WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thủy Quân Lục Chiến VNCH bắt sống quân Trung Cộng tại Hoàng Sa

Hầu hết chúng ta chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa xẩy ra vào tháng 1/1974  giữa Hải Quân VNCH và quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, tháng 1/1959, đã có một trận đánh giữa Thủy Quân Lục Chiến VNCH  và quân Trung Cộng ở Hoàng Sa. Nói cho chính xác hơn là sau khi thủ tướng CSVN Phạm Văn Đồng ký công hàm dâng quần đảo Hoàng Sa cho Trung Cộng thì Trung Cộng  đã đem dân quân đến thiết lập cơ sở tại đây, nhưng chúng đã bị TQLC/VNCH đánh đuổi và bắt sống. Người chỉ huy trực tiếp cuộc hành quân này là Trung Úy Cổ Tấn Tinh Châu, ĐĐT/ĐĐ.3/TĐ.2 TQLC. Năm 1963, Đại úy Cổ Tấn Tinh Châu là Tiểu Đoàn Trưởng TĐ.2/TQLC và sau này ông là Thiếu Tá phụ tá CHT trường Võ Bị Quốc Gia VN. Sau đây là bài viết của Mũ Xanh Cổ Tấn Tinh Châu.

Chiếm Lại Đảo DUCAN

Vào khỏang đầu năm 1959, Chỉ Huy Trưởng TQLCVN là Thiếu Tá Lê Như Hùng, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ.2 TQLC là Đại Úy Nguyễn Thành Yên. Tôi, Trung Úy Cổ Tấn Tinh Châu, Đại Đội trưởng ĐĐ3/TĐ2 TQLC. Đại đội tôi đang đóng ở Cam Ranh thì được lệnh đem đại đội ra kiểm soát các đảo trong quẩn đảo Hoàng Sa là Pattle (đảo chánh), Robert, Duncan, Drumont và Money. Khi đến quần đảo Hoàng Sa thì tôi đóng quân tại đảo Pattle với 2 trung đội, còn một trung đội thì đóng trên đảo Robert. Hai ngày sau tôi nhận được lệnh di chuyển bằng chiến hạm do HQ Trung Úy Vũ Xuân An (sau này là HQ đại tá, định cư ở Canada) làm hạm trưởng đến kiểm soát đảo Ducan, tên Việt Nam sau này là đảo Quang Hòa, cách đảo Pattle chừng 1 giờ 30 phút đi bằng tàu.

Tôi chỉ đi với một trung đội+, phần còn lại đóng và giữ hai đảo Pattle và Robert. Tàu chạy được khoảng gần một giờ thì hạm trưởng Vũ Xuân An chiếu ống nhòm và nói với tôi là trên đảo Ducan có lá cờ nhưng không phải là cờ đỏ sao vàng, rồi anh đưa ống nhòm cho tôi xem. Sau khi quan sát kỹ, tôi nói với anh đó là cờ Trung Cộng, cờ đỏ 5 sao vàng.

Tôi và hạm trưởng hội ý với nhau và quyết định dừng tàu lại để báo cáo về Bộ Tư Lệnh Hải Quân, vì thời gian đó TQLC còn dưới quyền chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Sau chừng một tiếng thì chúng tôi nhận được lệnh thượng cấp cho chiếm lại đảo Ducan.

Chiến hạm chở chúng tôi không phải là loại tàu đổ bộ nên tàu phải đậu cách bờ trên một cây số, vì đây là bãi san hô, không thể vào gần hơn được cũng không có xuồng để vào bờ. Tôi có nêu vần đề khó khăn này với hạm trưởng và yêu cầu báo cáo về BTL/HQ thì tôi được lệnh “bằng mọi giá phải chiếm”.

Đây là lúc khó khăn nhất mà tôi “đơn thân độc mã” phải quyết định một mình, không liên lạc được với Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng Nguyễn Thành Yên để vấn kế. Không có xuồng thì phải lội trên bãi san hô gập ghềnh ngập nước nông sâu chứ đâu phải bãi cát phẳng phiu như BTL/HQ nghĩ rồi cho lệnh “bằng mọi giá”! Rõ là lệnh đi với lạc!

Đảo Ducan hình móng ngựa, có cây cối khá nhiều, nhìn lên đảo tôi thấy có hai dẫy nhà vách cây lợp lá, thấp thoáng có bóng người đi lại sinh hoạt bình thường, dường như họ không biết có Hải Quân và TQLC/VN đang chuẩn bị tấn công họ để chiếm lại đảo.

Khi có lệnh phải chiếm đảo bằng mọi giá mà tàu không vào sát bờ được, tàu cũng không có xuồng đổ bộ, để hạn chế tối đa thiệt hại cho đơn vị mình, tôi đã yêu cầu hạm trưởng yểm trợ hải pháo, tác xạ tối đa lên mục tiêu trước khi TQLC đổ bộ. Nhưng sau khi quan sát tình hình trên đảo tôi thay đổi ý định và yêu cầu HQ chỉ tác xạ lên mục tiêu khi chúng tôi đã nổ súng trước. Sở dĩ tôi thay đổi kế hoạch hỏa lực yểm trợ vì những lý do:

1/ Cờ Trung Cộng rõ ràng trên đảo, nhưng chưa xác định được những người trên đó là quân hay dân hoặc cả hai lẫn lộn nên nếu HQ tác xạ hải pháo lên đảo trước thì chắc chắn có thương vong, chết dân tội nghiệp.

2/ Dường như lực lượng trên đảo không biết sắp bị tấn công nên tôi chưa xin HQ tác xạ lên mục tiêu trước để giữ yếu tố bất ngờ.

3/ Nếu trên đảo là quân TC, có vũ khí, khi HQVN nổ súng coi như báo động cho họ chạy ra tuyến phòng thủ thì khi TQLCVN bì bõm lội nước tiến lên thì chắc chắn sẽ là những tấm bia di chuyển dưới nước để quân địch trên bờ tác xạ, thiệt hại cho TQLC là chắc chắn nhưng chưa chắc đã chiếm được đảo. Đây là những giờ phút quan trọng nhất của các cấp chỉ huy trực tiếp tại mặt trận.

Do đó tôi yêu cầu HQ sẵn sàng và chỉ trực xạ và bắn tối đa lên mục tiêu khi có súng của địch quân từ trên đảo bắn vào TQLC chúng tôi đang lội nước, đạp lên đá san hô tiến vào bờ.

Chúng tôi đổ bộ xuống, tiến quân rất chậm và khó vì bước trên đá san hô. Khi đến gần bờ thì nước lại sâu nên tiến quân không nhanh được.Có nơi chúng tôi phải kéo binh sĩ lên khỏi những vũng sâu.

Vừa tiến quân vừa hồi hộp, nếu lúc này có tiếng súng nổ trên đảo bắn ra thì TQLC chịu trận nằm giữa 2 lằn đạn. Đạn của địch từ trên đảo bắn ra và hải pháo của quân bạn Hải Quân từ ngoài biển tác xạ vào. Thương vong chắc chắn là lớn!

Rất may mắn, đã không có một tiếng súng nổ khi chúng tôi hô “xung phong” ào ạt tiến lên đảo, bắt được tất cả là 60 “thanh niên” không trang bị vũ khí, rồi đưa ra chiến hạm của Trung úy An bằng xuồng của Trung cộng.

Tôi suy nghĩ đây không phải là thường dân Trung Cộng mà là dân quân, chắc chắn chúng phải có vũ khí, nhưng chúng đã chôn dấu kỹ để khỏi lộ diện là mang quân đi xâm lăng nước láng giềng mà chỉ là giả dạng thường dân đi tha phương “cẩu sực” mà thôi, ngoài ra còn có mục đích để dò phản ứng của VNCH và Hoa Kỳ nữa. Vì vào thời điểm này TC còn quá yếu so với HK. Nghĩ vậy, nhưng đó là chuyện của thượng cấp, còn tôi chỉ là cấp đại đội trưởng TQLC đã hoàn tất nhiệm vụ, đã bắt được “dân TC” trên đảo, có nghĩa là đã thi hành nhiệm vụ xong, không tốn một viên đạn, máu TQLC có chảy nhưng do san hô đâm. Chúng tôi để nguyên hai dẫy nhà đã xây cất 5 hay 6 tháng rồi, chúng tôi chỉ tịch thu lá cờ Trung Cộng mà thôi.

Sau đó chiến hạm cũng phát giác quanh đảo Ducan thêm 5 ghe nữa, chúng tôi đuổi theo bắt được và kéo về đảo chính Pattle nơi Đại Đội 3/TĐ.2/TQLC đóng quân, còn hơn 60 “dân TC” thì đem về Đà Nẵng.

Chiều hôm đó Thiếu Tá Lê Như Hùng CHT/TQLC đã dùng máy bay Dakota (C47) bay vòng vòng trên đảo Pattle để khuyến khích khen ngợi tinh thần anh em binh sĩ, vì ở Hoàng Sa không có sân bay.

Một tuần sau, số người bị bắt trên ghe được đưa trở ra đảo Pattle và thả họ cùng trả mấy chiếc ghe lại cho họ. Còn 60 dân (quân) TC bắt được trên đảo Ducan thì một tháng sau trao trả sang Hồng Kông. Và sau đó thì TQLC chỉ đóng quân trên 2 đảo Pattle và Robert mà thôi, không có ai đóng quân trên đảo Ducan nữa.

Tôi xin nhắc lại là vào thời điểm 1959, theo tôi nghĩ thì TC chỉ muốn dò phản ứng của VNCH ra sao mà thôi, vì khi đó TC chưa đủ mạnh để “bắt nạt” các quốc gia trong vùng, và nhất là đối với HK, đồng minh của VNCH, có lực lượng hải quân hùng mạnh trên biển Đông nên TC chưa thể ngang nhiên đem quân xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chưa thể ngang nhiên vẽ cái “lưỡi bò” trên biển Đông như ngày nay.

Thời điểm sau 30/4/75, không còn VNCH, không còn Mỹ mà chỉ còn chư hầu là XHCNVN với 15 tên đầu sỏ trong bộ chính trị của đảng CSVN sẵn sàng làm tay sai, dâng đất liền, dâng biển cả, dâng mồ mả tổ tiên cha ông lên quan thầy TC.

Cái gọi là câu khuôn vàng thước ngọc của CSVN là: “Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu, các nước anh em giúp đỡ nhiều” thì nay còn đâu? Con dân Việt bắt tôm cá ở cái “biển bạc” của nước mình thì bị tầu-Tầu đâm cho chìm mà bọn cầm quyền CSVN sợ, không dám nói là tàu-Tầu mà bẩu rằng tầu lạ! Thế mới là chuyện lạ.

ĐAU! ĐAU! ĐAU!

Hỡi dân Việt, mau mau đứng dậy.

© Mũ Xanh Cố Tấn Tinh Châu

 

20 Phản hồi cho “Thủy Quân Lục Chiến VNCH bắt sống quân Trung Cộng tại Hoàng Sa”

  1. Hi x Pham says:

    Bay gio Tau Cong chiem giu, minh phai co Hai quan manh moi chiem lai duoc, may tay giac Cong, ho da la
    bay toi cua Tau Cong roi khoi noi, khoi bien luan dong dai, bay gio muon doi lai phai co suc manh truoc het
    phai diet Cong truoc sau do moi toi Tau Cong. Thoi nao cung vay “Suc manh la le phai”. Ta chua co suc
    manh, chua the lam gi duoc. Bay gio chi danh vo mieng thoi, chung ta dua vao luat phap Quoc-te cac ngai
    bang lon, chuc lon co kha nang Anh, Phap ngu can lam tai-lieu gui vao Lien hiep quoc, de cac the he sau biet ma doi lai. Mong moi cac ngai tai cao hoc rong, co liem si, co long voi dat nuoc, voi dan toc ra tay.

  2. Tien Pham says:

    “Ong Pham van Dong chi cong nhan 12 hai ly,Tuyet nhien khong nhac toi hay cong nhan hoang sa lai cang khong cong nhan Truong sa.La mot nguoi viet yeu manh dat ma ong cha kho cong de lai. Chung ta khong the nao nham mat ve hua voi Trung Quoc de noi rang ong thu tuong Viet nam da cong nhan Hoang sa Truong Sa la cua Trung Quoc tu nam 59 “

    Giả sử có 1 cái bánh nằm cách anh A khoảng 20 thước, nhưng miếng bánh này lại thuộc quyến sở hữu của anh C. Có 1 anh khác, anh B, nằm khoảng 60m cách anh A, và miếng bánh cách anh B này 40m. Anh đó muốn ăn cái bánh này. Thay vì đòi ăn miếng bánh 1 cách lộ liễu, và có thể bị chống đối, anh B liền tuyên bố: “Tôi có chủ quyền trong vòng 50m.” Anh A liền phát “công hàm” công nhận quyền sở hữu “kô thể tranh cãi” cái chu vi 50m của anh B đó, và dĩ nhiên cái bánh, nằm giữa anh A và anh B, nằm trong cái “chủ quyền kô thể tranh cãi” 50m của anh B đó. Một phần vì anh A đã, đang, và sẽ nhận tiếp tế từ anh B. Một phần là vì anh C đang sở hữu miếng bánh đó, và anh C đang là “kẻ thù” của anh A.

    1.Vậy miếng bánh đó là của anh C hay anh B?

    2. Nếu miếng bánh đó nằm trong vùng được công nhận đó, miếng bánh đó có phải là của anh B kô? Theo lời lẽ của anh B, miếng bánh là của anh vì nó nằm trong phạm vi chủ quyền của anh ta, do đó anh ta mới đánh chiếm miếng bánh đó.

    3. Nếu miếng bánh kô nằm trong vùng 50m đã được công nhận đó, vậy cả anh B và anh C muốn access miếng bánh đó, thì phải làm sao? Có phải là họ bắt buộc phải đi qua (trespass) vùng anh B kô?

    Tôi nhớ là khi đòi vùng đất Gaza cho Palestine, ông Yasser Arafat đòi cho bằng được đường nối từ dải Gaza tới vùng bên phía Đông do Palestine kiểm soát. Thiếu cái hành lang này, có được dải Gaza cũng như kô, vì kô thể nào access nó!

    4. Vậy, theo (2), công nhận chủ quyền trong 50m nghĩa là sao?

    Tôi cũng là người Việt, nhưng tôi sẽ kô bênh vực cho những kẻ bán nước, những kẻ có hành vi bán đứng xứ sở, dù là ở phe nào. Chẳng có về hùa gì hết. Đây chỉ là những suy nghĩ của 1 con dân Việt, và cũng có thể là suy nghĩ hiện nay của anh B.

    • Trung Kiên says:

      Bạn Tiên Pham thân mến

      Theo suy nghĩ của tôi thì công hàm của Phạm Văn Đồng (ngày 14/9/1958) chẳng có giá trị gì về pháp lý, không những ở VN mà cả quốc tế cũng vậy!

      Tuy nhiên, ông Phạm Văn Đồng đã “nhân danh” thủ tướng nước VNDCCH (dĩ nhiên có sự chấp thuận của ông HCM và BCT) thừa nhận (đoảng) “tuyên bố” của Tầu cộng như sau;

      –> Tuyên Bố Của Trung Quốc ngày 4/9/1958…

      Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc“.

      Chú thích:

      - Quần đảo Tây Sa (tên tiếng Tàu Xisha) = Quần đảo Hoàng Sa = Paracel Islands
      - Quần đảo Nam Sa (tên tiếng Tàu Nansha) = Quần đảo Trường Sa = Spratly Islands

      Dữ kiện trên cho thấy, BCT của csvn (kể cả ông Hồ và ông Đồng) đều mù tịt, không hiểu biết gì về biển đảo, mà đầu óc cũng thuộc loại “đỉnh cao óc đậu” nên công nhận bừa…

      Thế mới khổ!

      Điều ngạc nhiên là tại sao lãnh đạo csvn đến giờ này vẫm im lặng, không chịu thông báo cho toàn dân và lên tiếng bác bỏ “công hàm” của Phạm Văn Đồng, vì nó không có tính pháp lý!

  3. Tien Pham says:

    “không đủ xăng cho lượt đi và về.Như vậy đâu là sự thật?”

    Năm 1959 và 1974, 2 hoàn cảnh khác nhau! Năm 1959 có máy bay ra cổ động, còn năm 1974 thì kô. Xin đọc kĩ bài chủ.

Phản hồi