GS Thayer: Biển Đông- Triển vọng xung đột vũ trang
28-06-2011
Về các vụ xung đột gần đây ở các khu vực tranh chấp trên biển Đông như quần đảo Trường Sa, xin ông vui lòng cho biết đánh giá của ông về những điều sau đây:
Hỏi: Có phải các cuộc chạm trán gần đây liên quan đến Trung Quốc ở một bên và Philippines và Việt Nam ở phía bên kia trong các khu vực tranh chấp trên biển Đông, đặc biệt là ở quần đảo Trường Sa, một sự bùng nổ khác đến hẹn lại lên (seasonal) mà chúng ta đã thấy trong quá khứ và điều này cuối cùng sẽ bớt căng thẳng? Hay là một sự leo thang nguy hiểm lên một mức độ khác, có thể đưa khu vực đến gần hơn các triển vọng cho một cuộc xung đột vũ trang lớn ở đó, có lẽ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ? Điều đó có thể là một kịch bản?
Đáp: Ba sự cố lớn đã xảy ra trong năm nay liên quan đến các tàu Trung Quốc phá vỡ các hoạt động thương mại của Philippines và các tàu thăm dò dầu khí Việt Nam, thể hiện sự leo thang về sự quyết đoán của Trung Quốc. Các sự cố này không phải đến hẹn lại lên (seasonal), mà đặc biệt nhắm vào việc tước đoạt các hoạt động của các con tàu này. Các hành động của Trung Quốc gần như là một sự đụng độ.
Chỉ có một sự cố liên quan đến việc bắn đạn thật trong năm nay liên quan đến một tàu khu trục nhỏ của Hải quân Trung Quốc (PLAN). Tin tức cho biết, họ đã bắn ba phát đạn, rơi cách một tàu đánh cá của Philippines khoảng 550 mét hồi tháng 2.
Không chắc Trung Quốc sẽ sử dụng các lực lượng vũ trang hay kích động một cuộc xung đột vũ trang lớn. Ngoại trừ việc bắn đạn thật hồi tháng 2, tất cả các sự cố khác có liên quan đến các tàu dân sự thuộc Cơ quan Giám sát Hàng hải Trung Quốc.
Xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và Mỹ rất khó có thể là kết quả của những căng thẳng hiện nay trên biển Đông. Các viên chức quân sự Mỹ nhận thấy, các sự cố liên quan đến các tàu giám sát Hoa Kỳ ít hơn. Mỹ và Trung Quốc đã nối lại quan hệ quân sự và các cuộc thảo luận đang được tiến hành. Tuy nhiên, Trung Quốc không hợp tác cho lắm.
Hoàn toàn không rõ liệu Trung Quốc sẽ kiên trì với sự quyết đoán của họ hay không. Chắc chắn họ đã nhận được các phản ứng ngoại giao dữ dội. Tôi có thể nói sự quyết đoán của Trung Quốc tạm thời sẽ giảm.
Hỏi: Có sự khác biệt nào về việc Trung Quốc khẳng định các yêu sách của họ trong khu vực tranh chấp hiện giờ so với những năm qua? Một số người cho rằng, gần đây họ ngày càng hung hãn hơn.
ĐÁP: Tôi đã mô tả đặc trưng các hành động của Trung Quốc trong năm nay là quyết đoán, vì hai sự cố cắt cáp liên quan đến Việt Nam. Sự việc đầu thì khá rõ ràng. Tàu Trung Quốc cố ý và mưu tính trước sử dụng vũ lực để làm gián đoạn các hoạt động làm ăn hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Vụ việc thứ hai thì chưa rõ lắm nhưng đã có sự quấy nhiễu tàu thăm dò Viking 2 trước đó, trong tuần trước khi sự cố cắt cáp bị cáo buộc đã diễn ra.
Trường hợp tàu thăm dò của Philippines, ít nhất là một tàu Trung Quốc đã có thủ đoạn như thế, rằng hành động của họ được xem như là sự đe dọa để đâm vào [tàu Philippines]. Việc bắn vào các tàu đánh cá Philippines xem như một hành động hung hãn khác thường. Các ngư dân không có vũ trang và không hề là mối đe dọa cho tàu khu trục của Trung Quốc.
Ngoài các sự cố này, phản ứng của Trung Quốc đối với sự phản đối của Việt Nam và Philippines là thô bạo và gây chiến. Các hành động của Trung Quốc dựa trên sự tự nhận thức của họ, rằng họ có quyền “quản lý biển Đông” và thi hành “quyền tài phán” về lĩnh vực hàng hải. Việc Trung Quốc sử dụng lời lẽ mạnh bạo hơn là một đặc điểm mới và đáng lo ngại.
Hỏi: Động cơ đằng sau lập trường quyết đoán của Trung Quốc về các khu vực tranh chấp gần đây có thể là gì? Ông nghĩ rằng Trung Quốc sẽ đi bao xa trong việc khẳng định các tuyên bố của họ trên Biển Đông? Sự quyết đoán này của Trung Quốc có phải bị thúc đẩy bởi nhu cầu về tài nguyên khi họ bắt đầu trở thành cường quốc kinh tế chính trên thế giới? Có phải họ đối xử với Philippines, một đồng minh của Mỹ, cẩn thận hơn là các nước tranh chấp khác, như Việt Nam?
Đáp: Có ít nhất ba động cơ đằng sau hành vi của Trung Quốc. Thứ nhất, Trung Quốc cảm thấy bị bắt buộc phải thực hiện quyền tài phán ở biển Đông sau khi họ chính thức đệ trình bản đồ hình chín vạch hình chữ U lên Ủy ban Giới hạn Thềm lục địa Liên Hợp Quốc. Thứ hai, Trung Quốc tìm cách giành quyền kiểm soát nguồn dự trữ dầu được cho là ở khu vực Trường Sa. Trung Quốc thường xuyên cung cấp [lượng dầu] ước tính khoảng 8-9 lần nhiều hơn các công ty dầu hỏa phương Tây. Thứ ba, Trung Quốc phản ứng lại các hợp đồng thăm dò của Philippines và Việt Nam và bắt đầu các hoạt động thăm dò dầu mỏ.
Trung Quốc sẽ tiếp tục sử dụng một chính sách ngoại giao lẫn lộn và áp lực bạo lực để khẳng định tuyên bố chủ quyền của họ trên biển Đông trong các đường chín vạch. Trung Quốc sẽ tiếp tục khăng khăng đòi giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên cơ sở song phương với các nước tuyên bố chủ quyền có liên quan trực tiếp. Chính sách ngoại giao của Trung Quốc là nhắm tới việc làm cho một trong những nước đòi chủ quyền phải bỏ cuộc và làm trầm trọng thêm sự khác biệt trong ASEAN. Áp lực cơ bắp của Trung Quốc, nhắm làm các công ty dầu mỏ nước ngoài đánh giá lại rủi ro trong việc thăm dò dầu khí ở vùng biển tranh chấp. Áp lực cơ bắp cũng nhằm mục đích thuyết phục Manila và Hà Nội về cái giá phải trả khi chống lại Trung Quốc, lớn hơn cái lợi [mà hai nước này] có được. Cái lợi đang được nói đến là Trung Quốc tham gia vào khai thác chung.
Hỏi: Ông nghĩ gì về những ý định của Hoa Kỳ trong các tranh chấp trên biển Đông và làm thế nào ông nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò nào đó?
Đáp: Hoa Kỳ, cùng với tất cả các nước trên biển khác, có sự quan tâm trước mắt trong việc giảm căng thẳng và ngăn ngừa xung đột vũ trang xảy ra. Về lâu dài, Hoa Kỳ có mối quan tâm trực tiếp trong việc ngăn chặn Trung Quốc thiết lập quyền bá chủ, kiểm soát lĩnh vực hàng hải và các bãi đá, các đảo nhỏ trong đường chín đoạn.
Hơn nữa, Mỹ phải duy trì vị trí đứng đầu của họ khi đối mặt với các hành động của Trung Quốc. Mỹ phải hỗ trợ Philippines như một đồng minh [đã ký] hiệp ước. Nếu không, giá trị của một liên minh với Mỹ bị đánh giá thấp. Mỹ có ý định chứng minh rằng vai trò ổn định của họ sẽ tiếp tục. Mỹ sẽ triển khai các tàu chiến hải quân tới Biển Đông và đẩy mạnh các hoạt động hải quân.
Hoa Kỳ có ý định nhấn mạnh sự liên quan của họ đối với an ninh khu vực bằng cách đáp ứng lại các mối quan ngại của các nước trong khu vực trên cơ sở song phương, và thông qua sự hỗ trợ ASEAN trên cơ sở đa phương. Cuối cùng, ý định của Hoa Kỳ là thuyết phục một nước Trung Quốc đang trỗi dậy, rằng họ sẽ tốt hơn nếu biển Đông ổn định và an ninh, dựa trên luật pháp quốc tế, và rằng tốt nhất Trung Quốc nên hợp tác với Hoa Kỳ thay vì thách thức Mỹ.
Hoa Kỳ phải thực thi sự lãnh đạo của mình một cách khéo léo và hỗ trợ ASEAN. Hoa Kỳ không thể dẫn đầu, nếu không, sẽ bị xem như là một phần của vấn đề (tức là nước gây rắc rối). Mỹ phải cân bằng Trung Quốc nhưng đồng thời phải hỗ trợ ASEAN.
Hỏi: Philippines và Việt Nam từng nước riêng, hiện đang tiến hành thăm dò dầu khí tại các khu vực đặc biệt như Reed Bank cho Philippines, khiêu khích các hành động của Trung Quốc. Tình trạng này sẽ diễn ra như thế nào và nó nguy hiểm ra sao?
Đáp: Cả Philippines và Việt Nam cần khai thác nguồn tài nguyên dầu mỏ trong vùng đặc quyền kinh tế của mình để hỗ trợ phát triển quốc gia. Cả hai nước đều có lợi ích quốc gia quan trọng trong vấn đề này. Cho đến nay Trung Quốc đã phản ứng bằng lời nói. Trung Quốc hiện đang thực hiện kế hoạch gia tăng khả năng của các cơ quan dân sự của Trung Quốc để thực thi quyền tài phán. Điều này đã khiêu khích cả Việt Nam lẫn Philippines thực hiện các biện pháp “tự giúp đỡ” bằng cách tăng cường khả năng của hai nước để bảo vệ chủ quyền quốc gia. Trừ khi có thỏa thuận về các hướng dẫn thực hiện Tuyên bố Ứng xử giữa các bên trên Biển Đông năm 2002 (DOC), và thỏa thuận về một quy tắc ứng xử (COC) để điều chỉnh hành vi nhà nước, nếu không sự cố sẽ tiếp tục xảy ra.
Thời gian trong năm tháng sắp tới thì rất quan trọng, khi ASEAN được thiết lập để triệu tập hội nghị thượng đỉnh hàng năm và các cuộc họp liên quan, như Diễn đàn Khu vực ASEAN. Tới tháng 11 thì thoả thuận phải đạt được về các hướng dẫn thực hiện DOC và COC, khi triệu tập Hội nghị thượng đỉnh Đông Á hoặc Trung Quốc có khả năng làm nóng lên bằng cách triển khai các tàu chiến để bảo vệ các tàu các tàu ngư chính và các tàu giám sát dân sự. Trong tình huống này, khả năng xung đột vũ trang sẽ tăng lên.
Ngọc Thu dịch từ: http://www.scribd.com/doc/59084631/Thayer-South-China-Sea-Prospects-for-Armed-Conflict
Các bác viết dài qúa , viết dài , viết dai , viết dở , chuyện biển đông bây giờ ở vn ai cũng biết , hơi đâu mà TÁN , cứ để cho hai thằng ĐỂU đánh nhau coi xem thằng nào hơn thằng nào ,
VIETNAM va TRUNGQUOC co doi dau cuoc chien khong???????…….
VIETNAM va TRUNGQUOC se danh ….( cuoc chien khong khoan nhuong)
dung ai lam tuong rang giua VN va TQ la he mua roi. TQ se danh VN mot cach bat than nhu nam 1979
nam 1979 quan TQ danh chiem cac tinh bien gioi phia bac VN, Tran chien keo dai 21 ngay dem tren cac tinh phia bac VN coi nhu binh dia.
BAY GIO THI SAO???????
BIEN DONG la diem, toan dat nuoc VN la dien (y do cua TQ ).
VN & TQ se bung no vao ngay ( N ). y do trung quoc se day cho vn mot bai hoc lan thu 2.
CHUYEN GI SE XAY RA
TQ thon tinh VN bang cach ap che quan doi va cong an vietnam di nguoc lai long yeu nuoc cua dan toc.( hien nay TQ da thuc hien roi, AI BIEU LO TINH THAN YEU NUOC LA VAO TU ).
CUOC CHIEN BOC PHAT NUOC NAO GIUP VN ??????
%khong nuoc nao giup vn ca !!!!!!!
cac nuoc dung ngoai nhin vao vo tay ma thoi !!!! HOA KY CHANG????? NO. vi csvn khong phai la dong minh HK . nhung ngay toi se xay ra cuoc chien …. (VN don doc.)
DAT NUOC VN DUY NHAT CHI CON DUA VAO NGUOI DAN VN. DAN TOC VN .
cong an vn hien nay la HAN NGUY roi . cang ngay cang lam mat long dan de doi lay long thien trieu de vo vet tai san quoc gia..
BAN CO VN DANG CHIEU TUONG !!!! CO AI PHA NOI BAN CO NAY KHONG?????
MOT CACH DUY NHAT QDNHVN HAY DUNG LEN VE PHIA NHANDAN .HAY GAT BO CHE DO CS RA NGOAI PHAP LUAT, MOT CACH TRAT TU. VN hay gia nhap khoi NATO moi doi dau noi voi TQ
HIEN NAY TQ LA CUONG QUOC HAY KHONG ???
toi dan chung de ban tu tra loi….TQ hien nay nhieu dan toc dung len doi tu tri,nguoi dan TQ hien dang doi khong du thuc an hang ngay cho nguoi dan. bang chung con buon TQ xuong tan toi nam vn nao vet tai nguyen nhu thuc pham dem ve hoa luc.(giac trong )
TQ tu be THO DICH ………(giac ngoai)
TQ con ca dang day chet……toan vung hong hai dang bi bao giay boi NGA , ANDO,NHUT,NAMHAN
phia nam VIETNAM, PHILIPPINE, MALASIA,v.v…..
TIEN DOAN:
DAN TOC DAI HAN tham lam lay cua nguoi lam cua minh xoa bo lich su cua nuoc bi xam luoc,hoac lay lich su cua dan toc khac lam lich su cua minh,
NUOC TAU SE TAN TUNG MANH …NEU DANH VIETNAM.
TQ danh VN nuoc tau se tan tung manh. ( tai sao?).
thu nhat : TQ bi noi chien, chinh tri van hoa kinh te yeu di,( HOAKY dac chi ) bat chien ma tu nhien thanh,
thu hai: TQ hien nay bi HK bao giay kinh te, kinh te TQ cang ngay cang kho khan ( hang hoa bi tay chay o nhieu quoc gia tren the gioi co nhieu chat doc hai trong thuc an , day la su that.),Ve nang luong xang dau hien TQ thieu tram trong,Nhung co so ky nghe nho, khong san xuat duoc nua , cong nhan dinh cong hang loat v.v….
TQ TIEN DOLLARS NHIEU LAM ( co lam mua lam gio duoc khong?)
NGA kong ban khi dot cho TQ, de ban cho MY. TQ chia canh tay dai den tan LIBIA dao dau lua bi MY chac canh tay.
TQ KET QUA BAT BUOC XUONG BIEN DONG DE KIEM DAU bat chap ve luat bien cua lien hiep quoc !!!!!!!
TQ PHAI CHON MOT TRONG HAI
THU NHAT TQ chiem bien dong danh vietnam va philippine de lay dau,cuu nguy nen kinh te
THU HAI chap nhan nen kinh te pha san.
hai thu tren …cai nao cung chet het,,,,(bi HK bao giay roi)
than chao cac ban…..
(BBT: Đề nghị viết ngắn gọn và đánh dấu)
CƯẢ NGỎ HOÀNG SA
Hành động bá quyền khu vực cuả Trung Quốc đã được lộ rõ bộ mặt thật bành trướng, Đường Lưỡi Bò Chính Đoạn tự vẽ tự quyết định đã nói lên tính kẻ cả ngạo mạn. Chẳng những bắt buộc các nước chung quanh khu vực biển Đông Nam Á, phải chấp nhận nghe theo như một mệnh lệnh tuyệt đối là”không thể tranh cãi”. Lại còn ban lệnh cấm chỉ sự tham dự cuả các nước không có tranh chấp ở đó, không được phép can thiệp bất kỳ dưới hình thức nào.
Sự đánh tiếng cấm chỉ đó, cho dù Bắc Kinh không nêu đích danh, nhưng thế giới cũng hiểu đó là một cách răn đe, ngăn chận sự quan tâm can thiệp cuả Hoa Kỳ, trước sự tự tung tự tác cuả CSTQ ở khu vực biển Đông Nam Á, nơi mà Trung Quốc xem nay như là cái ao nhà cuả họ. Cuộc tập trận chung Hoa Kỳ và Philippinnes, không ít thì nhiều đã làm cho CSTQ phải lắng dịu hành động trên khu vực đó, được ví von như cuộc nghỉ giải lao trong các hiệp đấu còn phải kéo dài. Sự hoà hoãn sau cuộc tiếp xúc trao đổi Mỹ-Trung ở Hawaii, chỉ để giảm bớt căng thẳng nhiều hơn là có một sự nhân nhượng nào đó cho cả hai phiá.
Trong tương lai, một cuộc họp tác trên biển giưả Việt-Mỹ sẽ tiếp diễn, mà hai bên đều cho đó là theo như lịch trình đã được đưa ra từ trước. Cho dù chỉ là trao đổi kỹ năng và cứu giúp người trên biển, nhưng ắt hẵn cũng làm cho CSTQ không ít khó chịu, khi thấy CSVN đến gần với Hoa Kỳ ngày một thắt chặt hơn. Sự tuyên bố mới đây cuả chính quyền Philippinnes, cho phép rộng rãi các tư nhân nước ngoài, thăm dò khai thác tài nguyên dầu khí trên vùng thuộc quyền lảnh hải cuả Phi, kể cả những vùng Đường Lưỡi Bò Trung Quốc cho là chủ quyền. Một tuyên bố gần như phủ nhận hoàn toàn Đường Lưỡi Bò Chín Đoạn Trung Quốc, trên phần thuộc quyền lảnh hải thực sự cuả Philippinnes.
Sự cứng rắn đó cuả Philippinnes, ít nhiều có được cũng từ hậu thuẩn khá mạnh mẻ cuả Hải Quân Hoa Kỳ, gần như đó là một động cơ thúc đẩy mạnh cho Việt Nam đến gần lại với Hoa Kỳ hơn. Mặc dù giưả Mỹ-Trung chưa có cuộc đối đầu thực sự nghiêm trọng nào xảy ra ở đây, nhưng cho thấy một cuộc tranh chấp trong tương lai, với hành động gây hấn phá rối không ngừng cuả Trung Quốc, có thể rất dể dẫn cả thế giới phải nhập cuộc mà không riêng gì Hoa Kỳ. Hành động mà theo ông Carl Thayer, mang nhiều tính quyết đoán một cách hung hãn, thô bạo đối với Philippinnes và Việt Nam. Sự hiện diện cuả Hải Quân Hoa Kỳ ở đây, sẽ giúp rất nhiều cho sự ổn định khu vực, nhất là an ninh hàng hải các nước trên thế giới được bảo đảm, trong một vùng đang có nhiều bất ổn định xảy ra không ngừng.
Trung Quốc cũng hiểu là họ không có được đầy đủ chứng liệu lịch sử trên chủ quyền Hoàng Sa, cướp Hoàng Sa bằng võ lực trong trận hải chiến với Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà Miền Nam 1974. Với người dân trong nước Trung Quốc, nhà cầm quyền Bắc Kinh tuyên truyền là Trung Quốc lấy lại được những gì cuả họ, mà thực tế chẳng khác gì là cướp đoạt cuả người khác, nhận vơ vào cho là cuả mình theo cách vưà cướp vưà la làng. Những gây hấn phá rối liên tục trên Biển Đông, tạo lo lắng quan ngại cho các nước cũng là cách làm khoả lấp, kéo dây dưa thời gian để HỢP THỨC HOÁ HOÀNG SA.
Nhà cầm quyền Việt Nam CS không thể nào đơn phương thảo luận được về vấn đề Hoàng Sa với CSTQ, bởi vì chắc chắn sẽ phải nhân nhượng trước sức ép cuả đảng đàn anh TQ, thêm vào đó lúc xảy ra cuộc hải chiến Hoàng Sa giửa Việt-Trung, CSVN không phải là người chủ thực sự cuả Hoàng Sa. Sự cưỡng chiếm Miền Nam cuả Miền Bắc Cộng Sản năm 1975, cũng chính là một lợi thế mới cho ĐCSTQ về vấn đề Hoàng Sa, chủ nhận thực sự cuả nó trên luật pháp quốc tế, đã được đảng CSVN đàn em giúp họ xoá tan chướng ngại trên con đường thu tóm Biển Đông cuả Việt Nam. Những cây thịt cho CSTQ tập bắn trên Trường Sa là một chứng tích đau thương kế tiếp, những viên đạn tàn bạo vô nhân mà hiện nay ĐCSVN, vẫn phải ca ngợi Mười Sáu Chữ Vàng và Bốn Tốt, không còn một chút liêm sĩ nào được gọi là dân Việt Nam.
Vấn đề Hoàng Sa chính CSVN cũng muốn khoả lấp, nhân nhượng cho CSTQ để được yên thân trong giai đoạn nầy. Đó là điều sẽ xảy ra trong âm thầm giưả hai đảng CS anh em nầy, sự tồn tại thống trị cuả ĐCSVN đã và sẽ được đánh đổi thêm nưã lảnh hải biển đảo cuả Việt Nam. Tuổi trẻ yêu nước hôm nay và tương lai, phải thấy và phải hiểu được những di hại cho dân tộc và đất nước, với sự tồn tại cuả ĐCS trên quê hương Việt Nam. Những người ĐVCS còn có lòng yêu dân tộc đất nước, phải suy nghiệm được cái thế bắt buộc phải nhân nhượng, để được tồn tại đó cuả nhà cầm quyền CS hiện nay. Sự tồn tại phải được trả giá bằng lảnh thổ lảnh hải, kể cả sự bào mòn tiềm năng tiềm lực dân tộc theo thời gian, dẫn đến việc khó tránh khỏi sự đồng hoá từ bá quyền bành trướng Trung Quốc.
Hoàng Sa đúng là cái tháp canh mặt biển cho Việt Nam từ lâu, nó chính là cưả ngỏ thông lộ vươn ra biển lớn. Một cứ điểm tối quan trong trên toàn bộ mặt biển, xuyên suốt từ Nam chí Bắc Việt Nam. Khi mà Trung Quốc còn giử Hoàng Sa trong tay, một nưả phòng thủ Việt Nam hoàn toàn bị Trung Quốc khống chế từ mặt biển, từ cứ điểm đó tầm phóng đạn đạo trải dài cặp bờ biển có cùng một cự ly, cũng như tung toàn bộ lực lượng bộ binh, đổ bộ lên đất liền rất nhanh chóng từ Nam chí Bắc Việt Nam.
Giử lấy Hoàng Sa, Trung Quốc xem như khống chế hơn phân nưả sức đề kháng cuả Việt Nam, theo phương tiện kỹ năng chiến tranh hiện đại cuả ngày hôm nay. Hoàng Sa với Trung Quốc, chính là chiếc hạm tối tân luôn khống chế hoàn toàn cho riêng Việt Nam. Một cứ điểm mà Trung Quốc dùng nó làm bàn đạp để thò Cái Lưỡi Bò Trung Quốc, khống chế hoàn toàn Biển Đông như ngày hôm nay đã thấy. Dù biết rằng khó nuốt cho trôi, nhưng Trung Quốc chắc chắn không bao giờ buông nhả ra bao giờ. Bởi vì Trung Quốc không thể lùi lại được nưã, xã hội bất ổn từ bên trong không cho phép nhà cầm quyền Bắc Kinh lùi lại, dừng lại cũng chính là sự tự sát nhà đương quyền, điều tan rã từng mảnh đó lúc nào cũng đe doạ Trung Quốc.
Câu ngạn ngữ trong hoạ có phúc, ngược lại thì trong cái phúc ẩn chưá cái hoạ bên trong. Được Hoàng Sa trong tay, Trung Quốc xem như là cái phúc lớn cuả họ, vì từ Hoàng Sa thì Trung Quốc chắc chắn sẽ vươn thẳng buồm ra biển lớn không một chút trở ngại. Nhưng khi thuyền đã ra khơi, gặp sóng to gió lớn khó lường trước được, muốn quay trở vào bờ ắt phải gặp nhiều khó khăn trở ngại đón chờ. Đó chính là trong cái phúc có cái hoạ đi theo, một tai hoạ luôn chờ đợi Trung Quốc, đó là sự tan ra từng mảnh khó tránh khỏi.
Có thể Hoàng Sa là một miếng mồi dụ rắn ra khỏi hang, bởi vì khi rắn ra khỏi hang mới đập được ngay đầu con rắn, mà nọc độc cuả rắn chỉ chưá ở đầu, đó là ẩn dụ trong câu LONG VỸ XÀ ĐẦU.
Xin trân trọng.