WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển

Sáng 21/6, với 99,2% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Biển Việt Nam, sau khi đã thảo luận, cho ý kiến vào giữa kỳ họp vừa qua.

Trong báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự luật do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp Luật của Quốc hội Phan Trung lý trình bày trước khi thông qua, cho thấy đa số các vị đại biểu Quốc hội đều nhất trí về sự cần thiết ban hành luật này và nhiều nội dung của dự thảo luật.

Về phạm vi điều chỉnh của Luật, Quốc hội đã tán thành với đề xuất của dự thảo, trong đó có quy định rõ về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngay tại điều 1 của Luật.

Đặc biệt, sau khi tiếp thu ý kiến các đại biểu, ban soạn thảo đã cho bổ sung thêm nội dung về phạm vì điều chỉnh gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo được xác định theo quy định tại các điều 9, 11, 13, 15 và 17 của luật này và được thể hiện bằng hải đồ, bản kê toạ độ địa lý do Chính phủ công bố.

Về nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển, Luật Biển Việt Nam nói rõ “giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia bằng biện pháp hòa bình là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời là một nguyên tắc đã được ghi nhận trong Hiến chương Liên hiệp quốc, Hiến chương ASEAN”.

Khoản 1, điều 4 của Luật Biển quy định rõ nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với Hiến chương Liên hiệp quốc và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Đối với chính sách quản lý và bảo vệ biển và quản lý nhà nước về biển, Luật chỉ rõ: “Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982.

Luật Biển cũng tiếp tục quy định “đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam” là nhằm nhấn mạnh hơn nữa sự gắn bó, không thể chia cắt của bộ phận lãnh thổ này, khẳng định chủ quyền đầy đủ, toàn vẹn của nước ta đối với các đảo, quần đảo.

Với vấn đề tàu quân sự nước ngoài đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, Luật Biển có quy định về quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, tức là quy định tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam thì thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nhằm bảo đảm an toàn hàng hải cho tàu thuyền di chuyển trong lãnh hải Việt Nam và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong việc quản lý, theo dõi các vùng biển của ta.

Về lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển, Luật Biển quy định, gồm: các lực lượng có thẩm quyền thuộc quân đội nhân dân, công an nhân dân, các lực lượng tuần tra, kiểm soát chuyên ngành khác.

Ngoài dự thảo Luật Biển Việt Nam, trước đó, trong phiên họp sáng 21/6, Quốc hội cũng đã thông qua một số dự thảo luật, nghị quyết khác như: Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Luật Quảng cáo, nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010, nghị quyết giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn…

Tin VnEconomy

31 Phản hồi cho “Chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển”

  1. vân says:

    Cần phải nghĩ kỹ trước khi tham gia thầu với Trung Quốc

    Đó là cảnh báo của tiến sĩ Bonnie Glasser, chuyên gia về châu Á của Trung tâm CSIS. Theo lời phát biểu của bà Glasser tại hội nghị của CSIS, bất cứ công ty dầu khí nước ngoài nào có ý định tham gia thầu với Trung Quốc tại các lô nằm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam đều phải thấy mức độ rủi ro rất cao và phải “suy nghĩ kỹ càng” trước khi quyết định.

    Sẽ không có công ty nước ngoài nào nhận thầu
    Đó là nhận định của ông Laban Yu, giám đốc nghiên cứu dầu khí tại Jefferies Hong Kong Ltd., một công ty ngân hàng đầu tư và chứng khoán.

    “Sẽ chẳng có công ty nước ngoài nào tới đó (khu vực Trung Quốc chào thầu)”, Financial Times dẫn lời ông Yu nói. “Chính quyền trung ương (Trung Quốc) chỉ muốn sử dụng hành động của CNOOC để đưa ra một tuyên bố chính trị”.

  2. Vân says:

    « Luật Biển là công cụ cần thiết nếu vấn đề Biển Đông ra trước tòa án »

    Trả lời phỏng vấn của RFI qua thư điện tử, Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Úc (Đại học New South Wales) đặc biệt ghi nhận việc Việt Nam đã lồng Công ước Quốc tế về Luật Biển năm 1982 vào trong Luât Biển quốc gia của mình :

    Việc thông qua luật này là một bước phát triển tự nhiên trong chiến lược biển của Việt Nam đến năm 2020. Hiện nay, văn bản của Luật Biển chưa được công bố, tuy nhiên, những tuyên bố của các quan chức Việt Nam cho thấy rằng Luật Biển này kết hợp luật quốc tế, Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển, vào pháp luật trong nước. Bộ luật này quy định cụ thể thẩm quyền (của Việt Nam) đối với các vùng biển khác nhau : nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, hải đảo và quần đảo.

    Việt Nam chưa hề chính thức thông qua một bộ Luật Biển nào. Trước đây, có những tài liệu tham khảo về thẩm quyền hàng hải của Việt Nam tản mác trong các văn bản pháp quy khác nhau. Nhưng đây là lần đầu tiên mà Việt Nam đã làm rõ tình trạng pháp lý các vùng biển của mình, bao gồm cả các đảo và đảo đá, cũng như thẩm quyền trên các vùng biển.

    Hành động của Việt Nam đã bị Trung Quốc xem là cực kỳ khiêu khích, bằng chứng là Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc CNOOC đã đưa ra đấu thầu 9 lô thăm dò nằm bên trong vùng biển thuộc tấm bản đồ 9 đường gián đoạn của Trung Quốc, nhưng hoàn toàn ở trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

    Trung Quốc đã xem việc thông qua Luật Biển là một hành động khiêu khích bởi vì các nhà ngoại giao của họ đã liên tục gây áp lực đối với Việt Nam để đừng tiến hành việc phê chuẩn.

    Do vậy, Trung Quốc có rất nhiều thời gian để chuẩn bị phản công. Việc Trung Quốc sử dụng một công ty dầu khí Nhà nước để phản ứng rất đáng chú ý vì họ làm cho vấn đề trở thành vừa pháp lý vừa thương mại.

    Việc thông qua Luật Biển hoàn toàn phù hợp với chính sách hai hướng của Việt Nam – đối tác (tức là hợp tác) và đối tượng (tức là đấu tranh). Việt Nam phải đấu tranh để duy trì chủ quyền quốc gia.

    Đối với Giáo sư Thayer, Luật Biển được thông qua sẽ cho phép Việt Nam dễ dàng cầu viện quốc tế trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông khi cần thiết.

    Bộ luật này một công cụ cần thiết cho Việt Nam nếu Việt Nam quyết định đưa tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với Trung Quốc ra trọng tài quốc tế để phân xử. Các tòa án quốc tế thường xem xét các tuyên bố chủ quyền trên cơ sở quá trình chiếm cứ và quản lý liên tục. Sau khi ban hành Luật Biển, giờ đây Việt Nam phải tìm cách bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền.

    Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên vùng biển bên trong tấm bản đồ hình chữ U của họ. Tình trạng này có thể có khả năng bùng nổ nếu Trung Quốc cố khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, hoặc nếu Trung Quốc ngăn chặn các hoạt động thương mại trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền của họ.

    Trung Quốc đã tính toán sai lầm với hành động của CNOOC

    Dù hơi bị bất ngờ trước động thái của Việt Nam trong việc thông qua bộ Luật Biển vào lúc này, giáo sư Thayer ghi nhận là rất có thể thời điểm hai tuần trước Hội nghị ASEAN tại Phnom Penh, nơi hồ sơ Biển Đông dứt khoát được gợi lên là động cơ thúc đẩy việc này.

    Tôi bị bất ngờ vì không thấy bất kỳ điều gì liên quan đến Luật Biển trong chương trình làm việc của khóa họp Quốc hội vừa kết thúc. Quốc hội Việt Nam đã xem xét Luật Biển này từ năm 1998.

    Thực tế kể trên đã đặt ra câu hỏi về thời điểm thông qua bộ luật đó. Có vẻ như là Luật Biển đã được phê duyệt để tăng cường cơ sở pháp lý cho Việt Nam một khi các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên tại Biển Đông DOC được thực hiện, cũng như trong trường hợp một bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông được chấp thuận.

    Theo tôi, động cơ thúc đẩy Việt Nam nhanh chóng thông qua bộ luật này là nhằm tăng cường cơ sở pháp lý của tuyên bố chủ quyền của mình, trong khuôn khổ các cuộc đàm phán để thực thi bản tuyên bố ứng xử DOC và khả năng thông qua bộ Quy tắc Ứng xử.

    Vào những năm 2000 – 2002, các nước ASEAN và Trung Quốc đã không thỏa thuận được về phạm vi khu vực áp dung các quy tắc và như vây bộ Quy tắc Ứng xử COC dự trù ban đầu không thành công và một bản tuyên bố về các quý tắc ứng xử DOC yếu hơn đã được thông qua. Giờ đây, Việt Nam đã củng cố tuyên bố chủ quyền của mình băng cách gộp các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào lãnh thổ của mình.

    Về phần Hoa Kỳ, họ sẽ không trực tiếp can dự tham gia vào tranh chấp pháp lý. Việt Nam cũng không dự đoán được phản ứng của Trung Quốc. Tập đoàn CNOOC đã đem ra mời thầu cả khu vực nơi ExonMobile đang hoạt động. Mỹ vẫn luôn luôn thêm phần “thương mại không bị cản trở” vào phạm vi lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ trong việc duy trì quyền tự do hàng hải và quá cảnh không phận.

    Mặt khác,Trung Quốc đã liên tục lập luận rằng sự can dự của Mỹ chỉ làm cho Việt Nam và Philippines mạnh dạn hơn trong việc đương cự với Trung Quốc. Các quan chức Trung Quốc cũng có thể kết luận rằng Việt Nam đã mượn uy Hoa Kỳ, và hành động ngay sau khi được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta ghé thăm.

    Tuy nhiên, trong khuôn khổ Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN ARF, Trung Quốc đã tính toán sai lầm. Hành động của CNOOC cộng thêm với việc 4 chiếc tàu Hải giám được cử xuống Biển Đông, sẽ chỉ làm cho vấn đề này được đưa ra tại cuộc họp ARF trong tháng này.

    Hành động của Trung Quốc như vậy có thể bị phản tác dụng nếu hệ quả là làm cho các nước ASEAN quyết tâm hơn trong việc đàm phán một bộ quy tắc ứng xử mang tính chất ràng buộc chặt chẽ hơn.

    Về phản ứng « dữ dội » của Trung Quốc trước việc Việt Nam thông qua Luật Biển, cũng như lời đe dọa của truyền thông nhà nước Trung Quốc như tờ Hoàn cầu Thời báo Global Times chẳng hạn – đã kêu gọi “dạy cho Việt Nam một bài học”, Giáo sư Thayer phân tích :

    Các phương tiện truyền thông Trung Quốc thường xuyên có ngôn từ hăm dọa dao to búa lớn và cực đoan. Phần lớn các lời lẽ này chỉ phản ánh thứ chủ nghĩa dân tộc quá khích. Hoàn cầu Thời báo Global Times chẳng khác gì một con chó Rottweiler dữ dằn của chế độ, một con chó giữ nhà ác hiểm. Muốn dự đoán phản ứng thực thụ của Trung Quốc thì phải xem các tuyên bố của những người phát ngôn chính thức và quan chức cấp cao.

    Thông tin báo chí hiện đang cho thấy là sự thay đổi quyền lực trong giới lãnh đạo Trung Quốc đang gây chia rẽ nội bộ. Đó là cơ hội để khuyến khích các hành vi hung hăng tại vùng Biển Đông. Thái độ hiếu chiến của Bắc Kinh không đơn thuần là phản ứng trước việc Việt Nam thông qua Luật Biển, mà còn là phản ứng trước thái độ cứng rắn của Philippines cũng như quyết định của chính quyền Mỹ Obama là tái cân bằng lực lượng qua khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

    Có thể là Trung Quốc đã cho rằng tình trạng chia rẽ lộn xộn trong ASEAN và tình hình Mỹ đang bận bầu cử, là cơ hội để họ hành động quyết đoán hơn.

    Giáo sư Ngô Vĩnh Long : Luật Biển ra đời đúng thời điểm và hợp thời cơ

    Cùng một quan điểm với ông Thayer, Giáo sư Ngô Vĩnh Long trường Đại học Maine (Hoa Kỳ), một người thường xuyên theo dõi tình hình Biển Đông, cho rằng việc Việt Nam thông qua Luật Biển vào lúc này « vừa đúng thời điểm, vừa hợp thời cơ ».

    Giáo sư Ngô Vĩnh Long – Đại học Maine (Hoa Kỳ)
    02/07/2012
    by Trọng Nghĩa
    Nghe (10:29)

    Dù ghi nhận một số thiếu sót trong bộ luật, giáo sư Long cho rằng văn kiện này là một bước tiến mới của Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống lại các đòi hỏi chủ quyền vô lý của Trung Quốc tại Biển Đông, giúp Việt Nam tranh thủ thêm được sự ủng hộ của quốc tế.

    « Theo tôi, ý nghĩa của sự kiện này (việc thông qua Luật Biển) vừa đúng thời điểm, vừa hợp thời cơ để vận động sự ủng hộ ở quốc nội và quốc ngoại, về vấn đề Biển Đông và an ninh cho Việt Nam nói riêng và toàn khu vực nói chung.

    Về đối ngoại thì sẽ có cuộc họp của các ngoại trưởng ASEAN, và vấn đề Biển Đông sẽ được đưa ra bàn bạc. Luật Biển Việt Nam ra vào lúc này, trong đó Việt Nam nhấn mạnh việc tuân thủ Công ước về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, là một thông điệp quan trọng của Việt Nam đối với luật pháp và an ninh quốc tế… »

  3. Vân says:

    QUỐC TẾ – BIỂN ĐÔNG – R FI – Bài đăng : Chủ nhật 01 Tháng Bẩy 2012 – Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 01 Tháng Bẩy 2012

    Quốc tế phản đối tập đoàn Trung Quốc CNOOC khiêu khích Việt Nam

    Một dàn khoan của tập đoàn CNOOC tại vịnh Bột Hải.
    ReutersTrọng Nghĩa
    Việc Trung Quốc « ngang nhiên » phân lô một vùng biển nằm trong khu vực thềm lục địa của Việt Nam và mời quốc tế đấu thầu khai thác dầu khí tại các lô đó đã bị chính quyền Việt Nam cực lực tố cáo. Dân chúng Việt Nam hôm nay 01/07/2012 cũng xuống đường tại hai thành phố lớn, Hà Nội và Sài Gòn, để lên án. Tuy nhiên, không chỉ có dư luận Việt Nam, mà ngay từ khi thông tin này được loan ra, vào hạ tuần tháng 6 vừa qua, mưu toan của Trung Quốc đã bị quốc tế phê phán.
    Một trong những gương mặt quốc tế đầu tiên chỉ trích hành động của Trung Quốc là Thượng nghị sĩ Mỹ Joe Lieberman, một nhân vật có uy thế trong ngành lập pháp Hoa Kỳ.

    Phát biểu tại một hội nghị về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế CSIS tổ chức tại Washington hôm 28 tháng 6 vừa qua, ông Lieberman cho rằng việc Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc CNOOC mời thầu thăm dò – khai thác chín lô trên Biển Đông như được loan báo ngày 23/6 trước đó là một đòi hỏi vô căn cứ và chưa từng thấy vì các lô đó « nằm trong vùng đặc quyền kinh tế được luật pháp quốc tế thừa nhận là của Việt Nam ».

    Theo Thượng Nghị Sĩ Lieberman, một số người cho rằng « Hoặc là Quân đội Trung Quốc, hoặc là một thế lực nào khác tại bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh đã xúi giục tập đoàn dầu khí Trung Quốc đưa ra đòi hỏi đó ». Theo ông, đó là một hành động khiêu khích, trả đũa việc Việt Nam khẳng định các quyền pháp lý của mình bằng một đạo luật quốc nội. Đối với ông Lieberman, những khiêu khích như vậy phải chấm dứt.

    Hội nghị tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS trong hai ngày 27 và 28 tháng 6 tại Washington là dịp để nhiều chuyên gia quốc tế về Biển Đông thảo luận thêm về cách thức bảo đảm được an ninh hàng hải ở Biển Đông. Hành động của tập đoàn CNOOC đã lập tức bị chỉ trích như là một động thái gây bất ổn.

    Giáo sư Carlyle Thayer, một chuyên gia nhiều kinh nghiệm về Biển Đông thuộc Học viện Quốc phòng Úc, khi phân tích về các diễn biến gần đây nhất trên Biển Đông, đã gần như đồng ý với quan điểm của Việt Nam về hành động ngang ngược của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc, khi nhận định rằng các lô dầu khí do CNOOC mời thầu đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.

    Đối với giáo sư Thayer, hành động của CNOOC không hề mang tính chất thương mại như phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi từng tuyên bố. Theo ông Thayer, Trung Quốc đã trả đũa việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển.

    Mục tiêu chính trị của việc CNOOC rao thầu các lô thăm dò trong vùng thềm lục địa của Việt Nam cũng được nhiều chuyên gia quốc tế khác nêu bật. Trả lời nhật báo Mỹ Wall Street Journal, một chuyên gia về dầu khí tại Công ty ngân hàng đầu tư và chứng khoán Jefferies ở Hồng Kông nghi ngờ là, loan báo của CNOOC là nhằm thúc đẩy và áp đặt đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông, chứ không phải là xuất phát từ tính toán thương mại.

    Hai chuyên gia nghiên cứu như Carl Thayer, hoặc là bà Bonnie Glasser, chuyên gia về châu Á của Trung tâm CSIS, đều dự doán trước là sẽ chẳng có tập đoàn quốc tế đứng đắn nào đấu thầu các lô mà CNOOC vừa rao.

    Sau cùng, trên tờ báo trên mạng The Diplomat, một chuyên gia khác về Biển Đông, ông Taylor Fravel, thuộc Viện Công nghệ Massachusetts MIT đã tỏ ý lo ngại là động thái mời thầu của CNOOC, bất chấp việc vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, đã phá vỡ các cố gắng gần đây của Bắc Kinh muốn tình hình Biển Đông hạ nhiệt.

    Đối với ông Fravel, hành vi đó của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc đã làm dấy lên nghi ngờ những lời hứa giảm nhẹ các tranh chấp lãnh hải và cải thiện quan hệ song phương với Việt Nam của Trung Quốc.

  4. vân says:

    Các chuyên gia quốc tế nói về “đường lưỡi bò”
    (VOV) – Các học giả cho rằng, Trung Quốc không có cơ sở để tuyên bố đường lưỡi bò và các nước trên thế giới không thể chấp nhận tuyên bố đó.

    Đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông là quá rộng
    Hội Luật gia Việt Nam cực lực phản đối Trung Quốc mời thầu 9 lô dầu khí
    Yêu sách đường Lưỡi bò trên Biển Đông là phi lý
    PetroVietnam yêu cầu huỷ bỏ mời thầu sai trái trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
    PetroVietnam họp báo phản đối việc Trung Quốc gọi thầu phi pháp
    Tại Hội thảo An ninh Biển Đông diễn ra ở thủ đô Washington của Mỹ cuối tuần qua, bên cạnh việc các học giả quốc tế khẳng định rằng Trung quốc đã mời thầu thăm dò, khai thác tại 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, các học giả còn cho rằng Trung Quốc không có cơ sở để tuyên bố đường lưỡi bò tại khu vực Biển Đông và các nước trên thế giới không thể chấp nhận tuyên bố đó.

    Giáo sư Carlyle Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Australia cho rằng: Đường lưỡi bò do Trung Quốc được vẽ ra vào năm 1948 và Trung Quốc chính thức tuyên bố vào năm 2009 không phải là một yêu sách rõ ràng và tuân theo đúng luật pháp quốc tế.

    Giáo sư Carlyle Thayer nói: “Các chuyên gia luật pháp khi nhìn vào bản đồ do Trung Quốc nộp cho LHQ năm 2009 thấy rằng, nó không phù hợp với cách vẽ bản đồ thông thường, hay thậm chí tuân theo cơ sở lịch sử. Theo luật pháp quốc tế, đất liền chi phối biển, bởi vậy tuyên bố chủ quyền trên biển phải dựa vào đất liền. Ví dụ bờ biển Việt Nam là đất liền thì Việt Nam có thể tuyên bố chủ quyền 200 hải lý, nhưng đối với trường hợp của Trung Quốc là một sự không rõ ràng, chúng ta không thể hiểu được là đường lưỡi bò đó đại diện cho cái gì, nó chỉ là những đường đứt đoạn được thể hiện trên bản đồ. Cách vẽ đường lưỡi bò không phù hợp với cách vẽ bản đồ quốc tế chuẩn, và tuyên bố chủ quyền của Trung quốc không phù hợp với luật quốc tế. Đường lưỡi bò được vẽ ra trước khi có Công ước Luật Biển của LHQ và nó cũng không liên quan gì với Công ước này”.

    Thượng nghị sỹ Joe Liberman, Chủ tịch Ủy ban An ninh Nội địa và Các vấn đề của Chính phủ cho rằng, chính sách của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông thiếu những cơ sở rõ ràng dựa theo luật pháp quốc tế, gây ra sự nghi ngờ và có thể dẫn đến những tính toán sai lầm. Đây cũng chính là điều khiến cho Trung Quốc có thể sẽ ngày càng bị cô lập hơn trong khu vực cũng như trên thế giới.

    Thượng nghị sỹ Joe Lieberman phát biểu tại Hội thảo Biển Đông đang được tổ chức tại Mỹ (Ảnh: Minh Hiển)

    Thượng nghị sỹ Joe Liberman nói: “Những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông quá rộng đó là hành động gây hấn đầu tiên khiến các nước khác buộc phải hành động, đó chính là lý do tại sao tôi hy vọng Trung Quốc cần phải dừng lại và không có thêm hành động nào thì mới có thể giúp giải quyết được các tranh chấp này”.

    Trước khi diễn ra hội thảo An ninh Biển Đông, trả lời phỏng vấn phóng viên Đài TNVN, Thượng nghị sỹ John McCain, một chính khách từng là ứng cử viên tổng thống Mỹ cho rằng, Trung Quốc đang trở thành một cường quốc kinh tế do vậy nước này đang cần rất nhiều nguyên liệu thô, trong đó có dầu mỏ. Trung quốc thấy rằng có một trữ lượng dầu mỏ rất lớn tại khu vực Biển Đông, nên đã tăng cường tuyên bố chủ quyền tại khu vực này, tuy nhiên tuyên bố đó là không đúng.

    Thượng nghị sỹ John McCain nêu ý kiến: Thời gian vừa qua, Trung Quốc đã tuyên bố đường 9 đoạn, họ cho rằng khu vực Biển Đông là thuộc về lãnh thổ của Trung Quốc. Đó là một tuyên bố không đúng. Khu vực Biển Đông là khu vực lãnh hải quốc tế. Chính vì thế mà tất cả chúng ta đều mong muốn có sự thương lượng hòa bình giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực để giải quyết tranh chấp này một cách hòa bình. Thời gian gần đây, trong khu vực đã diễn ra xung đột, căng thẳng tăng lên, những căng thẳng đó cần phải được loại bỏ và đàm phán chính là câu trả lời cho vấn đề này.

    Ông Marvin Ott, Giáo sư trường Đại học Johns Hopkins cho rằng, Trung Quốc đang bỏ rất nhiều sức lực, thậm chí cả uy tín của mình để biện hộ tuyên bố chủ quyền không có tính hợp pháp. Ngay cả các nước không có dính dáng đến tranh chấp tại khu vực Biển Đông cũng không thể đồng ý với tuyên bố đường lưỡi bò của Trung Quốc.

    Theo Giáo sư Marvin Ott, Trung Quốc là một nước lớn và quan trọng đã đưa ra tuyên bố như vậy khiến các nước không còn có sự lựa chọn nào khác là thể hiện sự không đồng ý và điều đó thực sự tạo ra một tình trạng nguy hiểm.

    Giáo sư Marvin Ott nói: “Các luật sư, học giả, chuyên gia ở các nước khác, bất kỳ ai nhìn vào tuyên bố này đều tin rằng đường 9 đoạn của Trung Quốc không có tính hợp pháp dựa theo luật pháp quốc tế, điều đó gây ra rắc rối. Bằng cách tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết khu vực Biển Đông thông qua đường lưỡi bò, có nghĩa rằng toàn bộ khu vực này thuộc về Trung Quốc thì không có một nước lớn nào trên thế giới có thể ủng hộ đòi hỏi này. Mỹ không thể ủng hộ, Ấn Độ không thể ủng hộ, Cộng đồng châu Âu không ủng hộ, Australia không ủng hộ, Nhật Bản không ủng hộ, không có nước nào ủng hộ tuyên bố này của Trung Quốc”.

    Tại Hội thảo, Tiến Sỹ Wu Shicom, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Quốc gia Trung Quốc về Biển Đông nói rằng, hiện ở Trung Quốc tồn tại tới 4 khái niệm khác nhau về đường lưỡi bò. Ngoài ra, tiến sỹ Kuen-chen Fu, khoa Luật thuộc Trường đại học Shanghai Jiaotong của Trung Quốc cũng thừa nhận là hiện có rất nhiều người, trong đó có người dân Trung Quốc, hiểu nhầm về đường lưỡi bò.

    Trả lời câu hỏi của phóng viên Đài TNVN là tại sao đến thời điểm này, Trung Quốc vẫn không đưa ra những yêu sách lịch sử của mình với các tọa độ rõ ràng, và giữ im lặng về bản chất của đường lưỡi bò cũng như chế độ pháp lý của vùng biển được bao bọc bởi đường đó, Tiến sỹ Kuen-chen Fu giải thích rằng, các quan chức của Trung Quốc không có đủ khả năng, họ không phải là những học giả và do họ quá bận rộn với công việc nên chưa làm việc này.

    Giáo sư Carlyle Thayer cho rằng có quá nhiều điều cần phải bàn về đường lưỡi bò của Trung quốc. Tuy nhiên, Hội thảo về An ninh Biển đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tổ chức tại Mỹ là một cơ hội để cho các học giả của Trung Quốc có quyền thể hiện quan điểm của mình, nghe các học giả quốc tế phản biện và phê phán những tuyên bố của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông.

    Theo Giáo sư Carlyle Thayer, Hội thảo sẽ giúp các học giả Trung Quốc hiểu hơn về điều này để khi họ quay về nước có những giải thích rõ ràng cho Chính phủ và người dân về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc./.

  5. Trần lý says:

    Ở 1 trang khác, có người thắc mắc về việc VN quan hệ với Mỹ thì liệu có đem dân chủ đến cho VN hay không? và có thế có nguy cơ TQ dùng nguyên tử đánh Vn hay không? và ông vietnam đã trả lời như sau:

    vietnam says:
    25/06/2012 at 01:22 Tác giả Huỳnh Ngọc Tuấn nêu thắc mắc:

    “Liệu quan hệ Mỹ -VC có giúp thăng tiến giá trị nhân quyền và dân chủ tại VN?. Liệu mối quan hệ này có mở đường cho một nhà nước pháp trị ra đời?. Và câu hỏi lớn hơn, nghiêm trọng hơn đó là liệu quan hệ Mỹ -VC có giúp VN được an toàn trong tương lai khi mâu thuẫn và sự đối đầu Mỹ- Trung mỗi ngày một căng thẳng và nghiêm trọng?. Và nếu chiến tranh Trung –Mỹ xảy ra liệu VN có được an toàn hay bị hủy diệt?. Trả lời những câu hỏi này sẽ làm sáng tỏ và định hình được những gì sẽ xảy ra và đâu là giới hạn và hệ lụy của mối quan hệ này.”

    Xin mạo muội trả lời như sau:

    1/ Việc VC bắt tay với Mỹ chắc chắn sẽ có cải thiện về nhân quyền nhưng chỉ ở trong giới hạn nhất định. Có thể có một vài phong trào dân chủ được hoạt động nhưng bị khống chế trong vòng kiểm soát của VC. Nhà nước VN vẫn là do Đảng CS nắm quyền, không có “tam quyền phân lập”, không đa đảng, đa nguyên gì cả.
    Hãy xem ông thương nghị sĩ Mỹ bắn tin rằng “chúng tôi không yêu cầu Vn có dân chủ ngay lạp tức mà chỉ cần có sự tiến bộ mà thội”. Có nghĩa là Vn chỉ cần đáp ứng một vài cử chỉ nhỏ thôi về dân chủ là Mỹ OK. Bán VKsát thương cho VN liền. Bởi vì bán VK và quan hệ với VN không chỉ có lợi cho VN mà còn rất có lợi cho Mỹ nữa. Mỹ không bỏ mối hời này đâu.

    2/ Liệu quan hệ Mỹ -VC có giúp VN được an toàn trong tương lai khi mâu thuẫn và sự đối đầu Mỹ- Trung mỗi ngày một căng thẳng và nghiêm trọng? Chắc chăn là như vậy rồi. TQ chỉ dám đánh VN khi VN bị cô lậpvà khi TQ và Mỹ bắt tay với nhau mà thôi. Ví dụ việc TQ chiếm HS, đánh VN 1979và chiếm 6 bãi đá ở TS… đều là lúc VN bị cô lập và có sự đồng tình của Mỹ. Nay VN quan hệ với Mỹ thì TQ không dám làm gì đâu.

    3/ VN quan hệ với Mỹ cũng chỉ giới hạn nhất định. Không bao giờ có chuyện VN cho Mỹ thuê Cam Ranh đâu. VN chỉ cho tàu chiến Mỹ vào cam ranh sửa chữa và Vn cung cấp các nhu yếu phẩm như nước ngọt thực phẩm săng dầu …cho Tàu chiến Mỹ mà thôi. Cũng có thể cho tàu chiến Mỹ đỗ tạm tránh bão hoặc với lí do hợp lý gì đó chứ không có chuyên cho thuê lâu dài.

    4/ Vn sẽ rất khéo kéo Mỹ vào nhưng có giới hạn đủ để răn đe TQ mà thôi. Bố bảo TQ dám dùng bom nguyên tử vì như thế là TQ tự sát đấy. Thời đại bây giờ là “Toàn Cầu Hóa” Không phải ai muốn làm gì thì làm đâu. Hết thời kiểu đó rồi./.

    Reply

  6. Lý Chính Luận says:

    Thái says: “Lý Chính Luận, dân đói chỉ là một lũ đầu đất, dân trí thấp. Báo này là R FI của nước Pháp đưa tin hiểu không? Vào BBC, VOA hay R FA đều từ Anh, Mỹ cả cũng có các bài tương tự. Lũ việt gian cay cú này mà cho dân chủ thì chỉ có đại loạn mà thôi./.”

    (ngưng trích).

    Gớm! Quan tâm của dân, các ông vứt vào sọt rác trong khi báo Tây, báo Mỹ đâu đâu mà ông báu như lời vàng ngọc. Cứ dúi vào mặt người khác cái gì cũng được, miễn bịt mồm họ lại là chắc chắn họ phải đồng ý với mình hẳn?

    Trong nước thì Thái gọi những người dám nói sự thật là đồ “phản động”. Thằng dân cứ thắc mắc “Chúng tôi theo các ông hồi nào mà các ông gọi chúng tôi là phản?”. Đơn giản thế, nhưng đã ba phần tư thế kỷ nay, hễ ai dám đặt câu hỏi này là bị dập hết ngóc đầu nổi.

    Khà, khà … Tú, Vũ, Thái, Cam… quá quen với trò mất dậy (do đảng dậy!) ấy chăng? Đã lên diễn đàn tự do này rồi mà cứ gọi ai khác ý kiến với mình là đồ “việt gian cay cú”, thì đâu có gì lạ?

    “Việt gian cay cú” ấy nói đúng quá, làm tay sai VC như Thái phải giựt mình mắng mỏ.

    Nghe kỹ lời Thái thì không khác gì tiếng chó sủa, gà gáy lạc lỏng. Đúng là kiểu tuyên truyền vô nhân đạo, vô nhân tính, vô giáo dục, vô duyên, vô dụng và vô giá trị, như chính cái chủ nghĩa CS mà hồ chó mao và đàn em y đã nhồi nhét vào đầu óc Thái từ hằng bao năm nay, không thể gột rửa được!

    • viet says:

      Lý Chính Luận says:
      23/06/2012 at 12:20 Thái says: “Lý Chính Luận, dân đói chỉ là một lũ đầu đất, dân trí thấp. Báo này là R FI của nước Pháp đưa tin hiểu không? Vào BBC, VOA hay R FA đều từ Anh, Mỹ cả cũng có các bài tương tự. Lũ việt gian cay cú này mà cho dân chủ thì chỉ có đại loạn mà thôi./.”

      Hoan hô!

Leave a Reply to vân