WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Học giả TQ đe dọa Việt Nam?

Các đồng nghiệp, cả trong lẫn ngoài nước, nói rằng, tại cuộc Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ nhất, họ rất khó tiếp cận với các học giả đến từ Trung Quốc, hoặc, nếu có, thì các vị này chỉ nói rất qua loa về quan điểm phía Trung Quốc.

Phóng viên Tuần Việt Nam đã may mắn có cơ hội tiếp xúc với một học giả từ nước này, Tiến sĩ Vương Hàn Lĩnh từ Viện Luật pháp Quốc tế, thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (Bắc Kinh), người đã trải qua thời thơ ấu ở một địa phương sát với biên giới Việt Nam, nơi xảy ra sự kiện Tháng Hai năm 1979, bên lề một cuộc hội thảo quốc tế về khai thác chung nguồn năng lượng biển ở châu Á, diễn ra vào thượng tuần tháng 8 năm nay tại thành phố Hồ Chí Minh.

(Tiến sĩ Vương Hàn Lĩnh cũng là một diễn giả tại Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ hai này, với tham luận nhan đề “Hợp tác quốc tế cùng phát triển nguồn lợi thủy sản“.)

Thông qua những trao đổi với Tiến sĩ Vương Hàn Lĩnh, Tuần Việt Nam hy vọng cung cấp thêm cho độc giả một góc nhìn của giới nghiên cứu Trung Quốc về những vấn đề gây tranh cãi như đường lưỡi bò, lập trường giải quyết tranh chấp ở Biển Đông…, hay thậm chí cả cách tiếp cận đối với ASEAN của cường quốc phía Bắc này.

Không tự lựa chọn hàng xóm được

PV: Xin ông cho biết, vì sao phía Trung Quốc vẫn kiên trì với cách tiếp cận song phương đối với các tranh chấp trên Biển Đông?

TS Vương Hàn Lĩnh:
Bởi vì cách giải quyết giữa hai bên liên quan, theo cái cách mà hai bên cho rằng công bằng nhất, là giải pháp tốt nhất. Còn sự tham gia của bên

TS Vương Hàn Lĩnh.

thứ ba chỉ làm phức tạp thêm tình hình.

Hơn nữa, nếu bên thứ ba lại tham gia bằng cách dùng vũ lực, hay các biện pháp phi hoà bình, thì ngay cả nếu tranh chấp được giải quyết, anh sẽ gặp rắc rối trong tương lai.

Tôi muốn nhấn mạnh rằng anh có thể tự lựa chọn cách giải quyết tranh chấp mà anh cho là tốt nhất, có thể phân định được lãnh hải bằng cách này hay cách khác, nhưng chắc chắn là anh không thể tự lựa chọn được hàng xóm. Hai nước Trung Quốc và Việt Nam mãi mãi là hàng xóm, qua biết bao thế hệ và còn tiếp tục với rất nhiều thế hệ nữa.

Tôi muốn nhắc lại nếu không chọn cách giải quyết như tôi vừa nêu, các anh sẽ phải hứng chịu các xung đột bằng vũ lực, hoặc thậm chí chiến tranh. Điều này không hề tốt cho tương lai.

PV: Rõ ràng lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc đã chứng kiến nhiều cuộc can qua, tuy rằng cũng có nhiều lúc quan hệ hai nước tốt đẹp…

(Cắt ngang) Đúng vậy. Nhưng những lúc quan hệ xấu không đáng là bao so với những lúc hữu hảo. Hữu hảo vẫn là hướng chủ đạo trong quan hệ. Và chính vì vậy hai nước nên chọn cách đàm phán song phương để vừa giải quyết được tranh chấp, và vừa duy trì được quan hệ hữu hảo.

Đàm phán song phương là tốt nhất, khó quá thì khai thác chung

PV: Có một thực tế là tranh chấp trên Biển Đông không chỉ có song phương mà cả đa phương nữa, chẳng hạn như tại khu vực quần đảo Trường Sa. Vậy làm sao có thể chỉ chọn cách đàm phán song phương được?

Thứ nhất, dù thế nào đi nữa, câu chuyện tranh chấp trên Biển Đông vẫn chủ yếu là giữa Trung Quốc và Việt Nam, chứ ít liên quan tới các nước khác.

Thứ hai, giữa các nước ASEAN cũng có những tranh chấp song phương với nhau mà tự họ không giải quyết được. Chẳng hạn, mới năm ngoái thôi, Philippines đã phản đối mạnh mẽ đối với bản đăng ký chung về thềm lục địa mở rộng của Việt Nam và Malaysia.

Đã không tự giải quyết với nhau được, làm sao các nước ASEAN có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông lại có thể cùng nhau đàm phán với Trung Quốc được?

PV: Thế nhưng, ngay cả với giả định các nước ASEAN chấp nhận đàm phán song phương với Trung Quốc, mặc dù tôi không mấy tin vào điều này, người ta vẫn nói rằng, trên thực tế, trong sự chênh lệch về tương quan lực lượng, nước nhỏ thường bị lép về hơn trong đàm phán song phương với nước lớn, thưa ông?

Nhưng chúng ta có việc phân định Vịnh Bắc Bộ là hình mẫu cho một kết quả công bằng cho cuộc đàm phán giữa một nước nhỏ và một nước lớn. Và cùng với nó là một thoả thuận đánh cá chung.

PV: Thế nhưng, những ngư dân Việt Nam phàn nàn rằng tàu nhỏ của họ thường bị tàu lớn của Trung Quốc chèn ép. Đã đành phía Việt Nam cũng thừa nhận rằng thiếu sự chuẩn bị về phương tiện đánh bắt khi chỉ đăng ký những tàu nhỏ, trong khi Trung Quốc đã chủ động đổi thành tàu lớn, ngay trong quá trình đàm phán.
Như vậy, thoả thuận thì công bằng, nhưng trên thực tế, tàu nhỏ của nước nhỏ vẫn bị lép vế so với tàu lớn của nước lớn. Ông nghĩ sao?

Tôi chỉ biết rằng số lượng tàu cá của Việt Nam nhiều gấp bội so với số tàu cá của Trung Quốc.

Anh nói ngư dân Việt Nam phàn nàn, tôi cũng nói cho anh rằng ngư dân Trung Quốc cũng phàn nàn rằng họ thiệt thòi. Bởi theo thỏa thuận, phía Trung Quốc phải giảm bớt số tàu đánh cá, và nhiều ngư dân Trung Quốc bị mất việc, phải trông chờ vào trợ cấp của chính phủ.

Nói chung, chuyện tàu nhỏ, tàu lớn, chúng ta không có số liệu bằng chứng nên mọi chuyện chưa rõ ràng.

PV: Nhân nói chuyện ngư dân, xin được hỏi ông về lệnh cấm biển của Trung Quốc. Mặc dù, để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, cần phải cấm đánh cá một khoảng thời gian nào đó để tái tạo nguồn lợi hải sản.

Thế nhưng, đối với vùng chồng lấn về yêu sách chủ quyền, nên chăng Trung Quốc nên ngồi đàm phán với các nước ASEAN liên quan, rồi ra một lệnh cấm chung, như gợi ý của nhiều chuyên gia về biển, thay vì hành động đơn phương như Trung Quốc?

Bởi vì chính phủ Trung Quốc cho rằng tất cả những quần đảo nằm trong đường chữ U chín đoạn (Đường Lưỡi Bò) là thuộc về Trung Quốc và Trung Quốc đã thực thi chủ quyền và quyền tài phán từ cách đây hơn hai ngàn năm.

Chỉ có những chỗ liên quan đến thềm lục địa của các nước có liên quan, cũng như ngoài biển khơi, là chưa xác định rõ ràng và được coi là vùng chồng lấn. Cách tốt nhất là đàm phán song phương, còn chỗ nào khó quá thì khai thác chung.

PV: Nhưng nhiều học giả trong và ngoài khu vực cũng cho rằng, bên cạnh thành công của thoả thuận khai thác chung về thuỷ sản ở vùng phân định ranh giới tại Vịnh Bắc Bộ giữa Trung Quốc và Việt Nam, hay khai thác chung dầu khí ở Vịnh Thái Lan giữa Thái Lan và Malaysia, cũng có sự thất bại liên quan đến thoả thuận thăm dò địa chấn biển chung (JMSU) giữa ba bên là các công ty dầu khí của Trung Quốc, Philippines và Việt Nam. Ông giải thích thế nào về chuyện này?

Còn anh nghĩ thế nào?

PV: Theo thông tin báo chí mà tôi được biết, Quốc hội Philippines đã không phê chuẩn việc tiếp tục thoả thuận này sau ba năm, và nó tự nhiên hết hiệu lực. Quốc Hội Philippines dựa vào luận điểm rằng có sự mờ ám giữa thoả thuận này, khoản ODA khổng lồ mà Trung Quốc cam kết với chính phủ của Tổng thống Arroyo, và những ưu đãi thuế quan liên quan đến hãng truyền thông ZTE của Trung Quốc.

Báo chí nói sai rồi. JMSU thất bại do sự can thiệp của Mỹ, khi họ gây sức ép lên chính phủ của bà Arroyo thông qua phe đối lập. Thoả thuận nào trong khu vực này mà Mỹ chẳng can thiệp.

Không thể thay đổi lịch sử

PV: Quay lại chuyện chủ quyền, Trung Quốc nói có chủ quyền và quyền tài phán cả nghìn năm nay nhưng lại không đưa ra được những bằng chứng về việc thực hiện chủ quyền của chính phủ trung ương với các quần đảo này. Trong khi đó, phía Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và chứng cớ pháp lý, chẳng hạn với quần đảo Hoàng Sa, từ hàng trăm năm nay. Ông nói sao?

Nên nhớ rằng cho đến năm 1885, Việt Nam vẫn là thuộc quốc của Trung Quốc.

PV: Việt Nam đang chuẩn bị Lễ Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (thời điểm diễn ra buổi trò chuyện là vào tháng 8/2010 – pv), với biểu tượng lớn nhất là giữ vững nền độc lập, cũng như đấu tranh giành lại nó trong những khoảng thời gian nhất định trong lịch sử.

Tại sao chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên có luật pháp, công ước quốc tế đàng hoàng, mà ông lại sử dụng cách suy luận mang nặng tính hình thức trong quan hệ nước nhỏ với nước lớn ngày xưa như vậy?

Nhưng chúng ta cũng không thể thay đổi lịch sử.

PV: Vẫn theo cách lập luận về tính lịch sử của mình, tại sao ông không nhắc tới Hoà ước Pháp – Thanh năm 1887, khi nhà Thanh chấp nhận để người Pháp, nhân danh chính phủ An Nam, thực thi chủ quyền ở những quần đảo này?

(Im lặng).

PV: Vậy để lần sau có dịp, tôi sẽ giới thiệu với ông một số nhà nghiên cứu Việt Nam nắm vững vấn đề này cung cấp thêm tư liệu cho ông, với tư cách một học giả, để có thêm thông tin phục vụ nghiên cứu. Được không ạ?

Rất cám ơn anh.

Nguồn: TuanVietNam. Đàn Chim Việt tựa đề.

32 Phản hồi cho “Học giả TQ đe dọa Việt Nam?”

  1. kiet says:

    Thời đại bây giờ là thời đại cũa một nước Việt nam nhân bãn,sẽ hội nhập cùng với sự tiến hóa cũa văn minh toàn cầu.Con đường này không thễ đi ngược lai được.Sẽ không có chỗ cho chú Tàu chệch bá láp,vừa ăn cướp vừa đánh trống la làng nữa.Phách lối nhất là đe doạ VN ta.Chúng tôi bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng dẹp thù nhà qua một bên,đễ chiến đấu với bọn tàu cộng tham lam,ít kỹ và bành chướng như các ông.Thế giới bây giờ ai cũng muốn liệng cứt vô mặt bọn tàu phũ.Làm ăn với bon tàu phũ lợi thì ít nhưng hại thì nhiều…hãy đóng cữa biên giới lại coi ai chết.Con đường ngoại giao,và cách cứ xữ cũa bọn họ hết thuốc chữa và hết còn đường cứu rồi,hay là hãy tự diệt đi./.

  2. Minh Đức says:

    “Quốc Hội Philippines dựa vào luận điểm rằng có sự mờ ám giữa thoả thuận này, khoản ODA khổng lồ mà Trung Quốc cam kết với chính phủ của Tổng thống Arroyo”…”JMSU thất bại do sự can thiệp của Mỹ, khi họ gây sức ép lên chính phủ của bà Arroyo thông qua phe đối lập”

    Đoạn đối thoại trên cho thấy TQ qua ODA dùng tiền để mua sự nhượng bộ của Philippines về tranh chấp đảo nhưng bị phe đối lập trong Quốc Hội Phi ngăn cản. Trong trường hợp này chế độ đa đảng có đối lập đã có tác dụng ngăn cản phe cầm quyền bị mua chuộc, nhượng bộ ngoại bang gây ra thiệt hại cho quyền lợi quốc gia. Bị thất bại trong việc dùng tiền mua sự nhượng bộ của Phi, Vương Hàn Lĩnh đổ cho Mỹ can thiệp.

  3. lang says:

    coi cái mặt phì nộn của thằng chệt này thì biết ngay. Con cháu bác mao, dạo này ăn ra làm nên vì vậy học đòi vênh váo.
    Tiên sư cha bố thằng chệt! giỏi thì vác đít sang đây!

  4. Phóng Viên VC không có khả năng đặt câu hỏi, đặt những câu hỏi như người thợ hỏi ông chủ thì chủ trả lời ngang ngược như thế là đúng rồi. Khi tên VC nhận câu trả lời hùng hồn đanh thép của TS Vương “Nên nhớ rằng cho đến năm 1885, Việt Nam vẫn là thuộc quốc của Trung Quốc.” thì tên phóng viên VC lờ đi, không phản đối câu trả lời, theo tôi nghĩ trong thân tâm PViên VC chấp nhận ngầm câu hỏi này.

    VC không có khả năng đàm phán song phương hay đa phương vì trong đầu óc chúng cứ nghĩ chúng là nhỏ bé hay nhược tiểu, tốt nhất VC nên đầu hàng Tàu đưa tay cho Tàu trói dẫn về Tàu trị tội phản. Chứ cứ tốn nhiều tiền ca hoài bài con cá, nghe phát chán. Bao nhiêu cuộc hội họp ở Hà Nội chỉ làm tốn tiền của dân, rốt cuộc sẽ đưa đến một thảm kịch mất nước như năm 1975.

    Nhiều người chống Tàu không chống VC vì họ còn đầu óc hẹp hòi, không biết mình mất nước từ lâu. VC lợi dụng lòng yêu nước hạn hẹp của một số người VN sau đó đẩy ra chiến trường làm bia đở đạn cho chúng, rốt cuộc như con thiêu thân chui vào bóng đèn chết cháy một cách oan uổng. Khi TS Vương tuyên bố cứng rắn với VC thì phải hiểu rằng VC là tên lưu manh chơi trò ve vuốt và thích phản. Để chận đứng lòng ve vuốt nhiệt tình và đểu giả ấy, ông ta thẳng thừng trả lời để ông phóng viên VC này ngầm hiểu rằng: Tàu xử dụng vũ lực đánh VC, đó là điều không tránh khỏi, nếu VC không chịu quy hàng, cúi đầu sám hối tội lỗi mà chúng đã gây ra trong quá khứ, đưa đến một cuộc chiến thảm khốc 79, chưa từng có trong lịch sử dân tộc.

    Cách dùng chữ của TS Vương rất độc đáo, xem VC là người hàng xóm, người hàng xóm xấu xa và đầy tội lỗi, người hàng xóm miệng dùng toàn mỹ ngữ điếm đàng để khơi dậy lòng hận thù chống Tàu vì VC không có khả năng chống nên dùng người VN nhẹ dạ đẩy họ vào chiến trường đẩm máu trong tương lai.

    Tàu đánh VC là niềm vui sướng rất to lớn đối với dân tộc VN chỉ có Tàu mới có khả năng trị tội VC và trị tội dùm cho dân tộc Việt. Tại sao chúng ta không cám ơn TS Vương mà mạt sát ông ta một cách thậm tệ. Hơn 30 năm, dân VN sống tức tưởi tù đày trong ngục tù mênh mông của VC, sao chúng ta không ước mơ một biến cố lớn để thoát khỏi xiềng xích nô lệ. Dân VN đã thua VC, VC đàn áp dân lành như thế nhưng chúng ta vẫn còn chia rẽ không dám đứng lên đồng loạt lật đổ Vc để đem lại niềm an vui hạnh phúc cho dân tộc. Nếu chúng ta không làm được công việc lật đổ VC thì để Tàu làm, đừng nên chửi bới bâng quơ.

    • Trần Việt says:

      Ong NHien,
      Ong la nguoi Viet hay nguoi Tau vay?

      • Trần Việt sao đặt câu hỏi ngớ ngẫn thế, muốn làm người Việt chính cống, phải có tinh thần chống VC, người a dua theo VC như Trần Việt chính là người phản bội dân tộc vì đã an nhiên tự tại đâm đầu vào cuộc chiến đẩm máu chống Tàu, trong khi đó TViệt có mắt nhưng bị mù, không biết VC đã ký bán cho Tàu nhưng hòn đảo như TS, HS, mà TViệt cứ khăng khăn đòi lấy lại, mơ ước theo đoàn hùng binh ra trận, cầm súng lao vào cuộc chiến phi dân tộc không lối thoát.Tương lai hòn đảo chiến lược sẽ bị mất nếu VC còn cầm quyền.

      • Thanh Điềm says:

        Tôi đồng ý với ông. Nhưng cái gì phải chống trước, ngoại xâm hay nội xâm? VC có thể kích động lòng yêu nước của dân để lẩn tránh mũi dùi công luận trước sự khốn nan của bộ Chính trị, trong khi chúng đang đánh chém nhau trước đại hội XI. Nhưng sự hỗn láo của một thằng chọi con ba Tàu này thực ra là một phép thăm dò ý chí của người Việt cho một ý đồ xâm lược có thật, đang được rất khẩn trương chuẩn bị. Khi mọi người thấy chuyện Tầu đánh Việt không có gì lạ, là hiển nhiên, thì tức là Tàu đã có lý. Và chiến tranh sẽ nổ ra. Ông biết mmojt mà khôingb biết hai,ông NG Hiền kính mế ạ.

  5. Khinh Binh says:

    Đéo mẹ cái thằng chệt này.

  6. chu chi says:

    Chúng ta chưa bao giờ là thuộc quốc của bọn Tầu mà là bị bọn chúng xâm lăng thống trị. Vì vậy, qua bao lần xâm lược là bấy nhiêu lần dân Việt vùng lên tranh đấu đánh duổi bọn thống trị ra khỏi bờ cõi VN. Thằng oắt con tiến sĩ nói nhảm nhí như thể là thằng mất dậy du đãng cậy con nhà giầu nên nghênh ngang hống hách với bà con xóm làng… Nhưng thế nào cũng có ngày bị dân làng dậy cho bài học đích đáng.
    Lý luận ngang ngược và vô lý. Tưởng tượng thằng Tây Ban Nha, thằng Pháp, Thằng Anh, ngay cả thằng Nhật sẽ bảo các nước thuộc địa ngày xưa là của nó thì sao nhỉ? Tóm lại là NGU &Mất Dậy.

  7. dan Viet says:

    Thằng này mà là tiến sĩ gì , chỉ là ch..ó sĩ , sủa ra những âm thanh không phải là một con người . Không hiểu sao nó dám láo toét nói là Việt Nam ta là thuộc quốc của nó cho tới năm 1885. Dù sao chúng ta cũng cám ơn tác giả đã làm bài phỏng vấn để dân ta thấy rõ hơn đầu óc nham hiểm , xấu xa của bọn Tàu này . Trung quốc bao giờ cũng là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam ta

  8. nvtncs says:

    An Nam: The Pacified South.

    Kỳ này chẳng tốn quân sang đánh.
    Mỹ nó đã đánh hộ cho rồi; nó phá tan tành non nước ra, rồi nó bỏ nó đi.

    Trong khi đó bác Hồ với chú Giáp nhắm mắt, cố đấm ăn xôi đòi đánh cho bằng được, dù phải đánh 20, 30 năm nữa, dù phải đốt cháy dẫy Trường Sơn. Giáp đại tướng hy sinh vài triệu dân den để giết được 60,000 quân Mỹ.

    Thằng Tầu chơi thâm độc thật.

    Nước Việt mình giỏi ghê, trong non một thế kỷ mà sản xuất được hai thiên tài: Bác và Giáp đại tướng. Điều này, xuốt 4000 năm lịch sử, chưa bao giờ có.

    Với lãnh đạo như vậy làm sao mà nước ta không cường thịnh!

  9. Hoang Vu says:

    Mang danh là Tiến sĩ mà ăn nói ngạo ngược. Đe dọa VN như thứ côn đồ, mày nhờ ai đó giúp mày, sau này tao mạnh hơn mày sẽ chết. Còn lâu Dân Việt Nam mới sợ. Dẫn dắt lịch sử thì chỉ dẫn đoạn có lợi cho mình, còn cái nhục phải nghe Pháp và chịu đựng lời khinh bỉ của Anh trong các nhượng địa: Cấm Chó và nguời…sao không dẫn ra. Có gần ngàn tỉ (bằng hàng hóa loại thủ công rẻ mạt, thiếu phẩm chất, thiếu an toàn, xanh đỏ lòe loạt rẻ tiền, chỉ tiêu thụ nhiều trong giới hoa kiều ăn triợ cấp Mỹ) đã vội xưng hùng, xưng bá, chỉ chuyên bắt nạt nước nhỏ. Mỹ ghét trò đểu cáng kiểu gian thương, nó bèn in 600 tỷ đô la đợt đầu, “thiên triều” đã rét run vì như vậy là rồi đây, trị giá đông đô la sẽ xuống, thế là món nợ 900 tỷ Mỹ gọi là nợ của Trung Quốc, may ra còn một nửa. Không nghe thế giới nâng giá trị đồng tiền Trung Quốc lên, Mỹ nó lại in thêm đợt tiền nữa tung ra, thế là 900 may ra còn giá trị 100 tỷ. Mà Mỹ nó có vay tiền mặt đâu, mà chính Tầu lạy nó nhập cảng tiêu thụ dùm hàng hóa thủ công của mìng. Giờ làm sao. Đánh nó ư? Vũ khí công nghệ cao còn phải mua của Nga, của Pháp. Quân sự theo giới chuyên gia, Hải, không quân của Tầu phải mất 50 năm nữa, với đà tiến bây giờ, Tầu mới bằng Mỹ bây giớ. 5o năm nưã bằng Mỹ bây giớ, vậy trong 50 năm ấy, chắc Mỹ nó đứng lại chắc. Dù không có Mỹ Nhân dân Việt Nam cũng không sợ Tầu. Mày mạnh thì tao lẩn, mày hớ hênh là tao xịt mày. Mạnh mấy rồi cũng chạy tụt cả quần về lại Tầu mà thôi. Tiến sĩ gì mà không thuộc lịch sử, vậy mà cũng lớn tiếng đe dọa kiểu thất học. Trí thức trông bản mặt và ăn nói như phương lưu manh.

  10. Bo_gia says:

    Toi khong hieu noi ten Ba Tau “TS Hoc gia” nay hoc hanh o dau ma khong hieu gi ve lich su cua Tau voi VN “Tien Si” cai nay o may nuoc “Cong san anh em” thi nhieu Tien si lam.

    TS Ba Tau noi: “Nên nhớ rằng cho đến năm 1885, Việt Nam vẫn là thuộc quốc của Trung Quốc.”

    Lich su noi: Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân (15 tháng 1 năm 1789), đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp. Sau khi xem xét tình hình, Quang Trung hẹn ba quân ngày mồng 7 Tết sẽ quét sạch quân Thanh, vào ăn Tết ở Thăng Long.

    Sau khi dep tan quan Thanh, Nha Tay Son lam vua, sau do toi Nha Nguyen, roi Phap sang.
    Khoang thoi gian nay VN Co cho nao thuoc ve Tau??

    TS Ba Tau dem hang xom ra ly luan. Co le Tau so My lam nen keo VN ve voi hang xom. O cac nuoc nhu Nhat, Nam Han, An Do, deu la hang xom voi Tau ca, nhung ho van choi va dong minh voi My vay My can ho chet het chang? Con Tay Tang, Tan cuong cung hang xom voi Tau ca, nhung chua duoc lam quen voi My nen ho con duoc doc lap, tu do, hanh phuc, giau co, binh yen chang?

Phản hồi