WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

235 năm thành lập Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ

Thomas Jefferson (1743–1826), tác giả bản Tuyên Ngôn Độc Lập

Trong hàng ngàn năm lịch sử loài người kể từ khi có nhà nước, lịch sử nước Mỹ (tính từ thời điểm công bố Tuyên ngôn Độc lập – 4.7.1776) là một trong những trang sử có rất nhiều những điểm lạ kỳ, độc đáo. Do khuôn khổ của một bài báo, những ghi chép sau đây hướng tới vài phác họa nhỏ về những điều ‘hổng giống ai’ nhưng rất đáng để suy ngẫm ấy…

Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Bắc Mỹ bùng nổ ở Boston rạng sáng ngày 17.12.1773 đã khơi dậy sự phát tiết tinh hoa và truyền cảm hứng cho Thomas Jefferson viết lên bản TNĐL bất hủ. Dĩ nhiên, Jefferson chỉ hiện thực hóa những tư tưởng đi trước thời đại của các nhà tiên phong Pháp như Rouseau, Montesquieu; nhưng, phải nói rằng ông đã nhìn, đọc và gần như hiểu hết những đòi hỏi mà thời đại mới đã đặt ra… Chúng tôi tin rằng những điều được tuyên bố sau đây là hiển nhiên, tất cả mọi người đều được sáng tạo ra (bởi Thượng Đế – Đấng Tạo Hóa) một cách bình đẳng. Đấng Tạo Hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền đó, có quyền sống, quyền tự do và quyền kiếm tìm hạnh phúc…

Không biết do đâu và từ lúc nào, rất nhiều sách – bài viết luôn dịch cụm từ “Every men are created equal” (created by The Creator) là tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng. Hiểu như thế là chưa hiểu đúng lối hành văn chính xác, chặt chẽ của người Mỹ. Thực ra, con người chỉ bình đẳng trong một trường hợp duy nhất thôi: Đó là khoảnh khắc mà sự kết hợp của hai người (đàn ông với đàn bà) đã tạo thành một sinh linh mới! Quan niệm về hạnh phúc cũng thế, ai cũng có quyền kiếm tìm (mưu cầu) hạnh phúc nhưng có đạt được, có tìm thấy hay không là việc riêng, tùy thuộc vào số phận, may mắn của mỗi người.

Ngày 3.9.1783, Hiệp ước đình chiến được ký ở Paris (lần đầu tiên Paris được chọn là địa điểm văn hóa – trung lập – trọng tài cho một hiệp ước quốc tế). Nghe tin ấy, đại tá G. Washington đã thay quân phục bằng một bộ quần áo dân sự và trở về trang trại để… nuôi gà! Các sĩ quan dưới quyền tất nhiên cũng theo chân Tổng tư lệnh, kéo nhau về nhà hết. Vậy là, lần đầu tiên – duy nhất trong lịch sử loài người, những nhà cách mạng không cần đến việc chia nhau ghế ngồi hay mưu toan các dự định quyền lực nhằm hưởng lợi theo kiểu công thần, ích kỷ – một việc thật dễ dàng nếu thiết lập chính quyền. Washington và các bạn chiến đấu của ông tin rằng họ đã làm tròn nghĩa vụ công dân và không hề đòi hỏi bất cứ một cái thêm nào.

Tinh thần trọng danh dự tràn đầy nghĩa khí ấy cũng có cái tai họa của nó: Tình trạng vô chính phủ đã làm cho 13 bang như thể được liên kết với nhau “bằng cát”. Mọi định chế, quy tắc bị biến thành lá khô và cỏ dại. May mắn thay, trí tuệ của con người vẫn luôn là cứu cánh tốt nhất khi bĩ cực dập vùi. 55 con người (đa số dưới 45 tuổi) vĩ đại đã họp lại với nhau dưới sự chủ tọa của G. Washington để bàn việc soạn thảo Hiến pháp. Vậy là, một bản hiến pháp có trước nhà nước đã dần được hình thành và, mỗi ngày, được thông báo rộng rãi trên báo chí cho người dân biết, tham gia ý kiến, cho dân quyền lựa chọn mô hình nhà nước theo đúng mục tiêu được minh định rằng đó phải là chính quyền thật sự do nhân dân làm ra, để phục vụ nhân dân. Sau hai sự thực tốt đẹp ấy thì mặc nhiên nó chắc chắn sẽ là, của nhân dân. Nếu như tất cả các nhà nước đang và sẽ tồn tại trên thế giới này đều được tạo dựng theo đúng tinh thần – mô hình ấy, thì có thể, sẽ bớt đi rất nhiều những điều tồi tệ.

Hội nghị lập pháp của Hợp Chúng Quốc Mỹ đã đề ra những nguyên tắc chưa hề có tiền lệ. Những “cha đẻ” của Hiến pháp Mỹ như A. Hamilton, J. Madison, B. Franklin… đã sáng tạo thực sự những chuẩn mực mà nhờ đó, Hiến pháp được làm ra vừa sáng sủa lại vừa trường tồn. Chẳng hạn, họ quan niệm rằng chúng ta mong muốn xây dựng một nền tảng vững chắc có thể tồn tại qua mọi thời đại thì chúng ta phải dự liệu những thay đổi mà các thời đại đó sẽ tạo ra. “Những thay đổi” thì bao giờ cũng xảy ra, do đó, giải pháp dùng Tu chính án (Amendment) để bổ sung cho hiến pháp quả là đắc dụng: Chính nhờ đó mà Hiến pháp Mỹ trở thành bản hiến pháp duy nhất không cần phải sửa chữa. Một quan niệm khác cho rằng xu hướng lạm quyền, lộng quyền là một thuộc tính tự nhiên của quyền lực, do vậy, phải thiết lập một cơ chế sao cho có thể hạn chế đến mức thấp nhất thuộc tính tệ hại ấy. Tam quyền phân lập trở thành mô hình hiệu quả nhất mà lịch sử đã từng biết. J. Madison còn tuyên bố rất đanh thép rằng đảng phái là cội nguồn của chủ nghĩa bè phái, mà, chủ nghĩa bè phái là cội nguồn làm vẩn đục hiến pháp. Do vậy, một cơ chế lưỡng viện và tam quyền phân lập là cách thức tốt nhất để ngăn chặn đảng phái xâm hại chính quyền… Còn rất, rất nhiều những chuẩn mực, những tiêu chí mà 55 con người xuất sắc nhất thế kỷ XVIII đã nghĩ ra, đã áp dụng để nhờ đó, một nhà nước mới mẻ một cách toàn diện, triệt để đã được ra đời.

Không phải ai cũng nhớ Cách mạng Mỹ là thắng lợi đầu tiên của một thuộc địa trong thời đại tư bản chủ nghĩa. Có nghĩa là những người công dân đầu tiên của Hợp Chúng Quốc đã giương cao lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc. Ý nghĩa đó thật là vĩ đại. Cũng rất có thể rằng nhờ ảnh hưởng, tác động của cách mạng Mỹ mà cho đến cuối những năm 20 của thế kỷ XIX, tất cả các nước ở châu Mỹ đều giành được độc lập về chính trị(!) Các nhà sử học tôn thờ chủ nghĩa chủ quan cực đoan đã viết rằng đó là ‘chủ nghĩa Monroe’ – châu Mỹ của đế quốc Bắc Mỹ. Không ai phủ định chủ nghĩa Monroe nhưng đẩy một chủ nghĩa (bất kỳ chủ nghĩa nào) đi quá xa cũng có phần làm cho lịch sử bị oan khuất. Lịch sử ‘nói’ rằng cho đến bây giờ, Hoa Kỳ chưa tấn công để xâm lược bất kỳ một nước Nam Mỹ nào. Dĩ nhiên, nó cũng chưa hề gây ra chuyện bắt ngư dân nước khác nộp phạt, hay ăn cướp cá tôm, dầu nhớt của tàu đánh cá, chẳng hề vừa ăn cướp vừa la làng về chủ quyền sau khi đã tiến hành hàng loạt những hành động bẩn thỉu, nhỏ nhen nhằm chèn ép, hăm dọa các nước nhỏ hơn… Xin nhấn mạnh rằng thế kỷ XVIII – XIX là những thế kỷ mà công pháp quốc tế chưa có, các cường quốc rất dễ thao túng bàn cờ chính trị thế giới nhưng chính quyền Mỹ không hề lạm dụng. Có thể các nhà lãnh đạo Mỹ đã tin rằng bắt một dân tộc khác làm nô lệ là điều tồi tệ không thể chấp nhận được?

Tất nhiên, cũng cần lưu ý là trước khi có cuộc cách mạng của tự do và dân chủ đầu tiên trên thế giới, những di dân khai phá tân thế giới (người Anh chính thức lập nên thị trấn đầu tiên, Jamestown năm 1603) đã hành xử thật tàn bạo, dã man. Hàng triệu người da đỏ đã bị tàn sát để rồi 100 năm sau chỉ còn lại mấy trăm ngàn người; hàng triệu con trâu đã bị tận diệt để thay bằng loại gia súc được ưa chuộng là bò và, chế độ nô lệ da đen được bắt đầu áp dụng từ năm 1612 phải chờ đến năm 1865 mới chấm dứt… Bạo lực song hành với sự tôn trọng trí thức, hiểu biết là một trong những điều lạ kỳ: Trường đại học Harvard thành lập năm 1636 – 140 năm trước khi có Tuyên ngôn Độc lập là một minh chứng thật rõ ràng. Như rất nhiều sử gia đã nhận xét (xem Hữu Ngọc, Hồ sơ Văn hóa Mỹ), ở nước Mỹ, mỗi điều tốt luôn kèm theo một thói xấu nào đó. “Công thức” âm – dương của xấu – tốt ấy đã làm cho nước Mỹ, văn hóa Mỹ luôn là đề tài để cho hậu thế, cho đến tận bây giờ cứ tranh cãi mãi hoài và chẳng thể nào chấm dứt…

Việt Nam và Hoa Kỳ có khá nhiều điểm chung mà B. Clinton đã tuyên bố gần đủ ở Đại học Quốc gia Hà Nội vào tháng 11.2000. Theo TT Mỹ, cả hai nước đều được ‘sinh ra’ từ thuộc địa; đều được hình thành từ quá trình di chuyển liên tục (nam tiến và tây tiến); câu mở đầu Tuyên ngôn Độc lập giống nhau; cả hai dân tộc đều trẻ (hơn 60% dân số dưới 35 tuổi) và đều dễ thích nghi với những cái mới (tuy học hỏi, áp dụng thành công những cái mới lại là chuyện khác). B. Clinton không nhắc đến, vì thế xin bổ sung về điểm chung thứ năm: Cả hai tác giả viết Tuyên ngôn Độc lập đều mất vào ngày Quốc khánh (Hồ Chủ tịch mất ngày 2.9.1969 và Thomas Jefferson mất ngày 4.7.1826). Những điểm chung ấy có thể là ngẫu nhiên của lịch sử nhưng sẽ không là ngẫu nhiên nữa khi từ lịch sử độc đáo và hấp dẫn của nước Mỹ, chúng ta có thể suy ngẫm để bùng vỡ một vài trăn trở không hề dễ dàng…

Huế, 1.7.2011. Tel: 0914 079 210.
Hà Văn Thịnh

 

Nguồn:Danluan.org

3 Phản hồi cho “235 năm thành lập Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ”

  1. Võ Hưng Thanh says:

    NHỮNG NHÀ TƯ TƯỞNG TỰ DO

    Những nhà tư tưởng tự do của nước Pháp (Montesquieu, Roussseau, …) đã đưa đến kết quả thành lập ra chế độ xã hội cộng hòa, hay nhà nước tự do, dân chủ của Pháp, tồn tại mãi đến nay. Nó đã trở thành một mô hình thực tế, lành mạnh, để cho rất nhiều nước trên thế giới noi theo. Nó làm cáo chung các chế độ quân chủ chuyên chế, hay ít ra, cũng biến thể chế độc đoán này trở thành các chế độ quân chủ đại nghị, tức cũng chỉ là các hình thức của chế độ tự do, dân chủ.
    Những nhà tư tưởng tự do của Mỹ, những nhà hoạt động chính trị tự do ở Mỹ, cũng thế. Cuối cùng, họ cũng đã đưa nước Mỹ tới việc thành lập được nhà nước tự do, độc lập. Nó đã không ngừng phát triển một cách hiệu quả và hùng mạnh cho tới nay. Và mô hình cổ điển tố đẹp đó cũng đã được rất nhiều nước trên thế giới noi theo một cách thật sự kết quả.
    Thế nhưng, đến khi Các Mác xuất hiện, ông cho rằng các nhà nước như trên đều là các nhà nước tư sản, do giai cấp tư sản cầm quyền. Và ông ta đã hô hào sự phá bỏ hết chúng, để xây dựng nên một kiểu nhà nước mới, được ông ta cho là nhà nước vô sản, và theo ông phải do giai cấp công nhân lãnh đạo, để nhằm đi đến một xã hội không còn nhà nước, không còn giai cấp, không còn tư hữu.
    Và người đầu tiên chủ xướng việc thực hiện theo Mác, đi đến thiêt lập ra được nhà nước kiểu vô sản này tại Liên xô lúc đó, chính là Lênin.
    Việc thực hiện này, sau đó quả đã lan ra ở nhiều nước, song đã được đánh đổi bằng bạo lực, sắt máu, cả sự độc tài chuyên chính, và nhất là bằng các biện pháp tuyên truyền vận động giả tạo, dưới nhiều hình thức khác nhau. Sự trả giá này trong quá khứ ở nhiều nước, thật sự rất lớn lao, trong rất nhiều mặt, không thể nào tổng kết thật sự đầy đủ hết được.
    Ở những nước như thế, chính tư tưởng của Mác đã trở thành thống lãnh, trở thành thứ giáo điều mê hoặc, chẳng khác gì như kiểu một tôn giáo. Còn các nhà hoạt động tiên phong, cốt cán đầu tiên của nó, sau khi lên cầm quyền, lại trở nên được thánh hóa, được xây lăng, đúc tượng, ướp xác, suy tôn một cách hết sức mù quáng, không còn mang các ý nghĩa nhân quần xã hội theo nghĩa lý thông thường gì nữa, khiến nó trở thành như một quái trạng của xã hội.
    Đỉnh cao của những trạng thái ý thức, tinh thần xã hội quái dị, song rất giả tạo đó, trên toàn thế giới, có thể kể ra nhan nhãn như hiện tượng Mao Trạch Đông, hiện tượng Fidel Castro, hiện tượng Kim Nhật Thành v.v… và cuối cùng, trường hợp đặc thù nhất là của Khờ me đỏ, đã trở nên thứ dư chấn tối hậu, làm sụp đổ toàn mảng của chính cách thức tổ chức nhân loại đầy vẻ quái dị, rập khuôn lạ lùng, máy móc, và thật sự giả tạo đó trên toàn thế giới.
    Ngày nay, cơ bản là toàn bộ thế giới cũng đã trở lại bình ổn, tức các tư tưởng tự do của những nhà tư tưởng dân chủ tiên phong, đúng nghĩa, cũng đã trở lại thắng lợi. Thế nhưng, trong suốt một thời gian rất dài, họ đã bị cả hệ thống tư tưởng có tính đặc thù của Mác bôi bác, qui chụp, nhưng cuối cùng, cũng lại chính tư tưởng đầy sự giả tạo, phi thực tế, khiên cưỡng của Mác, đã nhất thiết phải sụp đổ.
    Cơ sở của lý do chính yếu đó, là tư tưởng của những nhà dân chủ, tự do vẫn hoàn toàn thực tế, khách quan, chính đáng, và khoa học. Vì vậy, chúng tự nhiên trụ vững, và phát huy được hết mọi thành tựu, hữu ích.
    Trong khi đó, tư tưởng của Mác thực tế chỉ là ngụy biện, giả tạo, bởi vì nó bất chấp tính khách quan, thực tế nơi con người và xã hội con người. Tư tưởng Mác tất yếu đã thất bại, chỉ vì nó giả tạo, không hề đặt trên cơ sở thực tế tự nhiên của đời sống xã hội, dầu cho Mác cứ cố tự mệnh danh minh là khoa học, là nhất thiết không mang chất không tưởng, nhưng ngược lại, trong thực chất và thực tế, nó lại cũng chỉ hoàn toàn như thế.
    Bởi lẽ, tài sản nói chung, chỉ là phương tiện của con người, không phải là mục đích tối hậu của đời sống con người. Do đó, sự đánh đồng, hay hiểu nhầm lẫn giữa phương tiện và mục đích, để đi đến chủ trương “vô sản”, như Mác mong muốn, chỉ là điều hoàn toàn khôi hài và ngớ ngẩn.
    Mác tin tưởng chắc chắn sự tất yếu của xã hội cộng sản trong tương lai, được thông qua một quá trình đấu tranh giai cấp lâu dài trong toàn lịch sử nhân loại, là vì ông vốn cả tin vào “phép biện chứng”, hay quan niệm biện chứng luận của Hegel, một cách hết sức mù quáng, và vô điều kiện. Trong khi đó, ngay cả quan điểm này của Hegel, trong thực chất của nó, cũng chỉ rất mông lung, mơ hồ, không có gì xác đáng về mặt khách quan, cụ thể, và khoa học cả. Đó cũng là sự bé cái lầm rất nghiêm trọng của chính bản của thân lý thuyết Mác.
    Cuối cùng, quan điểm chuyên chính của Mác, lại chỉ giống như cái vòng kim cô khắc nghiệt, vĩnh cửu, mà Mác đã hớ hênh, vô tình, hay hữu ý, chụp lên trên đầu nhân loại, khiến thủ tiêu hết mọi sự tự do chính đáng, tự nhiên, khách quan nhất của con người. Đây quả là một sai lầm cơ bản, hay nói được là một lỗi lầm, mà đồng thời là một trách nhiệm vô cùng sai trái của Mác.
    Điểm cuối cùng đáng nói nhất, là quan điểm kinh tế sản xuất tập thể của Lênin, mà thực tế nó vẫn tỏ ra phi hiệu quả, phản hiệu dụng, trong chính đời sống xã hội. Điều đó, thực chất cũng chỉ bắt nguồn từ trên chính cơ sở của học thuyết Mác, bởi chỉ muốn gò vào, làm sao cho đúng với chủ trương của học thuyết Mác. Điều này, thật sự hoàn toàn ngược lại với bản chất của tâm lý, ý thức hoàn toàn tự nhiên, luôn có, của mọi cá nhân và xã hội con người. Cho nên, mọi sự tính toán sai lầm, và mọi sự khiên cưỡng trong xã hội, vẫn chỉ hoàn toàn giả tạo, phản hiệu dụng, và thật sự cũng chỉ có phung phí và hi sinh tốn kém.
    Nên nói chung lại, các tư tưởng của những nhà tư tưởng tự do vẫn luôn hoàn toàn khách quan, tự nhiên, thưc tế. Đó cũng chính là các ý nghĩa luôn luôn chính đáng, có giá trị, và hiệu quả của họ.
    Trong khi đó, thực chất tư tưởng của Mác chỉ là giả tạo, ảo tưởng. Cho nên, dù từng có một thời gian khá dài, Mác đã chụp mũ, bôi bác, cả bôi đen họ, xem họ chỉ như những người đại diện, tiêu biểu cho giai cấp tư sản, thì cuối cùng, họ vẫn lại trở nên sáng tỏ. Vì đó mới thật sự là các chân lý tự nhiên, đơn giản, khách quan, hiệu quả, và hữu lý, mà họ đã từng mang lại cho nhân loại. Tư sản hay tài sản chỉ là công cụ, là phương tiện cần thiết cho sự phát triển của cá nhân và xã hội con người. Hiểu đó như mục đích, để chủ trương điều hoàn toàn ngược lại, là tính chất hết sức phi lý và vớ vẩn của Các Mác. Con người luôn luôn phải khắc phục những nhược điểm còn tồn tại của xã hội một cách thông minh và có kỹ thuật hiệu quả, không phải có thể theo kiểu xóa bài làm lại tận gốc, kiểu cách mạng tận răng, như trong ảo tưởng phù du và giả tạo của Mác.

    Võ Hưng Thanh
    (17/7/11)

  2. vn says:

    Vài dữ kiện: Không những Thomas Jefferson mà cả John Adams cùng mất vào ngày 4 tháng 7 năm 1826 chỉ cách nhau vài giờ.
    Sau khi mãn nhiệm, họ trở về quê sinh sống bình thường, Adams trở về Quincy, Jefferson trở về Monticello, George Washingtontrở về Mount Vernon. Không ai nắm quyền suốt đời hay làm cố vấn sau khi mãn nhiệm.
    Washington không có lăng tẩm như Lênin hay Hồ chí Minh. Ngôi mộ rất đơn gỉan với hàng chữ ” Within this enclosure rest the remains of Gen’ Washington” nghĩa là ” Đây là nơi để di hài tướng Washington” Ông không tự nhận mình là tổng thống hay chủ tịch vì ông được chỉ định làm tổng thống chứ không thông qua bầu cử như bây giờ. Chỉ người kế là John Adams mới thực sự thông qua bầu cử.

    • LÃO NGOAN ĐỒNG says:

      Cám ơn vn nhiều lắm.

      Những chi tiết rất nhỏ nhặt
      nhưng chứa đựng các thông điệp lớn.

      Thảm hoạ CS cũng là cơ hội tốt
      cho dân ta mở mắt nhìn ra bên ngoài !
      Và biết mình biết người hơn bao giờ hết

      Kết, TRONG HOẠ CÓ PHÚC !

      Vậy chả nên buồn dài lâu người ơi !

      Nhìn quá khứ, người Tàu hai lần bị đô hộ
      là hai lần thay máu toàn thân cho dân Tàu
      để du nhập cái mới và biết người biết ta thêm

      Vài cảm nghĩ thô thiển,
      mong cao nhân chỉ điểm thêm.

      Kính,
      Lão Ngoan Đồng

Leave a Reply to LÃO NGOAN ĐỒNG