Nhiều ứng viên QH độc lập có tên trong danh sách ứng cử
Trong một diễn biến khá bất ngờ, Hà Nội công bố công khai danh sách các ứng viên quốc hội. Đây là danh sách sơ bộ, các ứng viên còn phải thông qua các vòng hiệp thương tiếp theo. Trong những lần ứng cử trước kia, “vòng hiệp thương’ nhiều khi đã kết thúc ở màn đấu tố ở tổ dân phố.
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, LS Lê Quốc Quân, Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh từng ra ứng cử quốc hội các khóa trước kia và không qua được “vòng hiệp thương”.
Trong danh sách được công bố sáng nay có 39 người được đề cử và 48 người ứng cử tự do. Có lẽ đây là lần đầu tiên con số ứng cử tự do đã vượt xa con số đề cử.
Trong số 48 ứng viên tự do có tên một số nhà hoạt động xã hội độc lập như tiến sĩ Nguyễn Quang A, tiến sĩ Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện, blogger Nguyễn Đình Hà, bà Nguyễn Thúy Hạnh, thày giáo Đỗ Việt Khoa, bà Đặng Bích Phượng, ông Nguyễn Tường Thụy, ông Trần Đăng Tuấn, nhà báo Phạm Thành.
Diễn viên hài Nguyễn Công Vượng, người mới đây bị báo PetroTimes công kích cá nhân qua bài viết “Quốc hội không phải là phường chèo” cũng có tên trong danh sách ứng cử viên tự do. Đây là tờ báo do đại tá công an Nguyễn Như Phong làm tổng biên tập. Tờ báo này cũng từng đả kích, vu không, bôi nhọ nhiều nhà hoạt động dân chủ.
Xem toàn bộ danh sách 87 ứng viên sơ bộ tại đây
Biên tập theo VnExpress
Làm trò như con khỉ gánh xiếc, vậy cũng tin và bàn tán làm gì cái đảng CSVN bẩn thỉu, tráo trở.
Dân chẳng thèm bình luận, toàn dân đều chữi, đều nguyền rũa ông bà ông tổ ông tiên chúng, chắc chắn chúng phải sụp.
VIỆC TỰ ỨNG CỬ VÀ ĐƯỢC GIỚI THIỆU ỨNG CỬ
Việc ứng cử để được người dân lựa chọn vào làm đại biểu các cấp từ quốc hội đến chính quyền cấp dưới có thể diễn ra dưới hình thức tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử. Tự ứng cử cho tới nay vẫn được hiểu như một hình thức mới, còn giới thiệu ứng cử cũng chỉ mới là cơ quan nhà nước giới thiệu, chưa có qui định những cá nhân uy tín hay các đoàn thể nhân dân độc lập giới thiệu.
Như vậy có thể thấy được rằng có ba hình thức để ra ứng cử : tự ra ứng cử, được cá nhân uy tín hay tổ chức, đoàn thể độc lập giới thiệu, được cơ quan nhà nước chính thức giới thiệu. Dĩ nhiên cả ba khởi điểm này đều hoàn toàn bình đẳng nhau theo nguyên tắc, vì ra ứng cử chỉ mới là điều kiện cần, còn được người dân bỏ phiếu lựa chọn mới là điều kiện đủ.
Dĩ nhiên tiếp theo việc ứng cử, còn phải có sự tranh cử và sự bỏ phiếu bầu cử. Chính sự tranh cử cũng là điều kiện cần tiếp theo, vì sự lựa chọn cuối cùng của dân mới là điều kiện đủ tối hậu. Và rõ ràng mọi sự tranh cử bằng lời nói, bằng vận động cũng phải bình đẳng giữa các ứng cử viên là điều cũng được nên lưu ý.
Bởi phải có sự tranh luận tự do trong ứng cử mới giúp cử tri chọn lựa được người xứng đáng, đây tất nhiên phải có sự bình đẳng tuyệt đối, bởi chính điều đó mới đưa lại việc bầu cừ mang ý nghĩa và giá trị tuyệt đối.
Nhưng chính khâu tranh luận tuyệt đối tự do giữa các ứng cử viên mới giúp được việc lựa chọn ra người xứng đáng, ưng ý của các cử tri sử dụng lá phiếu bầu cử. Bởi đây là bước sàng sảy, rây lọc cuối cùng đối với việc vàng thau lẫn lộn của các ứng cử viên đã được nêu ra danh sách kết thúc.
Ý nghĩa còn lại chỉ là trình độ nhận thức và ý thức chính trị công tâm sáng suốt của toàn dân hay của toàn thể cử tri. Ngày nay có lẽ trình độ này không thể nghi ngờ, vì nếu có những trường hợp nghi ngờ về sự nhận thức hay sự sáng suốt, thì cũng không thể bác khước được vì nó đã thuộc về nguyên tắc bó buộc tự nhiên của việc phổ thông bầu phiếu hay việc phổ thông tuyển cử.
Nên nói tóm lại, tự do dân chủ là nguyên tắc cơ bản đầu tiên và cơ bản của mọi xã hội tự do dân chủ thực sự. Nó khởi đầu từ khâu ứng cử, tới khâu tranh cử, và cuối cùng tới khâu bầu cử. Nếu khâu đầu tốt, tất nhiên khâu tiếp theo cũng phải tốt, và khâu cuối cùng mới có thể tốt đẹp khi đạt được. Tức là nhận thức của người ứng cử phải tốt, của nhà nước phải tốt, và của cử tri hay người dân phải tốt. Tốt có nghĩa là tự do dân chủ đúng đắn, khách quan và chân thực. Điều này phát huy được mọi sự tích cực và hạn chế hay tránh được mọi sự tiêu cực. Bởi chỉ cần mỗi một các chủ thể trên tiêu cực hay yếu kém về một phương diện nào đó, tất nhiên kết quả cuối cùng vẫn hỏng vì không giá trị.
Đó là chưa nói khi đã đắc cử rồi, việc thể hiện kết quả ra sao trong các cương vị đại biểu của mình còn là chuyện kh
Đó là chưa nói khi đã đắc cử rồi, việc thể hiện kết quả ra sao trong các cương vị đại biểu của mình còn là chuyện khác. Nên nói chung lại, tự do dân chủ không những là nguyên tắc khoa học về hoạt động của xã hội, mà còn là một nghệ thuật hành vi trong tư cách của nhiều người, tức mỗi công dân, nhà nước, và toàn bộ bản thân chung của cả đất nước hay xã hội.
NON NGÀN
(18/3/16)
Đất nước ‘nhân dân làm chủ, chính phủ quản lý’. Nói như vậy mà không ai chịu hiểu? Sao vậy? Nhân dân muốn tự do ứng cử, nhưng chính phủ ‘quản ní’ muốn cho ai ra ứng cử thì cho. Dân chú đến thế là cùng mà không ai chịu hiểu hết. Muốn làm gì thì làm, chính phủ không ‘quản ní’ thì hỏng hết. còn gì là dân chủ theo kiểu XHCN.