WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

IPN và danh sách ‘điệp viên’ cộng sản

Trong vụ ‘chỉ điểm viên’ Walesa mới đây, có một cụm từ thường được nhắc tới là viện Tưởng Nhớ Dân Tộc hay viện Hồi Ức Quốc Gia. Thực ra đó chỉ là 2 cách dịch khác nhau của của từ viết tắt IPN (Instytut Pamięci Narodowej).
Đây là một tổ chức khá non trẻ, được thành lập năm 1999 với mục đích thu thập các tài liệu chứng cứ, truy tố các tội ác của Đức Quốc Xã và Cộng sản, tội ác của cộng sản. Thực ra IPN kế thừa một phần công việc của ủy ban điều tra tội ác phát xít Đức đã có từ sau năm 1945. Ủy ban này trong nhiều thập niên từng hợp tác chặt chẽ với Liên Hiệp Quốc trong việc truy tìm tội phạm chiến tranh.

Nhưng kể từ 1999, IPN có thêm phần công việc mới và đó mới là điều tác động nhiều tới đời sống xã hội Ba Lan. Việc tìm kiếm, đào xới, xác minh các hồ sơ cộng tác, làm chỉ điểm, làm mật vụ cộng sản trong giai đoạn từ 1945 tới 1990.

Việc xác minh hồ sơ liên quan tới cựu tổng thống Walesa nằm trong hoạt động của tổ chức này, là công việc hàng ngày của các nhân viên ở đây. Họ đã xem xét và công bố hàng ngàn hồ sơ khác nhau, nhưng có lẽ đây là trường hợp gây tranh cãi nhất, bởi tầm cỡ và ảnh hưởng xã hội, ảnh hưởng quốc tế của nhân vật.

Danh sách điệp vụ cộng sản

Cho tới nay đã có ít nhất 1706 người có ‘kết quả dương tính’ trong những điều tra của IPN và danh sách những người này được công bố công khai trên mạng, với đầy đủ tên tuổi, chức danh, địa vị xã hội mà người đó từng nắm giữ.

Danh sách được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái. Theo đó, không thiếu mặt một giới một nào, từ luật sư, giáo viên, bộ đội, giới chức, giới tâm linh.v.v.

Những trường hợp được công bố công khai trong bản danh sách được cho là ‘không còn tranh cãi gì nữa’, có ‘đầy đủ bằng chứng’ và trong nhiều trường hợp có sự thừa nhận của chính các đương sự.

Phải nói rằng, trong một xã hội tôn trọng quyền riêng tư, bảo vệ danh tính của không chỉ các công dân bình thường mà cả tội phạm thì việc công bố công khai này là một động thái rất đặc biệt. Nó cho thấy, việc xem xét quá khứ cộng sản là đóng một vai trò quan trọng và tên tuổi cũng như những hoạt động của các nhân vật này sẽ bị lưu giữ mãi mãi trong hồ sơ lịch sử của dân tộc.

Để thực hiện được điều này Ba Lan đã phải thay đổi một điều luật vào năm 2006 cho phép bạch hóa các tài liệu trong giai đoạn từ 1944 tới 1990.

Bên cạnh việc công bố các hồ sơ trên mạng, IPN cũng cho phép tất các cá nhân quan tâm được phép tiếp cận với tài liệu, được nhận bản photo qua việc thực hiện một vài thủ tục khá đơn giản tại các trụ sở của IPN. Viện này có 11 chi nhánh khác nhau mà trụ sở của nó chính là các Tòa án phúc thẩm ở các thành phố đó.

IPN có định kiến với Walesa?

Walesa và những người bênh vực ông cho rằng IPN hiện là công cụ của đảng cầm quyền và những kết luận vừa qua của họ mang tính chất chính trị, nhằm hạ bệ thần tượng, phủ nhận lịch sử hay thậm chí có thể có âm mưu viết lại lịch sử.

Nếu nhìn vào những hoạt động của viện này thì từ khi thành lập, xem xét và công bố các hồ sơ liên quan tới cộng sản, họ đã trải qua các giai đoạn với sự cầm quyền của các đảng phái chính trị khác nhau.

Việc xới hay bới lại hồ sơ Walesa được khởi nguồn từ sự tình cờ tìm thấy những tài liệu liên quan hồi năm ngoái.
Quá trình xem xét những hồ mới đây được phó giám đốc viện Kiểm Sát Tối Cao- Andrzej Pozorski – người đứng đầu việc điều tra chia sẻ qua một cuộc trả lời phỏng vấn.

Công tố Andrzej Pozorski. Ảnh PAP

Công tố Andrzej Pozorski. Ảnh PAP

Theo đó, Andrzej Pozorski khẳng định công việc của nhóm ông không mang ‘tính chất chính trị’, và đặc biệt, không nhằm để kết tội bất kỳ ai, mà chỉ đơn thuần để xác minh tính xác thực của những hồ sơ mà IPN đang nắm giữ trong tay.

“Chúng tôi không quan tâm tới việc Walesa có hợp tác hay không hợp tác với mật vụ cộng sản” – Ông Andrzej nhấn mạnh công việc hoàn toàn ‘mang tính nghiệp vụ’ của mình.

Công tố tối cao Andrzej cho hay: “Khi chúng tôi đưa ra các thảo luận về những tài liệu thu được từ căn hộ Czeslaw Kiszczak liên quan tới Lech Walesa, chúng tôi đã phải xác định rằng, nó sẽ gây tranh cãi. Điều đầu tiên là Lech Walesa có hợp tác với cộng sản trong giai đoạn 1970 hay không, Điều thứ hai là những đánh giá về đạo đức. Và thứ ba là đánh giá tính xác thực của tài liệu.

Chúng tôi không quan tâm tới 2 điều đầu tiên mà chỉ tập vào điều thứ 3, xem tài liệu có bị làm giả hoặc làm lại hay không”.

Liên quan tới các cáo buộc thiếu khách quan khi tìm cơ quan thẩm định chữ ký từ phía Walesa, công tố tối cao Andrzej Pozorski cho biết: “Có nhiều tổ chức ở Ba Lan làm việc trong lĩnh vực thẩm định chữ viết tay. Trường hợp này, bên công tố đã đưa cho viện thẩm định của tòa án mang tên Jan Sehn tại thành phố Krakow, vì chúng tôi cho rằng đây là một trong những viện tốt nhất trong lĩnh vực này và ý kiến của họ được quốc tế thừa nhận.
Khi tôi nghe những người bảo vệ Lech Walesa nói, chúng tôi đã trả tiền cho Viện này để có được những ý kiến mà chúng tôi mong muốn; rằng Viện này thuộc Bộ Tư pháp nên đã đưa ra những ý kiến ‘theo yêu cầu chính trị’; với tư cách trưởng bộ phận điều tra vụ việc này của IPN, tôi thực sự không biết phải nói gì.

Chúng tôi không phải trả một xu nào cho kết quả giám định. Bởi, viện Jan Sehn là nơi cung cấp ý kiến thẩm định cho tòa án và bên công tố mà không nhận thù lao từ hoạt động này. Mỗi công tố viên, mỗi vị quan tòa ở Ba Lan đều phải biết rõ điều đó”.

Theo bên công tố, viện Jan Sehn đã dùng 142 tài liệu có chữ ký và chữ viết của Walesa trong giai đoạn từ 1963 tới 2016 để so sánh với hồ sơ.

Các chuyên gia cũng khẳng định, 5 ký tự trong chữ BOLEK được lặp đi lặp lại trong các trang tài liệu mang nét đặc trưng riêng, mà ‘không còn nghi ngờ gì nữa’, đó chính là chữ ký của Walesa.

Trả lời câu hỏi, IPN có phải là công cụ trong tay đảng cầm quyền PiS hay không, ông Andrzej Pozorski khẳng định: “Tôi là một công tố viên, không phải là một chính trị gia và vụ việc không mang tính chất chính trị”.

Cũng cần nhắc lại, hôm 31/1, viện Hồi Ức Quốc Gia đã đưa ra kết luận sau 1 năm nghiên cứu tập tài liệu thu được từ nhà trùm mật vụ thời cộng sản. Theo đó, các chữ ký trên nhiều biên bản, báo cáo và biên lai nhận tiền là của cựu tổng thống Ba Lan Walesa trong giai đoạn 1970-1976.

Walesa trong cuộc họp báo 1 tuần sau đó đã phủ nhận toàn bộ các kết luận trên và cho rằng có âm mưu chính trị nhằm chống lại ông.

Vụ việc chưa có hồi kết khi phía Walesa đang xem xét lại toàn bộ các kết luận điều tra còn phía khác xem xét tới khả năng đưa cựu tổng thống ra tòa vì tội khai man, nói dối.

Trong lúc, với phần đông dân chúng Ba Lan, bất kể từng là chỉ điểm hay không, Lech Walesa vẫn là một anh hùng.
Nhưng anh hùng và sự thật là 2 khái niệm khác nhau, một bên là tình cảm và một bên là lý lẽ, cả 2 đều cần phải được tôn trọng.

Mac Việt Hồng

Phản hồi