WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bàn về tên gọi cuộc chiến 2 miền Việt Nam

www.nbcnews.com

Photos: www.nbcnews.com

“Cần gọi đúng tên cuộc chiến này” là một bài viết hay, đầy tâm huyết và giá trị của nhà văn Phạm Đình Trọng. Tuy nhiên đề xuất của tác giả gọi tên cuộc chiến hai miền Việt Nam vừa qua là “Nội chiến” không được độc giả chấp nhận. Vì sao vây?

Trước hết, gọi như vậy không đúng thực tế. Không ai thấy người dân miền Nam ra đánh Miền Bắc. Cũng không thấy người dân Miền Bắc vào đánh Miền Nam, ngoại trừ những người bị Cộng sản Việt Nam xúi giục/cưỡng bức.

Gọi như vậy sẽ góp phần nuôi dưỡng hận thù Nam Bắc vốn đã ẩn tàng đâu đó.

Đã một thời người ta xem tất cả những người sống ở Miền Nam đều là đang theo giặc, không chỉ xâm lăng Miền Nam mà còn chuẩn bị lấp sông Bến Hải tấn công ra Bắc; xem tất cả những ai bỏ nước ra đi đều là phản động, là phản bội tổ quốc đáng bị lên án, đáng bị trừng trị.

Cũng thật ngạc nhiên khi thấy cho đến bây giờ có những người vẫn xem người Miền Bắc nói chung đều có tội đối với Miền Nam, không trực tiếp cầm súng xông trận nhưng cầy cấy đóng thuế cho chính phủ cũng là tiếp sức cho cuộc Nam tiến; chỉ cầm phấn cũng bị xem là đã góp phần đào tạo nên các cán binh Việt Cộng … Cho nên, có những người từng ở trận tuyến bên này nhưng do thực tâm phản tỉnh đã có những đóng góp rất lớn cho việc cải tạo nhận thức xã hội, đánh giá lại lịch sử, tích cực góp phần tiêu diệt chế độ độc tài đảng trị của ĐCSVN như Trần Độ, Nguyễn Trọng Vĩnh, Bùi Tín, Vũ Thư Hiên … vẫn bị ai đó coi là tội phạm. Cho đến cả những người trước đây cùng ở phía bên kia, nay đang dấn thân hứng chịu nhiều gian nan để đấu tranh cho những giá trị đúng đắn, chống lại cường quyền Cộng sản như Nguyễn Đan Quế, Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm, Lũ Phương, Nguyễn Gia Kiểng … cũng bị ném đá, bị thóa mạ một cách hết sức vô lương tâm.

Tuyệt đại đa số người Việt Nam đã ở bên này hay bên kia sông Bến Hải, dù đã từng ôm súng xông lên hàng đầu trong hai trận tuyến đều là những người rất đáng thương, đáng quý. Khi xả súng quyết liệt về phía đối phương họ đều cho rằng họ đang chiến đấu và sẵn sàng hy sinh vì nghĩa vụ cao cả đối với nhân dân, vì lý tưởng thiêng liêng với tổ quốc. Oái oăm ở chỗ người càng biết sống vì lý tưởng, càng nồng nàn yêu nước thì càng dũng mãnh xông lên, càng sắt máu và càng có hành động đáng phải hối hận hơn. Người tiến lên dưới Ngọn cờ Đỏ Sao Vàng thì đinh ninh rằng họ đang xả thân đánh đuổi giặc Mỹ, giữ lấy Miền Nam. Người xông tới dưới Ngọn cờ Vàng Ba Sọc thì đinh ninh rằng họ đang dũng cảm Chống Cộng vì nền Cộng hòa, vì lý tưởng tự do. Tất cả họ đều chân thành, đều đáng tôn vinh. Chín mươi chin phần trăm người Việt Nam đều trong số đó, kể cả các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa, kể cả các đảng viên ĐCSVN, cả Trần Độ, Nguyễn Hộ, Võ Văn Kiệt … Tất cả họ đều trong sáng và đều đã bị lừa. Họ đều đáng thương ngay cả khi họ đã gây nhiều tội ác ghê rợn, ngay cả khi họ đã từng hăng hái quảng bá những điều họ bị lừa để cùng kéo nhiều người khác đi làm những việc vô nghĩa. Điều đó được suy ra từ chính người đang viết bài này khi anh ta không chỉ đã từng tình nguyện đi bộ đội “Chống Pháp” mà còn làm thơ bốc lửa hô hào chống Mỹ và sẵn sàng xung phong vào Nam đánh giặc.

Dưới đây sẽ chứng minh hầu hết người Việt Nam đều bị lừa, ngoại trừ một nhúm nhỏ đầu xỏ ở hai phía.

Tên gọi “Nội chiến” của nhà văn Phạm Đình Trọng không thỏa đáng và nên được bàn thảo, nhưng tên gọi “Cuộc kháng chiến Chống Mỹ Cứu nước”, “Cuộc chiến Giải phóng Miền Nam” chắc chắn không đúng. Tuyệt đại đa số người Việt Nam đều tưởng rằng ta đã anh dũng Chống Pháp 9 năm, đã ngoan cường chống Mỹ 20 năm. Tất cả đều bị lừa. Tất cả đều hiểu sai. Chỉ một nhúm nhỏ: Hồ Chí Minh và thuộc hạ thân cận nhất của ông gồm Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng … biết mục đích cuộc chiến 1945-1954 không phải để chống Pháp. Chỉ một nhúm nhỏ: Hồ Chí Minh và thuộc hạ thân cận nhất của ông gồm Nguyễn Chí Thanh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ … biết mục đích cuộc chiến 1955-1975 không phải để Chống Mỹ.
Trong khi Trung Quốc rõ ràng là đối thủ trực tiếp của cả dân tộc ở cuộc chiến 1979 thì Pháp và Mỹ không phải là mục tiêu đích thực ở hai cuộc chiến vừa nhắc đến.

Hồ Chí Minh không hề coi Pháp là kẻ thù. Ngày 6 tháng 7 năm 1911, tại Marseilles, Nguyễn Ái Quốc đã viết thư đến Tổng thống Pháp, xin được nhập học vào Trường Thuộc địa (École Coloniale), với mong muốn được “giúp ích cho Pháp”.
Ngày 16 tháng 2 năm 1946, Hồ Chí Minh cùng ông Hoàng Minh Giám đã bí mật gặp Sainteny tại Hà Nội cho biết ông đang chuẩn bị thương lượng trên nền tảng làm thành viên của Liên Hiệp Pháp. Trước đó tướng Leclerc cũng từng thông báo rằng ông ta được nghe HCM nói bằng lòng rằng Việt Nam không càn độc lập.

Chiều ngày mồng 6 tháng 3 năm 1946 Hiệp định Sơ bộ đã được ký kết giữa chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Vũ Hông Khanh và đại sứ Pháp Sainteny tại căn nhà số 38 phố Lý Thái Tổ, Hà Nội, chấp nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nằm trong Liên Hiệp Pháp,

Trong khoảng thời gian này cụ Hồ tranh thủ gặp các nhà báo Pháp để trả lời khoảng 10 cuộc phỏng bày tỏ rằng Việt Nam “không muốn phá vỡ những mối quan hệ đã gắn bó chặt chẽ giữa hai dân tộc”, Việt Nam sẵn sàng tiếp nhận người Pháp như là bạn, chứ không phải là thù.

Trong Hiệp định 6 tháng 3 có điều khỏan “Chính phủ Việt Nam cam kết thân thiện đón tiếp quân đội Pháp vào Việt Nam theo các Hiệp định quốc tế”.

Hiệp định 6/3 được ký kết khi nước Pháp đang do thủ tướng Felix Gouin (Đảng Xã Hội) và phó thủ tướng Maurice Thorez (Đảng Cộng Sản) lãnh đạo. Điều này bảo đảm rằng chính phủ Hồ Chí Minh sẽ được thừa nhận.

Hiệp định Sơ bộ 6 tháng 3 không được thực hiện, cụ Hồ dấy lên cuộc kháng chiến chống Pháp chỉ khi Đảng Xã hội Pháp và Đảng Cộng sản Pháp không còn nắm được chính quyền, trong khi nhiều thế lực chính trị ở Việt Nam lúc ấy có khả năng được Pháp thừa nhận như Bảo Đại, Trần Trọng Kim, Việt Nam Quốc dân Đảng …

Hãy đọc đoạn sau trong hồi ký “Một cơn gió bụi” của Trần Trọng Kim:

“ …tôi bảo ông Phan Kế Toại đi tìm một vài người Việt Minh đến nói chuyện, vì lúc ấy tôi còn tưởng đảng Việt Minh dù theo chủ nghĩa cộng sản, nhưng chắc cũng nghĩ đến tương lai nước nhà. Hôm sau ông Toại đưa một thiếu niên Việt Minh đến, tôi nói ‘chúng tôi ra làm việc chỉ vì nước mà thôi, chứ không có ý cầu danh lợi gì cả, tôi chắc đảng của các ông cũng vì nước mà hành động. Nếu vậy chúng ta tuy đi con đường khác nhau, nhưng cũng cùng một mục đích như nhau, các ông thử xem ta có thể hợp tác với nhau, kẻ ở trong người ở ngoài để cứu nước được không?

Người ấy nói: – Sự hành động của chúng tôi đã có chủ nghĩa riêng và có chương trình nhất định để đem nước đến chỗ hoàn toàn độc lập. Chúng tôi có thể làm lấy được.

– Sự mưu cầu cho nước được độc lập cũng là mục đích của chúng tôi nhưng vì đi đường thẳng có nhiều sự khó khăn, nên chúng tôi phải uyển khúc mà đi từ từ có lẽ chắc chắn hơn.

– Chúng tôi chỉ có một con đường thẳng để đi đến hoàn toàn độc lập chứ không có hai.

– Theo như ý của các ông như thế, tôi sợ rất hại cho dân, mà chưa chắc đã thành công được.

– Chúng tôi chắc thế nào cũng thành công. Nếu có hại cũng không cần, có hại rồi mới có lợi. Dù trong nước mười phần chết chín, chúng tôi sẽ lập một xã hội mới với một thành phần còn lại còn hơn với chín phần kia.

Rồi người ấy đọc một bài hình như đã học thuộc lòng để kể những công việc của đảng Việt Minh. Tôi thấy thái độ người ấy như thế tôi biết không thể lấy nghĩa lý nói chuyện được.

Tôi nói: – Nếu các ông chắc lấy được quyền độc lập cho nước nhà, các ông vào chính phủ làm việc, cần gì phải đánh phá cho khổ dân?

– Chúng tôi sẽ cướp quyền để tỏ cho cả nước đồng minh biết chúng tôi mạnh, chứ không chịu nhường cho ai”.

 

Đủ thấy rằng người ta đánh Pháp chủ yếu không phải vì nhất thiết phải đuổi Pháp mà để “cướp lấy chính quyền” giữa những người Việt Nam!

Nên nhớ rằng báo chí và các văn liệu của Đảng luôn luôn nói rằng người Pháp đã phá không cho thực hiện Hiệp định Sơ bộ mồng 6 tháng 3, và Tạm ước 14 tháng 9 chứ không phải Việt Minh. Điều đó chứng tỏ cụ Hồ vẫn trung thành với ước nguyện được nằm trong Khối Liên Hiệp Pháp.

Hồ Chí Minh cũng thừa hiểu Hoa Kỳ không có ý đồ xâm chiếm Việt Nam. Cụ đã từng chủ trương liên kết với Cơ quan Tình báo Chiến lược Mỹ OSS – tiền thân của CIA – nhằm củng cố sức mạnh Việt Minh. Tháng Bảy 1945 Trung Tá Allison Thomas cầm đầu “Toán Con Nai” (Deer Team) đã được mời nhảy dù xuống Tân Trào để huấn luyện cho khoảng hai trăm cán bộ chỉ huy bộ đội Việt Minh về cách sử dụng những vũ khí mới nhất và chiến thuật du kích chiến.

Cho nên đối thủ chủ yếu của Hồ Chí Minh là chính quyền Việt Nam Cộng hòa, chứ không phải Mỹ. Chủ trương “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguy nhào” để rồi “Sẽ trải chiếu hoa đón Mỹ trở lại” của Hồ Chí Minh chứng tỏ điều đó.

Dan díu với cuộc chiến Việt Nam là sai lầm của Mỹ. Song, cũng thật tai hại khi Hồ Chí Minh ngoắc Chủ nghĩa Cộng sản vào vấn đề dân tộc Việt Nam. Sao lại bắt trẻ con cũng phải yêu Chủ nghĩa Xã hội? Sao lại đưa xe tăng Liên Xô và ùn ùn chở súng đạn Trung Quốc vượt sông Bến Hải? …

Nhẽ ra các cuộc công kích của không lực Hoa Kỳ ra Miền Bắc đã không xẩy ra hoặc nhanh chóng chấm dứt. Tổng Thống Johnson rất dè dặt trong việc để cho phi công Hoa Kỳ tham chiến. Ngay cả sau khi phi trường Biên Hoà bị Cộng sản pháo kích, phá hủy một số máy bay vừa đưa từ Philíppin qua và gây thương vong cho một số quân nhân Mỹ và VNCH, Johnson vẫn không hạ lệnh trả đũa trên lãnh thổ Bắc Việt. Ông chỉ đồng ý cho các phi cơ từ các hàng không mẫu hạm oanh tạc những đường xâm nhập của cộng sản ở Nam Lào.

J. Blair Seaborn, trưởng đoàn Canada trong Ủy ban Giám sát Quốc Tế từng chuyển cho thủ tướng Phạm Văn Đồng một thông điệp của Tổng thống Johnson cho biết “Hoa Kỳ không có ý định tìm cách lật đổ chế độ cộng sản ở miền Bắc và cũng không có ý định duy trì các căn cứ quân sự ở miền Nam, mà chỉ muốn giới lãnh đạo Hà Nội giữ quân của họ trong lãnh thổ Bắc Việt và chấm dứt việc tiếp tế quân sự cho miền Nam theo tinh thần các hiệp định Genève 1954 và 1962. Nếu đề nghị này được chấp thuận, Hoa Kỳ sẽ viện trợ kinh tế cho tất cả các nước trong vùng, kể cả Bắc Việt”.

Hoa Kỳ cũng đã từng tạm ngưng ném bom Miền Bắc nhưng Hà Nội lại lợi dụng thời gian này để ồ ạt chuyển quân và vũ khí vào miền Nam, “tấp nập như xa lộ New Jersey vào những ngày cuối tuần”.

Rõ ràng Mỹ có cút nhưng “Ngụy” chưa nhào thì vẫn cứ đánh. “Ngụy” nhào rồi thì lại rước Mỹ trở lại để cùng hưởng vinh hoa phú quý. Thế mà là “Chống Mỹ cứu nước” ư? “Giải phóng Miền Nam” khỏi sự chiếm đóng của ai? Tại sao lại cứ phải là Hồ Chí Minh với ĐCSVN thống trị toàn đất nước, nếu không thì đốt cháy cả dải Trường Sơn đi, giết hết chin phần mười dân tộc đi. Ghê sợ thật. Dã man quá! Tàn bạo quá!

Để tránh ngộ nhận, xin đề nghị gọi cuộc chiến thảm khốc vừa qua là “Cuộc chiến Hai miền Việt Nam Thế kỷ Hai mươi”
Phải thêm chữ “Thế kỷ Hai mươi” là để phân biệt với hai cuộc Nam Bắc phân tranh trước. Vào thế kỷ thứ XVI, sau khi Mạc Đăng Dung giết vua Lê Chiêu Tông lập ra nhà Mạc, một số cận thần nhà Lê chạy vào Thanh Hóa lập người con út của Chiêu Tông lên kế vị và mở cuộc chiến tranh chống nhà Mạc. Cuộc chiến khôi phục nhà Lê kéo dài 52 năm (1540-1592) với lằn ranh không rõ rệt là Thanh Hóa. Cuộc nội chiến Trịnh Nguyễn phân tranh lấy sông Gianh, Quảng Bình làm giới tuyến thì kéo dài 45 năm, cho đến khi Nguyễn Huệ nổi lên đánh chúa Nguyễn, diệt nhà Trịnh, lập ra triều đại Tây Sơn năm 1788.

Tôi đã từng lên án Lê Khả Phiêu về tội cắt nhượng hàng nghìn mét vuông lãnh thổ phía bắc, hàng vạn mét vuông lãnh hải Vịnh Bắc Bộ; lên án Nông Đức Mạnh về tội rủ Trung Quốc vào khai thác Bauxite Tây Nguyên; lên án Nguyễn Phú Trọng về tội đưa nước mình lún sâu vào ách đô hộ mềm của Đại Hán. Vì sự nghiệp hòa hợp hòa giải dân tộc, nay lại phải đụng đến cụ Hồ. E rằng sinh mệnh sẽ khó an toàn? Dẫu thế nào đi nữa tôi cũng không thể lẩn tránh lương tâm, thoái thác cái nghĩa vụ thiêng liêng của một công dân chân chính.

Do tuổi cao, trình độ hạn chế, lại đang bận tranh thủ hoàn thành gấp gáp vài việc trong tình trạng quỹ thời gian còn lại eo hẹp nên bài viết sơ sài chưa đủ sức thuyết phục. Mong các học giả trẻ quan tâm tiếp tay làm sáng rõ những luận điểm được phác ra trên đây để lịch sử được phán xét đúng đắn, làm cơ sở chỉ đạo hành động đích đáng cần thiết trong thực tiễn nhiễu nhương hiện tại. Tôi xin cảm ơn.

Hà Nội 27 tháng 4 năm 2015 

© Nguyễn Thanh Giang

© Đàn Chim Việt

 

37 Phản hồi cho “Bàn về tên gọi cuộc chiến 2 miền Việt Nam”

  1. chiết gia says:

    Triết lý gia 00001 nói
    “…. chỉ có lãnh đạo đãng CSVN và thân nhân họ là giàu sụ,đúng là quân việt-gian,ăn cướp đất nước,họ từ từ bán nước cho tàu-cộng để được cai-trị rỏ ràng.Giáo-sư tên là Tương-lai một tên cộng-sản bịp bợm giờ đây đang năn nỉ Mỹ cho đãng CSVN được vào TPP…!!! dân Việt cần dân chủ tự do cần theo tây phương đó là con đường giàu có,còn tên Giáo-sư Tương-lai này bịp bợm cho là VN cần tiền? Đãng CSVN cần tiền thì đúng hơn,vì hể mượn được tiền ngoại quốc là cha con CSVN chia nhau ăn,dân đen VN trả nợ,rỏ ràng???….Tôi nhắc lại dân VN cần dân chủ tự do nhân quyền chỉ có lãnh đạo CSVN là cần tiền….vì mượn tiền tham nhũng có dân đen trả thì dại gì CSVN không mượn!!!….Hiểu như vậy là hiểu đúng tim đen của thằng CSVN…nay kính….”
    (hết trích)

    Đành rằng mỗi người có quyền tự do chọn nick name, nhưng ta cũng nên khiêm tốn một tí, mới học hết lớp tư trường làng viết câu văn như bà hàng xóm mất gà réo chửi .. thế mà tự nhận mình là chiết gia thì còn hơn chửi bố người ta! Chẳng thà về làng học hết bậc tiểu học rồi hãy lên diễn đàn

  2. Trực Ngôn says:

    Lúc này ĐCV vắng khách quá, cũng không nhiều góp ý?

    Một bài viết quá hay: “Chiến tranh Biển Đông, cách thức và phương pháp (Dương Thành Tân)” như một đóng góp phương cách bảo vệ Tổ quốc!

    http://ethongluan.org/index.php?option=com_content&view=article&id=16880:chi-n-tranh-bi-n-dong-cach-th-c-va-phuong-phap-duong-thanh-tan&catid=44:tham-lun&Itemid=301

  3. Trần Thanh says:

    Bác anh hùng, tôi cũng anh hùng
    Tôi, bác cùng chung nghiệp kiếm cung
    Bác đuổi quân Nguyên thanh kiếm bạc
    Tôi nay đánh Pháp ngọn cờ hồng
    Bác đưa một nước qua nô lệ
    Tôi dắt năm châu đến đại đồng
    Bác có linh thiêng cười một tiếng
    Mừng tôi cách mạng sắp thành công.

    Đọc qua bài thơ trên, ta thấy rõ tham vọng của ông Hồ là:”Tôi dắt năm châu đến đại đồng”.
    Vậy đặt tên cho cuộc chiến 2 miền Việt Nam là cuộc chiến:” Vì thế giới đại đồng”.

    • SẮC NGÀN says:

      BÁC HỒ

      Bác Hồ Cộng sản cùng mình
      Nói ra toàn đỏ thật tình vậy thay
      Thăm Đền Kiếp Bạc một ngày
      Bác xem Hưng Đạo Vương tày Bác thôi !

      Gọi Ngài bằng “bác” phải rồi
      Chờ xem đất nước tháng ngày ra sao
      Nên đừng suy nghĩ tào lao
      Chuyện gì còn đó lẽ nào quan tâm !

      Bác xưa phất ngọn cờ hồng
      Liên Xô Trung Quốc một lòng tạc ghi
      Liên Xô giờ đã ra đi
      Chỉ còn Trung Quốc vạn nghì khác sao !

      Lên tiên Bác cũng đi rồi
      Gặp ngay Các Mác Lênin liền liền
      Dưới trần còn chỉ cái lăng
      Riêng phần Di chúc sửa nhăng bởi người !

      TIẾNG NGÀN
      (04/6/15)

  4. Ha noi oa says:

    vb says:
    “Nếu cần phải chỉ mặt đặt tên một cách cụ thể, tôi đồng ý với nhà sử học Nguyễn Thị Liên Hằng, đây là cuộc chiến cuả Hà Nội ( Hanoi’s War). Chính xác hơn, đây là CUỘC CHIẾN CUẢ LÊ DUẨN (kẻ đã nắm quyền lực hầu như tuyệt đối từ cả trước năm 1960, với nghị quyết 25 ra đời tháng 9,1960, vạch ra chủ trương xâm lược miền Nam, hắn cũng là kẻ CHỈ ĐẠO suốt cuộc chiến, kể cả hoạch định chính sách ngoại giao trong thời gian chiến tranh).
    Cũng chính y, đã phát động cuộc chiến với Khơ Me Đỏ 1978 và (một phần) nguyên nhân cuả cuộc chiến biên giới với Trung Cộng, năm 1979!”
    . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

    Nổ vừa thôi cha nội, có biết tiếng Mỹ không đấy mà khoe đọc “Hà nội oa”, Lê Duẫn nói ta đánh đây là đánh cho Liên xô Trung Quốc

  5. cháu ngoan bác Hồ says:

    Thưa các cụ
    Tôi chính là cháu ngoan bác Hồ, năm 1975 tôi vừa tròn 20 tuổi, dép râu nón cối lên đường vào Nam giải phóng nhân dân khỏi cái gồng cùm Mỹ-Ngụy, tôi và hàng vạn hàng vạn thanh niên khi vào Sài Gòn mới ngã ngửa ra, sao mà Sài Gòn to đẹp thế, sao mà nhân dân miền nam giầu có thế? chúng tôi lúc ấy mới biết là bị Bác đảng lừa, nhà văn Dương Thu Hương nói “Thằng mọi rợ miền Bắc đánh thắng thằng văn minh miền Nam”
    Nói là giải phóng cho vui thôi chứ tôi thấy đảng ta vơ vét cật lực, Đại tá Bùi Tín nói đây là cuộc ăn cướp vĩ đại, thật vậy ho cướp nhà, cướp gạo, cướp ti vi, cuớp xe Honda, tủ lạnh thoải mái, anh em bộ đội chúng tôi đem xương máu ra hy sinh cho đảng hưởng thụ, đảng ngày càng hủ hóa, chuột xa chỉnh gạo, đảng viên cướp biệt thự địch, xe hơi địch rồi kiếm gái về du hí….
    Nay đảng ta đưa hết bà con cô bác ở trong rừng ra, ở miền Trung miền Bắc vào Nam tha hồ hưởng thụ, tha hồ cuớp đất, cướp nhà của dân trắng trợn… đại đa số người dân không ai còn tin cái đảng lừa phỉnh chó chết
    Đảng Cộng Sản chỉ là cái đảng ăn cướp mất dậy nhất trong lịch sử

  6. nguyenkimkhanh says:

    Mời các độc giả đọc bài viết của T/G Phòng khoa Học phân tích về cuộc chiến VN

    Cuộc chiến 1954-1975 có phải nội chiến?

    Cứ đến dịp lễ 30/4 hàng năm, người dân Việt Nam lại phấn khởi kỷ niệm chiến thắng chung của toàn dân tộc trước các thế lực ngoại xâm – chiến thắng vĩ đại đã giúp non sông thu về một mối. Thì người Việt Quốc gia nay là những kẻ CCCĐ cũng kỷ niệm họ mặc niệm, gọi ngày đó là Tháng tư đen hay ngày Quốc hận. Chiến thắng 30/4/1975 là nối tiếp chiến thắng Điện Biên Phủ cũng như các chiến thắng hào hùng khác của cha ông ta thời Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền,… Có lẽ do chưa thấm hết lịch sử Việt Nam hoặc bị các thế lực hắc ám nào đó lừa phỉnh nên họ vẫn coi cuộc kháng chiến chống Mỹ như một cuộc nội chiến. Theo họ, cái chính thể mang tên “Việt Nam Cộng hòa” là hoàn toàn hợp pháp và sự sụp đổ của chế độ đó là do sự xâm lăng, “cưỡng chiếm” từ miền Bắc. Trước các luận điệu tuyên truyền hoặc ngộ nhận này, chúng ta cần nhìn lại lịch sử và làm một cuộc “giải phẫu” chế độ Việt Nam Cộng hòa cùng hai công cụ bạo lực của nó là Quân lực Việt Nam Cộng hòa và Cảnh sát Quốc gia Việt Nam Cộng hòa để thấy rõ bản chất của nó và những sự thật mười mươi. Chính quyền bất hợp pháp Có thể nói, ngay từ đầu, chính thể “Việt Nam Cộng hòa” đã không có một cơ sở pháp lý vững vàng nào. Mãi tới tận năm 1955 nó mới ra đời và ra đời một cách bất hợp pháp trên nửa lãnh thổ phía nam của Việt Nam từ một “sáng tạo” mang tính chiến lược của người Mỹ nhằm mục đích áp đặt chế độ thực dân mới ở miền nam vn đồng thời, gia tăng ảnh hưởng ở vị trí chiến lược, ngăn chặn làn sóng xã hội chủ nghĩa tràn xuống đông am á…. Trong khi đó nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập một cách chính danh trên toàn lãnh thổ Việt Nam vào năm 1945 sau cuộc Cách mạng tháng Tám của muôn triệu con dân đất Việt trước khi bất kỳ một lực lượng quân Đồng minh nào vào giải giáp quân Nhật.
    Năm 1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành tổng tuyển cử bầu Quốc hội theo chế độ phổ thông đầu phiếu trên toàn quốc với sự tham gia của đông đảo đồng bào và đã có bản Hiến pháp đầu tiên được thông qua – hai sự kiện này đặt cơ sở pháp lý vững chắc cho nhà nước dân chủ mới khai sinh. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành những sắc lệnh, những văn bản pháp lý đầu tiên khẳng định nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ từ Bắc chí Nam. Không những vậy, sau năm 1954 nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dù đang trên thế thắng về mặt quân sự (với trận Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu) vẫn chấp nhận một cuộc tổng tuyển cử sòng phẳng trên tinh thần hòa hợp để thống nhất đất nước đang tạm thời bị chia cắt. Tuy nhiên cả phía Mỹ và cái gọi là Việt Nam Cộng hòa đều kiên quyết từ chối thiện chí đó! Theo Hiệp định Geneva, Việt Nam chỉ tạm thời bị chia cắt làm 2 miền, giới tuyến quân sự chỉ là tạm thời và không phải là biên giới quốc gia. Theo Hiệp định này, hai bên sẽ tiến hành hiệp thương để thống nhất đất nước trong năm 1956. Tuy nhiên ông Ngô Đình Diệm – do CIA (Mỹ) “tìm thấy” và đưa về Việt Nam làm Thủ tướng của chính phủ bù nhìn Bảo Đại – đã tuyên bố không có tổng tuyển cử gì hết, trắng trợn vi phạm Hiệp định Geneva, và đi ngược lại nguyện vọng thống nhất của dân tộc. Thời đó, người Mỹ và phe cánh của ông Diệm lo sợ uy tín to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Mặt trận Việt Minh và Đảng Lao động Việt Nam và tin rằng nếu tiến hành bầu cử tự do, Hồ Chí Minh sẽ giành được tới 80% số phiếu. Do vậy ông Diệm với sự giúp đỡ của người Mỹ đã phải sử dụng nhiều “mưu hèn kế bẩn” để củng cố quyền lực của mình (với tư cách là Thủ tướng), rồi gian lận trong cuộc “trưng cầu dân ý” để hạ bệ luôn Quốc trưởng Bảo Đại, dựng lên “Việt Nam Cộng hòa” với Diệm làm Quốc trưởng và sau đó là Tổng thống. Tiếp đó, ông Diệm áp dụng nhiều chiêu thức man rợ để tàn sát những người kháng chiến cũ và những người yêu nước chân chính, khủng bố tinh thần của nhân dân, củng cố chính quyền phản động của mình, công khai phá hoại Hiệp định Geneva, mưu đồ chia cắt lâu dài đất nước. Sau khi đã củng cố vững chắc chính quyền, Ngô Đình Diệm đã cho tiến hành “cải cách điền địa” với nội dung ngược với “cải cách ruộng đất” (mục tiêu dân cày có ruộng) mà cách mạng đã tiến hành trước đó. Với “cải cách điền địa”, ông Diệm đã tước đoạt đất đai của nông dân và khôi phục lại giai cấp địa chủ, tạo thêm chỗ dựa xã hội cho chế độ. Cho nên, sau này dù có mị dân đến mấy, chính quyền này cũng không giành được sự ủng hộ ở nông thôn. Về bản chất chính trị, “Việt Nam Cộng hòa” đại diện cho các tầng lớp tư sản mại bản và phong kiến thân Mỹ. Nền tảng trực tiếp cho sự ra đời của Việt Nam Cộng hòa là chính thể “Quốc gia Việt Nam” (1949-1955) – đây là một chế độ bù nhìn do Pháp lập nên trong thời kỳ kháng Pháp và do cựu hoàng Bảo Đại (mất ngôi hoàng đế sau Cách mạng tháng Tám) làm quốc trưởng. Quốc kỳ “ba que” của Việt Nam Cộng hòa cũng chính là quốc kỳ của “Quốc gia Việt Nam” được Pháp “trao trả độc lập”. Như vậy, ngay từ đầu, chính thể này đã phạm nhiều tội ác và mang “gene” Việt gian rất rõ nét, từ “từng lỗ chân lông” của mình. Bước chuyển từ “Quốc gia Việt Nam” sang “Việt Nam Cộng hòa” là bước chuyển từ làm tay sai cho thực dân Pháp sang làm tay sai cho đế quốc Mỹ. Theo thời gian, chính thể Việt Nam Cộng hòa ngày càng thối nát với tệ nạn tham nhũng, các cuộc đấu đá nội bộ và các cuộc đảo chính quân sự. Chế độ này không đại diện cho dân tộc và trên thực tế đã bị nhân dân và lịch sử quay lưng lại. Còn tính chính danh của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là rất cao, nên Mỹ không thể lấy cớ để lôi kéo quân của Liên Hợp Quốc vào lãnh thổ Việt Nam tham chiến như đã từng xảy ra trên bán đảo Triều Tiên. Quân đội, cảnh sát mang gốc gác thực dân Chính thể Việt Nam Cộng hòa là phi pháp nên các công cụ bạo lực của nó cũng chỉ là lực lượng phản dân hại nước, đang tâm làm tay sai cho các thế lực ngoại bang. Quân lực Việt Nam Cộng hòa thường khoe là chiến đấu cho tự do. Tuy nhiên quân đội này lại phát xuất từ chính lực lượng ngụy quân đã sát cánh bên quân đội viễn chinh Pháp dưới lá cờ tam tài! Đa phần các tướng lĩnh cao cấp của quân đội Sài Gòn đều đã từng phục vụ trong quân đội Pháp hoặc quân đội “Quốc gia Việt Nam” của Bảo Đại để bảo vệ nền thống trị của người Pháp ở Đông Dương. Viên tướng tư lệnh Phạm Văn Phú, kẻ đã bại trận thảm hại tại chiến trường Tây Nguyên năm 1975, cũng từng là lính Việt chiến đấu hăng hái bên các chiến hữu Pháp tại Điện Biên Phủ năm 1954. Tại Điện Biên, ông Phạm Văn Phú khi đó si mê hát Quốc ca Pháp, hô hào các binh sĩ ngụy khác đánh trả quân Việt Minh của tướng Võ Nguyên Giáp theo đóm ăn tàn. Cái gọi là “Cảnh sát Quốc gia” của chế độ ngụy cũng không hơn. Nó bắt nguồn từ lực lượng cảnh sát và mật thám của Pháp tại Đông Dương từ năm 1946. Tướng Nguyễn Ngọc Loan – Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia ngụy, kẻ đã dùng súng lục bắn thẳng vào đầu một tù binh cộng sản ngay trước ống kính máy ảnh và máy quay phim của phóng viên ngoại quốc trên đường phố Sài Gòn năm 1968 – xuất thân là quân nhân trong quân đội Liên hiệp Pháp. Đến khi đổi chủ, hai lực lượng này lại hết lòng với các quan thầy Mỹ. Dù người ta có ngụy biện đến thế nào cũng không thể phủ nhận bản chất tay sai của quân đội và cảnh sát ngụy. Cả quân lực và cảnh lực ngụy đã tham gia vào những chiến dịch “diệt cộng” rất dã man, trên tinh thần “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”. Thời Diệm, với luật 10/59, máy chém được lê khắp miền Nam để chặt đầu người cộng sản và làm họ lung lạc ý chí. Trong “cuộc chiến vì tự do”, quân lực Việt Nam Cộng hòa đã sát cánh và tiếp tay cho “ông chủ” của mình là quân viễn chinh Mỹ – những kẻ đã phạm nhiều tội ác phi nhân tính như hãm hiếp phụ nữ Việt Nam, thảm sát dân thường (tiêu biểu có trường hợp Mỹ Lai), sử dụng chất độc da cam, sử dụng bom napalm và các loại bom chùm có sức sát thương tàn bạo… Với những đòn nhục hình gần như chỉ để triệt hạ các tù binh cộng sản (đóng đinh vào đầu, đục răng, đục xương bánh chè, luộc sôi người, đốt cơ quan sinh dục…), nhà tù Phú Quốc – địa ngục trần gian do quân đội Sài Gòn tạo ra (sau khi học hỏi kinh nghiệm của chuyên gia Mỹ) – là minh chứng hùng hồn cho những vi phạm nhân quyền và những tội ác kiểu trung cổ trời không dung đất không tha của chế độ ngụy. Quân đội ngụy hoàn toàn được đào tạo theo lối Mỹ, được trang bị cực tốt và đầy đủ, có hỏa lực mạnh và sức cơ động cao, hoạt động cực kỳ tốn kém theo kiểu Mỹ và bằng ngân sách Mỹ. Đã vậy, khi tác chiến quân đội Sài Gòn còn nhận được sự cố vấn của chuyên gia quân sự Mỹ và sự hỗ trợ tối đa về hỏa lực và hậu cần từ phía quân đội Mỹ. Nói cách khác, quân đội Sài Gòn là một đội quân đánh thuê cho đế quốc Mỹ và được Mỹ ưu ái đầu tư bài bản. Tuy nhiên, có một thứ mà chính người Mỹ cũng thừa nhận là họ không thể mang đến cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa được – đó là tinh thần chiến đấu quả cảm và sự mưu trí sáng tạo. Với bản chất đánh thuê (và cả chết thuê nữa), quân đội Sài Gòn hoàn toàn phụ thuộc vào Mỹ, thiếu lý tưởng, không thể đại diện cho dân tộc Việt Nam và cũng không thể kế thừa truyền thống quân sự của dân tộc. Đến khi Mỹ rút viện trợ và ngưng yểm trợ thì quân đội này (cùng với chính thể Việt Nam Cộng hòa) suy sụp nhanh chóng, không còn biết “đánh đấm gì nữa”, chẳng khác nào “bệnh nhân bị rút ống thở”. Trong đợt tổng công kích của quân giải phóng năm 1972, quân ngụy Sài Gòn trụ vững được phần lớn là nhờ Hoa Kỳ đã yểm hộ tối đa cho họ bằng phi pháo và oanh tạc cơ chiến lược B-52. Đến năm 1975, khi bị người Mỹ bỏ rơi thì họ đã không thể chống đỡ nổi các đòn tiến công dũng mãnh của quân giải phóng. Sau khi trúng đòn điểm huyệt ở Buôn Ma Thuột, dù lực lượng vẫn đông và vũ khí còn nhiều (hơn hẳn quân giải phóng) nhưng quân đội ngụy ở Tây Nguyên đã nhanh chóng rã đám do thiếu mưu lược và do sĩ quan của họ chỉ mải lo cho gia đình mình và di tản một cách hỗn loạn, khiến thế trận của ngụy quyền ở toàn bộ Tây Nguyên sụp đổ. Một số kẻ cố bào chữa cho ngụy quyền Sài Gòn, cho rằng nếu quân đội Sài Gòn đánh thuê cho Mỹ thì quân đội nhân dân Việt Nam hoạt động theo chỉ đạo của Liên Xô. Vế thứ 2 của luận điệu trên là hoàn toàn không đúng. Vì Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giương cao và kết hợp nhuần nhuyễn hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Quân đội Nhân dân Việt Nam trân trọng sự giúp đỡ quý báu của nhân dân các nước XHCN nhưng không bao giờ ỷ lại vào đó. Trong tác chiến, quân đội nhân dân Việt Nam có tham khảo kinh nghiệm và lý luận quân sự của nước khác nhưng là trên tinh thần độc lập tự chủ, tự lực cánh sinh, xuất phát từ thực tiễn dân tộc và đất nước (trường hợp thay đổi phương châm tác chiến tại Điện Biên Phủ là một ví dụ điển hình). Và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng không để cho quân đội nước bạn nào vào lãnh thổ để tham chiến bên cạnh mình ở chiến trường miền Nam. Trong khi đó, Việt Nam Cộng hòa đã để cho nửa triệu quân Mỹ và nhiều quân chư hầu của Mỹ vào giày xéo đất nước. Nếu xét về viện trợ thì những gì mà Liên Xô và Trung Quốc cung cấp cho Quân đội Nhân dân tuy lớn nhưng đâu thấm tháp so với khối lượng khổng lồ tiền bạc, vũ khí và quân cụ mà Mỹ đổ vào để trực tiếp xâm lược, hậu thuẫn cho đội quân đánh thuê là QLVNCH . Nên nhớ, trong hoàn cảnh thời đó, mức lương của một sĩ quan ngụy rất cao, đủ nuôi sống cả gia đình họ. Tất nhiên, Quân lực Việt Nam Cộng hòa bao gồm những người con đất Việt máu đỏ da vàng, mang trong mình các nét văn hóa Việt. Tuy nhiên họ đã không phát huy được sức mạnh của văn hóa và truyền thống tổ tiên, vì họ đã sống trong môi trường tha hóa và thiếu chính danh của Việt Nam Cộng hòa, đã lầm đường lạc lối, đã bị lừa dối, bị ép buộc, hoặc đơn giản là hành động chỉ vì miếng cơm manh áo. Lòng dân Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, lòng dân luôn hướng về Đảng Cộng sản Việt Nam, cả ở miền Bắc lẫn miền Nam. Trong suốt thời gian tồn tại của mình, dù nhiều lần hô hào Bắc tiến nhưng quân đội Sài Gòn chưa bao giờ có khả năng đưa lục quân ra miền Bắc XHCN, ngược lại họ luôn trong thế phòng ngự. Trong thời kỳ 1955-1975, không có một quân đội thứ 2, một chính quyền thứ 2 ở miền Bắc, cũng không có biểu tình và các lực lượng chống đối ở miền Bắc. Nếu có thì đó chỉ là các toán gián điệp-biệt kích do Mỹ-ngụy tung ra Bắc nhưng các nhóm này đều nhanh chóng bị cơ quan an ninh cách mạng bắt gần như toàn bộ với sự trợ giúp của quần chúng. Điều duy nhất Mỹ-ngụy có thể làm là đưa máy bay vượt vĩ tuyến 17 ném bom phá hoại miền Bắc XHCN, giết hại dân thường. Trong khi đó, ở miền Nam dưới ách Mỹ-ngụy, liên tục diễn ra các cuộc biểu tình của dân chúng, của Phật giáo, sinh viên, trí thức, ký giả…, các hoạt động đấu tranh vũ trang rộng khắp của quần chúng phá thế kìm kẹp ở nông thôn (như phong trào đồng khởi ở Bến Tre và toàn Nam bộ). Nằm ngay cửa ngõ Sài Gòn là khu “đất thép” Củ Chi của các du kích và quân giải phóng miền Nam, tồn tại bao năm như cái gai thách thức chế độ Mỹ-ngụy, những kẻ đã trút xuống đó vô số bom đạn và mở nhiều cuộc càn quét sử dụng các loại vũ khí tối tân nhưng không tài nào khuất phục được ý chí của quân dân Củ Chi. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1968 đã giáng một đòn mạnh vào Mỹ-ngụy, làm cho Mỹ nhận ra rằng họ không thể thắng ở miền Nam Việt Nam, đồng thời chỉ cho thế giới thấy chính thể Việt Nam Cộng hòa mất lòng dân đến mức nào. Vì rõ ràng, những người cộng sản không thể tiến hành một cuộc tấn công đồng loạt, rộng khắp và mãnh liệt trong thời gian dài như vậy (trên toàn đô thị miền Nam, trong điều kiện hết sức khó khăn) nếu thiếu sự che chở bao bọc của đông đảo nhân dân. Nếu cái gọi là Việt Nam Cộng hòa thực sự hợp lòng dân, được nhân dân ủng hộ thì có lẽ sẽ không xuất hiện Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam (vào năm 1960), cùng với lực lượng Quân Giải phóng miền Nam (năm 1961), rồi sau đó là chính phủ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (vào năm 1969) ngay trên phần đất của miền Nam Việt Nam, với nhân lực chính là người miền Nam, nói giọng miền Nam. Như vậy ở phía nam vĩ tuyến 17 đã hình thành 2 vùng kiểm soát với 2 quân đội tương ứng, khiến cho tính hợp pháp và chính danh của chế độ Việt Nam Cộng hòa vốn đã kém lại càng bị thách thức nghiêm trọng. Thậm chí ngay cả ở những vùng Mỹ-ngụy chiếm giữ, vẫn tồn tại song song hai hệ thống chính quyền, hai lực lượng. Một bên là chế độ ngụy công khai, một bên là các đảng bộ cộng sản cùng các đơn vị công an và bộ đội địa phương hoạt động ngầm tương ứng với các đơn vị hành chính. Ý Đảng luôn thống nhất với lòng dân, các đảng viên kiên định bám sát quần chúng như cá với nước. Địch phải liên tục đối phó với chiến tranh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân ở khắp nơi. Ngay giữa Sài Gòn, kẻ địch thường xuyên phải căng thẳng vì những trận đánh xuất quỷ nhập thần của biệt động Sài Gòn (thuộc quân đội nhân dân) và lực lượng an ninh T4 (thuộc công an nhân dân). Hệ thống cảnh sát ngụy dù dày đặc và rất hung hãn nhưng không thể cản ngăn phong trào đấu tranh của quần chúng, không thể bắt hết cán bộ cách mạng được nhân dân bảo vệ. Ngược lại, chính lực lượng tình báo cách mạng đã xâm nhập hết sức hiệu quả vào bộ máy an ninh tình báo ngụy và hệ thống chính quyền ngụy, kể cả ở cấp cao nhất. Trước giờ cáo chung, ngụy quyền còn tuyên truyền quân giải phóng sẽ dìm Sài Gòn trong biển máu. Nhưng cuối cùng thì không có cuộc tắm máu nào như thế cả. Ngược lại, những người hạ vũ khí về với nhân dân đã nhận được sự khoan hồng của cách mạng. Các hình ảnh do chính phóng viên ảnh và quay phim nước ngoài ghi lại đã cho thấy quần chúng hồ hởi đón chào quân giải phóng đến nhường nào trong trưa 30/4/1975 tại Sài Gòn. Như vậy, có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng cuộc Chiến tranh Việt Nam 1955-1975 không phải là nội chiến mà là cuộc kháng chiến chính nghĩa do toàn dân tiến hành chống lại ngoại xâm và tay sai của ngoại bang./.
    28/5/2015
    Phòng Khoa Học

    • Trần Tưởng says:

      a./ Dóc
      b./ Dai
      c./ Dài
      d./ Dở
      Kết luận : Xàm

      Ra gò mả của đồng chí Lê Ruẩn mà xem : Đồng chí ấy đã đặt tên rồi : ” Ta đánh cho
      Liên-Xô và Trung quốc “.

    • DẶM NGÀN says:

      TỘI THAY NGƯỜI MÌNH

      Tội thay dân Việt của mình
      Thành ngu bốn biển chình ình vậy thay
      Cái đầu trống rỗng dài dài
      Bởi toàn nhét cả những bài mác lê !

      Khiến cho lý luận ê chề
      Hiểu lầm khoa học u mê ở đời
      Còn đâu ngay ngắn con người
      Thông minh trí tuệ cũng hoài từ đây !

      Ai gây ra đến nỗi này
      Ngàn năm nay mới một ngày lạ chưa
      Thông minh tiền bối có thừa
      Ngu dần hậu bối quả vừa lòng ai !

      Hoan hô giai cấp lên đài
      Chỉ toàn khẩu hiệu nói hoài vậy thôi
      Khác chi một bọn nịnh thần
      Nhân danh giai cấp đặng mình có xơi !

      BẠT NGÀN
      (01/6/15)

    • Phan Minh says:

      Sau thế chiến thứ 2, chủ nghĩa CS như một cơn dich, lan tràn khắp nơi, riêng ở Á châu, một số quốc gia CS chiếm được chính quyền như Trung Quốc, bắc VN, bắc Triều Tiên… và các quốc gia khác còn lại hầu như đều có đảng CS hoạt động như: Mã cộng ở Mã lai, Thái cộng ở Thái lan, Phi cộng, Lào cộng, Miên cộng, Miến cộng… Các quốc gia có Mỹ đứng đầu ra sức ngăn chặn, bao vây và tiêu diệt sự bành trướng của chủ nghĩa CS. VN cũng nằm trong mục tiệu đó (chủ thuyết Domino). Điển hình như Indonesia. Chính quyền đã giết khoảng từ 3 đến 400.000 đảng viên CS thân Trung Quốc. Anh Quốc giúp Mã Lai tiêu diệt CS Mã… bắc VN và bắc Triều Tiên tồn tại vì sư trợ giúp đắc lực của TQ, riêng bắc VN nhuộm đỏ luôn cả VN và sang cả Miên và Lào…

      Bây giờ thử đặt câu hỏi:
      - Nếu VN xẩy ra chiến tranh vì chủng tộc, tôn giáo, lãnh thổ, liệu Mỹ có đưa quân vào VN không?
      - Theo tôi, câu trả lời là không.
      Từ đó ta thấy cuộc chiến từ 1955 đến 1975 rõ ràng là cuộc chiến Ý THỨC HỆ.

      • CÁI ĐIỀU

        Cái điều do Mác vậy thôi
        Nếu ông là đúng người người nên công
        Ngặt vì ông chỉ nói ngông
        Cái sai rõ rệt thành công nỗi gì
        Nên thôi hãy cố quên đi
        Coi như không có lọ gì mà than !

        TUYẾT NGÀN
        (04/6/15)

    • Trần Hoàng says:

      Dù có gọi tên là cuộc chiến gì đi nữa thì cuối cùng chỉ có TQ là được lợi nhất, điển hình là được VNDCCH thừa nhận TQ là chủ nhân ông của hai Quần đảo Trường sa và Hoàng sa, xin trích một phần bài:
      “Vì Sao T.Q thách thức cả thế Giới trong cuộc tranh chấp trên biển Đông hiện nay”?
      của Tác giả Nguyễn Trọng Bình:

      “… về mặt pháp lý nhất là việc nhìn nhận và giải thích luật quốc tế, nếu như Việt Nam đang có chút lợi thế là bộ sưu tập các bản đồ cổ (trong đó chứng minh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, không thuộc chủ quyền của Trung Quốc) và các học giả quốc tế cũng không chấp nhận ranh giới “đường lưỡi bò” thì ngược lại Trung Quốc có ưu thế hơn thông qua một “bằng chứng lịch sử” khác. Đó là cái công hàm oan nghiệt do ông Phạm Văn Đồng thay mặt nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký và “trân trọng” gửi cho họ vào năm 1958 (mà mọi người đã rất nhiều lần tranh luận trước đây). Dù muốn dù không chúng ta phải thừa nhận, Việt Nam rất khó ăn khó nói với bạn bè thế giới về nội dung ghi trong cái mảnh giấy (tuy chỉ có mấy chữ nhưng tác hại rất khủng khiếp) này.

      Cho nên, thời gian qua nếu Việt Nam nói “chúng tôi có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” thì phía ngược họ cũng đường hoàng, dõng dạc tuyên bố giống hệt như vậy. Và khi nói họ “hung hăng”, “ngang ngược”… thì họ cũng đáp trả lại Việt Nam là kẻ “lật lộng”, “phản bội”…”

      • Nguyễn Phan says:

        Theo tôi nghĩ, cũng vì cái Công hàm 1958 mà
        VN không dám đưa TQ ra Toà án Trọng tài LHQ.

      • Phạm Hoàng says:

        Tôi thấy luận điệu của TQ bây giờ giống y như của VNDCCH trong thời
        chiến tranh khi bàn cãi về vấn đề vãn hồi hoà bình tại VN. Phải chăng do
        đào tạo cùng một thầy một trường mà ra?

    • Hồ Bác Cụ says:

      Ba cái rác rưởi của bọn viết thuê đem lên đây làm cái giề??? Bài viết chả có lập luận gì cả, cứ theo đúng những khẩu hiệu tuyên truyền cũ rích của bọn việt cộng tương vào, là xong một bài, rồi mang cái mác “Phòng Khoa Học” cho mấy đứa dốt sợ chơi. Chẳng có ai biết cái “Phòng Khoa Học” nó là cái quái gì, gồm bao nhiêu đứa, trình độ chúng đến đầu, chúng nghiên kíu cái gì,…mang ra để “hù” thiên hạ được sao??? Đúng là “thối từ chân răng, nó xông lên đến óc”, thối chịu không nổi!!!!! Ông Nguyễn thanh Giang chắc là không phải là người đã từng làm Khoa Học hay sao??? Thế mà ông viết bài này lại có bọn tự phong tự sướng “Phòng Khoa HỌc” viết bài phản biện!!!! Thôi nhé, bác đây chính là Hồ Bác Cụ đấy!!!

Leave a Reply to Phan Minh