TQ đang trưởng thành một cách nguy hiểm [2]
Tiếp theo phần 1
Đồng tác giả:
Gudrun Dometeit / Joachim Hirzel / Anja Obst / Susanne Frank / Jochen Schuster
Chuyển ngữ: Hoàng Linh Vương
Liu Mingfu, chỉ huy trưởng Quân đội Nhân dân:
“Ở thế kỷ 21, Trung Quốc muốn trở thành số 1 của thế giới”
Đây là “ước mơ thép“ của người Tàu, nẩy nở từ những bước tiến của họ trong qúa khứ. Họ đã tạo ra được kết quả này với nhiều lắt léo. Từ lâu, thế lực cánh giữa đã đứng trên đẩu của đất nước này. […]
Trong thế kỷ thứ 19, Trung Quốc đã được đánh giá là nước phát triển cao nhất ở tầm vĩ mô. Rồi sau đó, cuồng vọng của Mao về „một bước nhảy vọt“ đã đem đến một sự khủng hoảng trong nghèo đói. Nhưng bây giờ, người Tầu tin tưởng sự trở lại huy hoàng của lịch sử đang trước mặt. Họ đang lạc quan.
“Cái đích của Trung Quốc đang nhắm tới là trở thành số 1 cuả thế giới trong thế kỷ 21“ tướng Liu Mingfu tuyên bố. Ông Liu đang là giảng viên của trường đại học Quân sự thuộc viện đào tạo Sĩ Quan quân đội.
“Hãy biến những bao tiền thành những thùng đạn” Liu đòi hỏi trong quyển “Giấc Mơ Trung Quốc“ do ông ta viết. Bắc kinh nên sử dụng sức mạnh của kinh tế để tăng cường cho lực lượng quân sự. Mặc dù ông Liu nói đây chỉ là ý kiến riêng của cá nhân ông, nhưng sách lược mà ông ta viết rõ ràng là tương hợp với một quan niệm mới, quan niệm này đang phổ biến trong quân đội và đội ngũ các nhà khoa học. Càng ngày họ càng ít chấp nhận giáo khoa của Đặng Tiểu Bình, đã chủ trương dè dặt và nhẹ nhàng đối với những chuyển động của bước toàn cầu hóa.
“Người Mỹ thiết lập trên toàn thế giới những cứ điểm quân sự. Tại sao chúng ta lại không được làm?“, lý luận Shen Dingli, trưởng ban tổ chức của Trung tâm nghiên cứu về Châu Mỹ của trường đại học ở Shanghai. “Chúng ta có tiền, chúng ta hãy làm đi!“. Shen, 49 tuổi, trẻ , hùng hổ phóng lời trong lúc điện thoại di động của ông ta cũng liên tục đổ chuông. Và thêm nữa: Trung Quốc cần phải có những căn cứ quân sự ngay trong sân sau nhà của Mỹ, đó là lực đối trọng đối với những cứ điểm quân sự của Mỹ ở Nhật và ở nam Triều tiên.„Các người nên hiểu tư tưởng của người Trung Quốc từ trong tâm não“, ông Shen chì chiết như thế. Shen Dingli đã từng là giáo sư của trường đại học Colorado (Mỹ) và đang là ủy viên Bộ chính trị của đảng Cộng Sản Trung Quốc. “Nếu chúng tôi có thể thắng, chúng tôi sẽ thử. Nếu chúng tôi bị tấn công, chúng tôi sẽ phản pháo, ngay cả trong khi trong Luật Quân Sự là không được phép khai hoả trước. Chúng tôi không phải là người Phật giáo“ ông ta khẳng định như vậy.
Khi lá cờ đỏ phất phới…
Trung Quốc vẫn còn đang còn ở xa tầm của một lực lượng hải quân chủ động. Nhưng ở những vùng láng giềng lân cận, càng ngày họ càng có thế. Những hải cảng đã được xây dựng ở Sri-Lanka, ở Bangladesch. Một cảng tiếp nhận tầu ngầm được thực hiện đã xong ở Malediven. Mục đích của họ là bảo vệ tuyến vận chuyển nhiên liệu thô. Bắc Kinh vận chuyển 80% dầu hỏa qua ngả Malakka. Họ còn có thêm một lý do quan trọng khác để tăng cường hải quân. Đó là tối tân hoá vũ trang cho trường hợp khi có cọ xát với Đài Loan, hay khi có tranh chấp lãnh phận với những nước láng giềng.
Như những viên ngọc trai trong xâu chuỗi, hết những hải cảng này đến những hải cảng khác nối đuôi nhau ở Á châu xuất hiện, được xây thành tiền đồn từ chính những đội quân người Tầu. Ở đó, những trạm này có nhiệm vụ bảo đảm quyền lợi của Trung Quốc. Ngoài bề nổi, nó chỉ là để phục vụ cho những thương vụ dầu hoả và khí đốt. Nhưng theo nhận định của những chuyên gia nhạy cảm, những hải cảng đầu cầu như ở Pakistan hoặc ở Birna có thể trở thành những cứ điểm quân sự mấu chốt để phục vụ chiến tranh.
Những toan tính như thế sẽ càng trở nên quan trọng hơn cho mục đích kế tiếp đó là tối tân hóa hải quân! Những nhà quân sự tây phương cho rằng: Trung Quốc tham gia tích cực vào chương trình hành động chống hải tặc ở vùng biển Somalia của Liên Hiệp Quốc chỉ là để thao dợt hỏa lực của họ ở trên biển.
Từ ngân sách dành cho trang thiết bị quốc phòng -được nâng cao hằng mấy chục phần trăm mỗi năm-, Bắc Kinh đã mua tầu ngầm nguyên tử, tự chế tạo hạm đội có phi lực. “Đây là giấc mơ của mỗi thế lực quân sự“ tướng Qian Lihua, tham mưu trưởng bộ Quốc phòng, nói một cách khát khao.
Những phi vụ bí mật dưới mã số “9985“ hay “9935“ đã được thực hiện từ những năm 90. Bắc kinh đã mua ít nhất là 3 „cầu nổi“ -được gọi là „những bánh xe cũ“ hay „phao nổi khổng lồ chưa hoàn thiện“ của Liên Xô trước đây, được nói là để sửa thành những con tàu đánh bài giải trí, hay bảo tàng viện, nhưng trên thực tế, đội quân kỹ thuật của quân đội đã nghiên cứu từng cái đinh vít để tìm hiểu cấu trúc của những chiến hạm sừng xỏ này.
Tiêu biểu của một cường quốc là… vũ khí:
Chi phí quốc phòng (tỷ US-Dollar)
Mỹ: 607
Trung Quốc: 85
Pháp: 66
Anh: 65
Nga: 59
Đức: 47
Nhật: 46
Ý: 41
Saudi-Arabien: 38
Ấn độ: 30
Tuy nhiên, người Tầu dù nhanh nhẹn, nhưng họ sẽ phải kiên nhẫn chờ đợi thêm một thời gian nữa. Theo hiểu biết của quân sự tây phương, hạm đội có phi đạo cho trực thăng và chiến đấu cơ của Trung Quốc -tốn kém khoảng 10 tỷ US-Dollar cho mỗi cái- sẽ có thể hoạt động khoảng 10 năm sau.
Nhưng dù với bộ quân phục hay dân phục, người Tầu đang ở thế thượng phong. Người Đức nếu muốn biết mức độ tự tin của những nhà lãnh đạo Trung Quốc đang cao ở mức độ nào, chỉ cần hỏi He Kaijun. Ông He, 71 tuổi, -người đã từng lãnh học bổng của hội Konrad-Adenauer (Đức)- sẽ truyền cho một thông điệp dữ: „Nước Đức phải nhìn thẳng vào sự thực là một lúc nào đó sẽ bị qua mặt “. He đang điều hành Trung tâm thúc đẩy và phát triển đèn dioden tại Xiamen.
Cương lĩnh:
Ai không muốn hợp tác, sẽ bị hợp tác hoá.
He khuyên những người trong ngành sản xuất cơ khí của Đức rằng: để ít nhất có lợi nhuận cao trong thời gian dài, quí vị phải đặt hàng sản xuất ở Trung Quốc -nơi đây cũng là thị trường có nhu cầu tiêu thụ rất cao đối với những loại mặt hàng này (2009: 300 tỷ Euro). Khi được hỏi: Rồi thị trường việc làm ở Đức sẽ ra sao? Ông ta trả lời câu hỏi này bằng cách.. nhún vai.
Ở Đức, hiệp hội VDMA (Cơ khí) cảnh cáo về một „luồng khí loang“ từ Á châu. Rudiger Kapiza, Giám đốc tập đoàn Gildermeister nói: „ Người Tầu đang rất khỏe. Họ có thể vượt ngành sản xuất dụng cụ cơ khí của Đức trong 5 năm nữa“. […]
Vào thời điểm này, trong khi nền kinh tế thế giới đang bị khủng hoảng, lúc mà nhiều hãng Tây phương đang rối ren về tiền bạc, người ta có thể bám víu vào những thương vụ mua lại hãng xưởng của Trung Quốc. Đất nước này đang có đầy rẫy những của cải. Bước tấn mới đây nhất là Geely đã mua Volvo (hãng xe của Thụy Điển). Người Tầu cũng đang rất thích hãng xe Opel (hãng của Đức, đang có vấn đề vể tài chính). Mua lại hãng xưởng là phương tiện nhanh nhất để chiếm đoạt kỹ năng.
Những tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc hầu như đều phải nằm dưới điều kiện là phải cộng tác với một đơn vị kinh tế của bản xứ. Chất xám của phương Tây đương nhiên sẽ tiếp tục rò rỉ ra từ đó. Và khi mà những nhà chức trách người Đức báo cáo về tình hình gián điệp kinh tế, thì trong bản tường trình của họ dứt khoát phải có cái tên China thật to.
Thêm nữa, ngoài kia còn lau nhau ồ ạt những quả trứng đang nở của rùa nước (tên gọi dân gian dành cho những sinh viên người Tầu sau khi đã tốt nghiệp ở nước ngoài trở về phục vụ quê hương). Khi về nước họ thường nắm những chức vụ đầu ngành. Lúc này đây, nhà nước Trung Quốc đang tung nhiều chiến dịch chiêu dụ công dân của họ, đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc, đang sống ở nước ngoài. Hằng năm, trong nước vẫn đang có khoảng 500 ngàn kỹ sư ra trường, nhưng họ cũng vẫn đang cần một “cú tót“ lịch sử.
Những người có trình độ văn hóa cao có thể nhận được tới 500.000 Euro để thiết lập cơ quan. Công chức nhà nuớc động viên sinh viên của họ từ ở trong các trường đại học ở nước ngoài. Lời kêu gọi của Tổ quốc đã có hàng trăm ngàn sinh viên bước theo trong những năm vừa qua.
Bộ trưởng bộ khoa học và kỹ thuật Wan Gang:
“Chúng ta học hỏi những kỹ thuật hiện đại nhất của các nước qua hội chợ và triển lãm“
Một sự trở về điển hình là Wan Gang. Ông kỹ sư 57 tuổi này, đã giảng dạy ở trường Đại học kỹ thuật Clausthal (Đức), đã làm việc cho Audi với chức vụ điều hành ban nghiên cứu và phát minh. Năm 2000 ông ta trở về Trung Quốc để tham gia cộng tác vào chương trình phát triển xe hơi với động cơ điện. Từ năm 2007 trở thành bộ trưởng Bộ khoa học kỹ thuật.
Con đường dẫn Trung quốc đi đến đỉnh điểm là một kế hoạch của những ông thầy
(còn tiếp)
Bài nhận được từ dịch giả
Thưa các anh chị và các bạn,
Chúng ta có thể chê, có thể ghét, thậm chí căm thù người Trung hoa, nhưng chúng ta không thể phủ nhận đuợc họ có quyền tự hào, lý do để tự hào về những thành quả của họ đạt đuợc.
”
Shen Dingli, trưởng ban tổ chức của Trung tâm nghiên cứu về Châu Mỹ của trường đại học ở Shanghai. “Chúng ta có tiền, chúng ta hãy làm đi!”. Shen, 49 tuổi, trẻ , hùng hổ phóng lời trong lúc điện thoại di động của ông ta cũng liên tục đổ chuông. Và thêm nữa: Trung Quốc cần phải có những căn cứ quân sự ngay trong sân sau nhà của Mỹ, đó là lực đối trọng đối với những cứ điểm quân sự của Mỹ ở Nhật và ở nam Triều tiên.„Các người nên hiểu tư tưởng của người Trung Quốc từ trong tâm não”, ông Shen chì chiết như thế. Shen Dingli đã từng là giáo sư của trường đại học Colorado (Mỹ) và đang là ủy viên Bộ chính trị của đảng Cộng Sản Trung Quốc.
…………
Thêm nữa, ngoài kia còn lau nhau ồ ạt những quả trứng đang nở của rùa nước (tên gọi dân gian dành cho những sinh viên người Tầu sau khi đã tốt nghiệp ở nước ngoài trở về phục vụ quê hương). Khi về nước họ thường nắm những chức vụ đầu ngành. Lúc này đây, nhà nước Trung Quốc đang tung nhiều chiến dịch chiêu dụ công dân của họ, đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc, đang sống ở nước ngoài. Hằng năm, trong nước vẫn đang có khoảng 500 ngàn kỹ sư ra trường, nhưng họ cũng vẫn đang cần một “cú tót“ lịch sử.
Những người có trình độ văn hóa cao có thể nhận được tới 500.000 Euro để thiết lập cơ quan. Công chức nhà nuớc động viên sinh viên của họ từ ở trong các trường đại học ở nước ngoài. Lời kêu gọi của Tổ quốc đã có hàng trăm ngàn sinh viên bước theo trong những năm vừa qua.
Một sự trở về điển hình là Wan Gang. Ông kỹ sư 57 tuổi này, đã giảng dạy ở trường Đại học kỹ thuật Clausthal (Đức), đã làm việc cho Audi với chức vụ điều hành ban nghiên cứu và phát minh. Năm 2000 ông ta trở về Trung Quốc để tham gia cộng tác vào chương trình phát triển xe hơi với động cơ điện. Từ năm 2007 trở thành bộ trưởng Bộ khoa học kỹ thuật
.” – Trích.
Những nguời trí thức, những chuyên gia TQ giỏi từ nuớc ngòai trở về họ không phải là những kẻ “không làm công cho ngoại bang thì cũng về làm công cho tổ quốc” mà họ thực sự trở thành nguời làm chủ đất nuớc, đóng góp sức mình cho công cuộc phát triển đất nuớc và nếu có khả năng, họ tham gia vào hàng ngũ lãnh đạo đất nuớc.
Các bạn lãnh đạo trẻ Việt nam hãy nhìn xem, các bạn học đuợc gì ở TQ ngòai sự gây bè kết đảng, bao che nhau để đục khoét đất nuớc. Thử hỏi nguời Việt nam ở hải ngọai sau 35 năm, có thua kém gì nguời Tàu, thiếu gì những chuyên gia giỏi về mọi lĩnh vực, nhưng đã có mấy ai thực sự trở về với đủ tâm huyết xây dựng đất nuớc. Không phải các chuyên gia giỏi VN không muốn về mà vì họ về sẽ không có môi truờng cho họ làm việc, và thậm tệ hơn, họ chỉ là công cụ cho các bạn sai khiến. Các bạn nhìn kỹ lại coi hàng ngũ thứ truởng, bộ truởng, ủy viên trung ương nào của VN mà không phải là thâm niên tuổi đảng, con ông cháu cha.
Đây là lời nhắn nhủ cũng là lời cảnh cáo tới các bạn thế hệ lãnh đạo thứ ba của đảng CSVN.
Thân mến
Phô trương thanh thế là thái độ cuồng ngạo cuả những con người có một “Ước Mơ Thép”, một ước mơ muốn trở thành cường quốc bá chủ hoàn cầu, ông chủ lớn cuả thời đại mới; một Bác Ngao bòn tro đải trấu, ăn vòi hút mắm để lấy tiền cho vay lấy lãi.
Ðể thực hiện cho bằng được Ước Mơ Thép đó, nhà cầm quyền CSTQ đã áp dụng Chính Sách Ðày Dân trong lục điạ mình, làm việc cực nhọc quá sức với đồng lương rẽ mạt, so với các nước tư bản phương Tây. Vừa thu hút sự đầu tư mạnh mẽ cuả các nhà Tư Bản nước ngoài, vưà được lợi ăn cắp những kỹ thuật khoa học tiên tiến trên thế giới về công nghệ sản xuất, trên mặt kinh doanh công nghiệp lẩn cả những bí mật quốc phòng được biến hoá tinh vi khéo léo dưới bàn tay phù thuỷ bịp bợm cực kỳ gian trá.
Qua chính sách đày dân, giá thành sản xuất cực rẻ là một lợi điểm cho các mặt hàng xuất khẩu Trung Quốc trên khắp thế giới, suốt thời gian dài hàng mang nhãn hiệu Made in China hầu như ồ ạt có mặt trên khắp thế giới, thị trường tiêu thụ một số lượng tăng vọt, vì yếu tố chính yếu là giá thật quá ư là bèo. Nhất là ỡ Hoa Kỳ, lượng tiêu thụ một thời tăng cao số lượng có thể nói là chóng mặt, bởi vì loại hàng Trung Quốc đó rất thích ứng với phong cách mua sắm cuả dân Hoa Kỳ, cái phong cách sáng mua xài chơi chiều vụt vô thùng rác. Cái nhãn hiệu Made in China, bổng nhiên lại được ví von là Made in Thùng Rác, thì thật chẳng ngoa chút nào cả.
Chưa nói đến với chính sách bắt dân đày nầy, nhà cầm quyền CSTQ không ngần ngại xử dụng cả người tù lẩn trẻ em, bởi vì tiền công để trả cho những thành phần nầy, là con số cực nhỏ so với giá trị sản xuất cuả họ. Sự bóc lột rất tinh vi và vi phạm nghiêm trọng luật lao động quốc tế, nhưng với bức tường Vạn Lý Trường Thành khép kín cuả Trung Quốc, mọi Quyền Làm Người đều bị chà đạp dưới Bàn Tay Sắt CS, để sao thực hiện cho bằng được Ước Mơ Thép cuồng bạo cuả nhà đương cuộc mà thôi.
Với nhịp độ sản xuất ồ ạt để xuất khẩu, cũng như để giảm số thành trị giá sản xuất, những chế tác cần thiết để giảm bớt những độc tố trong sản phẩm không được hoàn bị đúng mức đòi hỏi, nên những mặt hàng nầy thường mắc phải lổi nặng là có chưá độc tố rất nguy hiểm cho người tiêu dùng, một tác hại về lâu về dài theo thời gian sử dụng các mặt hàng Made in China nầy. Sự phát hiện, tuy có muộn nhưng vẫn còn hơn là thiếu sự thẩm định đúng mức, trong các khâu kiểm phẩm các mặt hàng Trung Quốc khi nhập khẩu vào.
Ðó là chưa nói đến một hành động có chủ ý, trong việc đưa vào các hoá chất cực độc trong các mặt hàng, nhất là các mặt hàng ăn uống trực tiếp được đi vào cơ thể con người, để tác hại về lâu về dài khó lường hết được. Một cuộc chiến tranh hoá chất âm thầm, nhưng rất tác hại trong một phạm vi rộng lớn khó kiểm soát chặt chẻ hết được. Một cuộc chiến tranh vô nhân tính, cuả những kẻ luôn luôn muốn thành đạt một Ước Mơ Thép, một giấc mơ có thể đưa đến sự tan ra từng mảnh, như một con ếch muốn phồng to lên như là một con bò, cho đến lúc nào đó nó phải nổ tung là điều khó có thể tránh khỏi.
Bước Nhảy Vọt phát triển kinh tế toàn diện cuả Trung Quốc, sẽ là cơn lốc xoáy cuốn hút không thể cưởng lại được, một cuộc chạy đua vũ trang trong tương lai mà Trung Quốc chắc chắn phải đeo đuổi, tiến dần mãi vào đường đua với một vận tốc gia tăng không ngừng với thời gian. Bước nhảy vọt ra biển lớn, e chừng khó có cơ quay trở vào lục điạ an toàn như ý muốn, bởi vì khi bị lọt ra ngoài khơi thì sóng bảo bất ngờ là điều khó mà lường trước được.
Một cuộc đua mà đích đến xem chừng quá sức chiụ đựng cuả Trung Quốc khi về đến nơi, ngã ngưạ giưả đường là việc khó tránh khỏi, khi mà tầm vóc anh lực sĩ Trung Quốc so với anh lực sĩ Liên Xô trước đây thì còn kém rất xa. Bị hút vào cơn lốc xoáy đó, Trung Quốc không thể nào thoát ra khỏi vòng cuốn xoay xoáy vòng vòng cuả sợi thòng lọng, sẵn sàng chế ngự con ngưạ hoang bất trị, con thú cực kỳ hung hăng còn sót lại trên cánh đồng hoang dã hôm nay. Sợi thòng lọng vô hình, lúc nào cũng từ từ khoá chặt khép kín không một lúc nào rời, nó chỉ gút lại bất ngờ khi mà con ngưạ hoang vưà sắp sưả quỵ xuống, không còn cách nào vùng vẫy nổi nưã mới thôi.
Ðó là sự cáo chung cuả một chú Ếch hợm hỉnh.
Xin trân trọng.
Nguy hiểm hay không nguy hiểm, phát xuất từ nhận thức của con người. Trong cuộc chiến đẩm máu Trung quốc VC năm 79, Tàu đã thức tỉnh và biết rằng chủ nghĩa CS không thể đưa đất nước ra khỏi nghèo đói, lạc hậu và chậm tiến vì thế Đặng Tiểu Bình đã đưa ra chương trình hiện đại hóa Trung Quốc. Trong khi đó VC và ngay những tay chân VC vẫn còn dương oai ca tụng cuộc chiến tranh đẩm máu kia mà quên hiện đại hóa đất nước,chỉ bắt chước Tàu bằng cách mở cửa kinh tế ,học theo thói bắt chước lai căng, không ra cái gì cả, nửa người nửa ngợm.
Khi VC thôn tính miềm Nam, VC có trong tay một miềm Nam trù phú, với đội ngủ trí thức miềm Nam quá ư là tuyệt. Nhưng VC lúc đó và ngay bây giờ vẫn còn say sưa chiến thắng quá khứ, vẫn thấy hình bóng anh hùng dổm là tuyệt thế, nên đã ra tay đánh giết không tiếc thương một miền nam trù phú. Tôi có diễm phúc chứng kiến những tàn bạo của VC sau ngày 30,04,75 và đưa tôi có một nhận định chính xác là VC còn nắm quyền thì chúng sẽ đưa đất nước VN nghèo đói tụt hậu hằng thập kỷ và sau đó sẽ mất nước.
Tàu hiện đại hóa đất nước theo tuần tự, trước tiên hiện đại hóa kinh tế, du nhập nền kinh tế tư bản, khuyến khích hằng ngàn sinh viên ra nước ngoài du học. Hơn 30 năm sau tài năng ấy đã đưa nước Tàu trở thành một nước có nền kinh tế hiện đại và tiên tiến. Giờ đây đang nỗ lực hiện đại hóa quốc phòng với mục đích rõ ràng là đánh VC một đòn chí tử để trả thù cuộc chiến năm 79, một cuộc chiến mà khí giới Tàu quá thô sơ không đáp ứng nhu cầu diệt VC một cách quá hiệu quả. Tàu đã mua hàng không mẩu hạm (còn gọi là tàu sân bày) củ và tự tái chế vả nhờnước Pháp huấn luyện đội ngũ về cách điều khiển máy bay cất cánh và hạ cánh. Tàu còn chế chiến đấu cơ J 10 dựa theo kỷ thuất của Nga và đang nghiến cứu chế chiến đấu cơ thế hệ thứ năm như F 22 raptor của Mỹ, khoảng trong vòng 4 hay 8 năm nữa Tàu sẽ có chiến đấu cơ hiện đại như F 22 Raptor của Mỹ. Khi Tàu có những loại phi cơ hiện đại ấy, chắc chắn sẽ làm chủ bầu trời VC, và DCA VC lỗi thời sẽ im tiếng. Lúc đó quê hương VN sẽ qua một khúc quanh mới của lịch sử. Điều khó khăn mà Tàu làm được là vừa mua máy móc vừa mua quyền sáng chế vì thế nếu Tàu đánh VC sẽ không bị lệ thuộc vào những bộ phận thay thế.(dữ kiện dựa theo tờ Figaro)
Bàn về VC, nhiều tên VC cho tôi là Lê Chiêu Thống vì VC không thích nói cái xấu của VC mà chỉ thích tâng bốc chúng bằng cách biến cái xấu thành cái đẹp. VC thì đem hàng tỷ đô la để mua tàu bay, tàu lặn, mua đủ thứ, nhưng sau khi mua cần phải có khoãng tiền khổng lồ để bảo trì. Trong khi đó VC đang mượm nợ chưa trả trả xong, mà thích mua đồ xịn. Ngày xưa đánh Mỹ đánh Mỹ, đánh Pháp, súng ống được Tàu Nga cung cấp mà không đòi hỏi một điều kiện nào, nói trắng ra cho không. Mai kia Tàu đánh VC,một viên đạn phải trả, và khi có chiến tranh chỉ cần hai tháng là VC đầu hàng và đưa tay cho Tàu trói mang về Tàu trị tội phản. Chuyện thực tế chúng tôi trình bày ra đây nhưng VC vẫn dùng trò chụp mũ những người phê bình VC, là Lê Chiêu Thông. VC bao nhiêu năm nay chỉ thích lời dua nịnh, vì thế không thích nghe lời nói chân thật, nhưng nhớ mật ngọt chết ruồi, VC sẽ chết đuối nếu tiếp tục nghe lời xua nịnh đẩy bao nhiêu nhân tài và người yêu nước VN vào đường tù tội.
Có một điều mà người VN phải làm, đó là nêu cao tinh thần đoàn kết nhất là người có tôn giáo. Hai tôn giáo lớn phật giáo và công giáo hảy ngồi lại với nhau trong tình thương yêu tha thứ, hợp quần gây sức mạnh. Có như thế chúng ta mới tránh tai họa mất nước. Ai còn tấm lòng thướng yêu dân tộc hảy vùng lên trong tinh thần đoàn kết để lật đổ VC.
Nhiểu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.