WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tại sao là Miến Điện mà không phải Việt Nam?

Đã gần hai tháng trôi qua nhưng dư âm của cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung ở Miến Điện vẫn có sức lan tỏa lớn. Vẫn còn nhiều dè dặt, thậm chí là hoài nghi về những đổi thay chính trị chóng vánh ấy, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không được quyền tin tưởng vào một tương lai mới, tốt đẹp hơn cho xứ sở vàng này.

Miến Điện thay đổi, Việt Nam thì chưa

Nhiều nguyên nhân của sự thay đổi được nói đến: 1/do tác động của Hoa Kỳ và phương Tây lên chính quyền Miến Điện vì họ không muốn Miến Điện với vị trí địa chính trị quan trọng, rơi vào tay Trung cộng; 2/do sức ép về sự nghèo khổ, lạc hậu và ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc; 3/do tinh thần dân tộc và lòng yêu nước của những người lãnh đạo Miến Điện trước hiện trạng đất nước bị cô lập với thế giới ; 4/do sự đấu tranh ngoan cường của nhân dân Miến Điện dưới biểu tượng Aung San Suu Kyi, cùng với tác động của các cuộc nổi dậy ở Ả Rập khiến Nhà cầm quyền nhận thấy sự cần thiết phải nới lỏng chính sách cai trị “bàn tay sắt” của mình nếu không muốn chịu chung số phận với những kẻ độc tài đã ra đi ở Ả Rập…

Có thể mức độ tác động của những nhân tố này lên sự cải cách chính trị ở Miến Điện là không giống nhau, nhưng thiển nghĩ nguyên nhân của vấn đề nằm trong mối quan hệ cộng hưởng tất cả các nhân tố này. Không phải là cái này hay cái kia mà là tất cả; vấn đề là nhấn tố nào đóng vai trò cốt yếu, thúc đẩy các nhân tố còn lại.

Với nguyên nhân đầu tiên, tức là vị tri chiến lược của Miến Điện đã giúp họ, ta có thể đặt câu hỏi là Việt Nam với bờ biển dài nhìn ra một vùng biển chiến lược không quan trọng trong con mắt người phương Tây và Mỹ sao? Nếu căn cứ vào nguyên nhân thứ hai, tức tình trạng nghèo khổ và bị cô lập, thì ta ngỡ ngàng tự hỏi: Bắc Triều Tiên không nghèo khổ và bị cô lập với thế giới ư? Về nguyên nhân thứ ba, nếu tập đoàn độc tài Miến Điện yêu nước thì sao lại khiến Miến Điện kiệt quệ như thế rồi mới đổi ý, tại sao mới đây họ vẫn đàn áp đẫm máu các cuộc biểu tình năm 2007; lâu nay họ vẫn cai trị bằng chính sách khắc nghiệt, tại sao bỗng nhiên trở nên đầy lương tri như thế? Và với nguyên nhân cuối cùng, ta có thể nhận thấy rằng, người Mỹ và phương Tây chỉ can thiệp vào những nơi mà tự nó đã có một phong trào vững mạnh và cũng chính sự phản kháng mạnh mẽ ấy của người dân Miến mới là điều gợi lên trong tâm trí những kẻ cầm quyền ý muốn thay đổi nhiều nhất, vì họ cảm thấy thực sự bất an về tương lai của mình. Với kiến thức hạn hẹp của mình, tôi nghĩ, đây mới là nguyên nhân nền tảng, là điều kiện tiên quyết, ảnh hưởng đến các nguyên nhân còn lại.

Miến Điện phản kháng mạnh mẽ, Việt Nam thì chưa

Từ cách nhìn nhận rằng một phong trào quần chúng phản kháng bền vững và mạnh mẽ là vô cùng quan trọng, nhiều câu hỏi cứ quanh quẩn trong đầu tôi, và có lẽ cũng ám ảnh khá nhiều người. Tại sao ngay từ năm 1974 đã có những cuộc biểu tình lớn ở Miến Điện, và năm 1988 đã có nửa triệu người tham gia meeting nghe bà Aung San Suu Kyi đọc diễn văn? Tại sao năm 2007, hơn 20.000 người bao gồm các nhà sư và dân chúng Miến Điện đi biểu tình, còn Việt Nam vào năm 2011, số người đi biểu tình chỉ bằng 1/10 con số ấy vào lúc cao điểm (dù ở ta, chỉ là biểu tình phản đối Trung Quốc chứ không phải là biểu tình đòi tự do dân chủ-một đòi hỏi tiến bộ, quan trọng và cũng nhạy cảm hơn nhiều)?

Người Miến Điện không sợ hãi sao? Không, đã là con người không ai muốn mang sự an toàn và sinh mạng của mình ra thách đố, đặc biệt là thách đố những kẻ cai trị có vũ trang. Người Miến Điện cũng vậy. Bằng chứng là theo các phóng viên quốc tế có mặt tại Miến Điện, sau những tuyên bố cải cách của chính quyền, nhiều người dân còn rất dè dặt, có người còn không dám dừng lại nhìn ảnh Aung San và con gái quá lâu vì họ e ngại những sự “cởi trói” này là giả dối (kiểu như năm 1986 Nguyễn Văn Linh “cởi trói văn nghệ sĩ “).

Người Miến Điện dám dấn thân vì họ từng có kinh nghiệm với nền dân chủ ư? Đồng ý kinh nghiệm về một nền dân chủ là điều kiện thúc đẩy lòng kháo khát được sống tự do. Nhưng người dân bình thường rất dễ quên, trong một khoảng thời gian đủ dài bị cai trị quá khắt nghiệt, họ sẽ quên mất mình từng được hưởng điều gì; huống chi lớp người đã từng kinh qua nền dân chủ ở Miến Điện vào thời điểm năm 1988 đã già và những người hăng hái đấu tranh nhất trong cuộc nổi dậy 8888 lại là những người trẻ. Và một câu hỏi quan trọng được đặt ra ở đây là: người miền Nam Việt Nam không có kinh nghiệm với dân chủ sao?

Hay vì dân Miến Điện quá đói khổ và thiếu thốn mọi phương tiện khiến họ phải đấu tranh, còn ở Việt Nam dù sao vẫn còn có thể chịu đựng được? Chúng ta hãy nhớ lại, năm 1962 khi Ne Win thiết lập chế độ độc tài, thì đến năm 1974, tức là 12 năm sau, đã có những cuộc biểu tình phản kháng chế độ. Còn ở miền Bắc Việt Nam, từ năm 1954 trải qua cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu cùng thời kỳ tem phiếu bao cấp đói khổ cùng cực, cho đến năm 1986 là hơn ba mươi năm, thành thị và làng quê tan hoang nhưng không có cuộc phản kháng nào xảy ra cả. Ở miền Nam, từ năm 1975 đến 1986 trải qua thời kỳ bao cấp quằn quại cũng gần 12 năm nhưng mọi thứ vẫn im ắng. Bởi vậy, sự nghèo đói không thể là động lực giúp dân chúng vượt qua sợ hãi để đứng lên, nếu không muốn nói là nó có thể làm kiệt quệ tinh thần phản kháng.

Vậy thì tại sao Miến Điện có một phong trào phản kháng mạnh mẽ như thế, còn chúng ta thì không? Có lẽ nếu muốn đơn giản hóa vấn đề, ta chỉ cần quy kết cho vận mệnh mỗi dân tộc. Nhưng dù sao trước tiên chúng ta hãy tự cho mình cơ hội suy nghĩ một chút về vấn đề này.
Người Miến Điện giữ được nội lực, Người Việt Nam thì đã mất nội lực

Từ trước khi bà Aung San Suu Kyi về nước năm 1988, những cuộc biểu tình lớn đã nổ ra; nhưng không thể phủ nhận sự tham gia và lãnh đạo của bà đối với Liên Đoàn quốc gia vì Dân chủ đã làm phong trào đấu tranh dân chủ Miến Miến có thêm sức mạnh và sự gắn kết. Nhận định và đánh giá cao vai trò của bà-con gái một vị anh hùng dân tộc trong việc kết nối mọi thành phần đấu tranh, các trưởng lão dày dạn kinh nghiệm đã mời bà tham gia và trở thành người lãnh đạo Liên đoàn cũng như phong trào đối lập, dù trước đó bà chưa có kinh nghiệm chính trị nào. Tôi thật sự khâm phục những con người khả kính này, những con người đã đặt quyền lợi dân tộc lên trên cái tôi hão huyền để có được một người lãnh đạo có uy tín, một biểu tượng của phong trào-điều mà những người đối lập ở Việt Nam chưa có được. Bởi, như một người bạn mà tôi quý trọng đã nói rằng: “những người hoạt động ở Việt Nam có một tâm lý rất lạ: một mặt họ chống lại lãnh đạo (hiểu theo nghĩa lãnh tụ), mặt khác họ hành xử đầy tính lãnh tụ”. Vậy là ngay từ bước đầu tiên này chúng ta đã không thể sánh với người Miến Điện; còn chuyện thế nào là lãnh đạo, thế nào là lãnh tụ và vai trò của người lãnh đạo, tôi xin được nói trong một bài khác.

Có một người lãnh đạo nhiều uy tín là một điều quan trọng, nhưng sẽ là vô ích nếu người dân không hưởng ứng. Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây, khi nói về sự lớn mạnh của phong trào phản kháng ở Miến Điện chính là cái NỘI LỰC của họ. Dù sợ hãi chế độ độc tài, người Miến Điện đã có được một thứ NỘI LỰC mà người Việt Nam không có. NỘI LỰC ấy nằm ở sức mạnh văn hóa.

Mặc dù dưới những năm cầm quyền của mình, Ne Win muốn học tập Trung Quốc, định hướng cho Miến Điện theo con đường XHCN. Nhưng nhìn chung Miến Điện không bị áp đặt một chủ thuyết nào lên toàn bộ hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế. Chế độ cầm quyền ở đó là quân phiệt chứ không phải cộng sản như Việt Nam. Một chính thể độc tài không mang theo mình một chủ thuyết độc hại như chủ nghĩa cộng sản thì bản chất nó cũng gần giống với một nền quân chủ chuyên chế; nó có thể làm cho xã hội trì trệ và lạc hậu, nhân cách xuống cấp ở một mức độ nào đó nhưng ít ra nó không phá hủy triệt để những giá trị văn hóa truyền thống của xã hội, để thay vào đó là một loại văn hóa, loại mô hình xã hội bệnh hoạn, duy ý chí như trường hợp Việt Nam, Trung Quốc.

Ở Miến Điện, văn hóa, đạo đức và tôn giáo vẫn giữ được giá trị nội tại, đời sống văn hóa tinh thần của người dân vẫn nhân văn và thuần phác. Một nền luân lý Phật giáo đúng nghĩa đứng ở vị trí trung tâm trong đời sống tinh thần của họ. Như những nhà báo quốc tế ghi nhận thì, người dân Miến tuy sống nghèo khổ nhưng rất hiền lành, đa số họ thiền định mỗi ngày. Nghèo khổ và lạc hậu ở họ không đồng nghĩa với sự hèn nhát và sự xuống dốc về văn hóa và đạo đức. Chính vì giữ được sức mạnh tinh thần ấy, chính vì đứng trên cái trụ văn hóa nhân bản, trong đói khổ, đàn áp và sợ hãi, người dân Miến không ngừng phản kháng, đòi tự do, dân chủ.

Trái lại, dưới chế độ cộng sản Việt Nam, văn hóa, đạo đức và các truyền thống tôn giáo tốt đẹp đã gần như bị hủy hoại tận gốc rễ. Một xã hội hiện đại nửa mùa, một nền văn hóa mới theo kiểu Tây phương chưa xây dựng được (mà chỉ bắt chước người ta những thói xấu), còn cội nguồn văn hóa truyền thống thì đã biến thái thành những thứ quái dị. Những nhân đức hiền lành, chất phác, lòng yêu nước thiết tha biến thành những mánh mung, lừa đảo, vị kỷ. Một tôn giáo truyền thống từng góp phần to lớn xây dựng nên khí chất Việt Nam, bây giờ đã trở thành một thứ mê tín dị đoan. Đã mấy mươi năm sống dưới một chế độ độc tài hủy diệt văn hóa, bóp méo ý chí lành mạnh và làm thui chột năng lực tinh thần thì lúc đói khổ chúng ta chỉ lo miếng cơm, lúc sung túc chúng ta chỉ lo hưởng thụ. Mất cái gốc tinh thần (văn hóa, luân lý) chúng ta đang lâm vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về ý chí và nhân cách. Cái gốc của mọi hành động là tinh thần, ý chí yếu đuối, tinh thần bạc nhược, thì chẳng thể làm những việc lớn lao (nếu không có những điều kiện đột biến làm đòn bẩy).

Vì thế, giáo dục dân trí thông qua những luận bàn nghiêm túc về văn hóa (kể cả văn hóa chính trị), đạo đức, xã hội, chính trị… sẽ là cực kỳ cần thiết để vực dậy cái nội lực đã hư hao ấy; để chính sự phục hồi này, nếu không tạo được một biến cố cho sự đổi thay thì nó cũng giúp cho một thể chế tiến bộ trong tương lai dễ vận hành hơn. Và như John Stuart Mill đã nói: “Một dân chúng có thể còn chưa sẵn sàng cho một thiết chế tốt đẹp, nhưng việc nhen nhóm lên lòng mong ước có được thiết chế ấy phải là phần việc cần thiết cho sự chuẩn bị”. Văn hóa suy đồi, tinh thần khiếp nhược chính là những thứ chúng ta phải chung tay từng giờ để tháo gỡ, hầu mang lại một nội lực mới cho dân tộc. Có nội lực ấy rồi, không những chúng ta có thể dễ dàng xóa bỏ chế độ độc tài, mà còn có thể tiến vào chế độ dân chủ tự do không chút trở ngại.

Sài Gòn, ngày 25 tháng 5 năm 2012

31 Phản hồi cho “Tại sao là Miến Điện mà không phải Việt Nam?”

  1. Lâm Vũ says:

    Nội dung bài viết có nhiều điểm đáng bàn luận thêm, nhưng ở đây tôi chỉ xin nói về một điểm nổi bật: yếu tố Văn Hóa & Đạo Đức.

    HTV viết về sự khác biệt giữa Miến Điện và Việt Nam: “Ở Miến Điện, văn hóa, đạo đức và tôn giáo vẫn giữ được giá trị nội tại, đời sống văn hóa tinh thần của người dân vẫn nhân văn và thuần phác…”

    HTV đánh đúng vào yếu điểm: yếu tố quyết định của sự phục hồi chính trị . Khi nền văn hóa và đạo đức còn đó, thì dân tộc sẽ vượt qua những biến chuyển khó khăn của thời cuộc.

    Không nói đến chuyện ai đã gây ra nỗi đoạn trường, điều ai cũng phải nhận ra rằng dân tộc Việt đã đánh mất rất nhiều những giá trị văn hóa và đạo đức vốn là nền tảng của dân tộc qua hàng ngàn năm lịch sử. Những gì chúng ta thấy hiện nay, không còn mang dáng dấp đáng yêu của dân tộc Việt.

    Điều cần cấp do đó không phải là chiến thuật hay những trò ma mãnh chính trị mà là sự phục hồi văn hóa và đạo đức. Dùng chữ nghĩa của cụ Phan Chu Trinh, là phục hồi “dân khí” và “dân trí”, trước khi nói đến “dân sinh”.

    LV
    TB. Theo tôi, những nhận định của bác Trần Hữu Cách sai lầm ở chỗ dùng “hiện tượng” để giải thích cho nguyên nhân và để hỗ trợ cho luận cứ của mình khoác lên chúng những tính từ huyễn hoặc (“bồ tát”, “thiên lý nhãn”…). Bác THC cũng nói như mọi người, đại ý là độc tài “đảng trị” (đảng là chân lý) tệ hại hơn độc tài quân phiệt Miến Điện, nhưng không giải thích tai sao nó “tệ hại” hơn. Sau cùng, bác THC cũng lại đổ tội tại “cái tâm cầu an của người Việt lớn quá”. Nếu người Việt “cầu an, thì tại sao lại đánh nhau chí chết suốt 30 năm trời?

    • Trần Hữu Cách says:

      Bạn Lâm Vũ, cám ơn đã đọc và bình luận những ý kiến của tôi! Tôi thích thái độ đọc của bạn: Hễ không hiểu thì cứ xổ toẹt cho khỏe, tránh cố sức hiểu kiểu ba rọi.

      Tôi viết lăng nhăng vài điều theo cách nhìn rất xưa của người Á Đông mình, không có ý phân đúng sai với Huỳnh Thục Vy đâu. Tôi nhìn nhận thua cô ấy xa lắc về lý luận. Còn về kiến thức thì hồi bằng tuổi cô ấy tôi không đủ trình độ đọc những gì cô ấy đang viết. Quả thật tôi không mong gì hơn là được chứng kiến những bạn trẻ như Huỳnh Thục Vy ngày càng tiến xa về tri kiến và thúc đẩy sự tiến hóa về nhận thức cho cả cộng đồng. Hy vọng cái nhìn của một anh già giúp được bạn trẻ ở chỗ phủ lên các hiện tượng một chút ánh sáng huyễn hoặc thần kỳ để thấy bề sâu của văn minh và con người phương đông.

      • Lâm Vũ says:

        Cám ơn bác THC đã mang “tâm bồ tát” để đáp lại những lời “xổ toẹt” của kẻ phàm phu tục tử này!

        LV
        TB. Bác THC có nhận ra là những người đi tiên phuông trong phong trào “cách mạng dân chủ” ở VN gần đây là phụ nữ trẻ (và đẹp)? Nhưng thật tình tôi không nghĩ đây là một “hiện tượng” lạ mà chính là một điểm cực kỳ đặc biệt của lịch sử Việt Nam, xẩy ra mọi thời mỗi khi đất nước lâm nguy.

        Tuy nói thế, mấy năm nay, mỗi lần đọc bài viết của cô HTV rồi nhìn những tấm ảnh chụp tôi vẫn ngờ ngợ vì thấy Vy còn trẻ quá, giống như còn ở tuổi… thích ô-mai… Phải tự chấn tĩnh, tôi mới nhớ thời bắt đầu cùng bạn bè tìm hiểu, suy tư về đất nước chính mình trẻ hơn thế nhiều… còn chưa biết uống bia, tán gái thế nào!

  2. Thuan says:

    Thục Vy viết bài rất hay.
    Hy vọng với thời đại thông tin hiện nay, hiện tượng Suu Kyi sẽ mang nhiều hứng khởi cho VN, nhất là giới trẻ.
    Cầu chúc Thục Vy nhiều may mắn, sẽ là một trong những ngọn đuốc soi đường cho VN

  3. rau đắng sau hè says:

    Bao nhiêu nuoc CS trong khối XHCN VARSAVA trước đây kể cả anh đầu têu Liện Xô củng phải chào Thua cái XHCN, và khối này đả sụp đổ liên hoàn, để quay lai chế độ TU DO DÂN CHỦ.Hỏi
    XHCN VN có tốt không? Trả lời: Mỗi ngày chỉ cân mở những tờ báo Lề phải của Vn, chúng ta đều thấy có đến 80 đến 90% tin tức tiệu cực trong moi hoạt động đời sống, van hoá, chinh tri ,kinh tế ,giáo dục tai VN nó tệ hại ra sao!. Giải thích thế năo đậy thưa ngài SAN JOSE?gi đó?

  4. Trần Hữu Cách says:

    Huỳnh Thục Vy viết: “Có nội lực ấy rồi, không những chúng ta có thể dễ dàng xóa bỏ chế độ độc tài, mà còn có thể tiến vào chế độ dân chủ tự do không chút trở ngại.”

    Tôi có cảm giác câu này nữ sĩ viết để động viên tinh thần mình và mọi người. Tôi nghĩ cô biết xây dựng một thể chế dân chủ không bao giờ dễ dàng.

    Ngoài ra, Miến Điện và Việt Nam có nhiều sự khác biệt khá sâu sắc. Xin được khai triển dưới đây với một ít ngôn từ mượn của đạo Phật, nhân bài này cho tôi chút hứng khởi ấy.

    * Miến Điện:

    - Bà Aung San Suu Kyi là một vị bồ tát, theo nghĩa bà đặt một “đại nguyện” làm mục tiêu cho đời mình. Bà cũng có trí huệ lớn — tốt nghiệp trường đại học danh tiếng, kiến văn rộng, tư tưởng uyên thâm, khi diễn thuyết thường trích dẫn nhiều văn chương quốc tế.

    - Các trưởng lão đã hỗ trợ bà Suu Kyi là những nhân vật có thiên nhãn thông, với tầm tri kiến nhìn xa vào thế kỷ sau.

    - Lãnh tụ mới của Miến Điện là một quân nhân thanh sạch, ít nghiệp chướng, lại có nghị lực cá nhân đưa đến những hành động quả quyết.

    - Lãnh tụ trước của Miến Điện, Than Shwe, tuy là một quái vật, khi hết thời gian tạo ác nghiệp lại không để lại phương pháp cai trị sắt máu cho người kế nhiệm.

    - Tầng lớp sĩ phu Miến có tư tưởng từ quan để xuất gia, như thể nhà chùa là một hệ thống bảo hiểm an sinh xã hội.

    - Ở người dân Miến Điện, lòng sùng Phật kính Tăng cao hơn là nỗi khiếp sợ bạo lực. Và bạo lực chính quyền ở Miến Điện cũng không bao giờ nhân danh chân lý hay cái gì như một “tất yếu của lịch sử”.

    * Việt Nam:

    - Chế độ độc đảng toàn trị truyền từ đời này sang đời khác một guồng máy và phương pháp cai trị dựa trên độc quyền chân lý. Ngôn luận của Đảng Cộng Sản thay thế đạo lý và pháp lý.

    - Bởi vì Đảng luôn bao gồm những thế lực ngầm trong bóng tối, các lãnh đạo ở bề nổi đều không bao giờ có sự quyết đoán hay cam kết với người dân. Kết quả là không có lãnh đạo nào có khả năng vạch ra hướng đi mới.

    - Hiện nay, khi Đảng trở thành một ngụy thuyết trong thâm tâm của hầu hết các đảng viên, người ta coi chính sự tồn tại của Đảng là cứu cánh, chứ không phải những cứu cánh mà Đảng từng đề ra mới là cứu cánh. Mất Đảng là mất hết, kể cả chức năng bảo hiểm an sinh xã hội.

    - Bi trí dũng không phát huy vì cái tâm cầu an của người Việt lớn quá. Trong nó không hề có dũng. Khi nó bao trùm, trí không hoạt động, và bi hướng hoàn toàn vào bản thân.

    • TĐKSG says:

      Tôi đồng ý với Trần Hữu Cách ở nhiều điểm.

      Làm sao mà tác giả có thể so sánh hai xứ sở khác nhau xa lắc xa lơ làm vậy!

      Đoạn cuối tác giả viết: “Vì thế, giáo dục dân trí…cực kỳ (sic) cần thiết.” Tôi không hiểu tác giả muốn gì. Đây là một mệnh đề mang tính phổ quát (common value), xem ra lõng chỏng với hầu như cả bài dằng dặt phân tích tương đồng.

  5. nvtncs says:

    Ở Miến Điện không có CCRĐ, không có chiến tranh giải phóng miền Nam.
    Ở Miến Điện nghành đạo phật là ngành Tiểu Thưà, ở VN là nghành Đại Thưà.
    Ở VN rất ít người thực hành đạo Phật; đạo thực hành nhất là “đạo” thờ cúng tổ tiên. Dưới đời nhà Lý, nước ta sùng bái đức Phật hơn thời nay.

  6. nguyễn duy ân says:

    Bài viết của HTV lý luận rất sắc bén: chính “nền luân lý Phật giáo đúng nghĩa” sẽ giải thoát Miến Điện. Trong khi ở VN tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng đã bị tha hóa, nó đã bị tha hóa trước khi bị CS vùi giập (xem những bài giảng của Đức Huỳnh Giáo chủ). Hiện nay một bộ phận nhỏ Phật giáo chân chính đang hình thành, nếu được phát triển lớn mạnh để hóa giải các thế lực tà giáo sẽ là cơ may cho đất nước. CS sinh ra nhờ tà giáo rồi chúng nó phát huy và nuôi dưỡng tà giáo để tồn tại.

    HTV nhận xét về những người được gọi là “Nhà Dân Chủ” cũng rất sâu sắc.

  7. Phan BA says:

    Một yếu tố cũng rất quan trọng là trình độ của người lãnh đạo; dù tham lam, hung ác nhưng các người tướng ở Miến Điện có học và khôn ngoan hơn mấy ông Hùng Dũng Sang Trọng ở VN.

    Hùng Dũng Sang Trọng thực ra còn đỡ hơn Nguyễn Tất Thành, Lê Văn Nhuận. Càng ít học, càng hung ác, càng ngu đần, càng hại dân tộc!

  8. Anh - San Jose says:

    Hãy nhớ rằng : CHỈ CÓ CỘNG SẢN VÀ NHÂN DÂN VIỆT NAM MỚI ĐÁNH CHO MỸ CÚT …NHÀO ! Mấy thằng Thực Dân , Đế Quốc to…phải ôm đầu máu chạy . …Để đến bây giờ , qua bao đời tổng thống rồi , OBAMA vẫn còn than thở thú nhận : Chiến tranh Việt Nam là nỗi ám ảnh , là ký ức kinh hoàng đau thương nhất … trong lịch sử nước Mỹ .

    • Trúc Bach says:

      Vậy thì công bác Hồ và đảng cs to lắm !

      Xin tặng anh Anh-San Hô Dê bài thơ hay nhất mọi thời đại :

      Đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào
      Để bác Hồ rước Tầu vào Biển Đông
      Anh Anh có biết hay không ?
      Việt Trung hợp nhất là công bác Hồ !

    • Nguỵ Quân Tử - Hồ Chí Ngu says:

      Đánh trận mà không có vũ khí tiếp tế, thì tránh sao khỏi thua. Đảng CSVN và Hồ chí minh làm gì có đủ tài để đánh thắng miền Nam và Mỹ. Nhìn vào khả năng quân sự của bọn VC sau khi không còn được Nga Tàu chống lưng cho nữa, thì đến Thái Lan, Phi, Kampuchia, Mã Lai cũng coi CSVN chả ra gì. Tàu nó hung hăng chiếm đất biển đảo giết ngư dân là vậy mà cứ khúm núm quỳ gối lết vào lòng xin nó bảo kê, mời gọi nó vào đóng quân ở Tây Nguyên…..tất cả đã nói sự thực về tài năng quân sự cũng như quản lý đất nước cùng cái tâm hèn mạt xu nịnh của bọn CSVN và Hồ chí minh. Ngày nay ai có chút tri thức đều hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến việc mất miền Nam là do không còn đạn dược viện trợ, nói láo huênh hoang về chiến thắng không do cái tài của mình thì chỉ làm cho người ta chửi nhiều hơn. Đừng có ngu mà đưa đầu vào cho chúng chửi.

      Chiến tranh VN mãi là bài học cho nước Mỹ vì chiến lược sai lầm đã bỏ rơi đồng minh, báo chí một chiều phản chiến, để rồi bây giờ lại cố gắng ì ạch quay lại lập lại trận thế. Thất bại thì học hỏi, còn hơn mấy thằng ngu nhờ hên may mà đắc thời, lại không biết phát triển, làm cho đất nước tụt hậu dân tình lao đao khổ sở, tự xưng là đỉnh cao trí tuệ thì đúng là một lũ Siêu NGU và DỐT “hoành tráng” thật!!!!

  9. Ngu Hết Biết says:

    Tại vì đảng ta anh minh sáng suốt hơn bọn quân phiệt Miến.
    80 năm sống với Đảng dân vn biết rằng: không có Đảng thì đói…và lỡ nuôi một con cáo…nay nó đã thành tinh…Hết cứu…
    Bài viết quá hay, quá rỏ ràng, quá thấm thiá. Và cuối cùng là quá nhục nhã khi ra nước ngoài phải nhận mình là người Việt.

  10. Dân Chửi says:

    Trích: “….người Mỹ và phương Tây chỉ can thiệp vào những nơi mà tự nó đã có một phong trào vững mạnh và cũng chính sự phản kháng mạnh mẽ ấy của người dân Miến mới là điều gợi lên trong tâm trí những kẻ cầm quyền ý muốn thay đổi nhiều nhất, vì họ cảm thấy thực sự bất an về tương lai của mình….”

    Cô Huỳnh Thục Vy đã so sánh giữa VN, Miến Điện, đã suy nghĩ và đi đến kết luận chính xác như trên. Gần đây nhất, ở Tibet cũng vậy, khi người dân tăng lữ dám hy sinh mạng sống của mình làm cây đuốc sống để phản đối chế độ bạo tàn của Tàu lên đến cao điểm, Mỹ và phương Tây phải lên tiếng cho dù Tibet không hề có lợi gì cho chính sách ngoại giao của họ. Tôi còn nhớ tại Sàigòn, khi tín đồ Hòa Hảo bắn tiếng cho sứ quán Mỹ là sẽ có tự thiêu để phản đối CSVN đàn áp tôn giáo Hoà Hảo, thì người đại diện Mỹ đã hốt hoảng cho rằng thế là “bạo động” và họ sẽ không chấp nhận việc làm đó. Sau đó, cuộc tự thiêu đã bị phá hỏng và người tín đồ Hoà Hảo đó bị bắt. Người đại diện Mỹ kia đã không hiểu thực chất của việc tự thiêu để phản đối chính quyền mang ý nghĩa gì. Ông ta nghĩ sao khi người Tibet làm điều này và đã thành công khi gây được áp lực lên Tàu cộng? Điều này cho thấy người VN hải ngoại tại Mỹ cần phải GIÁO DỤC bộ Ngoại Giao Mỹ về cái nhìn của họ về CSVN. Chính những nhân viên BNG Mỹ này đã cố tình hay vô ý làm giảm nhẹ đi tính chất man rợ phi lý của tội ác mà bọn VC đang thi hành đối với những người bất đồng chính kiến trong nước hay các tôn giáo không chịu sự chỉ đạo của chúng. Sau vụ thỉnh nguyện thư với hơn trăm ngàn chữ ký, TS Thắng đã chỉ ra vấn đề và yêu cầu BNG Mỹ phải mở mắt nhìn cho kỹ hơn thay vì làm việc qua quýt báo cáo cho có lệ.

    Trong nước, những người dân oan, dân nghèo, công nhân bị bóc lột, những tín đồ các tôn giáo, sẽ là những người dám hy sinh, vì họ không còn gì để mất. Vấn đề là làm sao cho những khối người này liên kết hành động với nhau. Khi dân oan tại một địa phương đứng lên đối địch lại bọn côn đồ cường quyền, mọi người lại không cùng đứng lên tiếp tay cho họ, mà lại đứng nhìn họ bị đàn áp!!!! Tiếc thay!!! Thí dụ vụ Văn Giang, các tín đồ CG ngoài Bắc cũng nên tham gia để nhân đó đòi lại đất cho giáo xứ của mình, các dân oan trong miền Nam cũng nên tham gia cùng lúc để đòi lại đất đã bị cướp, đồng bào Thuợng bị đàn áp vì tôn giáo, công nhân bị bọn CA làm tay sai cho bọn chủ ngoại quốc áp bức bóc lột, v.v. tất cả đều tụ tập kéo nhau về Văn Giang khi có thông tin là họ sẽ bị tấn công trong nay mai…..thì có lẽ đã tránh cho người dân Văn Giang bị đổ máu oan uổng. Tôi tin là số người bất mãn, căm thù chế độ, đã đủ lớn để lật thuyền, chỉ còn lại là làm sao để kết hợp các nhóm đó lại với nhau cùng hành động một lúc, thì chúng ta sẽ có cơ hội còn đi trước, đi xa hơn cả Miến Điện. Phải làm sao bằng mọi cách thông báo cho các nhóm trên việc sắp xảy ra cho và động viên họ phải có nghĩa vụ giúp đỡ các nhóm khác, đó là công việc cần phải làm hiện nay ở trong nước.

Leave a Reply to nguyễn duy ân