn lao cho cử tọa.
Tiếng vỗ tay cuồng nhiệt kéo dài…
Khi mọi người dịu xuống, ông nói vào vấn đề:
-“Như các anh đã biết, chúng ta đã xây dựng miền Nam qua 20 năm, có trật tự thanh bình và tự do dân chủ. Suốt cuộc đời binh nghiệp tôi không hại ai. Suốt cuộc đời chính trị tôi không giết ai. Anh em sĩ quan cao cấp chúng ta, ai cũng đã có thời trách nhiệm lãnh đạo chỉ huy, bây giờ là lúc sống chết. Bây giờ không phải là lúc tham quyền cố vị mà ở lại. Muốn có hòa bình, muốn có thương thuyết, muốn có hòa giải phải ở vào thế mạnh. Đêm hôm qua tôi đã đọc hết tài liệu đề nghị của các anh em đại tá tại bộ tổng tham mưu. Các anh đưa cho đại tá Đỗ ĐứcTâm trình tôi. Sáng nay tôi hỏi lại thì đại tướng tổng tham mưu trưởng cũng không biết. Nhưng không hề chi. Tôi chấp thuận kế hoạch này. Tôi đồng ý đây là giải pháp cuối cùng. Lấy chiến tranh nhân dân để chống lại chiến tranh nhân dân. Kể từ giờ phút này anh em chiến hữu ngồi với tôi hôm nay là thành viên của hội nghị Diên Hồng. Các anh cũng là thành viên của hội đồng an ninh quốc gia mở rộng.
Tôi quyết định ban hành lệnh tổng động viên toàn miền Nam theo kế hoạch Diên Hồng 75. Từ nay không phải chỉ có thanh niên đi lính mà là toàn dân đánh giặc.
Không cắt đất, không bỏ dân, không rút quân, không tái phối trí. Ở đâu ở đó. Sức yếu thì co cụm lại. Còn sức thì bung ra. Địch pháo thì đào hầm mà chui xuống. Hết pháo thì chui lên mà đánh.
Nội chiều nay, tôi sẽ họp nội các chiến tranh với cụ Hương và các tướng lãnh. Sẽ công bố việc bổ nhiệm nhân sự cho các quân khu, các quân đoàn, các sư đoàn, các tiểu khu và các đô thị.
Với chủ trương toàn dân đánh giặc thì các trường trung học và đại học sẽ trở thành các trại binh. Sẽ không học hành gì từ nay cho đến hết năm 1975. Hai mươi năm qua chúng ta vừa chiến đấu vừa xây dựng. Chiến tranh có hậu phương có tiền tuyến. Có dân sự có quân sự. Nhưng bây giờ sẽ chỉ có chiến đấu mà tạm gác phần xây dựng. Sẽ chỉ có tiền tuyến mà không có hậu phương. Sẽ chỉ có quân sự mà không còn dân sự.
Ông kết luận:
“Tôi nghĩ rằng các anh đã hiểu được ý của tôi cũng như tôi đã hiểu được đề nghị của các anh gởi đến cho tôi đọc đêm hôm qua. Xin nói thêm rằng, sau trận này, tương lai đất nước nằm trong tay các anh, những sĩ quan trẻ của quân đội.
Bây giờ các anh về suy nghĩ xem mỗi người phải làm gì. Phải làm ngay lập tức. Cộng sản đã giữ thế chủ động từ 1968 qua 1972 cho đến nay trên chiến trường và trên bàn hội nghị. Bây giờ chủ động phải là phần của chúng ta. Dù phải chết, chúng ta cũng sẽ chủ động chọn cho mình cái chết xứng đáng. Tôi cho ban hành ngay toàn bộ kế hoạch Diên Hồng 75 từ giờ phút này…
Hội nghị giải tán, rải rác đó đây trên mặt bàn còn lại những khúc bánh mỳ Bưu điện. Ông Thiệu cầm phần bánh mỳ nói với sĩ quan tùy viên cho vào cặp sách. “Lát nữa ăn”
Nội các chiến tranh:
Buổi họp của nội các chiến tranh 75 bao gồm cả 2 vị thủ tướng cũ và mới. Đại tướng Trần thiện Khiêm và ông chủ tịch hạ viện Nguyễn Bá Cẩn. Các vị tân bộ trưởng gồm đủ mặt, các bộ trưởng cũ hiện diện được hơn phân nửa. Ông Thiệu lại nhắc qua về nội dung hội nghị Diên Hồng buổi trưa và vận động mọi thành viên tích cực trong giai đoạn cam go nhất của đất nước. Như đã chuẩn bị trước, ông trao tặng cho các vị dân sự mỗi người một nón sắt nhà binh và một xẻng gấp cá nhân. Ông nói mỉa mai rằng đây là món quà cuối cùng của Mỹ giúp Việt Nam chiến đấu.
Sau đó các vị bộ trưởng và chuyên viên ra về, thành phần chính phủ thu hẹp được ngồi lại nghe tổng thống Thiệu ban hành các chỉ thị cụ thể. Trong các bộ trưởng, ông mời riêng luật sư Vương Văn Bắc ngồi lại.
Với tình thế biến chuyển và nhận thấy tổng thống Thiệu dường như trở thành con người khác với một quyết tâm hết sức mãnh liệt, các vị trong nội các và tướng lãnh hết sức ngạc nhiên. Tuy nhiên gần như không ai đóng góp ý kiến hay đặt câu hỏi, trừ phó tổng thống Trần Văn Hương. Ông Thiệu cho biết, từ nay ông sẽ đặt văn phòng tại bộ tổng tham mưu làm việc trực tiếp với các tư lệnh quân khu. Ông đặt 2 vị tướng cao cấp trong chức vụ cố vấn. Đại tướng Viên cố vấn quân sự và đại tướng Khiêm cố vấn nội vụ.
Ông cho biết là ngay buổi chiều, sau hội nghị Diên Hồng tại câu lạc bộ tổng tham mưu, ông đã điện thoại ra lệnh bổ nhiệm các chức vụ tư lệnh quân đoàn kể từ ngày 15-3-1975. Tổ chức miền Nam thành các quân khu độc lập trong cuộc chiến phòng thủ diện địa. Vùng 4 chia làm 2 quân khu. Tiền Giang và Hậu Giang.
Tướng Lê Văn Hưng phó của ông Nam lên làm tư lệnh quân khu Hậu Giang. Chủ lực là sư đoàn 21, trang bị để thành lập thêm một sư đoàn biệt động quân và một sư đoàn Bảo An Hòa Hảo.
Tướng Trần văn Hai, tư lệnh quân khu Tiền Giang với sư đoàn 7 bộ binh và thêm một sư đoàn biệt động quân tân lập.
Tướng Nguyễn Khoa Nam ra thay tướng Ngô Quang Trưởng tại quân khu I. Tổng thống nói thêm: “Anh Thọ phòng 3 TTM nghiên cứu ngay cho tôi xem có cần chia miền Trung ra 2 khu vực phòng thủ Bắc và Nam Hải Vân? Ngay bây giờ thì ông Nam vẫn trách nhiệm toàn thể miền Trung. Vùng II cũng chia làm đôi. Tướng Nguyễn Văn Toàn từ Biên Hòa trở lại thay thế tướng Phú trên quân khu Cao nguyên. Phần đất của quân khu Duyên hải sẽ có vị tư lệnh mới là tướng Hoàng cơ Minh.Còn vùng III giao cho tư lệnh phó là tướng Nguyễn Văn Hiếu. Phó tổng thống Trần Văn Hương hết sức hài lòng với việc bổ nhiệm vị tướng lãnh thân thiết của ông vào chức vụ tư lệnh quân khu miền Đông. Nhưng cụ vẫn thắc mắc về việc tiếp tục xử dụng tướng Toàn. Ông Thiệu cho biết ông Toàn là người đã từng ở Pleiku và bây giờ tình nguyện trở lại.
Tình thế hiện nay gần như không có vị tướng nào có khả năng mà lại tình nguyện lên cao nguyên. Qua điện thoại tướng Toàn có hỏi ông Thiệu là được đem theo những ai, sẽ được yểm trợ gì khi lên vùng II. Tổng thống trả lời là anh đem theo một cỗ quan tài và anh sẽ chết ở Pleiku. Tướng Toàn hiểu ý và đáp ngay bằng tiếng Pháp:
A vos ordres Monsieur le President, (Xin tuân lệnh ngài tổng thống).
Với tướng Nguyễn Khoa Nam, tổng thống Thiệu nói riêng: “Anh sẽ thường trực tại Huế và trấn giữ đèo Hải Vân”.
Tướng Nam thưa rằng: Tôi hiểu ý tổng thống. Huế là quê hương của tôi.
Ông Thiệu tiếp lời, Tôi sẽ rút toàn bộ nhẩy dù về Saigon. Anh phải dùng tất cả 3 sư đoàn 1,2 và 3 cho mặt trận Quảng Trị. Tái tổ chức địa phương quân, nghĩa quân cho các tỉnh duyên hải. Thành lập một sư đoàn biệt động quân phòng thủ Đà Nẵng.Với tổng kho Đà Nẵng, toàn thể quân dân miền Trung sẽ trở thành một quốc gia biệt lập. Anh sẽ không trông cậy gì ở Saigon. Nam hiểu không? Sẽ không có chuyện di tản. Có thể hy sinh một vài thị trấn phía nam Đà Nẵng nhưng phải giữ Huế bằng mọi giá. Lập một danh sách những người lần lượt thay thế khi Nam nằm xuống. Tôi sẽ chỉ thị cho tư lệnh hải quân tăng cường tối đa cho đề đốc Hồ Văn kỳ Thoại hải pháo bờ biển Quảng Bình rồi dùng toàn thể sư đoàn thủy quân lục chiến tấn công cửa Việt để giải tỏa áp lực phía Bắc.
Tướng Nguyễn Khoa Nam vô cùng xúc động trả lời: Em xin hết sức, thưa đại ca. Đây là ngôn ngữ ông Nam thường dùng để nói với Tổng thống.
Nghe xong chuyện điện thoại do ông Thiệu kể lại, cụ Hương hỏi thêm về chức vụ tư lệnh Biệt khu Thủ đô. Tổng thống cho biết tướng Lê nguyên Vỹ tân tư lệnh từ Lai Khê bay về đang đi thanh sát vòng đai phòng thủ Sài Gòn. Sư đoàn 5 bộ binh giao cho đại tá Hồ ngọc Cẩn cùng với sư đoàn biệt đông quân mới thành lập sẽ chuẩn bị đánh Lộc Ninh. Quận lỵ này đang được coi là thủ đô của Việt cộng miền Nam.
Tân thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn cho biết nội các của ông còn thiếu nhiều nhân sự. Với hoàn cảnh hiện nay nhiều chuyên gia và nhân sĩ ngần ngại tham chính.
Tổng thống Thiệu nói rằng: “Hiện có nhiều trung tướng và thiếu tướng rất có khả năng nhưng chưa có chức vụ. Sau khi đưa một loạt tướng trẻ ra cầm quân, các tướng lãnh thâm niên có thể tạm thời qua làm việc với tân nội các, ít nhất là trong năm nay”.
Quay sang ông Cẩn, tổng thống nói tiếp: “Anh về thuyết trình cho quốc hội vận động tất cả nghị sĩ và dân biểu đưa vợ con về đơn vị gốc để cùng sống chết với cử tri. Sau đó anh cho các vị bộ trưởng và chuyên viên nghiên cứu để làm sao cho toàn thể xã hội có cuôc sống thích ứng với hoàn cảnh chiến tranh. Kể từ ngày 15/3/1975 lệnh giới nghiêm ban hành trên toàn thể miền Nam. Các trường học tráng niên đóng cửa. Quân sự hóa toàn quốc. Các xe tư nhân cấm lưu thông, các xe hàng trưng dụng để chở quân và dành cho các chương trình huấn luyện. Bộ tổng tham mưu tăng cường cho TQLC và nhẩy dù mỗi sư đoàn thêm một lữ đoàn tân lập. Thành lập 6 sư đoàn Biệt động quân cho các quân khu và Biệt khu Thủ đô. Dùng các tiểu đoàn và liên đoàn biệt động quân làm nòng cốt. Trang bị lại cho 1 sư đoàn Hòa Hảo và một sư đoàn Cao Đài bằng tất cả vũ khí hiện có”.
Tướng Nguyễn Khắc Bình được lệnh thành lập tại mỗi tỉnh một lữ đoàn cảnh sát và cũng như vậy tại các quận đô thành. Ông Bình báo cáo là toàn quốc hiện có 130,000 cảnh sát sẵn sàng chiếu đấu. Tổng thống nói tiếp. Đoàn ngũ hóa là ưu tiên khẩn cấp. Quân huấn tổ chức chương trình huấn luyện căn bản quân sự một tuần. Ba bài học chính, nghe lệnh, đào hầm và cận chiến. Thực tập tác chiến trong thành phố. Sau đó cho ra trận, vừa đánh vừa học.Trang bị nhẹ cho nhân dân tự vệ trong giai đoạn đầu. Tổ tam tam chế. Hai súng một dao. Hay hai dao một súng. Một người ngã xuống, súng vào tay người còn lại. Đưa tất cả các sinh viên sỹ quan về nguyên quán chỉ huy nhân dân tự vệ. Phụ nữ độc thân hay không có con nhỏ cũng đoàn ngũ hoá. Mở thật rộng vòng đai bảo vệ thủ đô.
Bộ ngoại giao được lệnh loan báo cho các ngoại giao đoàn và công ty ngoại quốc tuyệt đối không được rời khỏi Việt Nam sau ngày 1/4/1975. Chỉ dành 15 ngày cuối trong tháng 3 để di tản người ngoại quốc. Sau đó hải cảng và phi cảng sẽ đóng lại. Chỉ có cửa đến mà không có lối đi.
Luật sư Bắc cho lệnh các tòa đại sứ vận động toàn thế giới tự do lên tiếng và yểm trợ cho Việt Nam. Vận động nhận lính tình nguyện, nhận viện trợ dầu xăng. Yêu cầu thế giới tự do áp lực Trung Cộng. Riêng ông bộ trưởng, tôi muốn ông công khai loan báo tìm đường để Việt Nam Cộng Hòa mật đàm với Anh, Pháp, Trung Cộng và Nga Sô. Thu xếp họp song phương. Nói chuyện riêng với từng nước.
Danh sách cộng sản nằm vùng tại Saigon đã có sẵn. Tổng giám đốc công an Saigon sẽ hành quân cảnh sát trong đêm 15/3/75 đem nhốt chung vào khu phái đoàn cộng sản trong Tân sơn nhất cùng với ủy hội quốc tế.
Tổng thống ra lệnh rõ ràng cho tướng Nguyễn Khắc Bình: Anh nói với tòa đại sứ Mỹ trong một tuẩn lễ phải đưa cộng sản, thân cộng và ủy hội quốc tế ra khỏi miền Nam. Muốn đem đi đâu thì đem.
Tướng Bình dè dặt hỏi lại: Nếu Mỹ không làm được thì sao. Còn dư luận quốc tế.
Ông Thiệu đáp ngay: Cho công binh gài mìn chung quanh. Đúng một tuần không chở đi thì cho nổ luôn. Chắc chắn nó sẽ chở đi. Anh muốn không phải nổ mìn thì ngày mai anh cắt điện, cắt nước, không tiếp tế thực phẩm. Ba ngày là Mỹ phải đem C130 chở đi hết.
Còn quốc tế không cần lo. Mình chết quốc tế có quan tâm không. Mình đánh quyết tử còn cần gì dư luận quốc tế.
Quay lại phía các vị đại tá của phủ tổng thống Võ văn Cầm, Vũ Quang Chiêm, Trần Thanh Điền, Đỗ đức Tâm, tổng thống nói thêm. Từ nay tôi tuyệt đối không tiếp xúc, không liên lạc với Hoa Kỳ. Về ngoại giao tòa đại sứ gặp ngoại trưởng Vương văn Bắc, về tiếp vận quân sự gặp trung tướng Đồng Văn Khuyên. Các chính khách, các vị lãnh đạo tôn giáo nếu cần thì gặp thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn.
Khi thấy tướng Khuyên đứng lên nhận chỉ thị, Tổng thống Thiệu nói tiếp, ông tiếp vận lấy hết sáng kiến để giúp cho đất nước tiếp tục đánh giặc bằng cùi chỏ. Bảo vệ tổng kho Long Bình, kho đạn thành Tuy Hạ, kho xăng Nhà bè. Ông làm sao tất cả xe phải chạy được, thiết giáp phải lăn bánh, tàu bay phải bay. Cho hoạt động công khai dự án công binh xưởng lâu nay vẫn dấu Mỹ. Ưu tiên đạn M16, lựu đạn, xẻng cuốc và dao đánh cận chiến. Tập trung tất cả thợ máy dân sự, thợ hàn, thợ tiện để chắp vá cho mọi thứ chạy việc. Ông có toàn thể khối chuyên viên dân sự đưa vào làm việc. Chỉ cần đào hầm chạy pháo, khi nó đến gần thì chui lên dùng dao bếp mà chiến đấu.
****
Sau đó trong 45 ngày liên tiếp từ 15 tháng 3 đến 30 tháng 4-75, cuộc chiến khốc liệt đã xẩy ra trên toàn thể miền Nam.
Với 3 sư đoàn cơ hữu, sư đoàn 1, 2 và sư đoàn 3 tướng Nguyễn khoa Nam chặn địch tại phòng tuyến sông Thạch Hãn, Quảng Trị. Tổn thất hết sức cao.
Sư đoàn thủy quân lục chiến đổ bộ vào cửa Việt đánh bọc hậu 2 sư đoàn cộng sản gây bất ngờ cho Hà Nội, nhưng bên ta bị tổn thất nặng nề. Chỉ một nửa quân số lính mũ xanh mở đường máu, trở về được bên này phòng tuyến. Hà Nội phải mở chiến dịch phòng vệ toàn bộ duyên hải miền Bắc và đồng thời hết sức lo lắng vì Trung Cộng đề nghị đem chí nguyện quân vào tiếp tay. Tàu vào được sẽ trở thành chủ động trong chiến tranh Việt Nam. Cho đến cuối tháng 4, hồng quân Trung Hoa vẫn còn trấn đóng 2 quân đoàn ở biên giới.
Trong suốt một tháng rưỡi làm tư lệnh quân đoàn 1, tướng Nguyễn Khoa Nam chưa bước chân vào Đà Nẳng. Ông ở lại với bộ tư lệnh tiền phương tại Huế và luôn luôn có mặt tại tuyến đầu Quảng Trị. Đà Nẵng và các thành phố xứ Quảng toàn thể quân dân được lệnh tử thủ, ở đâu sống chết tại chỗ.
Tại quân đoàn II mặt trận cao nguyên bị nhiều tổn thất. Kon Tum bị tràn ngập. Quảng Đức hoàn toàn thất thủ sau những trận đẫm máu.Tất cả các tiểu khu và các đơn vị đều hy sinh từ tỉnh trưởng đến các binh sĩ. Tướng Toàn nằm dưới căn hầm hết sức kiên cố trong suốt tháng tư đã làm cho Pleiku trở thành một An Lộc của năm 75. Chịu đựng có khi lên đến 5000 quả pháo một ngày, nhưng đến 30 tháng 4 vẫn còn liên lạc được với Saigon. Tướng Hoàng Cơ Minh tân tư lệnh ngày đêm hoạt động trên mặt trận duyên hải. Đón quân tại đây rồi lại đổ quân tại chỗ khác. Tưởng mất Quy Nhơn rồi lại lấy lại được. Nha Trang cũng cùng chung số phận. Lúc mất lúc còn.
Trên cao nguyên sau hai tuần lễ chưa dứt điểm Pleiku, cộng sản quyết định tiếp tục bao vây quân đoàn II nhưng đem đại quân đánh thẳng xuống duyên hải. Saigon đưa toàn bộ sư đoàn Dù mở mặt trận Khánh Dương chặn đứng địch quân. Toàn bộ không quân chiến thuật miền Nam tập trung tại Cam Ranh giúp cho nhẩy dù phá tan 2 sư đoàn của địch tại đây.
Tại miền Nam, Tướng Lê văn Hưng tân tư lệnh quân khu Hậu Giang tuyên bố dùng toàn dân quân giữ vững miền Tây. Ông sẽ chỉ giữ lại sư đoàn 21 trải dài từ Cần Thơ đến Cà Mâu. Tướng Hưng rất vui mừng có được sư đoàn Hòa Hảo và sư đoàn Biệt động quân tân lập. Nếu Hậu Giang ổn định, sẽ chuẩn bị để đưa sư đoàn 21 lên tăng cường cho miền Đông.
Lệnh xuất quân tại Mỹ Tho tiễn đưa sư đoàn 9 lên đường đánh giặc tại miền Đông. Để trắc nghiệm khả năng cho cuộc chiến mới, mỗi trung đoàn có một tiểu đoàn trang bị nhẹ hoàn toàn đi bộ. Phần còn lại đi bằng xe đò dân sự. Dân Sài Gòn đứng hai bên đường đón đoàn quân của tướng Hoàng văn Lạc.
Tại Tiền Giang tướng Trần văn Hai, tân tư lệnh quân khu đang cố gắng tấn công khu Mỏ Vẹt trên đất Miên đã bị chiếm đóng bởi Việt cộng từ nhiều năm. Với lực lượng sư đoàn 7 và sư đoàn biệt động quân tân lập, trận đánh vô cùng khốc liệt đã kéo dài 2 tuần lễ.
Tại mặt trận miền Đông lần đầu tiên tướng Nguyễn Văn Hiếu chỉ huy một lượt 6 sư đoàn bộ binh bao gồm sư đoàn 5, sư đoàn 18 và 25, tăng cường sư đoàn 9, Có thêm sư đoàn biệt động quân và sư đoàn Cao Đài. Với lực lượng của 2 quân đoàn, vị tư lệnh trẻ trung và mới mẻ của quân đội đã đẩy lui địch tại phòng tuyến Long Khánh. Tân tư lệnh sư đoàn 5, đại tá Hồ Ngọc Cẩn đã bao vây Lộc Ninh nhưng chưa dứt điểm. Quân số miền đông tổn thất hết sức cao. Từ 15 ngàn ngôi mộ chiếm 1/3 diện tích nghĩa trang quân đội Biên Hòa vào cuối th áng 4-75, con số tử sĩ tại đây đã lên đến trên 30,000 người. Đó là chưa kể đến tử sĩ tại miền Trung và cao nguyên mai táng tại chỗ.
Phía cộng sản chết trên 3 mặt trận lên đến trên 100,000 chiến binh. Vì bị chặn đứng từ xa nên pháo binh cộng sản không tiến được về gần thủ đô như đã chuẩn bị. Tuy nhiên suốt 45 ngày sau cùng, Saigon đã đào xong hơn 100 ngàn hầm trú ẩn và đã nhận hơn 10,000 trái hỏa tiễn. Mặc dù cộng quân không thực hiện được toàn bộ trận địa pháo như đã dự trù, nhưng hơn 10,000 dân thủ đô đã tử nạn và hàng chục ngàn người bị thương. Giữa tháng tư Cộng quân cũng cố gắng đưa vào thủ đô 2 trung đoàn đặc công phân tán trong vùng Chợ Lớn và tây bắc Sài Gòn. Các đơn vị cảnh sát và nhân dân tự vệ lần lượt thanh toán chiến trường mà không cần nhờ đến bộ binh và phi pháo. Vì được lệnh không di tản, hai triệu dân Sài Gòn chiến đấu ngay tại nhà nên phần lớn lính cộng sản lạc đường đều bị bà con thanh toán hay bắt sống.
Đoàn quân báo chí toàn thế giới tràn ngập Saigon kể từ khi cầu không phận Hoa Kỳ thành lập vào ngày 20 tháng 3-75 để đưa phái đoàn cộng sản, thân cộng, uỷ hội quốc tế sang Thái Lan. Mặc dù có lệnh chỉ dành ra một thời gian để di tản nhưng không hề có tòa lãnh sự nào, không hề có một công ty hay tổ chức ngoại quốc nào tìm cách chạy khỏi Saigon. Trong 45 ngày miền Nam chống Bắc quân, đã có hơn 5,000 cựu chiến binh khắp thế giới tình nguyện đến Việt Nam chiến đấu. Đa số là cựu cố vấn Hoa Kỳ. Đài Loan và Nam Hàn cuối tháng tư mới xin gửi đến mỗi nơi một tiểu đoàn danh dự tham chiến. Cũng như đa số tòa đại sứ tây phương, đại sứ Mỹ quyết định ở lại mặc dù bộ trưởng ngoại giao Kissinger ra lệnh di tản. Đã có nhiều cuộc biểu tình chống Mỹ tại Sài Gòn nhưng chính phủ sớm dập tắt. Đệ thất hạm đội Hoa Kỳ được lệnh trở lại biển Đông. Báo chí loan tin tức về các cuộc mật đàm song phương giữa VNCH và Nga sô, giữa VNCH và Trung Cộng. Lại thêm các lần gặp gỡ với Anh và Pháp đã làm cho Việt Cộng vô cùng bối rối. Dư luận thế giới vốn mang nặng ảnh hưởng của phe phản chiến dần dần nhìn ra cuộc chiến chống xâm lược cộng sản của miền Nam trong hoàn cảnh tuyệt vọng.
Gió đã có vẻ đổi chiều.
Đại sứ Mỹ cho biết hội đồng an ninh quốc gia Hoa Kỳ đang họp để duyệt lại vấn đề Việt Nam. Sau những hy sinh lớn lao của Hoa Kỳ suốt 10 năm, cuối cùng quyết định bỏ rơi nhưng miền Nam đứng vững được trong tuyệt vọng. Tình thế sẽ trở thành thảm kịch cho danh dự Mỹ quốc.
Ngày 30 tháng 4-1975 tại Hà Nội, sau khi trung ương đảng họp hai ngày tổng kết tình hình, tổng bí thư Lê Duẩn tuyên bố: Chiến dịch Hồ chí Minh tạm thời chấm dứt giai đoạn I với thành quả giai đoạn đầu.Sẽ chuyển qua giai đoạn II trong một tương lai rất gần. Hà Nội sẽ thống nhất đất nước vào năm 1976.
Sau đó các lực lượng cộng sản lặng lẽ rút lui khỏi mặt trận cũng bất ngờ như khi khởi sự tấn công.
Trong bữa tiệc khao quân tại dinh Độc Lập ngày 30 tháng 4-75 ông Thiệu khoe rằng Việt Nam Cộng Hòa đã đánh giặc bằng cùi chỏ, nhưng chỉ mới dùng một bên cùi chỏ. Báo chí Hoa Kỳ yêu cầu được phỏng vấn, tổng thống và các tư lệnh vùng đều từ chối và nói rằng: “Rất tiếc, chúng tôi không nói được tiếng Anh”.
Việt Nam Cộng Hòa không có ngày quốc hận.
Giao Chỉ, San Jose. (tháng tư 2012.)
© Đàn Chim Việt
Thân gởi Bui lan, ABC, Ý dân hay những bạn khác. Xin mời các bạn đọc kỹ những phản-hồi của CĐ16, để thấy rõ lập-trường của tôi. Tôi phân-biệt tình-lý rõ-rệt. Với Giao Chỉ, tôi gọi ông ấy là NT vì dù sao K.4 phụ TĐ cũng đã học mấy tháng ở Đà-lạt – một ngày học cũng có ý-nghĩa của nó – Tôi nếu có bênh-vực những bài viết của GC thì chỉ vì tinh-thần của bài viết, chứ không vì cá-nhân tác-giả. Đối với Hà Châu – các bạn hãy lưu-ý rằng tôi đã nhấn mạnh là không đồng-ý những phản-hồi của anh ấy – còn về tình, không ai cấm lòng tôi còn rung-động với những kỹ-niệm của trường mẹ mà tôi, K.16 và anh ấy, K.13 là những thành-viên. Tôi chưa hề gặp và biết anh ấy, và cũng chưa hề trao-đổi chính-kiến của nhau ; đường ai nấy đi. Bui lan đừng trách oan tôi, các bạn khác nữa. Tôi quí-mến tinh-thần yêu VN, và sự tích-cực chống CSVN của các bạn, và đó cũng là đường hướng tôi chọn một cách nhất-quán, nghĩa là, dứt-khoát phải giải-trừ sự nắm quyền của CSVN tại VN. Chắc các bạn đã đọc nhiều phản-hồi của tôi, đã rõ điều khẳng-định này rồi. Tôi đã làm thinh trước những dialogues nảy lửa giữa DT và Bui lan và các bạn khác, vì phương-pháp của tôi luôn là sự nhẹ-nhàng, trừ phi đối với những người tôi biết chắc qua con người, qua tư-tưởng, bài viết thật-sự là cò-mồi, hay chính bọn CSVN cũng nên, thì không nương tay. Tôi xin lỗi nếu vì bất kỳ lý-do nào đó đã khiến các bạn hiểu-lầm tôi. Đối với mạng ảo này, dĩ-nhiên tôi không phải hải-sợ một ai, mà tôi chỉ sợ chính tôi, là con người của lương-tâm, tiếng nói bên trong kết-án sự giả-dối của con người bên ngoài mà thôi, nếu có – huống gì tôi cũng có thể ngưng tức-khắc sự đóng-góp trên diễn-đàn này, xét thấy vô-ích và tốn thời-gian cách không ý-nghĩa. Chào.
Thưa anh CĐ 16
Tôi thật lòng kính trọng anh đúng mức !
Chỉ là một chút thoáng buồn , nào có dám trách anh đâu !
Chình tôi cũng không hiểu nỗi com
CĐ16 says:16/06/2012 at 20:22 !!!!
*Xem tiếp PHC ” đàm đạo” với anh (theo dưới), tôi chỉ còn biết cười một mình !
_Tôi có thể REPLY cho anh ngay ở caí com ấy chứ _ nhưng KHÔNG ! vì là tôi không hiểu nỗi anh !
Tôi cũng không reply cho DÂM vì tôi quá HIÊU anh ta (tư 2007 đế 2012) !!! Tôi tránh !
*Suốt một đời làm lính cuả tôi- khắp 4 vùng- Cấp trên của tôi toàn là K 13 – trình độ, nhân phẩm, tư cách… cuả họ như thấm dần vào tôi !
Tôi bắt gặp ABC qua làn sóng điện phát ra từ anh ấy
ABC says:
17/06/2012 at 23:57
“Khóa 13 Đà lạt làm gì có cái ngử văn hoá chợ cầu Ông Lãnh như thế nầy mà anh tin hả anh CĐ 16?
Tin Dâm tiên thì chả khác gì tin vịt cộng ! “
Anh cứ công bình xem, nhớ lại từ ngày đầu vào DCV cho đến khi có “KỊCH BẢN…” cuả tác giả GC ngày 3/6 có khi nào tôi dấy vào PHC không ?? –
Tôi sẽ “Im lặng vô tuyến” một thời gian – kiểm nghiệm lại những suy nghĩ cuả mình !! Tôi đang nghi ngờ chính tôi !!! Có lẽ sau đó tôi sẽ THỈNH NGUYỆN ý kiến cuả anh, nhận xét thêm vế CÙ NHẦY và Cù Lần lửa !!!
Trân trọng kính chào
Anh THÍCH NÓI THẬT góp ý ( DT viết lại):
“Anh Dâm Tiên đang sống trong mộng ảo đấy chứ? Một chế độ đã bị
khai tử gần 40 năm rồi, không có một tổ chức kế thừa có uy tín thu
phục lòng dân, thì làm sao có thể được tái công nhận hay phục hồi?”
Dâm Tiên thưa lại: Tôi xin nhận có bỡn cột đôi phen, là nhằm vô
những ai yêu lòng tin và chủ bại, mất ý chí tranh đấu thường tình.
Hãy xem : Liên Sô đã ăn gian, qua mặt hai thòa ước Potsdam và
Yalta, đã “ khai tử” toàn vùng Đông Âu và ba nước Baltique –
Vậy hiện nay, những nước đó như thế nào rồi.– Dân chủ.
DT tôi rất chán ngán khi đọc thấy hai chữ “ khai tử” VNCH, nghĩa
là VNCH đã hoàn toàn vĩnh biệt cuộc đời. Ơ hay, nước mất, mà
công dân chẳng nghĩ tới cách nào để giành lại, lại hợp thức hóa
sự chiếm giữ nước mình cho đối phương .
(Nhân đây, PHC tôi thưa BBT/ ĐCV.Info, là đã gởi một bài viết
có liên quan tới thực thể VNCH, và một lối ra, way out, cho CS
VN, khi ván bài VN và Đông Dương được tái xét. Tình trạng bên
Cam bót là tiền đề, tạm hoàn tất HĐBa Lê, theo chương VII ).
Gợi ý: Sau 1975, Hoa Kỳ không hỗ trợ một phong trào kháng
Cộng nào, không những thế còn làm ngơ cho CSVN ” dẹp”
các lực lượng hay cá nhân chống CSVN.
Nghĩa là vẫn còn một khoảng trống, chưa có đối lực chống CS.
Trong khi đó, quốc kỳ cựu VNCH đang được lần lượt công nhận
qua khắp nước Mỹ, như một tín hiệu. ( Xin nhớ,đây chẳng phải
là cờ…cộng đồng, bởi cộng đồng người Mỹ gốc Viêt chỉ có duy
nhất một quốc kỳ Hoa Kỳ để tôn kính mà thôi. Không nhầm lẫn).
Không biết khi đả “chưởi nhau”và chưởi cả cấp trê, chưởni cả VNCH và sau cùng thấy “quá lố cồn”.nên hé ra “tiểu xào” củ minh.xưng nhau là đông ngủ đồng khoá ,huynh huynh đệ đệ,nghe “mắc ” cười. Không biết cấp bậc đó ,chức vụ đó ,việc làm đó .quân trường đó có làm khiếp đảm mấy anh góp ý góp kiến trên này không ?Sợ thật ,toàn là SQ thứ dử của VNCH,và sinh viên trường ĐHVH/ ổ VC do thầy tu làm viện trưởng (có người nhác tới Ông thichminhchâu,đoànviếthoạt và nhận anh em đồng chí với trầntrungđạo,đoànhưngquốc (g/s Úc mổnăm đem sv Úc về VN trao đổi,còn mình- ên thì đàm-đạo với bọn CS gọc..đến lúc chúng không vừa ý là đuổi về Uc va than trời ! Dân TN cười quá sá ,như B/s Ngải hay gần đây là NQQuân, Hoạt đông chống cộng làm lớn trong đảng mà xin passport về VN thì có phải nộp mạng cho Cộng hay đây là về B/C mật ?. Vu vănLộc đả nhận diện ra DâmTiên và các kẻ tung hứng chưa ? ĐỒ GIẢ.Hồi trong tù có một LCĐB sau ngày 30/4 thả ra đi lang thang bị tuị băng đỏ 75 kêu vao xét hỏi .Tình thật khai ra ,Nhưng tuị nó không tin.Đâp bàn quát tháo ,cuối cùng sợ quá xưng là đai tá. Vào tù,kể lại là nếu chúng đập bàn quát thêm một tiếng là lên tướng rồi !Vô ở chung với thành phần Đại Tá.tù chẳng ai biết. Anh ta nói thật cứ nghỉ anh ta che dấu. Sau cùng có một TTáBĐQ nhận ra anh là linh của tđ Ông) Viết để thấy nhửng người giả tên hay mua giấy hay thế SQ nào đả mạng vong trong tù, VC cho đi là cứ đi ..mang cái mác SQ để đả phá chưởi bới (có vẻ hợp lý) VNCH và cả cái quân lực này. Cứ xem bài viết về ĐHVH củng thấy có nhiều anh củng từng học,từng tranh dấu chống VNCH. Ai cấm họ là CS. CS củng đi lính củng SQ như NTTrung ,như Tr/ú bên cạnh TTThiệu,khi bị phát giác thì trốn vô bưng (ai báo cho nó biết dể nó chạy kịp thời chớ ?Nếu nay nó mang tên khác ở Mỷ và chống cộng rông miệng ,xúi dục chưởi người này chê người kia chưởi luôn cả Mỷ…và có thể chưởi luôn kẻ làm cho Mỷ.chưởi luôn kẻ chống đối VC ở trong nước (như bai viết của một ông xưng là Tr/ta tố cáo LTCNhân là cò mối với nhửng hình ẳnh .hay ghép hình Nghi viên Madison với các lảnh đạo CS. Ai viết ? Ai cung cấp hình ẳnh? Ai có tài liệu như lấy từ trong ngăn kéo CS ?.TH Lý anh hùng củng vậy .Ham danh hámlợi nên càng dể bị VC lợi dụng . ….
Tóm lại KHÔNG NÊN TIN AI HÊT.
CS bây giờ nhiều như trấu….
Kính gửi tới những ai con quan tâm đến quốc gia và dân tộc.
Chẳng lẽ chúng ta chống cộng là để cho vui hay giải trí? Người Việt tị nạn hải ngoại chúng ta nếu cứ tiếp tục chống cộng như hiện nay thì có chống tới già tới chết cộng sản cũng chẳng rụng cộng lông chân; hay nếu có chết thì cũng tự chính chúng giết lẫn nhau thôi.
Nếu hơn 3 triệu người Việt tị nạn cộng sản chúng ta ý thức được sức mạnh của mình thì cộng sản đã khó tồn tại trong 37 năm dài từ sau cuộc chiến 1975. Chúng ta sống trong những đất nước tự do dân chủ mà tại sao chúng ta không dùng chính sức mạnh đã có trong tay mà lại đi tìm đâu đâu?
Tại sao chúng ta cứ chia rẽ mà không bỏ cái ta đây để ngồi lại với nhau? Làm sao chúng ta cứu đất nước và dân tộc khi những việc rất nhỏ mà chúng ta vẫn không làm được? Đừng ngồi chờ cộng sản tự giẫy chết vì còn lâu chúng mới chết nếu tất cả chúng ta không hành động. Bỏ cộng sản chạy trốn tìm tự do thì đâu có lý do gì có được tự do rồi một số trực tiếp hay gián tiếp quay lại tiếp tay cộng sản phản bội lại chính nghĩa tự do của quốc gia dân tộc?
Xin tất cả chúng ta cùng đồng lòng làm 2 việc nhỏ mà ai cũng làm được là: Không gửi tiền và du lịch VN. Chẳng bị bắt bớ hay tù đày thì tại sao chúng ta làm không được? Nếu chúng ta không hy sinh cho đất nước dân tộc mình thì ai sẽ hy sinh cho chúng ta?
So sánh với sức tranh đấu kiên trì của người dân trong nước luôn đối mặt với bắt bớ tù đầy thi 2 công việc nhỏ nầy chẳng nghĩa lý gì nhưng tác dụng thì thật là to lớn. Hãy thử không về và không gửi tiến chỉ 1 năm xem, tôi nghĩ cộng sản sẽ ngắc ngoải mà thay đổi ngay. Bên cạnh đó, vận động chính quyền quốc gia mình cư ngụ áp lực thêm về nhân quyền và dân chủ, chắc chắn cộng sản càng chết sớm.
Hoa Kỳ và tất cả các nước Tây Phương yêu chuộng tự do chẳng ưa gì chính quyền cộng sản Hà Nội nhưng họ vẫn phải thừa nhận và giao tiếp, nhưng nếu người dân trong nước và người Việt hải ngoại chúng ta phối hợp cùng đứng lên đòi lại tự do dân chủ và nhân quyền thì họ sẽ giúp chúng ta và chuyện giải thể đảng cộng sản chỉ là một sớm một chiều trong chiều hướng tình hình hiện nay.
Kính mong tất cả cùng hợp lực.
kbc3505
Này mấy ông bạn già CD16 , Phạm HÀ Châu , Dâm Tiên … Chỉ Cần một chiêu nhẹ nhẹ là mấy ông lại nhận nhau là đồng đội với GIAO CHỈ , là nằm trong cái túi quần của VNCH . Nhưng thật ra cái mùi lăng tẩm của Ba Đình có trước năm 75 không che dấu được . Cái tẩy bị lật rồi !!!
Cứ mạnh dạn nói rõ thân phận mình là phe CS , chúng tôi sẽ tiếp bạn lịch sự nếu bạn là người can đảm . Cái trò núp bóng để thọc gậy bánh xe theo kiểu Bác dạy từ năm 45 , cái hành động tiểu nhân của đảng trong đấu tố cai cáh ruộng đất đã bị nhân dân nguyền rủa cho đến ngày nay , hết xài được nữa rồi .
Tốt nhất , nếu không dám nhận mình là CS , nên về học lại Bác cách thay đổi tên họ , sao cho giống cắc kè , Hồ ly tinh trước khi lên diễn đàn này , cho khỏi bị ngượng khi lộ tẩy .
Vắn tắt một điều cùng Ý Dân thôi, như sau:
Ý Dân không nhìn ra, nhưng PHC tôi thấy rõ rằng
CSVN đang trên trên đường chuyển hóa — có
lẽ còn dính hai chữ ” xã hội — thì chúng tôi bênh đỡ
CS làm gì, nếu không phải là nhường lối đi cho họ
tìm ra con đường dân chủ. Nhìn rõ như thế, nói lên
như vậy, thì Ý dân cho chúng tôi…là CS, sao?
Con đường tranh đấu chính trị đòi hỏi sự quyết đoán
cũng như linh động. Ý Dân không thấy Hoa Kỳ đả
khai thác yếu tố linh động và tranh chấp để chiến
thắng CS khắp nơi đó sao.
CSVN đang thoái trào theo tầm nhìn tinh tế của tôi.
Ý Dân muốn tiêu diệt CS , hãy tự nhiên, và đừng
chen lấn vô con đường của Hoa Kỳ, của chúng tôi.
Kẻ nào còn tin rằng CS tồn tại,
kẻ đó là thằng ngu nhứt đời.
Kẻ nào chút chút nằm mơ thấy
ngóao ộp CS, là thằng hèn mạt
nhứt nơi đây.
Kẻ nào vu cáo bố láo ai ai cũng
là CS, thì chính nó là Cộng sản
loại chó già giữ xương. Há !
Hám!
Viết lại là viết làm sao ?
Tài-liệu lịch sử lẽ nào giỡn chơi.
Thân ông gần đất xa trời.
Đừng nên viết ẫu cho đời miệt-khinh.
Hám danh hay bệnh thần-kinh?
Người San Jose
Đọc phản-hồi mới nhất của DT (hôm nay 16/06 lúc 10:54) thì mới phần nào biết đến DT. DT có nhắc đến Phạm Huấn mà không nhắc đến Phạm Hậu và Ngụy Hiền { xin lỗi NT Hiền – nếu còn sống và nếu có đọc những lời này, vì cách-biệt 47 năm khi còn làm chung với nhau trong tình NT và NĐệ với chức trưởng và phó thật đầm-ấm tại Gia-Vực, QNg, đượm tình cùng mái trường mẹ, rồi tôi thay anh – nhắc tên anh mà không biết anh ở đâu hay còn sống để xin phép ) , là còn thiếu-sót, vì 3 chàng ngự-lâm pháo-thủ của K.13 thì tôi được nghe tiếng là ‘ vào trong phong-nhã, ra ngoài hào-hoa ‘. Tôi đã gọi Ô. Lộc là NT, thì tôi vẫn gọi DT là NT, dù chính-kiến có khác nhau. Có điều tôi thấy DT tấn-công GC khá nặng. Không nương tay chút nào. Tôi có rất nhiều điều không đồng-ý với nhiều phản-hồi của DT, và của những người khác nữa, nhưng tôi vốn và muốn dùng những lời-lẽ nhẹ-nhàng hơn, trừ phi biết rõ đó là bọn CSVN chìm hay nổi, thì rất quyết-liệt. Chắc DT gây ân-oán khá nhiều nên có rất nhiều phản-hồi tấn-công anh. Cẩn-trọng.
Thưa CD16, tức là cùng khóa Bùi Quyền, bạn…ta. Quá là thân nhau.
Phạm Hậu ,Nhất Tuấn, là anh Dâm, có gặp nhau. Phạm Huấn đã
quá vãng. Ngụy Hiền, boxeur, đã quá vảng. Huấn và Hiền cùng Khóa
với Dâm. Buồn, Hãnh diện. Dâm hiền khô, hay cục, dân khoái rừng
xanh núi biếc. Già, còn khỏe. còn hy vọng phục vụ trong vấn đề
Thương binh, cô nhi quả phụ VNCH khi xóa bài làm lại. Vẫn chỉ là hy
vọng. Chào CĐ.16, là anh em. Dâm Tiên cũng thơ văn với Thế Hoài,
Duy Năng, Hà Huyền Chi… cùng Lâm Viên. Mong sao gặp nhau.
Thân tình Lâm viên, DâM, cựu lính chiến SĐ 18 Lê Minh Đảo.
Thôi, DT không ghè anh VV Lộc nữa. Anh Lộc, Khóa 4-Phụ, Thủ Đức,
học nhờ trường ta, dạo còn ờ Khu Saint Benoit và Catroux. Nhớ quá!
Giấc mơ ngày xưa chưa tròn…
Thưa ông anh CĐ 16
Tôi cũng từng nhiều lần được PHC -” Xuống xề lâm ly ai oán.” suờng rêm cả người !
Nguyen^~ Bao? Tu* says
“..Một loại CAM khác – có trình độ hơn – đóng vai “phe ta” , dùng chiến thuật 1-9 = Cứ chín câu chống cộng thì có 1 câu “binh” cộng . Hoặc lâu lâu chọt vài câu làm mất mặt tác giả hay tờ báo . Loại này cần tạo dựng thế đứng cho cái nick của mình nên không dễ chạy làng – cứ phải mặt chai chịu đòn khi bị chửi . Lúc nào bị “bắt tận tay-day tận mặt” thì xuống xề, giả lả cười cầu tài “xí quên”.
…
Khóa 13 Đà lạt làm gì có cái ngử văn hoá chợ cầu Ông Lãnh như thế nầy mà anh tin hả anh CĐ 16?
Tin Dâm tiên thì chả khác gì tin vịt cộng !
Thì mời abc đọc ngay
cái passage dưới đây,
xem DT viêt như thế nào.
abc có lẽ chưa chịu nổi
cách tranh đấu nghị trường,
nên còn cố chấp đó thôi.
Vậy, đói với những kẽ có
nghề vu cáo, đấu tố…thì
abc muốn DT tôi thưa gởi
“nết na ” làm sao, nhỉ? Ví
dụ lối văn xỉa xói máu me
của Bui Lon?
Thưa bạn ABC
Tôi đã thận trọng kip thơì CAN anh CĐ 16 vậy mà anh ấy xem thường mình !
Anh ấy nghe caí miệng DEÕ QUEO cuả DÂM mà dấy vào, ! Biết lấy gì mà rửa ?
Ý dân , gọp chung CĐ16 với “NT” khoá 13 chợ cầu Ông Lãnh ở trên kia kià ! Làm sao dám trách Ý dân ??? Trung thực chào anh
Cuối cùng, vài lời cùng anh Lộc, lúc hoàng hôn:
Tôi DT biết anh khi làm chung với anh trong trại
Lê Văn Duyệt — Bộ chỉ huy Ba tiếp Vận. DT rất
phục tài tham mưu tiếp vận nơi anh, khi anh
lam việc tại Phòng Tư/BCH3TV… Thếm nữa, hồi
còn trẻ, anh đẹp trai hết biết, chăm chỉ, lương tâm
chức nghiệp ( cô thư ký văn phòng Đại tá Đỗ Tùng
thì thầm mí DâM là anh Lộc nom hay hay nhỉ…!)
DT tôi, thưc tình mà nói…rất là chán nghề văn thư,
nên sớm trở lại chiến trận.
Sang đây, có đọc Giao Chỉ; thấy anh viết khá, nhưng
tùy vào đề tài. Nhưng khi ” đụng” vô quân sử, thì
cũng như chính các vị ” phóng viên chiến trường,” như
Trung tá NĐT, hay Phạm Huấn, cùng khóa ĐL với
tôi, thôi thấy quý vị vẫn là lực bất tòng tâm, càng viết,
càng làm sai quân sủ. bởi vì quý vị chỉ ” yêu ‘ Quân sử
khi mệnh nước đã tạm mờ đi…, và ngày xưa, khi ra
thăm mặt trận sau trận đánh, quý vị đã chỉ nghe chúng
tôi thuyết trình vế …cái hay của chúng tôi thôi, hà hà…,
rồi quý vị quên phối kiểm mọi mặt, cứ thế mà …phang
vô sách vớ, quân sử… ( Tôi mới nghe PNN nói trên
SBTN vế cái trận mà tôi dự, thấy sai lầm đến quá
bán, mà bực mính. Vì sao PNN cứ bổn cũ soạn lại,
không cần hỏi lại chúng tôi nói chung…)
Thêm nữa, là cựu lính, mà DT tôi thấy quý vị vẫn
không thoát khỏi cái thói quen từ chương ( có chút
hợm mình đó!), nên thường nghĩ tới cái bút danh hơn
là nghĩ tới lương tâm và sự thật. ( Vài nhời, Kính)
Đừng thấy sang mà bắt quàng làm họ . Dâm tiên mà có níu áo Giao chỉ cho rách thì ông Lộc chắc cũng không biết DT là tay quỷ quái nào .
Cái áo VNCH tuy rách , nhưng không thể che cho những không mặt lộn sòng , không cùng huyết thống , nhân danh hay giả dạng .
Một ngày nào đó theo quy luật tiến hoá xã hội , cái Đảng CSVN cũng sẽ tiêu vong để trả nợ máu xương , ông nhớ tìm vào lăng Bác mà núp nhé !!!
Kẻ Lang Thang sai lấm bự xự
DâM Tiên sẽ đặt một cán cân,
một bên là Cộng Sản , một
bên là Cộng Hòa.
Sẽ nhờ người dân lựa chọn,
bên nào nặng cân, thì lập chánh
quyền; bên kia đối lập, chờ.
Lưỡng đảng.
Đó là tư tưởng Dâm tiên, mong
sẽ thành hiện thực nay mai.
Nên Kẻ Lang Thang chớ nghe
Tướng Bui lon mà nói oan cho
Dâm. Có tội chết!
( Dâm có buồn ông Lộc v/v
ông ta sớm lo lập Bảo tàng viện
VNCH, như vậy là chúc dử vĩnh
viễn cho VNCH hay sao. hử?)
Còn Dâm tiên, thì vẫn đi đón Mẹ
về chợ, mà. Khác nhau xa,chứ.
Kính chào,
“Trung tá NĐT, hay Phạm Huấn, cùng khóa ĐL với
tôi (DÂM) thôi thấy quý vị vẫn là lực bất tòng tâm, càng viết,
càng làm sai quân sủ. bởi vì quý vị chỉ ” yêu ‘ Quân sử
khi mệnh nước đã tạm mờ đi… ”
* Vưà khoe,
Vừa nịnh
Vưà bóp
Vừa xoa
Đố ai biết được ẤY là cái chi ?
_CAÍ ĐẦU không biết nghĩ suy
VÔ loài, lại, giống, nghiã, nghì -” CÁI CON ”
** Tưởng như 100% là THẬT !
AI dám không tin ?
Lạy Chuá cầu xin,
ẤY là “GIẢ THẬT”! khật khật khật…
“Cái áo VNCH tuy rách , nhưng không thể che cho những không mặt lộn sòng , không cùng huyết thống , nhân danh hay giả dạng ..”
(Kẻ lang thang.says) _ Vô cùng thâm thuý !
Thôi đi các Đại Bàng, Gà Chết..
Thoát chết, bị bắt làm tù binh, vượt biên bỏ lai vợ con 7 năm sau mới gặp, không thích Cộng Sản nhưng thành thực mà nói Tướng và chỉ huy của họ giỏi hơn chúng ta nhiều.
Viết lại Sữ, đúng là già gần chết mà còn ..nổ. Lính văn phòng nổ ác!!!
Lo cuộc dưỡng già đừng ăn bám con cái và xã hội là viết lại Lịch Sữ rồi.
( Nào chưỡi lên đi, các tay Chống Công chợ cá Bolsa!)
Ông Giao Chỉ Vũ Văn Lộc rảnh rỗi viết chuyện phiếm? Chuyện cũ qua rồi nhắc lại làm chi! Có lợi ích gì???
Bây giờ có nói nhiều chăng nữa thì cũng không thể làm thay đổi lịch sử VN. Điều mà chúng ta có thể làm được, là hãy góp những ý kiến thiết thực để cùng nhau làm thay đổi hiện tại. Nhà cầm quyền csvn đã trị vì VN (từ Bắc chí Nam) cũng đã hơn 37 năm kể từ ngày 30/4/1975, nếu chế độ csvn tròn 40 năm thì chuyện gì xảy ra?
Có nên dựa vào Mỹ để cứu Đảng?
Gabriel Kolko viết từ Amsterdam rằng; “Nếu lịch sử có chứng minh được điều gì, thì đó là luôn phải sẵn sàng cho sự thay đổi…/…Lãnh đạo và các đảng cai trị đều đến lúc sụp đổ – như ta chứng kiến ở phần lớn quốc gia ở Trung Đông, khu vực một thời tưởng là ổn định“.
Đồng ý với tác giả Gabriel Kolko! Ở đời không có cái gì gọi là bền vững, hay bất biến cả!
Đâu ai có thể ngờ rằng “CNCS” đã một thời mạnh như vũ bão, thế mà sau 71 năm tưởng như kiên vững ấy, nó đã sụp đổ một cách nhanh chóng và hầu như hoàn toàn, Liên-Xô là cái rốn vũ trụ, nơi sản sinh ra CNCS đã thẳng tay vứt bỏ nó vào hố rác lịch sử từ những năm 1990-1991!
CNCS đã bị cả Hội Đồng Châu Âu lên án và đồng nhất chủ nghĩa này với tội ác chống lại loài người qua Nghị Quyết 1481 vào ngày 25.1.2006 tại thành phố Strasburg.
Vậy thì VN còn níu kéo nó làm gi, để bị TQ ức hiếp và lũng đoạn?
Như TK đã từng góp ý trước đây, vẫn còn một cách duy nhất để cứu đảng csvn ra khỏi vũng bùn lầy lịch sử trong danh dự, đó là thực hiện chính sách “Hoà giải – Hoà Hợp và Đoàn Kết Dân Tộc” một cách thành thật và nghiêm chỉnh.
Những việc cần phải làm ngay là:
– Trả tự do ngay lập tức cho tất cả những tù nhân chính trị, bất đồng chính kiến!
– Làm lễ cầu siêu cho tử sĩ hai bên và tất cả nạn nhân chiến tranh,
– Hãy đưa thương phế binh VNCH vào danh sách “Thương binh xã hội”.
Đảng hãy trao quyền lãnh đạo đất nước, quân đội, Công an cho nhà nước (chính quyền)
– Nhà nước có thời gian 5 năm để chuẩn bị, từng bước DÂN CHỦ hoá Việt Nam
– Tôn trọng tự do ngôn luận, tự do Tôn giáo, chấp nhận đa nguyên đa đảng
– Thu nhận người tài đức (không phân biệt nguồn gốc) vào làm việc trong chính quyền các cấp.
– Huấn luyện, đào tạo cán bộ, học hỏi dân chủ, nâng cao dân trí…
– Khuyến khích, tạo cơ hội thành lập chính đảng = (với chủ trương đường lối rõ ràng, phải sinh hoạt thường xuyên).
– Có từ 30’000 đảng viên mới được coi là chính đảng (các đảng nhỏ có thể liên kết thành đảng lớn)
– Bầu cử QUỐC HỘI với sự tham gia của các chính đảng (tối đa 5 chính đảng)
– Số đại biểu của các “ĐẢNG” được ấn định theo tỉ số đảng viên.
– QUỐC HỘI soạn thảo và trưng cầu dân ý về “Hiến pháp” mới.
– QUỐC HỘI nghiên cứu, đề nghị về quốc kỳ, quốc ca mới cho Việt Nam
– Nhân dân bầu chọn người lãnh đạo trực tiếp qua một cuộc bầu cử tự do
– “Đảng lãnh đạo” chịu trách nhiệm trực tiếp với nhân dân và đất nước, và bị chế tài bởi luật pháp
– 4 Chính đảng còn lại sẽ theo dõi, kiểm soát, và chỉ ra những sai lầm của “đảng lãnh đạo”.
– Những kẻ chủ trương phá hoại bằng bạo lực, vu khống, bịa đặt để bêu rếu sẽ bị luật pháp trừng trị đích đáng!
Chỉ có DÂN CHỦ, ĐOÀN KẾT DÂN TỘC thì mới có thể tạo được NỘI LỰC, như vậy thì BẠN mới nể, kẻ THÙ mới kiêng, và chúng ta mới có thể bảo vệ và xây dựng đất nước…
Rất mong được biết ý kiến của các Bạn…Mong thay!