Học giả TQ đe dọa Việt Nam?
Các đồng nghiệp, cả trong lẫn ngoài nước, nói rằng, tại cuộc Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ nhất, họ rất khó tiếp cận với các học giả đến từ Trung Quốc, hoặc, nếu có, thì các vị này chỉ nói rất qua loa về quan điểm phía Trung Quốc.
Phóng viên Tuần Việt Nam đã may mắn có cơ hội tiếp xúc với một học giả từ nước này, Tiến sĩ Vương Hàn Lĩnh từ Viện Luật pháp Quốc tế, thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (Bắc Kinh), người đã trải qua thời thơ ấu ở một địa phương sát với biên giới Việt Nam, nơi xảy ra sự kiện Tháng Hai năm 1979, bên lề một cuộc hội thảo quốc tế về khai thác chung nguồn năng lượng biển ở châu Á, diễn ra vào thượng tuần tháng 8 năm nay tại thành phố Hồ Chí Minh.
(Tiến sĩ Vương Hàn Lĩnh cũng là một diễn giả tại Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ hai này, với tham luận nhan đề “Hợp tác quốc tế cùng phát triển nguồn lợi thủy sản“.)
Thông qua những trao đổi với Tiến sĩ Vương Hàn Lĩnh, Tuần Việt Nam hy vọng cung cấp thêm cho độc giả một góc nhìn của giới nghiên cứu Trung Quốc về những vấn đề gây tranh cãi như đường lưỡi bò, lập trường giải quyết tranh chấp ở Biển Đông…, hay thậm chí cả cách tiếp cận đối với ASEAN của cường quốc phía Bắc này.
Không tự lựa chọn hàng xóm được
PV: Xin ông cho biết, vì sao phía Trung Quốc vẫn kiên trì với cách tiếp cận song phương đối với các tranh chấp trên Biển Đông?
TS Vương Hàn Lĩnh: Bởi vì cách giải quyết giữa hai bên liên quan, theo cái cách mà hai bên cho rằng công bằng nhất, là giải pháp tốt nhất. Còn sự tham gia của bên
thứ ba chỉ làm phức tạp thêm tình hình.
Hơn nữa, nếu bên thứ ba lại tham gia bằng cách dùng vũ lực, hay các biện pháp phi hoà bình, thì ngay cả nếu tranh chấp được giải quyết, anh sẽ gặp rắc rối trong tương lai.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng anh có thể tự lựa chọn cách giải quyết tranh chấp mà anh cho là tốt nhất, có thể phân định được lãnh hải bằng cách này hay cách khác, nhưng chắc chắn là anh không thể tự lựa chọn được hàng xóm. Hai nước Trung Quốc và Việt Nam mãi mãi là hàng xóm, qua biết bao thế hệ và còn tiếp tục với rất nhiều thế hệ nữa.
Tôi muốn nhắc lại nếu không chọn cách giải quyết như tôi vừa nêu, các anh sẽ phải hứng chịu các xung đột bằng vũ lực, hoặc thậm chí chiến tranh. Điều này không hề tốt cho tương lai.
PV: Rõ ràng lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc đã chứng kiến nhiều cuộc can qua, tuy rằng cũng có nhiều lúc quan hệ hai nước tốt đẹp…
(Cắt ngang) Đúng vậy. Nhưng những lúc quan hệ xấu không đáng là bao so với những lúc hữu hảo. Hữu hảo vẫn là hướng chủ đạo trong quan hệ. Và chính vì vậy hai nước nên chọn cách đàm phán song phương để vừa giải quyết được tranh chấp, và vừa duy trì được quan hệ hữu hảo.
Đàm phán song phương là tốt nhất, khó quá thì khai thác chung
PV: Có một thực tế là tranh chấp trên Biển Đông không chỉ có song phương mà cả đa phương nữa, chẳng hạn như tại khu vực quần đảo Trường Sa. Vậy làm sao có thể chỉ chọn cách đàm phán song phương được?
Thứ nhất, dù thế nào đi nữa, câu chuyện tranh chấp trên Biển Đông vẫn chủ yếu là giữa Trung Quốc và Việt Nam, chứ ít liên quan tới các nước khác.
Thứ hai, giữa các nước ASEAN cũng có những tranh chấp song phương với nhau mà tự họ không giải quyết được. Chẳng hạn, mới năm ngoái thôi, Philippines đã phản đối mạnh mẽ đối với bản đăng ký chung về thềm lục địa mở rộng của Việt Nam và Malaysia.
Đã không tự giải quyết với nhau được, làm sao các nước ASEAN có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông lại có thể cùng nhau đàm phán với Trung Quốc được?
PV: Thế nhưng, ngay cả với giả định các nước ASEAN chấp nhận đàm phán song phương với Trung Quốc, mặc dù tôi không mấy tin vào điều này, người ta vẫn nói rằng, trên thực tế, trong sự chênh lệch về tương quan lực lượng, nước nhỏ thường bị lép về hơn trong đàm phán song phương với nước lớn, thưa ông?
Nhưng chúng ta có việc phân định Vịnh Bắc Bộ là hình mẫu cho một kết quả công bằng cho cuộc đàm phán giữa một nước nhỏ và một nước lớn. Và cùng với nó là một thoả thuận đánh cá chung.
PV: Thế nhưng, những ngư dân Việt Nam phàn nàn rằng tàu nhỏ của họ thường bị tàu lớn của Trung Quốc chèn ép. Đã đành phía Việt Nam cũng thừa nhận rằng thiếu sự chuẩn bị về phương tiện đánh bắt khi chỉ đăng ký những tàu nhỏ, trong khi Trung Quốc đã chủ động đổi thành tàu lớn, ngay trong quá trình đàm phán.
Như vậy, thoả thuận thì công bằng, nhưng trên thực tế, tàu nhỏ của nước nhỏ vẫn bị lép vế so với tàu lớn của nước lớn. Ông nghĩ sao?
Tôi chỉ biết rằng số lượng tàu cá của Việt Nam nhiều gấp bội so với số tàu cá của Trung Quốc.
Anh nói ngư dân Việt Nam phàn nàn, tôi cũng nói cho anh rằng ngư dân Trung Quốc cũng phàn nàn rằng họ thiệt thòi. Bởi theo thỏa thuận, phía Trung Quốc phải giảm bớt số tàu đánh cá, và nhiều ngư dân Trung Quốc bị mất việc, phải trông chờ vào trợ cấp của chính phủ.
Nói chung, chuyện tàu nhỏ, tàu lớn, chúng ta không có số liệu bằng chứng nên mọi chuyện chưa rõ ràng.
PV: Nhân nói chuyện ngư dân, xin được hỏi ông về lệnh cấm biển của Trung Quốc. Mặc dù, để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, cần phải cấm đánh cá một khoảng thời gian nào đó để tái tạo nguồn lợi hải sản.
Thế nhưng, đối với vùng chồng lấn về yêu sách chủ quyền, nên chăng Trung Quốc nên ngồi đàm phán với các nước ASEAN liên quan, rồi ra một lệnh cấm chung, như gợi ý của nhiều chuyên gia về biển, thay vì hành động đơn phương như Trung Quốc?
Bởi vì chính phủ Trung Quốc cho rằng tất cả những quần đảo nằm trong đường chữ U chín đoạn (Đường Lưỡi Bò) là thuộc về Trung Quốc và Trung Quốc đã thực thi chủ quyền và quyền tài phán từ cách đây hơn hai ngàn năm.
Chỉ có những chỗ liên quan đến thềm lục địa của các nước có liên quan, cũng như ngoài biển khơi, là chưa xác định rõ ràng và được coi là vùng chồng lấn. Cách tốt nhất là đàm phán song phương, còn chỗ nào khó quá thì khai thác chung.
PV: Nhưng nhiều học giả trong và ngoài khu vực cũng cho rằng, bên cạnh thành công của thoả thuận khai thác chung về thuỷ sản ở vùng phân định ranh giới tại Vịnh Bắc Bộ giữa Trung Quốc và Việt Nam, hay khai thác chung dầu khí ở Vịnh Thái Lan giữa Thái Lan và Malaysia, cũng có sự thất bại liên quan đến thoả thuận thăm dò địa chấn biển chung (JMSU) giữa ba bên là các công ty dầu khí của Trung Quốc, Philippines và Việt Nam. Ông giải thích thế nào về chuyện này?
Còn anh nghĩ thế nào?
PV: Theo thông tin báo chí mà tôi được biết, Quốc hội Philippines đã không phê chuẩn việc tiếp tục thoả thuận này sau ba năm, và nó tự nhiên hết hiệu lực. Quốc Hội Philippines dựa vào luận điểm rằng có sự mờ ám giữa thoả thuận này, khoản ODA khổng lồ mà Trung Quốc cam kết với chính phủ của Tổng thống Arroyo, và những ưu đãi thuế quan liên quan đến hãng truyền thông ZTE của Trung Quốc.
Báo chí nói sai rồi. JMSU thất bại do sự can thiệp của Mỹ, khi họ gây sức ép lên chính phủ của bà Arroyo thông qua phe đối lập. Thoả thuận nào trong khu vực này mà Mỹ chẳng can thiệp.
Không thể thay đổi lịch sử
PV: Quay lại chuyện chủ quyền, Trung Quốc nói có chủ quyền và quyền tài phán cả nghìn năm nay nhưng lại không đưa ra được những bằng chứng về việc thực hiện chủ quyền của chính phủ trung ương với các quần đảo này. Trong khi đó, phía Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và chứng cớ pháp lý, chẳng hạn với quần đảo Hoàng Sa, từ hàng trăm năm nay. Ông nói sao?
Nên nhớ rằng cho đến năm 1885, Việt Nam vẫn là thuộc quốc của Trung Quốc.
PV: Việt Nam đang chuẩn bị Lễ Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (thời điểm diễn ra buổi trò chuyện là vào tháng 8/2010 – pv), với biểu tượng lớn nhất là giữ vững nền độc lập, cũng như đấu tranh giành lại nó trong những khoảng thời gian nhất định trong lịch sử.
Tại sao chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên có luật pháp, công ước quốc tế đàng hoàng, mà ông lại sử dụng cách suy luận mang nặng tính hình thức trong quan hệ nước nhỏ với nước lớn ngày xưa như vậy?
Nhưng chúng ta cũng không thể thay đổi lịch sử.
PV: Vẫn theo cách lập luận về tính lịch sử của mình, tại sao ông không nhắc tới Hoà ước Pháp – Thanh năm 1887, khi nhà Thanh chấp nhận để người Pháp, nhân danh chính phủ An Nam, thực thi chủ quyền ở những quần đảo này?
(Im lặng).
PV: Vậy để lần sau có dịp, tôi sẽ giới thiệu với ông một số nhà nghiên cứu Việt Nam nắm vững vấn đề này cung cấp thêm tư liệu cho ông, với tư cách một học giả, để có thêm thông tin phục vụ nghiên cứu. Được không ạ?
Rất cám ơn anh.
Nguồn: TuanVietNam. Đàn Chim Việt tựa đề.
Ong co (To tien cua toi la canh tay phai va la mot Dai tuong cua Dai De Quang Trung ten la Le Van Long (nguoi da lap tran dot chay ,danh chim 100 chien thuyen cua Xiem tai Dia Doi ).
Toi xem tuong ,dien cua thang Hoc gia nay ,mat thi day thit tron ,nhieu mo,( loai nguoi thich nhuc duc,thich gai,thich tien cua,rat de mua chuoc,nhung rat hen nhat ,chi tat mot cai tat tai thi no khai het, hoi xua toi con nho
o Saigon toi duoc linh di bat cai thang Sv huynh tan mam gi do … toi dan vo quan cafe moi hoi no co 1 cau ma thoi!!! the ma no te dai,te cuc ra day quan,con quy lay xin tha mang..dung la do mat thit….
may con that hoc thuong hay phan biet viet cong .???viet cong la ai?co phai viet cong la toan the nhung nguoi dan yeu nuoc tao thanh.???len co nhung nguoi khong hieu gi ve nguon goc cua viet cong thi dung co viet bai vao day lam cho cuoi cho nguoi viet yeu nuoc.??? dung vay khong cac ban doc gia
(Tòa soạn: Mời ông bà vào vpskeys.org tải phần mềm gõ tiếng Việt miễn phí)
Xin thành thật góp ý với Nguyễn Hiền,
Đấu tranh cho nước VN.tự do dân chủ là mục đích ưu tiên chính đáng của tất cả mọi người VN.yêu
nước,còn chống cộng,dù là quan trọng chỉ là hệ qủa tất yếu của mục đích trên.Dân chủ đi trước do
đó chế độ độc tài sẽ bị tiêu vong trong tiến trình hủy diệt của nó.Tuy nhiên,nếu vấn đề chống cộng là
mục tiêu hàng đầu của ông thì ông cũng nên phân biệt cái gì là chính cái gì là phụ,đâu là tổ quốc,đâu
là ngoại bang,ai xứng đáng hay bất xứng để tránh tình trạng “mất cả chì lẫn chài” !
Thật qúa nguy hiểm khi ông nhờ tay Tàu để mần thịt VC.vì như thế khác nào “cõng rắn cắn gà nhà”.
Phải phân biệt tổ quốc VN.thuộc về toàn thể dân tộc,chứ không phải của VC.như chúng lớn giọng vơ vào,chẳng qua nước ta tạm thời bị 1 bọn đầu trộm đuôi cướp chiếm đoạt để chia nhau chiến lợi phẩm.Nếu chẳng may,nước ta bị Tàu cuỗm được từ tay VC.thì lại càng khó khăn cho chúng ta lấy
lại.Bọn cướp này còn hung hiểm hơn vì thế mạnh của nó về người và của gấp ngàn lần ! Bọn chúng
là thầy của bọn mafia nội địa đấy thưa ông ! Thành ra,nếu Tàu chiếm được nước ta thì bọn nội địa
này sẽ được chúng cấp”môn bài”thống trị.Vậy thì tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa ! Mèo vẫn hòan mèo !
Điều đáng sợ là ông “cường điệu” theo tình cảm (căm ghét) như thế này sẽ làm cho tình hình đấu tranh cho dân chủ VN.thêm rối như canh hẹ,chẳng biết đâu mà gỡ và nhất là sẽ làm cho đồng bào trong nước có thể nghi ngờ và ác cảm với nỗ lực cũng như thiện chí của việc dân chủ hóa VN.ta !
Trân trọng,
DNL.
Ý kiến D.Nhật Lệ là ý kiến xây dựng, thành thật cám ơn.
Nuyễn Hiền nói.Nhiều người chống Tàu không chống VC vì họ còn đầu óc hẹp hòi, không biết mình mất nước từ lâu. VC lợi dụng lòng yêu nước hạn hẹp của một số người VN sau đó đẩy ra chiến trường làm bia đở đạn cho chúng, rốt cuộc như con thiêu thân chui vào bóng đèn chết cháy một cách oan uổng. Khi TS Vương tuyên bố cứng rắn với VC thì phải hiểu rằng VC là tên lưu manh chơi trò ve vuốt và thích phản. Để chận đứng lòng ve vuốt nhiệt tình và đểu giả ấy, ông ta thẳng thừng trả lời để ông phóng viên VC này ngầm hiểu rằng: Tàu xử dụng vũ lực đánh VC, đó là điều không tránh khỏi, nếu VC không chịu quy hàng, cúi đầu sám hối tội lỗi mà chúng đã gây ra trong quá khứ, đưa đến một cuộc chiến thảm khốc 79, chưa từng có trong lịch sử dân tộc.
Cách dùng chữ của TS Vương rất độc đáo, xem VC là người hàng xóm, người hàng xóm xấu xa và đầy tội lỗi, người hàng xóm miệng dùng toàn mỹ ngữ điếm đàng để khơi dậy lòng hận thù chống Tàu vì VC không có khả năng chống nên dùng người VN nhẹ dạ đẩy họ vào chiến trường đẩm máu trong tương lai.
Tàu đánh VC là niềm vui sướng rất to lớn đối với dân tộc VN chỉ có Tàu mới có khả năng trị tội VC và trị tội dùm cho dân tộc Việt. Tại sao chúng ta không cám ơn TS Vương mà mạt sát ông ta một cách thậm tệ. Hơn 30 năm, dân VN sống tức tưởi tù đày trong ngục tù mênh mông của VC, sao chúng ta không ước mơ một biến cố lớn để thoát khỏi xiềng xích nô lệ. Dân VN đã thua VC, VC đàn áp dân lành như thế nhưng chúng ta vẫn còn chia rẽ không dám đứng lên đồng loạt lật đổ Vc để đem lại niềm an vui hạnh phúc cho dân tộc. Nếu chúng ta không làm được công việc lật đổ VC thì để Tàu làm, đừng nên chửi bới bâng quơ.!!!!!!
Than ôi,
Lại thêm,ông Nguyễn Hiền nầy đội đầu TÀU CỘNG,hán tặc lại chê trách người Việt không chống VC,nếu theo ý cũa ông là bán lúa giống…vã lai,ông lấy cái gì mà chóng VC đây,nói nghe thữ coi nào,hoàn toàn tào lao và ba phãi…Nhưng ông có biết không,Tàu cộng chết thì VC sẽ không còn nữa,vì hết chỗ dựa đễ cùng nhau thực thi chính sách ngu dân,độc tài sắc máu.Nước VN sẽ có độc lập,quyền tự quyết ngay tức khắc, và nhân dân đúng ra giàu hơn TC, không có bị lầm than,thua các nước láng giềng đến ngày nay.Cũng bỡi Tàu cộng,Hán tặc ép người quá đáng làm cho VC sợ hãi,cho nên cái gì cũng không dám làm trước Hán cộng vì thế cứ tuột hậu theo sau hoài…nhưng thời đại hiện nay có chuyễn hướng rồi.Còn chuyện chống Hán tặc là trách nhiệm cũa quân đội và nhân dân VN,ỡ vào thời điễm nào cũng vậy.Đó là tập quán lưu truyền mấy ngàn năm nay,cho nên VN mới tồn taị kế bên nước lớn TC cho đến bây giờ mà không cần ai phãi dạy bão,cho dù không có VC đi nữa.Giặc phương Bắc đến nhà đàn bà cũng đánh.Mỗi người dân là một tay súng đó Nị̣.Bình thường người dân Việt rất hiền hoà nhưng chóng ngoại xăm là nghề cuã chàng đấy./.
Tàu đánh VC là niềm vui sướng rất to lớn đối với dân tộc VN chỉ có Tàu mới có khả năng trị tội VC và trị tội dùm cho dân tộc Việt. Tại sao chúng ta không cám ơn TS Vương mà mạt sát ông ta một cách thậm tệ. Hơn 30 năm, dân VN sống tức tưởi tù đày trong ngục tù mênh mông của VC, sao chúng ta không ước mơ một biến cố lớn để thoát khỏi xiềng xích nô lệ. Dân VN đã thua VC, VC đàn áp dân lành như thế nhưng chúng ta vẫn còn chia rẽ không dám đứng lên đồng loạt lật đổ Vc để đem lại niềm an vui hạnh phúc cho dân tộc. Nếu chúng ta không làm được công việc lật đổ VC thì để Tàu làm, đừng nên chửi bới bâng quơ.!!!!!! Đọc đến dây tôi thấy tác giả Ngươi Việt dích thị là một VIỆT GIAN THỨ GỘC. Do đó mới có lòng muốn dan tộc hình chữ S bị tụi đại HÁN đô hô. Nói chung đám cờ vàng tại Hải ngoại đều có máu VIỆT GIAN sanag84 sàng mong tụi BÀNH TRƯỚNG trừng trị CSVN. Thật sự chẵng có lòng gì với người dân trong nươc. DO dó mới có ý nghĩ độc địa mong tụi TRUNG CONG xâm lươc VN