WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Người cầm bút thời hiện đại: Khai thác – viết thế nào về đề tài Lịch Sử, tái hiện qúa khứ?

Ảnh minh họa. Nguồn: Getty

Mấy tuần nay, dư luận ồn lên về 2 tác phẩm được Hội nhà văn VN trao giải thưởng văn học năm 2010: Hội Thề (HT) – giải A – Tiểu thuyết của Nguyễn Quang Thân (BQT) và Dị Hương (DH) – giải B – Tập truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh (SNM).

Tôi muốn nói đến Tiểu thuyết HỘI THỀ, trước.

Đây không chỉ là tác phẩm được giải cao nhất, mà trong đó có nhiều vấn đề người đọc, nhà Phê bình phê bình quan tâm hơn các cuốn được giải khác. Trong đó, đáng chú ý bài phê bình của Phạm Viết Đào (PVĐ) và 2 bài viết của Trần Mạnh Hảo (TMH), cùng phê bình tiểu thuyết Hội Thề. Hai tác gỉa đưa ra các ý kiến sắc xảo, cụ thể, xác đáng nhưng thẳng thắn trong bài viết. Họ đã chỉ ra thiếu sót nghiêm trọng  của tác gỉa thể hiện trong tiểu thuyết HT : Những  anh hùng đã đi vào lịch sử dân tộc, dưới ngòi bút của NQT – trở nên méo mó, xa lạ với bản chất của những lãnh tụ nông dân VN – những chiến sĩ đã làm lên cuộc cách mạng giải phóng dân tộc: Chiến thắng giặc ngoại xâm phương Bắc.

Cùng với việc ’’bôi nhọ’’ các anh hùng dân tộc, NQT còn khoác cho những tên tướng giặc bộ áo’’hào hoa phong nhã’’, gían tiếp’’cải chính – xóa đi’’ những tội ác của chúng mà Bình Ngô Đại Cáo (BNĐC) công bố trước ba quân, được lịch sử ghi lại… Dư luận cho rằng: HNV VN trao giải thưởng cho tác phẩm HT là chưa thoả đáng.

Viết Hội Thề, phải chăng NQT muốn đạt tới mục đích:

a/ – Cổ vũ việc đánh giá lại sự tôn vinh các nhân vật lịch sử nước nhà nhìn nhận lại kẻ thù ( được ghi chép trong sử liệu, trong BNĐC) mà trước nay chúng ta vẫn học, quan niệm…

b/ – Quy nạp – chỉ ra một mẫu hình người nông dân làm cách mạng, bản chật mang đậm những khuyết tật: ít học, trác táng, hiếu sát… những tính cách ’’rất người thường’’ nhằm gợi ý cho người đọc liên tưởng từ vương triều nhà Lê cách đây hơn 500 năm với ’’vương triều nhà Lê đương đại’’ (Lê Duẩn…) – có những nét tương đồng.

c/ – NQT chỉ thuần túy mang tâm thức – vì mục đích đoạt giải nên bất chấp tất cả , bằng mọi cách để có danh, có lợi : Viết theo ’’đơn đặt hàng’’. Viết theo những gì lĩnh hội được từ ’’Tà thuyết 3Đ’’ – (như  Phạm Viết Đào đẵ  đề cập trên phamvietdao blog – 10.01.2011).  – rồi’’bê – ấn’’ vào tác phẩm nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị trước mắt, cho dù phải ’’hi sinh’’ uy tín các nhân vật lịch sử, đổi lấy sự chú ý vì tò mò của độc gỉa và thực hiện ý đồ của một vài người có quyền thế …

Với những giòng miêu tả tướng giặc, chắc chắn HT đã làm vừa lòng’’kẻ thù truyền kiếp’’, phục vụ đắc lực’’đại huynh’’ như TMH, PVĐ chỉ ra trong bài phê bình HT: NQT  tự cắt bỏ một chữ’’ĐỆ’’, trong câu’’Tứ hải giai huynh đệ’’ – để câu nói trở thành’’Tứ hải giai huynh’’ – cho sát với ý nhằm ca tụng, tôn vinh ’’ ông anh’’: (Trên) Bốn bể  (Thế giới)…  đều (là) – tôn phục – Anh cả (Đại huynh)?

Tôi chưa từng gặp NQT, nhưng đã biết đến tên tuổi Nguyễn Quang Thân qua dư luận từ hơn 30 năm trước. Đó là vào một ngày – (khoảng những năm cuối của thập niên bẩy mươi thế kỉ 20 (1977 – 1980), một người bạn đưa cho tờ báo Văn Nghệ, bảo: Cậu hãy đọc truyện ngắn’’Người không đi cùng chuyến tầu’’ (1) của tác gỉa Nguyễn Quang Thân . Lần đầu tiên mình đọc’’tay’’ này. Bài  viết’’trúng’’ lắm…

Thời đó, nhiều bạn đọc chưa hề biết NQT là ai.

Bạn giới thiệu nên tôi miễn cưỡng đọc… đọc một mạch…

Câu chuyện dần cuốn hút. Đã hơn 30 năm trôi qua, tôi chỉ còn nhớ cốt truyện – nhân vật Tôi (hoá thân của tác gỉa) – kể về một người bạn’’có tài’’… nhưng không đi với anh trên ’’cùng chuyến tầu…’’- để dự cuộc tụ  tập quan trọng gì đó (liên hoan, hội thảo…). Người kể chuyện cho độc gỉa biết: Con người – ngôi thứ 3 – ’’tài giỏi’’ bị bạn phản bội, cướp công… còn tay bạn bất tài kia, thì nghiễm nhiên được vinh danh…

Các chi tiết của tác phẩm chỉ nhằm tạo ra câu chuyện liền mạch, nhưng cái kết – gợi cho người đọc niềm suy tư, trăn trở đầy bức xúc…Ấn tượng nhất : Nhân vật – ngồi cùng đám hành khách nghèo đói, rách rưới, trên chuyến tầu cũ nát mang đầy thương tích của chiến tranh chưa được vá víu – suy tư, chiêm nghiệm… Mọi người cùng có chung ý nghĩ, (giật mình) liên tưởng, tự hỏi – Họ đang bị Ê kíp lái Tầu – tiếp tục đưa về đâu giữa đêm trường , vô vọng, tối tăm…

Cả dân tộc vừa qua cơn đại’’hồng thủy’’: Quê hương bị tàn phá. hủy diệt, chết chóc bi thương… (2). Vào thời điểm cuối những năm 70 của thế kỉ 20, dám viết, dám nói thay cảm nghĩ chân thực của mọi người về thực trạng xã hội… là hành động dũng cảm của người cầm bút chân chính!

Vừa mới từ cuộc chiến tranh khốc liệt bước ra, toàn đảng, toàn dân đang’’say chiến thắng’’, bỗng nhiên lại có vài ba tiếng nói’’lạc lõng’’,** ỉ eo’’ -  cất lên, làm xao xuyến lòng người ,  Cơ quan quản lí tư tưởng , văn hóa’’ – bực mình – khó chiụ… Nghe nói, sau sự kiện NKĐCCT, tác gỉa cùng nhiều nhà văn khác có cùng’’căn bệnh’’ – bị phê phán, bị thất sủng và bị’’ngầm’’…treo bút : Nguyễn Quang Thân với NKĐCCT, Phạm Tiến Duật với Vòng Trắng, Nguyên Ngọc với Đề Dẫn… rồi sau này là Trần Huy Quang với Linh nghiệm (…) .NQT gửi tời người đọc Việt Nam bức thông điệp mang đầy tính dự báo khoa học mà cho đến nay, hơn 30 năm sau, tác phẩm NKĐCCT vẫn còn nguyên gía trị nghệ thuật, nhân bản, nóng bỏng chất thời sự .

Tính khái quát của dự báo hơn 30 năm trước, gắn vào thời điểm hôm nay , chúng ta thấy : Nhân vật của câu chuyện là một tập hợp người cũng đang trăn trở trước người chủ con tầu – Người cầm lái – đang chuân bị cho con tầu’’ra biển lớn’,  hành khách sẽ được đưa đi về đâu, khi không gian (thiên nhiên) đang tiềm ẩn sự bất trắc…Con tầu thiếu đủ mọi thứ : Năng lượng, nước uống, lương thực… nhất là khả năng phòng thủ khi bọn Hải Tặc đang ép sát, lượn lờ đằng trước, bên hông?…

Nguyễn Quang Thân trong qúa khứ là vậy.

Thế mà hôm nay, lẽ nào ông lại có những trang viết’’gây nhiễu’’, làm người Việt có ảo tưởng đi đến lơ là cảnh giác trước’’kẻ thù truyền kiếp’’?  Trong một bài tổng luận của Mặc Lâm về truyện ngắn Dị Hương của Sương Nguyệt Minh – đọc trên Radio RFA hôm 19.02.2011, tôi chú ý đến nhận định của Mâc Lâm và Phạm Xuân Nguyên:

’’do mải mê tìm cách làm nổi bật chất “người” của hai nhân vật Gia Long và Lê Ngọc Bình nhưng bị trệch ra ngoài khiến ngòi bút mất tự chủ…. Nhiều người nhận thấy lý do chính khiến cho cả 9 vị trong ban giám khảo đặt bút phê “tốt” cho tác phẩm này hoàn toàn không dựa trên phong cách văn chương của nó mà người ta nghi ngờ… ban giám khảo, thông qua định kiến mà rất nhiều quan chức vẫn còn giữ trong tư duy của họ về tính khách quan lịch sử…’’.

Phạm Xuân Nguyên nhấn mạnh:

…Dị Hương vừa được giải (B)… Hội Thề thì được giải A của của Hội nhà văn Việt Nam. Nó dấy lên cái chuyện là viết lịch sử. Thật ra cả hai tác phẩm này đều đang theo một khuynh hướng muốn ‘người’ hóa các nhân vật lịch sử, muốn đi về những vấn đề nhân bản của con người hơn…Đó là một phía nhưng họ lại muốn tháo gỡ những điều này thì họ lại bị lệch, cho nên tôi nghĩ cái mà hai tác phẩm của hai tác giả này đều bị lúng túng giữa ba bề…

Thực ra, PXN không nói thẳng: Vì say mê việc’’Người hóa’’ các tác gỉa muốn hướng tới, làm cho  người đọc cảm thụ rồi liên ttưởng giữa quá khứ với hiện tại để rút ra điều mà tác gỉa muốn nói nhưng e ngại, tránh mũi nhọn kiểm duyệt tư tưởng.

Cũng còn một ý khác nữa: HT làm biến dạng nhân vật anh hùng do lịch sử Việt ghi lại , đồng thời lại tô son trát phấn khuôn mặt,  khóac cho tấm áo mằu mè cho tướng lĩnh nhà Minh – kẻ thù xâm lược nước ta để ’’Người (thực) – hơn’’ . Với cách viết này, tác gỉa muốn làm vừa lòng quan điểm của chức sắc nào đó trong môi trường chính trị hiện tại – xóa đi ấn tượng đã ăn sâu vào tiềm thức ngàn đời của dân tộc: Trung Hoa vẫn là’’kẻ thù truyền kiếp’’ của Việt Nam…

Kết qủa: HT đã đạt tới mục đích làm vừa lòng cả 2 phía: Phía muốn có sự thay đổi quan niệm trong quan hệ với’’kẻ thù truyền kiếp’’ (Trung Quốc) và phía muốn nhìn nhận Ê kíp lãnh đạo cách mạng của người Việt dù ở triều đại phong kiến cách đây hơn 500 năm hay’’triều đại’’ đương đại -  những người nông dân làm cách mạng – kháng chiến – đều giống nhau (…) bởi họ đều mang trong mình giòng mắu của Việt tộc!

Khi đọc những bài phê bình Hội Thề, lúc đầu tôi còn ngờ ngợ… rồi tìm hiểu, nhận ra những khuất tất ở phía sau: HT gốc là kịch bản phim truyện. Khi duyệt, không dùng được vì đề cập đến những vấn đề ’’nhậy cảm’’ thậm chí – cấm kị . Cái nhậy cảm kia chính là tinh thần chống giặc phong kiến Trung Hoa . Tại thời điển hiện nay, xới lên tinh thần chống giặc ngoại xâm phương Bắc – cho dù là quá khứ , sự thật – những người lãnh đạo đất nước hôm nay – không chấp nhận…

NQT không phục, quyết chí ’’bày keo khác’’: Phát triển, viết lại, đưa ra một tác phẩm văn chương thể loại khác , bằng cách né tránh vùng cấm : Xóa các vùng nhậy cảm, nhìn nhận lại, khoác cho kẻ thù tấm áo, khuôn mặt mới rồi’’đánh bóng’’ cho nó sáng lên để dễ bề tôn sùng , thần phục –’’Đại Huynh’’. Với những giòng viết này, không biết vô tình hay cố ý: Nguyễn Quang Thân đã tự mình xếp cùng hàng với các đệ tử ’’Tà thuyết 3 Đ’’ (3) – đang bị dư luận người Việt cả trong lẫn ngoài nước – lên án!

Liệu Trần Mạnh Hảo, Phạm Viết Đào  có nhìn vấn đề chỉ ở một mặt (thể hiện khá rõ), còn mặt kia (ẩn giấu rất kĩ) – mặt tích cực của Hội Thề : Vẽ, tái hiện bức tranh của cái triều đình do những người nông dân văn hóa thấp mang bản chất’’Giặc cỏ’’ cùng những người đứng đầu trung kiên nhất – làm lên cuộc cách mạng dân tộc đánh đuổi bọn xâm lược ! Thực chất đa số trong số họ đều thất học, thô lỗ, hiếu dâm, hiếu sát (như NQT áp đặt). Nhưng dù vậy, dân tộc Việt vẫn trân trọng, ủng hộ, đi theo giúp họ đưa kháng chiến đến thành công. Khi mọi việc đã  xong , ngồi vững trên ngai vàng,’’Chim hết bẻ cung – Thỏ hết giết chó’’ -  họ mặc cảm về nguồn gốc xuất thân nên quay lại coi ’’Trí thức không bằng cục phân’’, bởi lẽ sợ trí tuệ của Trí thức có ngày ’’làm phản’’, họ tìm mọi cách loại trừ. Điển hình của chính sách bài trí thức là vụ án Lê chi viên, và công thần Nguyễn Trãi – vị đại trí thức – là nạn nhân bị ’’Nhổ tận gốc, trốc tận rễ’’ (Chu di tam tộc)…

Hội Thề còn cung cấp cho người đọc các dữ kiện làm công cụ để  quan sát – đánh giá, nhìn rõ hơn về các ê kíp lãnh đạo Việt Nam qua nhiều đời…

Cùng với việc vạch ra sai sót trong tác phẩm, gía như – đồng thời có những nhận định về mặt ưu điểm – có lẽ sẽ thoả đáng hơn, công bằng hơn đối với Hội Thề và cha đẻ của nó – NGUYỄN QUANG THÂN!

© Trần Chân Nhân

© Đàn Chim Việt

(Do sai sót khi biên tập, BBT đã ghi nhầm tên tác giả Nhiếp Vĩnh Trang. Xin lỗi tác giả và bạn đọc)

——————————————-

(1) -  Truyện ngắn Người không đi cùng chuyến tầu được đăng lần đầu trên báo Văn Nghệ. Ít lâu sau bị xếp vào loâi’’cấm phổ biến’’… Mãi đến năm 1989 mới được xuất bản trên sách…

(2) – Theo tác gỉa của bộ phim Việt Nam – thiên lịch sử truyền hình – của Mỹ (trình chiếu trên Đài THVN) : Trong 30 năm chiến tranh liên miên (1945 – 1975), Việt Nam bị chết 3,2 triệu người và hàng triệu người khác bị thương…

(3) – Bài Thử điểm mặt các đệ tử của tà thuyết 3 Đ – đi trên  mạng phamvietdao.com – 10.01.2011

Phản hồi