WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nguyễn Quang Thân cho các tướng lĩnh Lam Sơn theo Mao khí sớm

Tác giả Hội Thề: Nguyễn Quang Thân

Trong bài viết: “Hội thề” – tiểu thuyết lịch sử hay phản lịch sử?” của chúng tôi ( TMH) được in trên các website, blog trong nước : http://nguyentrongtao.org, http://lethieunhon.com, http://trannhuong.com, http://www.trieuxuan.info, http://phamvietdaonv.blogspot.com … và in trên mấy chục website, blog hải ngoại đã đưa ra đầy đủ bằng chứng trên giấy trắng mực đen để có thể kết luận rằng: tác giả Nguyễn Quang Thân đã hết lời ca ngợi đạo đức, nhân cách của tướng giặc Minh, đồng thời bôi nhọ, thóa mạ hầu hết các tướng lĩnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, kể cả Bình định vương Lê Lợi là những kẻ vô học, dã man.

Chúng tôi đã đọc hàng trăm góp ý (bình luận- phản hồi) sau bài viết của của mình do các trang web và blog nối mạng; tất cả đều phê phán, lên án tác phẩm này và cái giải thưởng hạng A mà Hội Nhà Văn Việt Nam đã trao cho nó. Trong hàng trăm, thậm chí cả ngàn phản hồi sau khi đọc bài phê bình của chúng tôi, tịnh không có ý kiến nào bênh vực “Hội thề” của Nguyễn Quang Thân. Chúng tôi chỉ xin trích ra bốn ý kiến của bốn bạn đọc là nhà thơ Ngô Minh, một bạn có bí danh “Gio” trên trang web Nguyễn Trọng Tạo và nhà thơ Minh Thùy, nhà văn Vũ Ngọc Tiến trên trang web Lê Thiếu Nhơn, như sau:

Ngô Minh 14/02/2011
“Một nhà văn mà nói xấu , bôi nhọ dân tộc mình thì nên gọi là gì ? Đây là cái phông văn hóa hay là sự “chỉ đạo” của ai đó. Tại sao cùng một lúc, người viết, người trao giải đều đồng thanh đến vậy ?
Tôi đề nghị Hội Nhà văn cần xem lại cái giải thưởng “phản lịch sử”, “phản quốc” của mình”

Gio 17/02/2011
Mong cái cuốn tiểu thuyết lịch sử giải nhất này đừng đến tay bọn trẻ. Lũ nhỏ nếu nghe theo lời quãng cáo vẻ vang của ban chấm giải hoặc lời ngợi ca tâng bốc của ai đó …mà tìm đọc thì tội cho con cháu quá. Tin Nguyễn Quang Thân thì có nghĩa là lịch sử ta từ trước tới nay viết sai bét hết, triều đại nhà Lê toàn là lũ tầm thường bậy bạ , dâm bôn , tục tĩu … hết?
Nếu không có bài viết sâu, đầy đủ và xác thực của ông Trần Mạnh Hảo vạch ra, thì Hội Thề còn làm gương , làm đỉnh cao văn học bao lâu nữa?
Tôi đồng ý với Ngô Minh, Phạm Lưu Vũ , Trần Như Thế, Buoncuoiwa, Hoa Banm Bảo Anh …về nạn LOẠN VĂN, LOẠN THƯỞNG này. Văn đàn đã mập mờ tăm tối bao nhiêu năm nay rồi, nay rầm rộ tô son trét vàng cho Hội Thề như thế là thêm một lần làm mất niềm tin của người đọc, thêm một lần khẳng định việc “lập lờ đánh lận con đen” của BCH hội NVVN là bản chất có thật.
Ông Trần Mạnh Hảo viết một bài phê trúng phóc như thế, thì liệu có ai có …ÁC Ý hơn ông Hảo không ? BCH Hội nhà văn có ai là người THIỆN Ý đối đáp lại không ?
Nâng Hội Thề lên có nghĩa là một tác phẩm hay khác , xứng đáng khác …bị dìm xuống bùn rồi!
BCH Hội có dám nhận sai sót không ? Hay lại cũng cứ cái cách cử ra một tay bồi bút viết xảo ngôn để viết bài thanh minh và ..né ??
HNV phải trả lời thoả đáng cho cộng đồng vịệc trao giải cho Hội Thề này. Và dẹp ngay cái Ban chấm giải của Hội Nhà Văn đi cho đỡ hao kinh phí!

Minh Thùy
14/02/2011 21:11
Tôi chưa đọc “Hội thề” nhưng chỉ cần đọc qua những câu văn trong Hội thề được trích dẫn qua bài phê bình của Trần mạnh Hảo đã thấy rợn người.
Không thể cho rằng nhà văn có quyền hư cấu khi viết để bịa đặt ra những chi tiết sai lạc về con người hay những tình tiết nhục dục thấp hèn nhằm lôi cuốn độc giả; như thế là sỉ nhục các nhân vật lịch sử và bôi nhọ lịch sử.

Vua Lê Lợi, 10 năm kháng chiến chống quân Minh, suýt bị giặc Minh bắt và giết chết nếu không có Lê Lai mặc áo bào thay chúa. Vậy mà NQThân tả chân dung nhà vua: “nhìn bà đại học sĩ giống như khi ông muốn xé một con gà luộc bốc hơi nghi ngút…” và: “Ông (tức Lê Lợi) đói cồn cào, chạy vô bếp kiếm một miếng cơm cháy. Trong một khắc ông không còn là minh chủ, mụ (tức mụ bếp) quýnh lên còn ông thì làm (làm tình) vội làm vàng, sợ mấy thằng thị vệ nhìn thấy, nhanh như con gà trống…”

Và Nguyễn Trãi, một đại công thần thì bị mô tả như là kẻ chịu chơi, biết nhường “khoang mũi ấm cúng luôn có nến thắp sáng” trên thuyền cho Thái Phúc chơi gái…”
Thật đau lòng cho tác giả Bình Ngô đại cáo với chữ tâm cao cả: “Lấy chí nhân thay cường bạo”.

Nguyễn quang Thân là nhà văn trên 60 tuổi, ắt hẳn đã từng trải đời và văn nghiệp, sao lại có thể viết ra tác phẩm bậy bạ đến vậy. Lương tri của ông ở đâu khi viết phỉ báng lịch sử như vậy, chả khác gì ông đã tự xóa sổ tên ông khi viết cẩu thả về lịch sử như thế.
Hội nhà văn VN lại trao giải A cho truyện này. Càng làm độc giả ngao ngán cái Hội này, chán luôn mấy giải thưởng ấm ớ của hội.

Vũ Ngọc Tiến
17/02/2011 14:22
Tôi là một trong số những người phê phán “Hội thề” sớm và gay gắt nhất trên 2 trang lethieunhon.com và tranhuong.com, nhưng xin đề nghị bà con một vài điểm sau:
1- Ta không nên qua nặng lời với anh NQT như có người đã gọi anh là văn nô hay bồi bút cho lũ Tàu khựa. Các tác phẩm và con người khiến tôi tin anh NQT không thể là con người như vậy. Đọc kỹ “Hội thề” tôi thấy có lẽ anh muốn nói 1 điều gì đó về bài học lịch sử khi Lê lợi quá tin dùng các tướng lĩnh võ biền, mỏng học tụ nghĩa ở Lam Sơn và chỉ biết dùng tài nhưng lại tự ty, luôn nghi ngờ đội ngũ trí thức (văn cũng như võ) từ Thăng Long tới tụ nghĩa. Đó là mầm họa lớn sau khi vua Lê nắm quyền cai trị đất nước. Chỉ tiếc là anh NQT quá ít sử liệu, lười nghiên cứu, vụng về và quá đà trong hư cấu nên đã mắc sai lầm trầm trọng khi vô tình tạo nên một cặp tương phản là tâng bốc tướng giặc Minh, bôi bác tướng Lam Sơn. Chỉ cần anh đặt những hư cấu kiểu như với Thái Phúc và Vương Thông cho các tướng trí thức con nhà nòi bên ta như Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo… thì sẽ khác.
2- Theo thiển ý của tôi, bà con nên tập trung bắt lỗi các vị trong Ban Chung Khảo và BCH Hội trao giải cho một tác phẩm yếu về giá trị nghệ thuật, sai sót trong hình tượng văn học hư cấu về tướng giặc dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường. Lỗi này vì dốt, vì cẩu thả khi đọc hay vì lý do nào khác nữa, các vị hãy dũng cảm lên tiếng tranh biện hay thừa nhận thiếu sót không thể tha thứ này trước văn đàn và đông đảo bạn đọc.



Chúng tôi cho rằng, ý kiến của nhà thơ Ngô Minh đưa ra về một trong những nguyên nhân gây phản cảm do “Hội thề” mang lại là khá xác đáng, khiến bất cứ người Việt Nam yêu nước nào đọc tác phẩm này cũng phải nổi giận về “tội” ca ngợi giặc Minh và hạ bệ, bôi nhọ tướng lĩnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của tác giả là  do “cái phông văn hóa” của Nguyễn Quang Thân còn nhiều hạn chế.

Chuyện thiếu “phông văn hóa” của Nguyễn Quang Thân trong “Hội thề”phần lớn nằm ở đây: vào năm 1427, năm diễn ra các sự kiện của cuốn tiểu thuyết này, ông Thân đã cho các tướng lĩnh Lam Sơn theo Mao khí sớm. Lạ thay, Mao Trạch Đông ( 1893-1976) mãi 466 năm sau mới sinh ra mà sao các tướng lĩnh Lam Sơn ngay từ năm 1427 đã theo học thuyết Maoist sớm thế?

Hãy xem Nguyễn Quang Thân tả nội tâm Nguyễn Trãi: “ Là người từng sống nhiều năm với chúa công và tướng lĩnh Lam Sơn, ông biết họ không thuộc dòng thi thư, niềm vui của họ là tuốt kiếm ra. Dưới mắt họ, những kẻ ham đọc sách chỉ là một lũ thầy cúng thầy mo hay vẽ chuyện lung lạc chúa công  và tướng sĩ. Phạm Vấn đã nhiều lần lén nhổ nước bọt khi ông đọc thơ. Lê Sát từng nói khi biết chúa công giao một cánh quân lớn cho Trần Nguyên Hãn : “Đưa lính cho cục phân chó ấy thì nó nướng sạch !”. Sát nhiều lần mắng mỏ mấy ông đồ coi sổ sách quân lương: “Ngữ các ông không bằng cục phân!” “(tr.29)

Đây là lời tướng quân Lê Sát dùng Mao tuyển để mắng đám trí thức Bắc Hà: “Tôi thì tôi chôn sống hết lũ chuyên khua môi múa mép, cái lũ trí thức không bằng cục phân ấy “ (tr. 171)

Thưa rằng, câu danh ngôn “Bọn trí thức không bằng cục phân” là câu nói của Mao Trạch Đông nhằm loại trí thức ra khỏi cuộc cách mạng của ông ta. Nghe nói, câu này vốn của một ông họ Lê, hậu duệ mấy trăm năm sau của Lê Lợi, từng trôi dạt sang xứ Kachiusa, sau ông Mao nhắc lại mà thành nổi tiếng?

Trước Mao, chưa từng có ai dám khinh bỉ trí thức đến như thế. Người ta do nhầm mà hay đổ oan cho Tần Thủy hoàng giết trí thức, chôn học trò. Không, Tần Thủy hoàng rất tôn trọng trí thức. Vị hoàng đế chinh phục lục quốc sau 500 năm nội chiến hiểu rằng : muốn thống nhất Trung Hoa, phải thống nhất văn tự, thống nhất văn hóa. Ông ra lệnh cho lục quốc phải dùng văn tựTần, văn hóa Tần. Nhưng đám nho sĩ lục quốc không tuân lệnh. Ông ta phải dùng biện pháp cực kỳ tàn ác là đốt sách, chôn học trò không tuân lệnh thống nhất văn tự theo Tần, thống nhất văn hóa theo Tần. Chính vì vậy, ngày nay Trung Quốc tuy có nhiều tiếng nói khác nhau như tiếng tiếng Quan thoại, tiếng Triều châu, tiếng Quảng Đông, tiếng Hồ Nam, tiếng Mãn, tiếng Tạng, tiếng Mông cổ…nhưng văn tự thì thống nhất.

Lịch sử tư tưởng phương Tây hầu như là lịch sử tôn trọng trí thức. Ngay cả thời Trung cổ đàn áp tôn giáo, tiêu diệt dị giáo nhưng các chế độ thần quyền vẫn có thái độ tôn trọng kẻ có học. Chỉ đến khi cuộc cách mạng vô sản Nga năm 1917, giai cấp vô sản lên ngôi thì vai trò trí thức mới bị hạ bệ.

Đến khi Mao tuyên bố : “ Bọn trí thức không bằng cục phân” thì vai trò trí thức trong XHCN mới bị lên án, bôi nhọ, bị đe dọa tiêu diệt…

Hơn nghìn năm từ độ Ngô Quyền giành độc lập năm 938, ông cha ta theo “tam giáo đồng nguyên” mà Nho giáo hầu như là chủ soái. Xã hội, sách vở và lễ giáo Nho học bao giờ cũng tôn trọng kẻ sĩ ( trí thức), kính trọng người quân tử, tuyên dương kẻ có học : “ Nhân bất học bất tri lý”, “ Nhất sĩ nhì nông”: sĩ , nông, công , thương…Người quân tử phải nâng cao học vấn, tuân thủ các quy tắc: cách vật, trí tri, thành ý, chỉnh tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.  Việc tu thân của người quân tử phải bảo đảm ba yếu tố : đạt đạo, đạt đức, trọng văn (biết thi thư lễ nhạc). Mạnh tử (372-289 TCN) định nghĩa người quân tử như sau: “Người quân tử lấy đức nhân làm nhà ở, lấy đức nghĩa làm đường đi, lấy lễ làm cửa. Chỉ có người quân tử đi đường ấy, ra vào cửa ấy mà thôi…”

Lê Lợi, Nguyễn Trãi…cùng các tướng lĩnh Lam Sơn ngay khởi đầu từ hội thề Lũng Nhai đã đi theo con đường mà thầy Mạnh tử vạch ra.

Theo chính sử và theo truyền thống nhân nghĩa uống nước nhớ nguồn của Việt Nam ta, các vị anh hùng dân tộc cứu nước là gồm toàn thể các tướng lĩnh nghĩa quân Lam Sơn đều là những người quân tử, tuyệt đối không có ai là kẻ tiểu nhân.

Việc Nguyễn Quang Thân áp đặt chủ thuyết khinh bỉ trí thức của Mao lên Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Sát, Phạm Vấn…biến các tướng sĩ Lam Sơn thành cái loa vô hồn nhắc đi nhắc lại câu nói của Mao : “ Trí thức không bằng cục phân” là biểu lộ một sự thiếu vắng “ phông văn hóa” nơi nhà văn này. Nguyễn Quang Thân viết truyện lịch sử mà bất chấp tính lịch sử, bất chấp sự thật lịch sử, bịa đặt rất chủ quan mọi điều lăng nhăng lên các nhân vật của mình thì lạ thật.
Trong “Hội thề” Nguyễn Quang Thân cho các nhân vật Nguyễn Trãi, Thị Lộ, Trần Nguyên Hãn, Lưu Nhân Chú, Lê Sát, Phạm Vấn… rất nhiều lần thầm mắng ( hay tự nhận) rằng các tướng lĩnh Lam Sơn là vô học, lại cho một người quân tử như Lê Lợi cũng tự nhận mình là kẻ tiểu nhân vô học, thì không sao hiểu nổi : “Không đủ liêm sỉ để tự răn mình” ( tr.24), “bọn người vô học trong cái triều đình không ngai” (40), “Mần thơ mà ngồi ngôi tướng thì thua vãi đái”(82), “Các đầu mục Lam Sơn bằng mặt không bằng lòng, vẫn hậm hực với bốn anh học trò Thăng Long” (84), “Lê Sát là kẻ học mọn” (tr.97), “Đáng lẽ chúa công và anh em nghĩa sĩ Lam Sơn chúng tôi phải xin các vị nho sĩ Bắc Hà bỏ qua cho cái tội vô học”(tr.102), “Cái bụng hẹp như trôn kim” (103), “Đám công thần can trường dũng cảm nhưng ông biết là vô học, nhiều khi vô đạo” ( tr.111), “Ông ( tức Lê Lợi)  nghĩ thầm : “nhiều khi mình phải cần đến cái vô học của bọn họ….Có lẽ nghiệp lớn rồi phải trông cậy vào bọn ít học, thô lậu nhưng trung trinh mới nên chăng ?” ( tr.114), “Ông ( tức Lê Lợi) biết mình không làm mấy kẻ sĩ Bắc Hà thán phục”( tr.133), “ Bọn Sát, Ngân thù ghét, miệt thị Trãi, Hãn ra mặt” (136), “Kẻ vô học tham lam”…” Đám vô học”(tr.200), “Cứ có lợi thì chuyện xấu xa mấy người ta cũng làm” ( tr.201)…

“Hội thề” chỉ cho Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lưu Nhân Chú, Phạm Văn Xảo làm người quân tử, trong nội tâm, trong đối đáp, họ luôn khinh bỉ từ Lê Lợi đến các tướng lĩnh có xuất xứ Hoan Ái, liệu có đúng sự thật lịch sử không, có đúng với cốt cách người quân tử của họ không ?

Thưa rằng không, vạn lần không, đấy chẳng qua là do Nguyễn Quang Thân áp đặt tùy tiện mà thôi. Dùng bốn ông khoa bảng Thăng Long mắng từ Lê Lợi cho đến các tướng sĩ Lam Sơn như tát nước như thế, nếu dùng những câu mắng chửi khó nghe kia mà gắn cho bọn giặc Minh cướp nước e vẫn còn… nặng.

Đành phải tra từ điển cho tỏ tường:
“Vô học”: “Người không có học thức, không được giáo dục. Đồ vô học…” ( Đại từ điển Tiếng Việt, tr. 1826, NXB Văn Hóa Thông tin 1999)
“Vô đạo”: “Không có đạo lý, người vô đạo” ( sách trên, tr.1825)
“Vô liêm sỉ”: “Không có nhân cách, không biết hổ thẹn: đồ vô liên sỉ, hạng người vô liêm sỉ” ( sách trên, tr. 1826)

Việc Nguyễn Quang Thân áp đạt lên các nhân vật “Hội thề” tính giai cấp của Mao tuyển, dứt khoát cho rằng kẻ vô học ( các tướng lĩnh Lam Sơn) phải căm thù trí thức ( phái Nho sĩ Bắc Hà), trước sau phải diệt trí thức làm xương sống của cuốn tiểu thuyết là một mâu thuẫn giả tạo. Nếu lịch sử diễn ra như Nguyễn Quang Thân tả thì chắc chắn cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã thất bại. Theo sử, nghĩa quân Lam Sơn từng uống máu ăn thề tại Lũng Nhai trên dưới một lòng, lấy đại cục làm trọng, lấy sự cứu nước đánh đuổi giặc Minh làm cứu cánh mới có thắng lợi cuối cùng năm 1427. Chính “Bình Ngô đại cáo” đã nói lên tất cả sự đoàn kết keo sơn của tướng lĩnh Lam Sơn đó sao ? Bịa ra những mâu thuẫn giả tạo, những bon chen hiểm ác, những ganh ghét nhỏ nhen ti tiện không có thật trong hàng ngũ tướng lĩnh Lam Sơn chính là một phương cách tốt nhất bôi nhọ lịch sử. Hãy nhìn gương Lê Lai cứu chúa, hãy nhìn gương hi sinh của Đinh Lễ…mới thấy nghĩa quân Lam Sơn hoàn toàn ngược lại những gì Nguyễn Quang Thân mô tả .

Có lẽ do Nguyễn Quang Thân áp dụng Mao tuyển quá nhiều vào các ứng xử và các mối quan hệ bi kịch của Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông sau chiến thắng quân Minh, nên ông mới giải thích bốn cái chết của bốn vị nho sĩ Bắc Hà là do Lê Lợi chủ trương diệt trí thức?

Thế thì phía các tướng võ Lam Sơn mà ông Thân gọi là vô học như Lê Sát, Lê Ngân, Đỗ Bí, Lê Thụ, Lê Ngang…sao cũng bị giết thời Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông thì cũng là do ý thức giai cấp được giác ngộ a?

Chính là cuộc đấu đá trong hậu trường triều đình giữa các phe phái ủng hộ Lê Tư Tề lên ngôi và phe phái ủng hộ Lê Nguyên Long, là việc dèm pha, tung tin làm phản thất thiệt, việc hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh chuyên quyền, thái độ của Lê Thái Tông nhận thức lại lúc khôn lớn…đã khiến xảy ra hàng chục cái chết oan khiên của các đại thần từng cùng Lê Lợi tạo đại nghiệp, đâu phải do mâu thuẫn giai cấp diệt trí thức như Nguyễn Quang Thân lý giải rất sai lầm, phiến diện trong “Hội thề”.

Lê Lợi – vị anh hùng dân tộc, không có ông thì giờ không còn nước Việt Nam, một người từ bé đã mê võ công, mê thi thư sách vở, một người quân tử, thậm chí được nhân dân suy tôn như một thánh nhân, cớ sao lại cũng tự cho mình là kẻ tiểu nhân vô học …như Nguyễn Quang Thân tả, thì chỉ là sự bịa đặt trắng trợn mang tính chất vu cáo mà thôi.

Nhà văn sao lại mang học thuyết Mao, rồi dùng mọi thứ cặn bã để bôi tro trát trấu lên vị anh hùng số một của dân tộc và mấy chục vị tướng lĩnh Lam Sơn như thế, nhằm ca ngợi tướng giặc Minh cho thêm phần sáng láng chăng?

Có thật là khi viết “Hội thề” Nguyễn Quang Thân vì chưa học sử Việt Nam, đã viết nhầm như thế ? Trong bốn vị Nguyễn Quang Thân cho là khoa bảng Bắc Hà, chỉ có Nguyễn Trãi là đậu thái học sinh, tức tiến sĩ đời nhà Hồ, ba vị kia ( Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo, Lưu Nhân Chú) có bằng cấp gì đâu mà ông Thân gọi là khoa bảng ?

Trong các tướng lĩnh Lam Sơn, có khá nhiều người tuy không đỗ đạt nhưng là con nhà danh gia vọng tộc, thông kinh bác sử; ví như hai tướng Đinh Lễ ( ?-1427), Đinh Liệt (?-1471) là dòng dõi của Nam Việt vương Đinh Liễn, con vua Đinh Tiên hoàng; ví như tướng Doãn Nỗ (1393-1439) vốn cháu cụ cố Doãn Bang Hiến từng là quan thượng thư đời vua Trần Anh Tông, ông nội là quan án sát ngự sử, cha là Doãn Quyết đỗ tam trường; ví như tướng Nguyễn Nhữ Lãm (1378-1437) vốn nòi cung kiếm thi thư, nổi tiếng hay chữ, từng thay Lê Lợi đi thuyết khách vua Ai Lao để nhờ họ giúp nghĩa quân, từng đi sứ Trung Quốc hai lần, làm các quan lại thiên triều thán phục vì tài văn hay chữ tốt của ông…; ví như tướng Nguyễn Chích (1382-1448) người từng tự mình khởi nghĩa chống quân Minh ở Nghệ An, sau theo Lê Lợi, là người đa mưu túc kế, thông tuệ, bụng chứa đầy binh thư, từng bày mưu lớn cho Lê Lợi là dời căn cứ cuộc khởi nghĩa từ Thanh Hóa vào Nghệ An, giúp Lê Lợi thay đổi chiến lược, chuyển từ thế bị động, phòng thủ trước quân Minh sang thế chủ động, tấn công quân giặc…Ngay cả những tướng võ kỳ tài như Phạm Vấn, Lê Sát, Lê Ngân, Lê Văn Linh, Lê Văn Lan…cũng từng tự học, tự mày mò kinh sử mà thông làu binh pháp Tôn Tử…nên khi cầm quân đánh trận hầu hết là chiến thắng…

Thế mà Nguyễn Quang Thân dám mắng các tướng lĩnh Lam Sơn là vô học, vô đạo, vô liêm sỉ, thì ông quả là quá to gan? Dù ông không thèm đọc sử Việt, nhưng nếu ông đọc Minh sử, cũng phải thấy giặc Minh đã thừa nhận nghĩa sĩ Lam Sơn là những người văn võ song toàn.

Do trình độ quá hạn chế nên Nguyễn Quang Thân trong “Hội thề” thường phân biệt “đám nho sĩ Bắc Hà” văn minh, lịch lãm, khoa bảng và “bọn người vô học trong cái triều đình không ngai”…

Trong “Hội thề”, Nguyễn Quang Thân thông qua việc mắng các nghĩa sĩ Lam Sơn quê Hoan Ái (Thanh Hóa – Nghệ Tĩnh) là vô học, vô tình đã xúc phạm đến một vùng đất địa linh nhân kiệt của Đại Việt, cái xương sống của văn minh Bắc Hà, vùng đất mà Trần Nhân Tông từng ca ngợi, tự hào khi đánh giặc Nguyên: “Hoan Ái do tồn thập vạn binh”.

Trong lịch sử hình thành và phát triển dân tộc suốt bốn nghìn năm, mảnh đất Hoan Ái bao giờ cũng gắn liền với đồng bằng Bắc bộ thành một vùng văn minh, một vùng văn hiến, có tên là văn hóa Đông Sơn (700-100 TCN), theo “Bách khoa toàn thư mở Wikipedia”:

“Văn hóa Đông Sơn (Thanh Hóa)  là một nền văn hóa cổ từng tồn tại ở một số tỉnh miền bắc Việt Nam và bắc trung bộ Việt Nam (Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Tây, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh mà trung tâm là khu vực Đền Hùng), và ba con sông lớn và chính của đồng bằng Bắc Bộ (sông Hồng, sông Mã và sông Lam) vào thời kỳ đồ đồng và thời kỳ đồ sắt sớm. Nền văn hóa này được đặt tên theo địa phương nơi các dấu tích đầu tiên của nó được phát hiện, gần sông Mã, Thanh Hóa. Nhiều dấu tích đặc trưng cho văn hóa Đông Sơn cũng được tìm thấy ở một số vùng lân cận Việt Nam như ở Vân Nam, Quảng Tây, Hải Nam của Trung Quốc, ở Lào hay ở Thái Lan…
Việc Nguyễn Quang Thân nhiều lần ca ngợi bốn nhà khoa bảng Thăng Long ( Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo, Lưu Nhân Chú), làm như bốn vị này đến từ vùng đất mà ông gọi là “Bắc Hà” văn minh, nho nhã, thanh lịch, còn đám tướng lĩnh Lam Sơn vùng Hoan Ái là dã man, vô học, quê mùa vậy.

Vùng đất Hoan Ái bao giờ cũng là vùng đất cổ của dân tộc ngay từ thời Hùng Vương, một vùng đất mà văn minh của nó không bao giờ thua kém văn minh của đồng bằng sông Hồng. Nên nhớ là từ “Bắc Hà” chỉ xuất hiện từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh suốt 200 năm : phía trên sông Gianh là Bắc Hà, phía dưới sông Gianh là Nam Hà. Chỉ đến khi Pháp xâm lược, chia Đông Dương thành năm kỳ mới có khái niệm Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ mà thôi.

Trong thời nghìn năm Bắc thuộc, trước Lê Lợi mười hai thế kỷ, Triệu Thị Trinh, vị anh hùng dân tộc quê Thanh Hóa đã khởi nghĩa chống quân Đông Ngô; gần tám thế kỷ trước Lê Lợi, Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế: ? – 722) quê Hà Tĩnh nhưng sinh tại Nghệ An, vị anh hùng dân tộc đã khởi nghĩa đánh đuổi quân nhà Đường, đóng đô tại Vạn An ( Nam Đàn ), đưa quân ra Bắc đánh thành Tống Bình (Hà Nội) nhưng thất bại…Người anh hùng thứ ba cuối thời Bắc thuộc cũng là một người xứ Hoan Ái, Dương Đình Nghệ quê Thanh Hóa ( Dương Diên Nghệ : ?- 937) đã khởi nghĩa đánh đuổi quân Nam Hán, giành được thành Đại La, mở đầu công cuộc giành độc lập dân tộc mà con rể ông là Ngô Quyền là người hoàn thành sứ mệnh cao cả mở ra một nghìn năm độc lập nước nhà.

Trước Lê Lợi ngót 500 năm, Thanh Hóa còn sinh ra vị anh hùng dân tộc Lê Hoàn (941-1005) đánh quân Tống xâm lược lập ra nhà Tiền Lê …Trong triều Trần, đất Hoan Ái từng sinh ra nhiều vị khoa bảng : bảng nhãn, trạng nguyên. Chỉ đơn cử hai trường hợp, một là trạng nguyên Bạch Liêu ( 1236-1315) quê Diễn Châu, châu Hoan đỗ trạng nguyên năm 1275 đời Trần Thánh Tông, hai là Đào Tiêu ( ?- ?) đỗ trạng nguyên thời Trần Thánh Tông…Thanh Hóa còn là quê hương sử gia lớn Lê Văn Hưu đời Trần…

Hoan Ái, vùng đất văn hóa vẻ vang cổ xưa của dân tộc, với truyền thống văn hiến, vừa là đất võ, vừa là đất văn, sinh ra bao nhiêu anh hùng hào kiệt như thế, lẽ nào lại sinh ra một cuộc khởi nghĩa Lam Sơn oai hùng với các tướng lĩnh vô học, vô đạo, vô liêm sỉ như Nguyễn Quang Thân đã mô tả trong “Hội thề”?

Viết tiểu thuyết lịch sử mà không nghiên cứu kỹ lịch sử, đánh tráo mọi khái niệm thiện ác, đúng sai, chính tà đến mức ca ngợi tướng giặc Minh là hào hoa phong nhã, chính nhân quân tử, còn các tướng lĩnh Lam Sơn ( kể cả Lê Lợi) là phường dã man, mọi rợ, tiểu nhân, vô học thì Nguyễn Quang Thân đã thiếu cái tâm, lại thiếu cả cái tài…

Hãy xem Nguyễn Quang Thân trích một câu thơ trong “Hội thề” trong lời Nguyễn Trãi dạy Lê Tư Tề: “…Lời thơ của Trần Nhân Tông: “ Thái bình tu nỗ lực / Vạn thử cổ giang san…”  ( tr.197). Viết như thế này là bôi nhọ Nguyễn Trãi, một người làu làu thi thư như vị cháu ngoại nhà Trần này mà lại nhớ sai, đọc sai câu thơ của tiền nhân Trần Quang Khải: “ Thái bình tu trí lực / Vạn thuở thử giang san”( Tòng giá hoàn kinh) thành thơ của Trần Nhân Tông ư?

Nguyễn Quang Thân trong “Hội thề” có nhiều lúc viết sai tiếng Việt. Chỉ xin lấy ba thí dụ:

Đây là hai câu văn Nguyễn Quang Thân tả một cô gái bán hàng hoa trong thành Đông Quan, một “trinh sát” của nghĩa quân : “ Cô gái bán hoa ghé vai vào chiếc đòn gánh định đi” ( tr.44)…” Cô gái bán hoa tối tăm một mũi, cố không khóc” ( tr.50). “Mặt mũi” sao viết sai thành “ một mũi” ?Thưa rằng “ bán hoa” là từ chỉ gái điếm. Cô gái bán hàng hoa kia là nghĩa quân trá hình, cô không  làm nghề gái điếm (!)

Trang 110 tác giả tả cảnh Lê Lợi cưỡi ngựa: “ Ông thúc chân vào lưng ngựa”. Câu văn này phải sửa cho đúng tiếng Việt : “ Ông thúc chân vào hông ngựa”

Trang 113 tác giả tả Lê Lợi cởi trói cho ba tên tù binh: “Lưỡi gươm mới chạm khẽ, dây bện bằng vỏ chuối hột đứt bung”. Thưa “vỏ chuối” là quả chuối chin bóc vỏ, cái bỏ đi là vỏ chuối. Sao quân ta lại dùng vỏ chuối trói tù binh, vỏ chuối sao làm dây trói được hè ? Nguyễn Quang Thân chưa rành tiếng Việt: “ bẹ chuối” thì viết nhầm thành “ vỏ chuối” (!) Bó tay !

Do nghệ thuật viết văn hạn chế nên tác giả đã xây dựng ra toàn các nhân vật giả : Lê Lợi giả, Nguyễn Trãi giả, Lê Sát giả, Trần Nguyên Hãn giả, Nguyễn Thị Lộ giả, Phạm Vấn giả…đến nhân vật phản diện là tướng giặc ra hàng Thái Phúc chợt biến thành chính diện cũng rất là giả tạo. Thái Phúc dưới ngòi bút Nguyễn Quang Thân là một nhân vật xơ cứng, công thức, không phải người, không phải địch, cũng cóc thành ta…Thái Phúc tổng đốc Nghệ An là một tướng nhà Minh rất độc ác, sao tác giả tả ông ta y như một nhà tu khổ hạnh đầy tính nhân đạo. Khi bị nghĩa quân hãm thành, không chống cự nổi, lại thương vong nhiều quá, lương cạn nên Thái Phúc đành phải nộp thành đầu hàng.

Trong sử Việt có ghi công của Thái Phúc đã giúp nghĩa quân chiêu dụ một số thành trì của giặc ra hàng. Tuy vậy, Thái Phúc vẫn xin với Lê Lợi cho về nước theo đoàn hàng binh Vương Thông, dù ông biết về là bị chém đầu. Nguyễn Quang Thân đã tả Thái Phúc giác ngộ hoàn toàn theo kiểu bác Mao : vua nhà Minh là  giặc, là phe tà, vua Lê Lợi là chính nghĩa đánh giặc cứu nước, phe ta. Nếu đúng như Nguyễn Quang Thân tả, Thái Phúc đã theo lời khuyên của Lê Lợi & Nguyễn Trãi để ở lại Đại Việt làm quan…Việc ông biết mình về nước là để bị chém đầu thì vẫn cứ phải về cho trọn đạo vua tôi : thà làm quỷ xứ Bắc hơn làm vua nước Nam, ngược lại lời Trần Bình Trọng nhà Trần thưở đánh quân Nguyên chăng? Thái Phúc là nhân vật bi kịch, trong ông luôn giằng xé giữa tư tưởng trung quân với nhà Minh và việc ra hàng nghĩa quân, giúp nghĩa quân đánh lại thiên triều.

Thật kinh ngạc, một cuốn sách phải nói là tầm bậy như “Hội thề” cớ sao Hội Nhà Văn Việt Nam lại cho giải thưởng hạng nhất (hạng A) cuộc thi tiểu thuyết lần thứ ba (2006-2010), để rồi ông chủ tịch Hội đồng lý luận phê bình Lê Thành Nghị và mấy chục ông bà khác viết bài ca ngợi hết lời trên các phương tiện truyền thông ?

Chúng tôi chờ sự trả lời chính thức của ông Chủ Tịch Hội Nhà Văn Việt Nam về việc tại sao các ông lại dám trao giải thưởng cho tiểu thuyết “Hội thề” – một cuốn sách bôi nhọ lịch sử, bôi nhọ những vị anh hùng cứu nước?…

Sài Gòn 17/02/2011

(kỷ niệm 32 năm ngày nổ ra cuộc chiến biên giới đẫm máu Việt Trung – nơi kẻ viết bài này có mặt tại Cao Bằng, Lạng Sơn…hứng pháo quân Tàu)

© Trần Mạnh Hảo

© Đàn Chim Việt

15 Phản hồi cho “Nguyễn Quang Thân cho các tướng lĩnh Lam Sơn theo Mao khí sớm”

  1. Hoang Van says:

    Nhắn nhủ với: “minhduc says”: – Ông mang tên là Minh Đức(?!) mà chẳng minh đức 1 một chút nào? Chẳng hiểu trong đầu ông có cái gì(?) mà ông lại cứ bênh chằm chặp cho cái gã Nguyễn Quang Thân dở người dở điên khùng ấy? Ông có đọc thấy 10 người thì chỉ trừ có mỗi ông ra là lí sự cùn không? Lại còn tỏ ra thông kim bác cổ trích dẫn tùm lum…Tốt nhất là ông nên dừng lại với cái mớ bòng bong của ông cho bà con nhờ. Nếu ông có thì giờ rảnh rỗi, ông đọc các báo người ta phê phán Nguyễn Quang Thân (với tiểu thuyết “Hội thề” xuyên tạc trắng trợn lịch sử VN) bạn thân của ông như thế nào?

Phản hồi