Ai kiểm duyệt, đục bỏ thơ Hồ Chí Minh?
Gần đây, một thông tin có thể làm nổi lên lòng cuồng nộ của cả nước khi hai văn bia tuyên xưng công trạng của vua Quang Trung nằm tại đền thờ Núi Quyết thuộc tỉnh Nghệ An đã bị đục bỏ.
Đục bốn chữ “Trung Quốc xâm lược”
Điều đáng nói là một trong hai văn bia này là thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên dương Quang Trung Nguyễn Huệ. Sự thật ra sao mời quý vị theo dõi bài nói chuyện của Mặc Lâm với ông Phạm Xuân Nguyên, chủ tịch hội Nhà văn Hà Nội, là người phát hiện ra việc đục bỏ này mời quý vị theo dõi sau đây:
Câu chuyện về tấm bia đặt tại đầu cầu Khánh Khê thuộc tỉnh Lạng Sơn kỷ niệm chiến thắng Trung Quốc khi họ tấn công vào Việt Nam năm 1979 đã bị ai đó đục bỏ bốn chữ “Trung Quốc xâm lược” vẫn chưa nguôi sau, một thời gian dấy lên sự chống đối của nhiều người nhưng mau chóng bị quên bẵng. Người phát hiện vụ việc là nhà báo Đỗ Hùng anh kể lại chuyến công tác của mình tại Lạng Sơn để viết bài kỷ niệm 32 năm chiến thắng Trung Quốc.
Chỉ một thời gian rất ngắn, bài viết cảm động của anh không còn xuất hiện trên tờ Thanh Niên nữa và độc giả cũng tự biết tại sao. Tuy nhiên trên trang blog của Đỗ Hùng vẫn còn dấu tích bài viết nhất là tại đoạn ghi lại hình ảnh của tấm bia này như sau: Từ “Trung Quốc” đã bị xóa gần như hoàn toàn, từ “xâm lược” cũng thế. Tấm bia ghi chiến tích đánh Trung Quốc của quân đội Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 đã bị đục nát như là bằng chứng cho sự khiếp nhược đã tới mức không thể diễn tả bằng lời. Ở TP.HCM, tôi thấy những tấm bia ghi chiến tích đánh Mỹ đặt trước Lãnh sứ quán Mỹ, khách sạn Park Hyatt vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt.”
Đỗ Hùng và báo Thanh Niên không nói ai là người đục bỏ bốn chữ kia trên tấm bia nhưng chỉ nhẹ nhàng than thở, “khi người ta đã dám đục bỏ bốn chữ “Trung Quốc xâm lược” tức là đã đục bỏ lòng yêu nước”. Hành động này phải được gọi là gì nếu không dùng hai từ “phản quốc”?
Thời gian để làm người hiểu chuyện quên đi hành động phản quốc này chưa lâu thì lại xảy ra một câu chuyện khác tương tự như việc tấm bia tại Lạng Sơn. Lần này thì không cần phải tìm kiếm ai là thủ phạm vì kẻ xuống tay rất dễ thấy, và tấm bia bị đục cũng rất dễ truy tầm nguyên gốc. Người phát hiện là nhà phê bình văn học, đương kim chủ tịch hội Nhà văn Hà Nội Phạm Xuân Nguyên.
Trong một lần về Nghệ An thăm núi Quyết, Phạm Xuân Nguyên đã thấy hai tấm bia trong đền thờ Nguyễn Huệ. Vốn là nhà phê bình văn học nổi tiếng ông cảm nhận ngay nét đẹp khác trên hai bài văn bia ngay. Nhà bia bên trái khắc “Công trạng vua Quang Trung”. Nhà bia bên phải khắc “Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về Quang Trung” ông Phạm Xuân Nguyên nhớ lại:
“Tôi lên đó vào năm 2009 thấy kiến trúc ở trên đó rất là đẹp. Khi bắt đầu bước vào thì gặp tấm bình phong và hai nhà bia một cái bên tả một cái bên hữu. Bên trái là bia công trạng Quang Trung Nguyễn Huệ tức là tiểu sử của ông, công trạng của ông đánh đông dẹp bắc như thế nào. Còn bên phải là tấm bia ghi lời thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh ca ngợi Nguyễn Huệ Quang Trung. Bài thơ này chúng tôi rất thích đọc thấy nó nôm na nhưng rất đúng. Ca ngợi Nguyễn Huệ như thế vừa xác thực vừa đồng thời nói được khí phách dân tộc và tôi thuộc ngay.”
Tuy nhiên một dấu chấm hỏi theo ông một thời gian dài khi người giữ đền nói với ông rằng hai nhà bia này sắp bị thay đổi vì có người cho là bia viết không hay, ông kể:
“Nhưng cũng chính ngày 29 ấy thì người giữ đền cũng đã có nói sắp tới có khi phải hạ tấm bia này, tấm bia khắc thơ của Hồ Chủ Tịch đấy. Chúng tôi đã lờ mờ hiểu chuyện nhưng cũng cố hỏi vì sao, thì người giữ đền nói là họ cho rằng nó không hợp, không ăn!
Mặc dù quá trình chọn một bài để khắc lên bia không phải là đơn giản. Quá trình ấy là sau khi chọn câu nào, của ai, sau đó sẽ giao cho một nhóm thông qua, rồi báo cáo ra Bộ, ra Trung ương quyết định rồi mới tới giai đoạn chọn chữ khắc lên bia. Vì vậy việc chọn chữ khắc lên bia là rất quan trọng, rất thiêng liêng không thể tuỳ tiện được.
Nghe thế thì chúng tôi đã thấy buồn rồi. Tất cả chúng tôi, đoàn nhà văn nhà báo đã sững sờ và tự hỏi sao lại như thế được?”
Bài học chống ngoại xâm
Hai năm sau ông Phạm Xuân Nguyên phát giác ra rằng có ai đó đã thay đổi cả hai lời khắc trên bia. Tấm bia bên trái khắc “Công trạng vua Quang Trung” đã bị đục bỏ, thay bằng bài “Tưởng niệm Hoàng đế Quang Trung” của Vũ Khiêu. Bài Thơ yêu nước của Hồ Chí Minh đã bị đục bỏ, thay bằng đoạn trích chiếu của Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ gửi La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp chọn đất đóng đô.
Nói về nội dung bài thơ của Hồ Chí Minh ông Phạm Xuân Nguyên kể:
“Tôi phải nói rõ ràng đoạn thơ này nằm trong cuốn “Lịch sử nước ta” do Việt Minh Tuyên truyền Bộ xuất bản tại Cao Bằng năm 1942. Năm 1941 ông Nguyễn Ái Quốc sau 30 năm ở nước ngoài đã trở về Việt Nam qua con đường từ biên giới Trung Quốc xuống Cao Bằng. Ông xây dựng căn cứ ở đấy và tổ chức lực lượng cho cách mạng trong nước. Trong công tác tuyên truyền thì ông nêu lại lịch sử Việt Nam, những bài học lịch sử kiên cường của tổ tiên nòi giống để khích lệ tinh thần người dân trong cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp.
Tháng 2 năm 1942 sách lịch sử xuất bản tại Cao Bằng mở đầu với “Lịch sử nước ta” viết bằng lục bát từ đời Hồng Bàng cho đến thời cận đại. Ông điểm qua từ thời Hồng Bàng, Hai Bà Trưng, Lê Lợi cho đến Nguyễn Huệ ông đều viết như vậy. Đến đời Nguyễn Huệ thì ông viết:
Nguyễn Huệ là kẻ phi thường
mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm giặc Tàu
ông đà chí cả mưu cao
dân ta đoàn kết cùng nhau một lòng
cho nên Tàu dẫu làm hung
dân ta vẫn giữ non sông nước nhà!
Cái đoạn này có lẽ là đoạn ông rất tâm đắc và ông rất sảng khoái vì trước đó ông viết chủ yếu một ngàn năm Bắc thuộc thì chỉ đánh Tàu thôi. Ông luôn luôn nhấn mạnh cứ khi nào nhân dân đoàn kết thì chúng ta chiến thắng ngoại xâm, và khi đến phần Nguyễn Huệ thì ông tổng kết một bài học như thế.”
Lý do mà ai đó đưa ra là thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh không thích hợp vì gọi Nguyễn Huệ là “kẻ”. Tuy hợp lý nhưng không hợp tình. Ai cũng biết đối với Việt Nam chỉ cần đụng tới một chữ rất bình thường của chủ tịch Hồ Chí Minh là một điều phạm húy, có thể suốt đời phải ngồi tù vì tội phản động huống chi là cả một bài thơ, lại là thơ lịch sử thì kẻ đó chắc không phải là người thường.
Hơn nữa trong tình hình khủng hoảng niềm tin như hiện nay, thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh không thể bị chê một cách tùy tiện, vì cả nước đang vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong mọi việc từ lớn tới nhỏ. Tư tưởng này sẽ thay thế dần học thuyết Mác Lê vì đã đi quá xa với thực tế.
Vậy thì ai là người đủ can đảm đục bỏ bài thơ để thay bằng một bài khác kém sức thuyết phục vì chỉ nói tới việc dời đô, trong khi bài thơ của Bác thẳng thừng kêu cả nước Tàu ra mà chỉ trích?
Trong thời gian trước năm 1975, báo chí miền Nam Việt Nam khi muốn tố cáo hay chống đối chính phủ mà không muốn tờ báo bị tịch thu, chủ bút sẽ bỏ trống mấy chữ “nhạy cảm” và thay vào đó bằng câu: “tòa soạn tự ý đục bỏ!”
Ngày nay câu chuyện xảy ra không khác mấy với chuyện ngày xưa. Ai đó đã “tự ý đục bỏ” câu thơ “phạm huý” với người Tàu, với nước Tàu để còn được cơ hội thăng quan tiến chức. Ngày xưa, người Chủ bút tránh voi để mua sự sống còn của tờ báo. Ngày nay, một vài kẻ cai trị muốn đem cả đất nước để chỉ đổi lấy sự sung túc cho vài chục gia đình, hay cùng lắm là vài chục dòng họ.
Cuối cùng ai cũng thấy: cuộc đổi chác khá hời cho kẻ lái buôn biết nhìn xa trông rộng.
Mặc Lâm (RFA)
“Ai đục bỏ lòng yêu nước”
“Cách đây vài tháng mình đã có bài “Aiđục bỏ lòng yêu nước” kể chuyện Tấm bia kỷ niệm chiến thắng tại đầu cầu Khánh Khê (Lạng Sơn) đã bị đục bỏ mấy chữ “Trung Quốc xâm lược”. Chuyện này do Mr. Do kể lại và đã gây sốc rất nhiêu người. Cứ tưởng đây là chuyện hi hữu, có một không hai. Không ngờ tại đền thơ vua Quang Trung trên núi Dũng Quyết ở thành phố Vinh (Nghệ An), tấm bia khắc thơ Hồ Chủ tịch đã bị đục bỏ chỉ vì lời yêu nước chống Tàu của Bác. Tệ hại hơn, tấm bia khắc công trạng của vua Quang Trung cũng bị đục bỏ, vì đó là công trạng chống Tàu. Thật kinh khủng khiếp.
Kể từ 30/6 blog mình không đăng bài người ngoài. Bài viết của Phạm Xuân Nguyên là một ngoại lệ, một ngoại lệ vô cùng cần thiết.”
Câu ở trên mà chúng tôi đã tô đậm dùng chữ nghiêng là câu chúng tôi xin chia sẻ như một niềm tâm sự mà có thể gọi là Nội-Đau-Chung của dân tộc. Các bạn nghiệm lại xem những diễn biến đã xãy ra trong suốt 36 năm cs VN “thống nhất” đất nước.
Nhưng xin nhắc chuyện này người dân trong nước thì rất là thiểu số biết được nếu có phương tiện lên mạng (internet), ngay cả tại hải ngoại mà còn nhiều người không biết về việc này trừ khi đọc báo theo dõi tin tức v.v… còn không thì phần đông biết được là thành phần làm báo chí, hay nghiên cứu về nội tình và diển tiến của đất nước từ sau ngày 30/4/75, và nhất là sau khi trận đánh 1979 của tên Đặng Tiểu Bình, là ai đó đã gọi y là “tên biết chơi xì phé”. Y đã nói một cách trịch thượng nôm na là “dạy cho cs Việt Nam một bài học”. Chúng tôi xin trích dẫn vể chuyện cs Việt Nam dâng đất mà có cho dân biết đâu mà “tấm bia khắc thơ Hồ Chủ tịch đã bị đục bỏ chỉ vì lời yêu nước chống Tàu của Bác. thì lại khác?
Phần dười chúng tôi trich dẫn:
“Bọn chúng “ Lén lút ký những Hiệp Ước biên giới Việt Trung, cắt xén đất cho Trung cộng
- Ngày 30/12/1999 Hiệp Ước ký giữa CSVN và Trung Quốc.
- Ngày 29/4/2000 Quốc Hội Trung Quốc thông qua.
- Ngày 9/6/2000 quốc hội CSVN thông qua.
- Ngày 27/12/2001 Việt Nam làm lễ cắm mốc biên giới mới.
Theo sự tìm hiểu các tài liệu thì phía CSVN nhượng cho Trung Quốc 789 cây số vuông (Km2) dọc theo biên giới hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn, và theo những tài liệu trong nước đưa ra thì Việt Nam mất 720 cây số vuông (cả hai tài liệu đều cho thấy phần hiến đất lớn hơn cả lãnh thổ Singapore). Ở tỉnh Cao Bằng có nơi nhường đất sâu gần 50 cây số (Km) sát tới hang Pak-Bó (nơi mà Hồ Chí Minh dùng làm cứ địa đầu tiên của đảng CSVN) . Còn tại Lạng Sơn thì nhượng vùng đất phía bắc sông Kỳ Cùng trong đó có Ải Nam Quan. Nếu chúng ta mở Internet trên trang Web Việt Nam, tài liệu mới nhất của đảng CSVN cho rằng “Lãnh thổ Việt Nam khởi từ cây số Zero (0) từ phía Bắc”. Cây số Zero (0) này chính là số năm (5) ngày trước – có nghĩa là từ Ải Nam Quan vào sâu 5 km đã thuộc về Trung Quốc. Ngày 28/01/2002 Ông Lê Cung Phụng Thứ Trưởng Ngoại Giao của CSVN trả lời phóng viên VASC Orient đã xác nhận “Mục Nam Quan nay thuộc về Trung Quốc”. (Trích bài viết từ trên internet: Vung Gươm Trí Tuệ…Chém Ma Quân)
Chuyện chúng tôi vừa trích dẫn trên và bây giờ xin các bạn thử nhớ lại xem “nhà nước” cs Việt Nam có bao giờ cho lộ ra bên ngoài những chuyện làm lén lút rất tại hại đến tài sản quốc gia dân tộc nói không? Đương nhiên không và không bao giờ cả.
Vậy tại sao bọn chúng lại không sợ xâu hổ để quần chúng nói ra và chê thậm chí chửi bọn chúng nó là sợ Tàu cộng chứ, mà bọn chúng nào đâu dám hở môi vì thực tế chúng sợ nên mất biên cương và haả phận, chuyện còn rành rành ra đó.
Quả đúng nếu những con người có tư cách và đạo đức của những mẫu người lãnh đạo cho dân và vì dân thì tự người dân vẫn tin họ và kính nể họ về sự lãnh đạo cho dân vì dân của họ chứ? Nhưng thưa các bạn đằng này thì ngược lại hoàn toàn và quần chúng cứ tự nhiên bởi vì họ trên thực tế và trong lịch sử chứng minh họ không phải là những người lãnh đạo hay một đảng đủ tư cách và thẩm quyền lãnh đạo đất nước Việt Nam. Chúng tôi xin mời quý bạn xem lời thuyết trình của Luật-sư Nguyễn Hữu Thống tại Nam Cali:
“1) Phủ nhận chủ nghĩa dân tộc ĐCSĐD (Đông Dương Cộng Sản Đảng) đã phạm sai lầm chiến lược khi liên kết với QTCS (Cộng Sản Quốc Tế) để đấu tranh bạo động võ trang khiến dân tộc ta phải hy sinh xương máu ròng rã trong 40 năm.
2) ĐCSĐD không có công giành độc lập vì Việt Nam đã được độc lập từ 1949 chiếu Hiệp Định Elysée năm 1949. Hơn nữa, Việt Nam đã được đăng ký tại LHQ (Liên Hiệp Quốc) là một quốc gia độc lập từ năm 1947.
3) Đảng Cộng Sản không có công thống nhất đất nước vì Việt Nam đã được thống nhất năm 1949 khi Quốc Hội Nam Kỳ giải tán chế độ Nam Kỳ tự trị và sáp nhập Nam Phần vào lãnh thổ quốc gia Việt Nam độc lập và thống nhất. Trên bình diện dân tộc 3 cuộc chiến tranh Đông Dương là những cuộc chiến tranh vô ích, nếu không nói là tai hại.
4) Vì vậy ĐCSĐD không có tư cách và tính chính thống để độc quyền lãnh đạo quốc gia từ trước tới nay và nhất là từ nay về sau.
Vì những lý do nói trên, chế độ CS phải được giải thể để cho người dân được quyền mưu cầu hạnh phúc trong một chế độ dân chủ pháp trị trong đó có các dân quyền và nhân quyền được tôn trọng , kinh tế quốc gia được phát triển và công bằng xã hội được thực thi.”
Thưa quý bạn trong và ngoài nước từng theo dõi diễn tiến đấu tranh trong mấy mươi năm nay cho một Việt độc lập, quyền sống người và tự do tôn giáo đều biết các bậc sĩ phu Việt Nam như các vị lãnh đạo tôn giao như Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Cố Đức Tăng-thống Huyền Quang, Linh Mục Nguyễn Văn Lý và Cụ Lê Quang Liêm… là những viên kim cương của Văn Hóa và Đạo Pháp, thì cs VN đâu dễ gì nghiền nát được các vị đó. Và giả thiết muốn nghiền nát họ thì hãy nghiền nát hết giáo đồ của Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Phật Giáo Hòa Hảo … thì mới nghiền được các vị lãnh đạo đó chứ? Và hơn nữa những bậc Chân-tu đó là họ sống cho dân, cho nước và cho đạo hữu hay tin đồ của họ, vì chính các bậc lãnh đạo chân chính đó thì cái “chết” đâu phải là vũ khí có thể đe dọa được họ phải không?
Chúng tôi lại liên tưởng đến bậc Hiền-triết Socrates bị đế chế Hy Lạp, đã rất nhiều lần bắt và cảnh cáo Ngài nhưng không được. Đến một lúc đế chế đó mời Ngài đến và yêu cầu Ngài chọn một hai trong hai: Một là phủ nhận hết tư tưởng của Ngài đã truyền bá; hai là uống chén thuốc độc. Chắc các bạn biết Ngài sẽ chọn cái nào rồi vì chính các bạn đang hướng tất cả tấm lòng cho dân tộc và đất nước của bạn, thì Hiền-triết Socrate cũng vậy. Ngài chọn chén thuộc độc uống để chết và cho Công-lý sống.
Còn đối với cộng sản Việt gian nếu không muốn gọi là bộ phận ngoại tộc (của Tàu), thì tất cả thành phần tôm tép dưới tập đoàn lãnh đạo cs VN và cả người dân nó xem có ra gì đâu còn độc hơn là thành ngữ: vắt chanh bỏ vỏ nữa là khác.
Các bạn nghĩ thế nào than phận của những người yêu nước xem sự sống thác có là cái gì khác biệt đâu. Những anh thanh niên, trung niên nói chung là người dân với tấm lòng yêu nước chan chứa tiêu biểu như anh Điều Cày và anh Thanh-niên Nguyễn Chí Đức, cả 4, 5 người công an chìm nổi khiêng lên xe bus và có tên đạp vào, mà tên đó bây giờ nửa sống nửa chết nếu nó không phải hồn là con quỉ sứ mang mặt người?
Để trở lại điểm trên, chúng tôi đã hơi ra ngoài đề nhưng những điều mà chúng tôi nêu lên là có lý do. Vậy: tập đòan cs VN chấp nhận cho nước mất nhưng không bao giờ chấp nhận cho đảng mất là chuyện tuyệt đối của bọn chúng, thống trị dân dưới sự lãnh đạo của ciộng sản Tàu có khác gì hơn qua hình ảnh biểu tình đã diễn ra trước mắt của đồng bào nhất là giới trẻ yêu nước tại quốc nội.
Chính vì cần đảng sống thì phải dùng khổ nhục kế đem chuyện khó tin của HCM là chống Tàu là một chuyện quá sức khôi hài và dị hợm, dù với dưới bất kỳ tư cách cả ai chỉ nói với con nít chứ đâu có thể nói chuyện với người dân lương thiện, người có trình độ văn hóa hay những người thâm hậu hơn là có Tâm Thức Việt, chứ nhỉ?
Nói tóm lại, cs Việt Nam muốn “thần tượng HCM sống mãi trong lòng người trẻ mà chúng nó đã có công nhồi sọ” Ngần ấy, theo thiển ý chúng tôi xin mạo muội chia sẻ với hết thảy quý bạn trên Facebook, Blogspot, Blogger …
Thân mến,
Vĩnh Nhất Tâm 23/7/11
Chinh’ quyen vietnam dang so su that – thoi dai internet khong the` che day duoc mai`, phai` cong nhan nhung` nguoi hi sinh vi Hoang sa – Truong sa cua` moi the’ he nhu nhau .Quyen’ tu do ngon luan phai` duoc ton trong .Xet’ lai vu an’ Cu Huy Ha Vu` – phai` ton trong kien’ nghi cua dong dao` nhan si` yeu nuoc’ coi do’ nhu 1 hoi nghi Dienhong hien dai . Hay` coi chung khi long dan bat’ an – bat’ tin ‘ nhiem -lich su` con do’ -hay` coi chung
Chinh’ quyen vietnam dang so su that – thoi dai internet khong the` che day duoc mai`, phai` cong nhan nhung` nguoi hi sinh vi Hoang sa – Truong sa cua` moi the’ he nhu nhau .Quyen’ tu do ngon luan phai` duoc ton trong .Xet’ lai vu an’
TỘI HỒ CHÍ MINH
Ai nào chẳng nghĩ cơ đồ?
Ai nào không biết già Hồ mị dân!.
Xưa nay, cả những thường dân,
Cũng còn thấu hiểu Mao, Tần lưu manh.
Huống chi là kẻ “vì dân”
Mà còn mộng tưởng, buôn dân như Hồ.
Giờ đây nhìn lại cõi bờ,
Chúng dâng chưa đủ, bây giờ cho thuê..
Quả là một bọn u mê,
Hai mươi năm lẽ, đánh thuê cho Tầu.
***
Vượt Trường Sơn, tạo bể dâu,
Hai miền Nam Bắc phủ màu tang thương.
Giờ đây chưa chịu hoàn lương,
Còn dùng chữ nghĩa, văn chương binh Hồ.
Lẽ nào? Làm đám văn nô!
Nhắc về “chân lý”(*) giở trò lai căng.
Hãy đem tên giặc #1 hại dân,
Trưng ra những tội, trình dân rõ ràng.
Mau mau để cứu giang san,
Giặc Tàu giả dạng đủ đàng gian manh.
Vĩnh Nhất Tâm 5.9.2010
(*) Chỉ những “nhà văn” thuộc loại văn nô Mác-Mao-Hồ
VỌNG NGOẠI LÀ TỰ SÁT
Lạc Hồng, trang sử ngàn năm
Giang sơn một cõi…cháu Tiên, con Rồng.
Ải Nam Quan, thế biên phòng
Bao triều phương Bắc lâm vòng thây phơi.
Ngàn thu không đội chung trời
Xưa nay Việt Hán, hai trời đối nhau.
Thư hùng, mấy trận trước sau
Bắc Nam “bờ cõi phân mao” rõ ràng.
Tổ Tiên cơ nghiệp vững vàng
Non sông hùng vĩ, trời Nam oai hùng.
Tiếc thay sự nghiệp Quang Trung
Còn đang dang dở, hóa công an bày…
Băng hà vào lúc nghiệt thay!
Não nùng non nước, phủ đầy tang thương.
Gặp Nguyễn Ánh lúc tranh vương,
Nhờ vào nước Pháp, tìm phương san bằng
Thắng Tây Sơn, được ngai vàng
Sau năm thập kỷ thực dân thay lòng?
Mấy đời hậu bối Gia Long
Non sông nghiêng ngửa giữa dòng trầm luân.
Bắc-Trung-Nam, khắp ba miền
Anh hùng hào kiệt gắn liền máu xương
Sáu mươi năm, một chiến trường
Toàn dân nước Việt đuổi phường thực dân.
Trận sống mái, đảng Quốc Dân
Tinh thần Yên Bái máu loang sơn hà.
Đoạn đầu tận số Mười Ba
Muôn dân căm phẫn, xông pha diệt thù.
Bừng bừng “Cách mạng Mùa Thu”
Vừng hồng độc lập, tinh mơ chưa tròn.
Chẳng may, loại ốc mượn hồn
Theo đuôi chủ thuyết: vô thần Mác-Lê
Bán dân, hại nước thảm thê
Mượn danh chống Pháp, dễ bề mị dân.
Thừa cơ tiêu diệt từng phần
Những nhà Ái-quốc vì dân một lòng.
Đuổi thực dân, cứu giống dòng
Than ôi! Bi thiết, nỗi lòng ai hay?
Ngấm ngầm “ném đá giấu tay”
“Tinh thần” vọng ngoại có ai hơn Hồ?
Vĩnh Nhất Tâm 30/04/1980
BỘ PHẬN NGOẠI TỘC
Ngoài “chống Pháp”, trong: Hồ (*) nhận giặc
Tạo con đường, ắt phải tai ương.
Rước: Canh, Bưu, Nghị, Anh, Hoài Ðức…
Hồ cứ ngoa: “Độc lập”? Khó lường!
Tướng Võ (Nguyên) Giáp tài đâu? Nối giặc!
Khiến biên thùy mới lõm vào sâu.
Ðể cho Hán Cộng bên thành Bắc
Dời mốc Nam thùy, quá xót đau.
Trường Chinh là kẻ siêu gian ác
Sách lược giết người không ngớt tay.
Bất kể giống nòi hay “Ðặng” tộc
Miễn là chiến sách “đảng” khen hay.
(Phạm)Văn Ðồng xuất sắc là lươn lẹo
Từng đã gian ngoa để kiếm danh
Ðem cả Hoàng Trường giao khéo léo
Một đời chỉ biết thói gian manh..
Mà sao thin thít, không ai dám…?
Cứ để Cộng Tàu ếm xác khô.
Một lũ “đười ươi”, phường ác hiểm
Suốt đời ôm phận bọn làm nô.
Giờ đây ngoảnh lại xem thành quách
Bờ cõi ngàn năm luống đợi chờ!
Con cháu hùng anh, dòng khí phách
Lẽ nào hờ hững mãi làm ngơ.
Vĩnh Nhất Tâm
(*) Bắc-bộ-phủ
(*) Trung Cộng đã gửi một phái đoàn cố vấn sang giúp Bộ Tư Lệnh Việt Minh. Ðại tướng Trung Cộng Trần Canh, một trong Ngũ hổ tướng của Mao Trạch Ðông (Trần Nghị, Lâm Bưu, Bành Hoài Ðức, Diệp Kiếm Anh, Trần Canh) đã có mặt tại Việt Nam…(theo Nghiêm Kế Tổ – Việt Nam Khói Lửa trang 339)
Đọc bài nầy mà cái hình vẫn không đúng. Cái hình có cái tính mị dân.
Nói như Nhà Thơ Trần Mạnh Hảo rất chính xác, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung. Nếu các Ngài còn sống chắc chắn sẽ bị bắt, Tôi yêu Tổ Quốc tôi mà tôi bị bắt. Nhiều bằng chứng rất hiển nhiên Đảng CSVN đã âm mưu bán nước cho Trung cọng.Nhân dân VN hãy đứng lên lật đổ bọn tay sai TC trước khi đã quá muộn.
Nếu Tú Xương còn sống chắc ông phải hả họng lên trời khen rằng:
Câu thơ Hồ Chí con thuyền Nghệ An
Nghệ An là quê hương bác và cũng là nơi nổi tiếng sản xuất nước mắm.
Bất cứ bài thơ nào cuả bác đẻ ra (Không phải nhờ người khác nhé) .Cả đám văn nô xúm nhau thổi ống đu đủ bơm bác như tác giả Trần dân Tiên.Bác là nhà văn hoá,nhà tư tưởng,nhà đạo đức,nhà thơ nhớn.Bởi vậy bài thơ “lụt Bác” khen kẻ Nguyễn Huệ,bác gieo vần ngang như cua,khoẻ re như bò kéo xe;
Nguyễn huệ là kẻ phi thường
mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm giặc Tàu
Xin được ca tụng Bác:
Bác Hồ vĩ đại phi thường
Quốc Tế Vô sản bác nhường Hoàng Sa
Trường sa lảnh hải Cọng Hoà (VNCH)
Cầm nhầm bác tặng anh ba Tàu phù
Túng quẩn bác đảng”giả mù
sa mưa”mới biết cầm cu bạn vàng.
Bài thơ khen “kẻ” Nguyễn Huệ ,rõ ràng là khẩu khí cuả “Cha già dân tộc”như Trần Dân Tiên phong cho bác.Bác cha già cuả mọi thế hệ trước và sau,chỉ trừ Hưng Đạo Vương ngang cơ với bác mà thôi.
Hãy đọc bài thơ cuả bác khi đến viếng đền thờ cuả ngài:
( Rất tiếc bài thơ cuả bác kẻ hèn này thuộc lỏm bỏm,xin các đồng chí trong ban Vô văn hoá và Vô tư tưởng thấy “sai thì sưả”.Nhiệt liệt đa tạ)
Bác anh hùng,tôi cũng anh hùng
Tôi bác cùng chung nghiệp kiếm cung
Bác phá quân Nguyên thanh kiếm bạc
Còn tôi đang “fất” ngọn cờ Hồng
Bác đưa cả nước thoát nô lệ
Tôi dẩn năm trâu đến Đại đồng
Bác có linh thiêng cười một tiếng
Rằng tôi bán nước đại thành công.