Hồ Chí Minh nhân vật hữu danh vô thực
Huyền thoại Bác
Sau ngày 30-4-1975, quân đội Bắc Việt tràn vào Sài Gòn, có lần tôi được truyện trò với mấy anh bộ đội rất trẻ, có lẽ là học sinh bị động viên. Các anh này lễ phép, nhã nhặn, vui vẻ, họ kể chuyện về Bác Hồ, nào là Bác về Hà Nội sau Hiệp định Geneve phải ở nhà khu công nhân mấy năm, Bác để dành lương mới làm được nhà sàn, họ thi nhau nói về Bác một lúc lâu rồi một anh bảo.
“Chuyện của Bác thì nói bao nhiêu ngày, nói một tháng cũng không hết”
Năm 1975, tại trại cải tạo Long Thành, một hôm đẹp trời nhà thơ nổi tiếng Hoài Thanh tới Hội trường nói chuyện với chúng tôi về đề tài “Sự nghiệp văn thơ của Hồ Chủ Tịch”. Ông thi sĩ già không ngớt lời ca tụng thơ văn của Bác.
Năm 1975,1976.. tại miền Nam xuất hiện nhiều sách thơ văn ca ngợi Bác Hồ
“Tháp mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên cụ Hồ”
. . . . . . .
Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại từ miền Bắc, sau tháng 4-1975 nhiều người ở ngoài Bắc vào Nam chơi thăm bà con, họ hỏi thăm Cảng Nhà Rồng ở đâu để tới xem nơi Bác Hồ đã ra đi cứu nước mà chính người dân Sài Gòn lại chẳng biết cái Cảng Nhà Rồng nó nằm ở chỗ nào!
Sau ngày miền Nam mất vào tay Cộng Sản khoảng 6 năm, một người bạn tôi nói theo anh nghĩ chẳng có ai hữu danh vô thực bằng Hồ Chí Minh, lý do sau khi ông này chết năm 1969 thì chiến tranh còn mở rộng tàn khốc bơn trước gấp bội lần. Thật vậy, hồi ấy tại miền nam Việt Nam nhiều người hy vọng cuộc chiến sẽ thay đổi, đám đệ tử thừa kế sự nghiệp ông Hồ sẽ ôn hòa hơn nhưng sau đó cuộc chiến đã gieo nhiều tang thương máu lửa hơn nữa cho miền Nam 6 năm liên tiếp cho tới tháng tư 1975.
Năm 2012, Giáo Sư Nguyễn Thị Liên Hằng (đại học Kentucky) xuất bản cuốn Hanoi’s War- An International History of the War for Peace in Vietnam (Cuộc chiến của Hà Nội, Lịch sử Quốc tế của cuộc chiến cho Hòa bình ở Việt Nam). Trong bài tường thuật của Hoài Hương – VOA (1) về cuộc phỏng vấn Giáo Sư Liên Hằng (cho VOA) có nói bà cho rằng từ lâu đã có nhiều nhận định sai lầm về chiến tranh VN. Sai lầm lớn nhất là vai trò của ông Hồ, ông chỉ đóng vai tượng trưng, Lê Duẩn mới thực sự cầm quyền, mới là nhân vật lãnh đạo CS miền Bắc, là kiến trúc sư, chiến lược gia của cuộc chiến.
Giáo sư Liên Hằng sửng sốt khi khám phá ra điều hoàn toàn sai sự thực đã được học tại Mỹ, từ trước tới giờ GS được giảng là ông Hồ lãnh đạo miền Bắc, làm các quyết định lớn của cuộc chiến. Giáo sư đã nghiên cứu và nhận ra Lê Duẩn, một người ít tiếng tăm, mới là người lãnh đạo BV và bà lập luận chính ông mới là lãnh đạo chứ không phải Hồ Chí Minh.
Nhận định trên của Giáo Sư Liên Hằng hoàn toàn đúng nhưng nó không phải là khám phá đầu tiên và duy nhất, khoảng đầu thiên niên kỷ đã có nhiều sử gia Mỹ nghiên cứu về sự thật lịch sử này. Từ thập niên 90 hay trước đó, người miền Bắc VN đã biết Lê Duẫn là người thực sự nắm quyền, ông Hồ chỉ mang tính biểu tượng. Tại những nước dân chủ tân tiến như Hoa Kỳ, các nhà chính khách lớn thường viết hồi ký kể lại lịch sử đầy đủ, nhưng tại các nước CS như VN nhà lãnh đạo thường không kể lại gì, người dân chỉ truyền miệng cho nhau nghe những sự kiện lịch sử.
Năm 1977, tại trại cải tạo một anh bạn tù có nhận định về ông Hồ và đảng CSVN:
“Nó giả vờ khiêm tốn, cứ giống mãi lên ca ngợi con sư tử mà thực ra nó nắm hết quyền hành”
Tới đây tôi xin đề cập thẳng vào sự nghiệp chính trị của Hồ Chí Minh để thẩm định về quyền lực của ông trong đảng cũng như nhà nước. Sự nghiệp của ông Hồ có thể chia làm hai giai đoạn: trước và sau Hiệp định Geneve 1954.
Giai đoạn trước 1954
Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890, mất 2-9-1969, là người sáng lập đảng CS Việt Nam và đọc tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 tại Hà Nội. Ông là nhà lãnh đạo phong trào Việt Minh tổng khởi nghĩa cướp chính quyền ngày 19-81945.
Ngày 23-9-1945 Pháp theo chân quân Anh giải giới Nhật trở lại Việt Nam tấn công Sài Gòn. Đầu tháng 3-1946 Tướng Leclerc cho đổ bộ lên Hải Phòng, VM ký với Pháp Hiệp định sơ bộ thuận cho Pháp vào BV rồi tới Hà Nội thay thế quân Tâu.
Tại Hà Nội hai bên ngày càng căng thẳng, tối 19-12-1946 Việt Minh tấn công quân Pháp mở đầu cho cuộc chiến tranh dài nhất thế kỷ. Tháng 2-1947 VM rút lên Việt Bắc, sang năm 1948, Pháp mở rộng vùng chiếm đóng tại Quảng Yên, Kiến An, Hà Đông, Ninh Bình, Sơn Tây và Việt Trì. VM chỉ hoạt động du kích, quấy phá đồn bót, phục kích công voa. Tháng 7, tháng 9 -1949, Pháp mở các cuộc hành quân chiếm Bắc Ninh, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Phát Diệm và Bùi Chu. Từ giữa và cuối 1949, Trung Cộng thắng thế tại Hoa lục, tình hình biến chuyển, khi Hồng quân tiến sát biên giới Việt Hoa tháng 11-1949 thì người Pháp không còn cơ hội thắng.
Năm 1950 gió đã đổi chiều khi Mao chiếm trọn vẹn nước Tầu. VM được họ tiếp tế vũ khí đạn dược ồ ạt và huấn luyện tại biên giới. Trung Cộng giúp VM thành lập các sư đoàn chính qui.
Mao đã cứu Việt Minh thoát chết và giúp họ đánh thắng thực dân Pháp.
Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc kháng chiên chống thực dân do Cộng Sản quốc tế yểm trợ tích cực. Ông Hồ giữ hai chức vụ Chủ tịch đảng kiêm Chủ tịch nhà nước, ông giữ chức Chủ tịch nhà nước 24 năm chẵn từ 2-9-1945 tới 2-9-1969 (chết bệnh) và Chủ tịch đảng Lao động Việt Nam từ 19-2-1951 tới 2-9-1969 tổng cộng 18 năm 195 ngày.
Ông Hồ được sự cộng tác đắc lực của hai nhân vật nòng cốt Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp một phụ trách chính trị và một về quân sự. Mặc dù giữ hai chức vụ lớn nhât nhưng việc điều hành, chỉ huy đảng ông giao nhiều trọng trách cho Trường Chinh Đặng Xuân Khu.
Xin nói về Trường Chinh, tháng 5-1941 tại Hội nghị Trung Ương Cao Bằng, Trường Chinh được bầu lầm Tổng bí thư đảng CS Đông Dương. Cuối năm 1945, đảng CSĐD rút vào bí mật và tự giải tán, chuyển thành Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác do Trường Chinh làm hội trưởng.
Năm1953, ông được cử làm Trưởng ban cải cách ruộng đất, vào cuối năm 1954 (sau Geneve) Hà Nội thực hiện cải cách ruộng đất do áp lực của cố vấn Trung Cộng. Theo nhận định phía CS (2), qua hồi ký của các đảng viên lão thành cách mạng đều coi Trường Chinh như một người thầy, một người bạn lớn trong sự nghiệp hoạt động cách mạng. Nhiều cán bộ cấp cao của đảng và học giả trong nước đánh giá cao Trường Chinh, coi ông là người có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng.
Khi kháng chiến toàn quốc nổ ra, để xác định mục tiêu ông đã viết loạt bài báo nổi tiếng với tựa đề “Kháng chiến nhất định thắng lợi”, đăng trên báo “Sự thật” từ số 70 (4 -3-1947) đến số 81(1-8-1947). Tướng Võ Nguyên Giáp nhận định:
“Bác Hồ là linh hồn của cuộc kháng chiến chống Pháp, nhưng đề ra đường lối cụ thể, chỉ đạo cụ thể về lý luận với cuốn Kháng chiến nhất định thắng lợi, là do anh Trường Chinh”
Năm 1951, tại Đại hội lần thứ 2 của Đảng (đổi tên Lao động), ông được bầu lại vào Ban chấp hành Trung ương và giữ chức Tổng Bí thư cho đến tháng 10 năm 1956. Ngay sau khi ông tái bầu Tổng Bí thư, báo Cứu quốc của Liên Việt đã đăng bài giới thiệu, đánh giá:
“Người ta có thề nói, Hồ Chủ tịch là linh hồn của cách mạng và kháng chiến, thì ông Trường Chinh là bàn tay điều khiển, chỉ huy”
Khẩu hiệu trường kỳ kháng chiến nhất định thành công của Trường Chinh được áp dụng như một chiến lược lợi hại của cuộc chiến tranh chống Pháp, ông đã được coi như lý thuyết gia chế độ và là nhân vật số hai của Việt Minh CS trong giai đoạn này.
Theo tinh thần tổ chức của CSVN, Chủ tịch đảng không nắm toàn quyền (như Mao, Staline) và đã giao nhiều trọng trách cho Tổng bí thư đảng. Ngay trong thời gian kháng chiến chống pháp, ông Hồ không nắm nhiều quyền hành với cương vị nhà lãnh đạo như người ta nghĩ.
Xin nói về Võ Nguyên Giáp, ông được Hồ Chí Minh phong lên Đại Tướng ngày 28-5-1948. Trong giai đoạn mới cướp chính quyền ông được họ Hồ giao nhiệm vụ đàn áp tiệu diệt các đảng phài Quốc gia. Theo lời ông Trần Trọng Kim trong Một Cơn Gió Bụi, Võ Nguyên Giáp là một người táo tợn, tàn sát trấn áp các đảng phái QG, chính phía CS cũng đã công nhận ông ta được thực dân giúp đỡ tiêu diệt người QG: (Võ Nguyên Giáp Wikipedia tiếng Việt)
“Ngay sau đó Võ Nguyên Giáp bắt đầu chiến dịch truy quét các đảng phái đối lập bằng lực lượng công an và quân đội do Việt Minh kiểm soát với sự giúp đỡ của nhà cầm quyền Pháp. Ông cũng xử dụng các binh sĩ, sĩ quan Nhật Bản tình nguyện ở lại Việt Nam và một số vũ khí do Pháp cung cấp
(ở Hòn Gay quân Pháp cung cấp cho Việt Minh những khẩu pháo để diệt một số vị trí do quân Đại Việt chiếm giữ)
Từ cuối 1949 và đầu 1950 khi Mao đã chiếm trọn Hoa Lục, Việt Minh không những được cứu sống và còn lớn mạnh như đi hia bẩy dặm. Võ Nguyên Giáp được Hồ Chí Minh thăng làm Tổng tư lệnh quân đội nhân dân đã đạt nhiều thắng lợi nhờ viện trợ và huấn luyện của Trung Cộng. Tháng 10-1950, Việt Minh đánh thắng trận lớn đầu tiên Cao Bắc Lạng, mấy tháng sau Tướng De Lattre được Pháp cử sang làm Tư lệnh Đông Dương đã đánh thắng Võ Nguyên Giáp nhiều trận lớn, chuyển bại thành thắng, nhưng De Lattre chỉ chiến đấu được gần một năm thì bị bệnh nặng phải về Pháp. Từ đầu 1952, Tướng Salan lên thay khi VM ngày càng mạnh, nhờ viện trợ Trung Cộng. Giữa năm 1953 Tướng Navarre, Tư lệnh mới cho biết những năm 1953, 1954 quân lưu động VM rất mạnh khoảng 9 sư đoàn, gấp ba quân lưu động Pháp.
Võ Nguyên Giáp đánh thắng trận Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954 bắt được 11 ngàn tù binh tạo khúc quành lịch sử.
Khi lãnh đạo cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất 1946-1954, Hồ Chí Minh đã được hai người phụ tá đắc lực Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp phục vụ về chính trị, quân sự. Ông Hồ không nắm hết mọi quyền lực như Lê Duẩn sau này mà giao trọng trách cho hai nhân vật thân cận của ông.
Từ sau Hiệp định Geneve
1946-1954 Lê Duẩn làm Bí thư xứ ủy Nam bộ, năm 1952 Duẩn ra Việt Bắc họp Trung ương đảng được Hồ Chí Minh giữ lại làm phụ tá tới đầu năm 1954, được cử làm quyền bí thư Trung ương cục miền nam. Năm 1954-1957 ông được phân công ở lại miền nam lãnh đạo, tới 1957 được Hồ Chí Minh gọi ra Bắc gấp để giữ chức quyền Tổng bí thư đảng thay thế Trường Chinh từ chức vì Cải cách ruộng đất. Phần này tôi đã nói trong một bài viết của tôi về Lê Duẩn (3), ở đây chỉ xin tóm tắt sơ sài.
Trong bài “Tướng Giáp-người phản đối chiến tranh” (4) TS Pierre Asselin nói sự thống nhất VN bằng cuộc Tổng tuyển cử theo Hiệp định được ông Hồ và Giáp tin tưởng là khả thi. Bên cạnh đó, từ chối hòa bình và nối lại chiến tranh ngay có thể kích thích sự can thiệp quân sự của Mỹ. Sau tám năm dài chiến đấu, trận Điện Biên Phủ là một chiến thắng với cái giá quá đắt. Cũng theo TS Asselin sau khi ký kết hiệp định Geneva tháng 7-1954, ông Giáp và Hồ Chí Minh chỉ đạo những người đi theo họ ở cả hai miền Nam Bắc khi chấm dứt chiến đấu và tin tưởng vào cuộc Tổng tuyển cử năm 1956. Ngược lại Lê Duẫn và (người phụ tá) Lê Đức Thọ không tin tưởng vào hiệp định, chủ trương dùng vũ lực tiếp tục cuộc chiến. Hồ Giáp thuộc phe ôn hòa, Lê Duẫn thuộc phe chủ chiến.
Năm 1956 trước khi được ông Hồ triệu ra Bắc, Lê Duẩn gửi bản ‘Đề cương cách mạng miền Nam” ra Hà Nội dài hơn 30 trang để báo cáo cuộc cách mạng tại miền Nam và cổ võ đấu tranh vũ trang. Tổng tuyển cử ngày càng xa vời, trước hết cuộc di cư vĩ đại kết thúc tháng 5-1955 với gần một triệu đồng bào vào Nam cho thấy chính quyền CS đã mất lòng dân, sau đó cuộc cải cách ruộng đất quá tàn bạo, làm đổ máu hằng trăm nghìn người vô tội khiến cho miền Bắc không còn đủ điều kiện để tổ chức bầu cử. Miền Bắc khó hy vọng vào thống nhất hòa bình, sau này Trung Cộng tiết lộ CSBV không muốn và không thể tổ chức tuyển cử nhưng vẫn hô hoán vì mục đích tuyên truyền (5)
Chủ trương của Lê Duẫn được chú ý, mặc dù tới 1960 lê Duẫn mới được bầu làm Bí thư thứ nhất (TBT) nhưng năm 1958, 59 đảng đã chấp nhận chiến tranh vũ trang hạn chế tại miền nam. Từ năm 1960, Lê Đức Thọ, Trưởng ban tổ chức đã cài đặt dần những người thân tín vào Đảng khiến cho vai trò của Duẩn ngày càng được củng cố.
Từ 1959 tới 1964, Thủ tướng Nga Khrushchev chủ trương sống chung hòa bình với Mỹ nên chỉ viện trợ hạn chế cho CSVN. Trong giai đoạn này Lê Duẩn tiến hành cuộc chiến du kích có giới hạn.
Trong bài Cuộc đấu tranh nội bộ đăng trên BBC tiếng Việt ngày 10-5-2006 có nói (6) William Duiker, trong cuốn Hồ Chí Minh (2000), cho rằng vai trò của ông Hồ thập niên 60 bị suy giảm cho tới 1965 chỉ mang tính lễ nghi, Võ Nguyên Giáp bị cô lập. Hồ và Giáp tin tưởng vào sống chung hòa bình của Liên Xô trong khi Lê Duẩn và những người đã hoạt động trong Nam ủng hộ đánh vũ trang.
Theo tài liệu phía CSVN (7) đầu tháng 9 năm 1963 Hồ Chí Minh lần đầu đi điều dưỡng trị liệu ở suối nước nóng Tòng Hoá , tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Châu Ân Lai và Trần Nghị từ Bắc Kinh đến thăm Hồ Chí Minh.Phía CS cho biết từ khoảng nửa cuối thập niên 60 (1966, 67,68..) họ Hồ do sức khỏe suy nhược, ông đã giảm dần các hoạt động chính trị, thường xuyên sang Trung Quốc tham quan, nghỉ ngơi và dưỡng bệnh (nhất là trong 3 năm cuối đời khi ông liên tục ốm nặng). Họ cho biết bắt đầu từ năm 1963, Hồ Chí Minh dần dần bàn giao công việc cho Bí thư thứ nhất Lê Duẫn, từ 1957 ông ta gọi Duẩn ra Bắc gấp để trực tiếp giúp ông điều hành công việc chung của Đảng. Ông Hồ dần dần lui về nắm giữ vai trò biểu tượng của cách mạng, dành nhiều thời gian để đi thăm hỏi, động viên cán bộ và đồng bào, và viết báo. Tuy nhiên với vai trò và uy tín lớn, các quyết sách lớn như Tổng tiến công Tết Mậu Thân hay việc đàm phán ở Paris vẫn đưa ông duyệt.
Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy (trong bài Tướng Giáp tiết lộ 4 bí mật về chiến tranh Việt Nam) (8) nhận định:
“Ngay cả ông Hồ cũng không chịu nổi Võ Nguyên Giáp nhiều uy tín và nổi tiếng sau chiến dịch Điện Biên Phủ, khi đó dưới ngọn cờ cách mạng bay lồng lộng là hình ảnh tướng giáp, nên thay vì đề cử người kế cận mình là tướng Giáp, ông Hồ đã đề cử Lê Duẫn, hy vọng con ngựa Lê Duẫn sẽ chịu để ông cầm cương, thuần dưỡng… Không ngờ, năm 1963, chính ông là người bị hai học trò “xuất sắc” là Lê Duẫn và Lê Đức Thọ vô hiệu hóa”
Giáo sư Liên Hằng nói chính Lê Duẩn đã gạt Hồ Chí Minh và Tướng Giáp sang một bên trong khi làm hầu hết các quyết định quan trọng nhất trong cuộc chiến tranh VN. Bà cho biết những năm 1963-1964, Lê Duẩn đã dùng thủ đoạn hăm dọa Hồ Chí Minh phải giữ im lặng, khi ông chống đối quyết định leo thang chiến tranh để giành toàn thắng trước thời gian lực lượng quân sự Mỹ có thể can thiệp và vào năm 1967, 1968 khi ông Hồ và Tướng Giáp cùng bộ hạ chống đối kế hoạch của ông Lê Duẩn tiến hành cuộc tổng tấn công Tết Mậu thân.
Phía CS cho biết (9) chiến dịch Mậu Thân là do ý kiến chỉ đạo của Lê Duẩn, nhằm đánh thẳng vào các thành phố, thị xã. Lê Duẩn là người đứng đầu trong số các nhân vật chỉ huy chiến dịch, kế đó là Văn Tiến Dũng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thái, như vậy cuộc Tổng công kích là tác phẩm của Duẩn.
Trong bài “Tướng Võ Nguyên Giáp và tiến trình bí ẩn của kế hoạch tấn công Tết Mậu Thân (1968)” của Merle L. Pribbenow, Nguyễn Việt dịch đăng trên trang mạng Talawas, năm 2010 cũng có nói kế hoạch này của Lê Duẩn.
TS Pierre Asselin (bàiTướng Giáp-người phản đối chiến tranh) nói cuộc “tổng công kích” năm 1968 không liên can gì tới tướng Giáp. Trên thực tế, Giáp chống lại chủ trương này. Cuộc tổng tấn công là đứa con tinh thần của Lê Duẩn. Hơn ông Hồ và chắc chắn là hơn hẳn ông Giáp, Lê Duẩn là người chịu trách nhiệm tại Hà Nội về cuộc chiến tranh chống lại Mỹ.
Sau khi Thủ tướng Khrushchev bị Brezhnev lật đổ tháng 10-1964, Nga viện trợ quân sự mạnh hơn trước, cùng với sự kiện Đệ nhất Cộng hòa miền nam VN bị đảo chính, Lê Duẩn có cơ hội mở rộng chiến tranh. Ông ta chủ trương đánh lớn, đưa nhiều đơn vị chính qui xâm nhập miền nam. Những năm 1965, 66, 67.. cuộc chiến mở rộng lớn hơn trước nhưng vẫn là du kích, không dám đối đầu trực diện với hỏa lực Mỹ, thời điểm này Mỹ đã đưa vào miền nam VN hơn 400 ngàn quân.
Bài “Cuộc đấu tranh trong nội bộ” đăng trên BBC Vietnamese 10-5-2006 cho biết William Duiker, trong cuốn Hồ Chí Minh (2000) nói vai trò của ông Hồ ngày càng bị hạn chế ở tư cách “một nhà ngoại giao kỳ cựu và hình ảnh người cha tinh thần của nhân dân và linh hồn của cuộc cách mạng.” Uy tín cùng mối quan hệ rộng rãi chẳng hạn, ông Hồ có quan hệ hữu hảo với Mao Trạch Đông khiến Lê Duẩn cũng không thể loại hẳn ông ra khỏi tiến trình chính trị và ngoại giao. Dù vậy, tính đến thời điểm khi Mỹ chính thức đổ quân vào miền Nam năm 1965, vai trò của ông Hồ Chí Minh ở trong đảng chủ yếu chỉ còn mang tính lễ nghi.
Ông Giáp, giống như ông Hồ, chấp nhận chủ trương “chung sống hòa bình” mà Liên Xô đưa ra lúc bấy giờ (1956-1964) và đồng thời tin rằng phải xây dựng nền tảng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trước khi nghĩ đến đấu tranh vũ trang ở miền Nam. Thông qua việc cô lập ông Hồ, ông Giáp và các đồng minh của họ trong đảng, ông Lê Duẩn đã thiết lập một bộ máy lãnh đạo trung thành.
Bài “Một di sản gây tranh cãi” (BBC Tiếng Việt 19-5-2006) cho biết một người đóng vai trò lớn trong cuộc chiến Việt Nam là Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Cho đến giữa thập niên 1960, miền Bắc chỉ có hai Đại tướng bốn sao là ông Võ Nguyên Giáp (Bộ trưởng quốc phòng kiêm Tổng tư lệnh) và ông Nguyễn Chí Thanh (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị). Một số chuyên gia nước ngoài như Douglas Pike đã ghi nhận sự cạnh tranh và khác biệt trong tư tưởng quân sự giữa hai vị tướng này.
Trong một bài viết năm 1966, tướng Giáp nói cuộc xung đột ở miền Nam là một cuộc chiến kéo dài và rằng chiến lược quân sự có thể mất nhiều năm để đạt thắng lợi. Ông nói không tin vào “các trận đánh sử dụng đơn vị chính quy lớn vì điều này có lợi cho chiến lược của kẻ thù”.
Tướng Thanh ngay lập tức có phản ứng. Trong bài viết đăng ở tạp chí Học Tập, tướng Thanh cho rằng chiến lược tấn công ở miền Nam là con đường đúng dẫn đến thắng lợi và nói thêm rằng lập luận của những người chỉ trích là “không logich.”
Duẩn và Thanh cho rằng đánh lớn là con đường đưa tới thắng lợi, gần đây hơn, trong bài viết năm 2002 về vai trò của những người gốc miền Nam Robert Brigham ghi nhận Tướng Giáp “từ lâu đã chỉ trích tư tưởng quân sự của Tướng Thanh, và ông công khai bày tỏ nghi ngờ về hiệu quả của chiến lược tấn công của Tướng Thanh…Ông Võ Nguyên Giáp ngày càng trở nên thận trọng và thực tiễn trong cuộc chiến chống Mỹ. Theo Pierre Asselin, Lê Duẩn tạo một thần tượng quân sự mới Nguyễn Chí Thanh để hạ bệ Tướng Giáp
Kết luận
Xin tóm lược những nhận định về quyền lực của Hồ Chí Minh như sau: theo nhận định của phía CSVN, ông Hồ già yếu, bệnh hoạn thập niên 60 và dần dần bàn giao việc chính trị cho Lê Duẩn.
Theo Trần Khải Thanh Thủy Hồ Chí Minh mất quyền vì đề cử Lê Duẩn – học trò xuất sắc- thay vì đề cử Võ Nguyên Giáp vào chức Tổng bí thư năm 1957 thay thế Trường Chinh. Ông Hồ e ngại đề cử Giáp vì viên Tướng này quá nổi, ông sợ mất quyền nên mới giao cho Duẩn và bị đệ tử phản.
Theo các nhà nghiên cứu Tây phương ông Hồ và Tướng Giáp bị Lê Duẩn loại bỏ, cô lập vào thập niên 60 sau khi Duẩn và tập đoàn củng cố quyền lực. Lý do Hồ, Giáp chủ trương ôn hòa, Duẩn chủ trương đánh lớn.
Tôi nghĩ có thể ông Hồ không muốn nắm giữ quyền hành, vì nếu tham quyền ông đã kiêm luôn chức Tổng bí thư năm 1956 thay thế Trường Chinh từ chức hơn là đề cử Lê Duẩn. Như ta thấy trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Hồ Chí Minh giữ cương vị lãnh đạo cũng như ngoại giao và chia sẻ quyền hành cho Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp. Đầu thập niên 60 nếu ông muốn lấy lại quyền lực từ tay Lê Duẩn, Lê Đức Thọ chắc không khó lắm vì ông vẫn là Chủ tịch đảng kiêm Chủ tịch nhà nước, uy tín còn mạnh, đám bộ hạ trung thành vẫn còn.
Nhưng cho dù Hồ Chí Minh bệnh hoạn không nắm quyền, dù ông bị Lê Duẫn tước đoạt hoặc ông không muốn nắm giữ quyền hành… thì ông không thể là nhân vật tối quan trọng của nền chính trị CSVN nhất là sau thập niên 60. Cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai (1960-1975) tàn khốc gấp mười lần cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) và họ Hồ không đóng vai trò gì quan trọng như người ta thường nghĩ.
Người Tây phương thường cho rằng Hồ Chí Minh giữ vai trò quan trọng về chính trị, Võ Nguyên Giáp về quân sự mà ít hoặc không chú ý tới Trường Chinh, Lê Duẫn. Hai Tổng bí thư này-ít được biết tới- nắm giữ vai trò quan trọng là những người điều hành bộ máy của Đảng. Ông Hồ là Chủ tịch đảng kiêm Chủ tịch nhà nước có tính tượng trưng được sùng kính như vua Thái Lan, nữ Hoàng Anh hay Nhật Hoàng. Cho tới nay người ta vẫn tạo huyền thoại Hồ Chí Minh để giúp cho đảng tiếp tục sống còn mặc dù thừa biết ông không có thực quyền.
Vào khoảng 1965, 1966 tờ Time đăng hình ông Hồ trên bìa với hàng chữ Khuôn mặt của kẻ thù, Face of the enemy, bài viết bên trong tờ báo đăng hình Tông thống Johnson đối đầu với Hồ Chí Minh. Thậm chí năm 1985, TT Nixon chỉ trích chính phủ tiền nhiệm Johnson như sau:
“Chúng ta cần phải biết rằng ta không thể nào mơn trớn Hồ Chí Minh từ bỏ cuộc chiến mà ông ta đã theo đuổi. Chúng ta phải buộc ông từ bỏ cuộc chiến ấy” (10)
Mười năm sau chiến tranh Nixon còn nhần lẫn về vai trò của Hồ Chí Minh, vẫn tưởng ông ta chủ động điều khiển cuộc chiến, điều này chứng tỏ tình báo Tây phương yếu kém.
Trường Chinh chiến lược gia, lý thuyết gia của chế độ, người có ảnh hưởng lớn tới cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất (1946-1954) và cả cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai (1959-1975) với thuyết trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi. Từ thập niên 60, Lê Duẫn là người nhiều quyền lực nhất Bộ chính trị cả về chính trị, quân sự, Võ Nguyên Giáp mặc dù vẫn được được coi là nhà quân sự thao lược nhưng phải tuân theo chiến lược, chủ trương của Duẩn.
Cũng là Tổng bí thư nhưng Lê Duẩn rất mạnh so với Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu… vì ông ta đã cài đặt nhiều tay chân bộ hạ trong guồng máy chính trị của đảng mà CS gọi là người bảo trợ. Lê Khả Phiêu tháng 4-2001 bị hạ bệ khi ông này có ý định nắm nhiều quyền lực nhưng ông không mạnh như Duẩn (11)
Lê Duẩn vờ khiêm tốn, cho xây lăng Bác thật to để nhân dân tưởng Chủ tịch mới là người nắm quyền cai trị, Duẩn chỉ là kẻ thừa hành, mà thực ra ông ta vạch ra mọi đường lối chiến lược quân sự, chính trị. Võ Nguyên Giáp kể lại (do TKT Thủy ghi nhận) nhiều lần ông phát biếu ý kiến về chiến thuật đã bị Lê Duẩn bác bỏ, ông ta đập bàn trong Hội nghị
Có lẽ ông Hồ là người Việt Nam được Tây phương nhắc tới nhiều nhất, được họ dành cho những lời ca ngợi nồng nhiệt như một chính trị gia lỗi lạc hàng đầu trên thế giới, một nhà ái quốc chống thực dân, giành độc lập thống nhất, giải phóng dân tộc…
Nhưng đáng tiếc thay, lớp sương mù lịch sử bao trùm bí mật xung quanh huyền thoại về một bậc vĩ nhân của thế kỷ nay đã tan biến đi với bước chân của thời gian để lộ ra một sự thực không thể chối cãi: Hồ Chí Minh chỉ là một nhân vật hữu danh vô thực.
Ông Hồ được CSVN cho dựng tượng khắp nơi chẳng qua chỉ để cứu vãn sự tan rã thảm hại của ý thức hệ vô sản nay đã không còn chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt 1960-1975, Hồ Chí Minh không nắm giữ vai trò quan trọng nào nhưng không có nghĩa ông Hồ trắng án mà thực ra ông là một trong những người phải chịu trách nhiệm nặng nề nhất trước lịch sử. Họ Hồ đã du nhập một tà thuyết ma quái tàn phá giang sơn tổ quốc, ông đã tiến cử đồ tể Lê Duẩn lên ngôi vị quyền lực cao nhất để rồi y đã đẩy dân tộc vào cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn núi xương sông máu suốt mấy chục năm đằng đẵng.
Hơn thế nữa, cho tới khi con ác quỉ này nằm xuống năm 1986, đất nước mới được hưởng thái bình thoát cảnh binh đao khói lửa lên tu bất tận.
© Trọng Đạt
© Đàn Chim Việt
Chú thích
(1) VOA tiếng Việt ngày 12-1-2013 – Phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Liên Hằng, tác giả của ‘ Hanoi ‘s War’
(2) Trường Chinh – Wikipedia tiếng Việt
(3) Lê Duẩn và cuộc chiến tranh Việt Nam
(4) Trên BBC tiếng Việt ngày 28-10-2013
(5) Diễn Đàn Việt Thức, Vai Trò CS-Trung Quốc trong Chiến Tranh Việt Nam, Nhất Thanh lược dịch, Chinese Military Advisory Group-CMAG
(6) Trên BBC Vietnamese.com năm 2006 có đăng 4 bài về Lê Duẩn làm bốn kỳ: Kỳ 1-Nhìn lại vai trò của Lê Duẩn (2-5-2006), Kỳ 2- Bắt đầu cuộc thâu tóm quyền lực (4-5-2006), Kỳ 3-Cuộc đấu tranh nội bộ (10-5-2006), Kỳ 4-Một di sản gây tranh cãi (19-5-2006)
(7) Hồ Chí Minh- Wikipedia tiếng Việt
(8) Bài “Tướng Giáp tiết lộ 4 bí mật về chiến tranh Việt Nam” của Trần Khải Thanh Thủy được đăng trên nhiều báo và trang mạng
(9) Sự kiện Têt Mậu Thân, Wikipedia tiếng Việt
(10) No More Vietnams trang 82
Nguyên văn “We should have known that we never could coax Ho Chi Minh into abandoning a war he had chosen to start. We should have forced him to abandon it”
(11) Xin coi phần về Lê Khả Phiêu trong bài Từ Hồ Chí Minh đến Nguyễn Tấn Dũng của Trọng Đạt đăng trên các trang mạng, báo chí
HCM vừa có danh vừa có thực. Danh thì rõ rồi. Còn thực thì dù chế độ không CS nào lên cầm quyền cũng không thể phủ nhận công lao HCM đã lãnh đạo toàn dân giành độc lập cho dân tộc qua cuộc CM tháng 8/1945, cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược thắng lợi để kết thức chiến tranh, thống nhất đất nước. Nếu chính quyền không CS nào thay chính quyền CS để cầm quyền ở VN mà bác bỏ, phủ nhận cuộc CM tháng 8/1945 giành độc lập và cuộc kháng chiến chống giặc Pháp và giặc Mỹ xâm lược thắng lợi để kết thức chiến tranh, thống nhất đất nước thì chính quyền đó nhất định bị toàn dân VN tẩy chay, đánh đổ và sẽ bị chết yểu như các chính quyền của Bảo Đạo, của Trần Trọng Kim, chính quyền quốc gia VN (giả hiệu) và chính quyền VNCH, các chính quyền giả hiệu đó đều là những “chính quyền’ đã bán nước cho Nhật, cho Pháp, cho Mỹ.
Tóm lại, danh và thực của HCM sống mãi với lịch sử với dân tộc VN.
Nghe em cò mồi sự…láo này bơm Hồ chí Minh mà anh Ngu cười khùng khục…
Y hệt như các cò mồi mần đại sứ gà mấy em thị trưỡng địa phương tặng tượng đài Hồ, mua đất chon, ý quên dựng lên
Quay phim chụp anh om sòm rồi về khoe dân ngu là ngoại quốc nó cũng…dựng tượng bác Hồ…
Anh Ngu dám cá với em cò mồi là bây giờ nếu mở một cái cuôc trưng cầu dân ý, tượng bác nên để hay nên…đạp?
Kết quả 1000% sẽ là…đạp…
Mẹ nó chớ, hồi xưa dân ngu nên éo biết, bây giờ thử hỏi một em bé trình độ lớp 9 coi?
Một đứa mới học lớp…7, xuất than phụ bồi bếp trên tàu Tây, nó biết cái mẹ gì chớ?
Kinh tế, lịch sử, giáo dục, an sinh xã hội?
làm gì mà có trình độ?
Lãnh đạo chỉ huy? Không có Mao với Stalin lãnh đạo từ xa, Hồ chí Minh làm éo gì mà biết cách xúi dân ngu liều mạng?
Mở cái cặp mắt…hí lên cò mồi à, ngu như bò mà cũng bày đặt lên diễn đàn hát láo.
Thấy thương quá…
Thưa Thầy:
Tượng thì em không biết sẽ có bao nhiêu người đạp, dám đạp, vừa đạp vừa run……nếu có trưng cầu dân ý như Thầy ví dụ.
Thế nhưng, cũng trưng cầu dân ý, chắc chắn toàn dân sẽ giơ cả hai tay rồi vỗ vào nhau đồng ý để di chuyển Lăng ông Hồ về quê…..ngoại!
Mong Thầy sống thật lâu để Thầy sẽ là người đầu tiên xếp hàng……đạp!
Kính Thầy!
Đù à,
Anh Ngu thông cảm. Dù sao đi nữa thì em cũng xuất ra từ cái môt trường…láo, tôn sùng lãnh tụ.
Nhưng xin em hiểu cho một điều, lãnh tụ nó cũng là người trong cái loài người, em?
Đứa nào…hên thì lên làm lớn, đứa nào…xui, thì đi ăn mày. Giỏi dở mẹ gì đó?
Cho nên, với cái máu…tôn thờ lãnh tụ, chắc chắn là em không dám…đạp.
Riêng anh Ngu thì nói chơi cho vui vậy thôi. Chả làm trời ngoài bắc, anh ở trong nam, cũng không có thù oán cá nhơn gì đó.
Kiến, anh Ngu còn không nở …đạp, hà huống …Hồ chí Minh?
Tuy nhiên, với cái máu tự do, con người bình đẳng mí nhau, anh Ngu không có cái vụ tôn sùng em lãnh tụ nào cả. Phải thì khen mày một tiếng, còn bậy, làm hại nhiều người một cách vô lý để thoã mãn cái dục cọng, í quên tham vọng của mày thì anh Ngu …nóng lên, chửi cha mày…
Âu đó cũng là một điều…phải đạo.
Em không nên vì một người …tự do đã quen như anh mà…bức xúc.
Sống lâu báo hại con cháu nó phục dịch, sướng ích mẹ gì đó. Khuyên em là tới số…chết, nên chết.
Không nên gượng gạo mà…báo đời.
Còn cái vụ sắp hàng, anh Ngu có hưỡn không?
Mả Lê Đức Thọ nằm ở thủ đô quê ngoại, nhưng ngày nào thân nhân cũng thấy cứt đái đầy trên mả nên phải bốc mộ về quê nội rồi vẫn bị, bây giờ người không biết chôn ở đâu?
Hồ Chí Minh nổi danh hơn, có công giúp Tàu thu nước VN về TQ nên phải tu bổ cải tiến lại để khi dân Tàu qua du lịch có chổ để giải quyết. . .nhu cầu.
Đó là cách tốt nhất để dân Tàu. . .tè ra nhớ công ơn “người”.
tran tu says:
“Trúc Bạch là cái thằng con cầy nào mà lắm mồm thế
Trên diễn đàn thấy miệng nó lép chép như cái ỗl đít gà, như chuột chù rúc đít”
He he he ….Phải – phải! Miệng thằng Trúc Bạch như cái lờ…ỗ đít gà, nhưng chính từ cái lờ.. ỗ đít gà này mà tên và hình tượng của Hồ Chí Minh thường xuyên được phọt ra đấy !
Cả đời theo đám Mác Lê
Chết rồi xác thối ê chề… phơi cu!
Hồ ơi, bác quả là ngu
Làm thằng cộng sản bú cu Nga Tầu…
Cuối cùng có được gì đâu?
Vẫn theo tư bản cúi đầu chìa tay!
Đàn em bác bảo bác hay?
Bác ngu như chó chứ hay đéo gì!