WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bảo cho bành trướng Bắc Kinh

Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (Ảnh: millitarymatters)

Ngày 10 tháng 8, 2011, Bộ Quốc phòng Trung Quốc lên tiếng giải thích việc tập trận gần biên giớí Việt Nam ở Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, chỉ là ‘hoạt động thường niên’.

Thế nhưng cùng với việc giải thích của Bộ Quốc Phòng Trung Quốc, tờ̀ Nhân dân Nhật Báo mới đây có́ bài nghiêm khắc chỉ trích việc quân đội Philippines xây cất cơ sở trên đảo Bình Nguyên tại quần đảo Trườ̀ng Sa. Bắc Kinh nóí đây là lã̃nh thổ truyề̀n thố́ng của mình.

Họ còn dọa “Bất cứ quốc gia nào có sự nhìn nhận chiến lược sai lầm về chủ đề này chắc chắn sẽ phải trả giá đắt.” /BBC.Trung Quốc tập trận gần biên giới VN. 10 tháng 8, 2011/.

 

Báo Nhân dân cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, chỉ một ngày sau cho hay hội nghị do Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phò̀ng tổ chứ́c có́ sự tham gia của “12 tỉnh, thành phố có biên giới đất liền, bờ biển ở phía Bắc là: Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình”. Thông điệp của bộ đội biên phòng là̀ trong thời gian tới, trọng tâm sẽ được đặt vào việc “tập trung xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chăc, đảm bảo an ninh-trật tự biên giới quốc gia”.

Thế là đã rõ.

Trung Quốc “chỉ tang mắng hòe”,  /chỉ cây dâu, mắng cây hòe/, chỉ và mắng Phillipines nhưng cũng là mắng, dọa Việt Nam chiến tranh, và Việt Nam cũng nhận ra điều ấy.

Còn  việc tập trận  gần biên giới với Việt Nam không phải để dọa Phillipines, mà để dọa Việt Nam chiến tranh.

Tại sao Trung Quốc lại chỉ Phillipines mắng Việt Nam?

Không cần phải thông minh lắm cũng có thể gắn vài sự kiện quan trọng trong vài tháng gần đây để tìm ra câu trả lời.

Đó là sự kiện Trung Quốc hoàn thành xây dựng giàn khoan CNOOC 981.

Đó là ý định đưa giàn khoan này ra Biển Đông để khai thác dầu hỏa. Địa điểm chắc sẽ là nơi có tranh chấp với Việt Nam hay Phillipines. Trung Quốc dọa Việt Nam chiến tranh nếu Việt Nam không ngoan ngõan chịu lép, để Trung Quốc tự do khai thác.

Đó là việc Việt Nam nhích lại gần hơn với Hoa Kỳ trong hiểm họa bành trướng Trung Quốc .

Đó là việc những cuộc biển tình tự phát chống bành trướng Trung Quốc tại Biển Đông diễn ra sôi nổi ở Hà Nội, Sài Gòn.

Trong quá khứ, Trung Quốc đã sử dụng chiến tranh tổng lực nhằm chiếm đóng lâu dài Việt Nam, như lần nhà Minh xâm lược Đại Ngu của họ Hồ trong 20 năm thế kỷ thứ 14.

Trung Quốc gần đây cũng tiến hành chiến tranh hạn chế thời gian, không gian và không có chủ ý chiếm đóng lãnh thổ như họ tuyên bố  khi chiến tranh biên giới Việt-Trung nổ ra 1979.

Chiếm Hoàng Sa 1974 và chiếm 7 đảo tại Trường Sa 1988, chiếm cao điểm 1509 Hà Giang năm 1984… là Trung Quốc sử dụng chiến tranh có giới hạn về không gian, giới hạn về địa điểm, nhưng lại có mục đích chiếm đóng lâu dài.

Ta cùng nhau xét các khả năng gây chiến của Trung Quốc.

1. Chiến tranh tổng lực.

Trước hết ta đặt câu hỏi: Khi nào thì Trung Quốc muốn sử dụng đến loại chiến tranh này? Câu trả lời chỉ có một: Khi Việt Nam bắt đầu thoát vòng cương tỏa của Trung Quốc.

Thực vậy, với sự quị lụy của Đảng Cộng Sản Việt Nam trước Trung Quốc,  theo tư tưởng quân sự Trung Quốc: chiếm thành mà không cần đánh mới là thượng sách, thì Trung Quốc cứ việc tiếp tục đường lối 16 chữ, 4 tốt mà lệ thuộc Việt Nam vào Trung Quốc hơn nữa, cần gì phải dùng đến chiến tranh.

Trung Quốc luôn muốn dùng Việt Nam làm đảm bảo an ninh cho biên giới phía nam của Trung Quốc. Điều này chỉ thực hiện được với điều kiện Việt Nam là chư hầu, là lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc. Việc trao tặng cho Đảng Cộng Sản Việt Nam 16 chữ và 4 điều tốt là nhằm mục đích này. Nếu Việt Nam thoát khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Quốc, điều này sẽ làm lãnh đạo bành trướng Trung Quốc bất an và họ sẽ muốn tìm đến biệt pháp chiến tranh này.

Tuy nhiên ý muốn là một chuyện, mà tương quan lực lượng, điều kiện xã hội Trung Quốc, dư luận thế giới …là những chuyện khác.

Chỉ cần nhìn qua sự sa lầy của Hoa Kỳ trong các cuộc chiến lâu dài tại Việt Nam, Irắk, Afgannistan, ta cũng đoán được ngay là : Trung Quốc không có khả năng đánh chiếm Việt Nam một cách lâu dài tuy Việt Nam và Trung Quốc có chung biên giới.

Trung Quốc không có điều kiện xã hội như Mỹ, Trung Quốc đang gặp vấn đề dân tộc Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ Tân Cương…Trung Quốc có tiềm lực kinh tế, quân sự thua xa Mỹ. Hoa Kỳ là nước lãnh đạo thế giới , Trung Quốc chưa có được vị trí này.

Vì vậy không cần phân tích nhiều trường hợp này.

2. Khả năng xẩy ra một cuộc chiến tranh giới hạn thời gian, giới hạn mục đích, giới hạn không gian.

Trung Quốc đã tiến hành các cuộc chiến tranh sau với Việt Nam trong thời hiện đại.

2.1. Hải chiến chiếm Hoàng Sa 1974.

Đây là cuộc chiến nhằm chiếm đóng lâu dài, nhưng giới hạn về địa điểm và không gian, thời gian. Địa điểm và không gian là Hoàng Sa. Trung Quốc muốn tốc chiến tốc thắng.

Chính Đặng Tiểu Bình chỉ huy trận này, ngay sau vài ngày được phục chức. Viết điều này ở đây để người Việt Nam, nhất là lãnh đạo cao cấp đừng ảo tưởng về tình hữu nghị của Trung Quốc.

Trung Quốc đã chờ thời cơ để tiến hành cuộc chiến tranh này.

Khi Việt Nam Cộng Hòa đang suy yếu trên chiến trường. Khi Bắc Việt Nam đang tập trung cao độ cho giải phóng Miền Nam thì việc tạm mất  1 quần đảo xa dễ bị bỏ qua. Việc Hoa Kỳ có mặc cả riêng với Trung Quốc là hội tụ đầy đủ các điều kiện để Trung Quốc ra tay.

Ở đây ta viết về chữ ” Đạo” của tư tưởng quân sự Trung Quốc.

Đạo là tư duy chính trị, tư duy chiến lược của một quốc gia.

Đối với Trung Quốc, đạo là chính sách làm yếu Việt Nam, chính sách bành trướng Biển Đông, thâu tóm Biển Đông.

Từ 1949, khi thành lập nước Trung Quốc cộng sản, chiến lược này đã được lãnh đạo Trung Quốc quyết tâm thực hiện. Quyết tâm chia cắt Việt Nam tại Hội nghị Genève 1954. Công hàm Chu Ân Lai 4/9/1958, man trá kèm chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa vào việc khẳng định lãnh hải 12 hải lý. Việc 3 lần phục chức cho Đặng Tiểu Bình, cũng chỉ vì Mao nhìn thấy ở con người này khả năng lãnh đạo chiến tranh bành trướng Biển Đông và bành trướng Đông Nam Á. Những viện trợ khuyến khích Việt Nam ” Làm tên quân cảm tử đi tiên phong, đánh trăm trận thề trăm phen quyết thắng”… Tất cả nhằm làm Việt Nam suy yếu, nhăm tăng cường bành trướng ra Biển Đông.

Phía Việt Nam thì sao? Việt Nam đã không có một đường lối chính trị rõ ràng chống âm mưu bành trướng, chống âm mưu làm yếu Việt Nam của Trung Quốc. Việt Nam hãnh diện được vào phe XHCN, mà quên các bài học lịch sử của dân tộc Việt Nam về bành trướng Trung Quốc. Việt Nam hết lần này đến lần khác chui đầu vào mưu mẹo Trung Quốc một cách tự nguyện mà không hê nghi ngờ mục đích ẩn sau , mục đích giấu kín của Trung Quốc là gì. Từ kí Hiệp định Genève 1954, từ công hàm Phạm Văn Đồng 14/9/1958, từ phát động cuộc chiến tranh áp đặt lý tưởng cộng sản lên toàn cõi Việt Nam, đến im lặng khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, đến không chống lại khi Trung Quốc chiếm 7 đảo Trường Sa 1988, hay để cho gián điệp Trung Quốc phát huy tác dụng trong trận cao điểm 1509 Hà Giang năm 1984…

Hồ Chí Minh thì muốn làm lãnh tụ cộng sản thế giới. Phạm Văn Đồng thì muốn làm người thầy dậy người việt: yêu nước là yêu CNXH. Trường Trinh thì tích cực chống khoán sản phẩm, cho rằng đây là một hình thức quay trở lại Việt Nam của CNTB. Lê Duẩn thì mộng mơ làm một lý thuyết gia của CNCS…

Thất bại của Việt Nam là hiển nhiên.

2.2. Cuộc chiến biên giới 1979.

Phải nói thực, Việt Nam không chuẩn bị cho cuộc chiến này. Toàn bộ các sư đoàn tinh nhuệ đang hoạt động trong chiến tranh Tây-Nam. Biên giới phía bắc bỏ ngỏ.

Trung Quốc đã nắm được thời cơ.

Sau khi bàn bạc với Tổng Thống Hoa Kỳ Jimmi Carter, Đặng Tiểu Bình đã tiến hành cuộc chiến tranh mà truyền thông thế giới gọi là cuộc chiến: Dậy cho Việt Nam một bài học.

Các điều kiện về tiến hành chiến tranh được cân nhắc kỹ: Việt Nam mệt mỏi vì cuộc chiến Việt-Mỹ, nay đang phải tiến hành 1 cuộc chiến tranh ở biên giới tây-nam. Không ai có thể mạnh, trong khi cùng một thời điểm phải đối đầu với 2 cuộc chiến tranh từ 2 phía. Chiến thắng của Việt Nam là chiến thắng của lòng yêu nước của dân quân địa phương các tỉnh bị Trung Quốc xâm lược.

Năm 1979 Việt Nam đang bị cả thế giới lên án vì cuộc đổ bộ vào Cămpuchia. Việt Nam bị cô lập.

Trong cuộc chiến này, Trung Quốc làm chủ được ý đồ chiến lược của mình. Thể hiện ở việc có thể chủ động tiến hành, hay chủ động chọn địa điểm cũng như chủ động ngừng cuộc chiến.

Hiện nay, Trung Quốc không thể tiên hành một cuộc chiến tranh với Việt Nam mà chủ động được các mục đích, thời gian và cường độ chiến tranh. Điều kiện xã hội Trung Quốc hiện nay đầy căng thẳng. Tây Tạng, Tân Cương luôn bạo động. Biểu tình vì đời sống, dân sinh luôn nổ ra ở các thành phố Trung Quốc.

Điều kiện thế giới cũng khác rất nhiều. Việt Nam đang là một quốc gia có nhiều uy tín trong ASEAN. Quan hệ với Hoa Kỳ đã cải thiện vượt bậc.

 

Nếu bây giờ Trung Quốc tiến hành chiến tranh trên đất liền với Việt Nam, thì ý đồ điều khiển không còn ở phía Trung Quốc nữa, chiến tranh có thể lan sang các thành phố Trung Quốc. Trung Quốc cũng không thể khống chế được thời gian nữa. Địa điểm cũng có thể được Việt Nam chọn. Tóm lại, nếu Trung Quốc tiến hành chiến tranh với Việt Nam ở thời điểm hiện nay, cuộc chiến có thể không theo các ý đồ chiến lược của Trung Quốc. Trường hợp Trung Quốc thất bại sẽ là một cú hích cho sự chia xẻ Trung Quốc theo chu kỳ Hợp-Tan của quốc gia này. Nếu Trung Quốc còn tỉnh táo thì họ sẽ không gây ra chiến tranh trên bộ với Việt Nam ở thời điểm hiện nay.

2.3. Cuộc chiến thầm lặng nhưng quyết liệt trên biên giới phía bắc 1984-1990.

Khi rút quân khỏi Việt Nam 1979, Trung Quốc vẫn chiếm đóng một số đất đai biên giới của Việt Nam. Có một điểm cao mà Trung Quốc quyết chiếm bằng được là đỉnh cao 1509 Hà Giang. Trung Quốc gọi là đỉnh Lão Sơn. Đây là đỉnh cao mà khi Đặng ra lệnh rút quân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trong 1 ngày đêm bố trí một trận địa pháo cực mạnh, tiêu diệt phần lớn quân trung quốc đang trên đất Trung Quốc. Năm 1984, tướng Trung Quốc Dương Đắc Chí chỉ huy trận này. Phía Việt Nam là Đại tướng Văn Tiến Dũng chỉ huy. Việt Nam đã thua và mất cao điểm nay. Việt Nam thua không phải do sức chiến đấu của các chàng trai Việt kém. Việt Nam thua là có gián điệp nằm trong Bộ Chỉ Huy chiến dịch đã báo toàn bộ kế hoạch tác chiến cho Trung Quốc.

Quan trọng hơn của thua trận là Đảng Cộng Sản Việt Nam mất ý chí bảo vệ Tổ Quốc. Đảng Cộng Sản Việt Nam sợ Trung Quốc. Cái hùng hổ, cái dũng ngu của họ trước bọn đế quốc bị biến mất khi phải đối diện với sự tàn bạo vô nhân tính của anh hai XHCN. Đảng Cộng Sản Việt Nam bưng bít với dư luận đại chúng về cuộc chiến này. Thế là Trung Quốc trong bóng tối, thỏa sức bành trướng, thỏa sức gặm nhấm lãnh thổ Việt Nam mà hậu quả thể hiện trên “Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam và Trung Quốc” được ký kết ngày 30/12/1999.

Việt Nam đã mất đi một diện tích lãnh thổ tương đương với diện tích tỉnh Thái Bình.

Việc từ bỏ ý định bảo vệ các đảo của Trường Sa có nguyên nhân từ thất bại của cuộc chiến 1984-1990 này.

2.4. Trung Quốc chiếm 7 đảo thuộc Trường Sa.

Đây không phải cuộc chiến.

Đảng Cộng Sản Việt Nam như đã tình nguyện dâng cho Trung Quốc các đảo mà Trung Quốc muốn, không kháng cự lại mạnh mẽ, không bảo vệ tới cùng Trường Sa. Cho đến hôm nay, họ cũng chưa tính đến việc đánh để đòi lại những đảo bị mất.

3. Kết luận.

Trung Quốc sẽ không dám tiến hành chiến tranh trên bộ với Việt Nam trong tình hình hiện nay.

Ngày nay, Đảng Cộng Sản Việt Nam không còn bưng bít được dư luận xã hội. Thông tin internet đã phổ cập đến nhân dân. Trung Quốc có thể bắt nạt được Đảng Cộng Sản Việt Nam nhưng không bắt nạt được nhân dân Việt Nam. Các cuộc biểu tình phản đối bành trướng Trung Quốc sẽ biến thành biểu tình lật đổ Cộng Sản Việt Nam nếu chúng cam tâm bán nước.

Việc Hoa Kỳ tích cực phản đối dùng sức mạnh giải quyết tranh chấp trên Biển Đông cũng phần nào đẩy lui ý định gây chiến của Trung Quốc.

Thế nhưng, người Trung Quốc theo người Nhật Bản nhận xét là “Đông á bệnh phu” thì họ có nhiều suy khác người thường. Logic của họ là logic bành trướng. Trong vụ cắt cáp tầu Bình Minh , họ đã thảm bại,  mất mặt trong và sau Hội nghị Shangri-La 6/2011. Nhưng bành trướng thúc giục, hôm nay họ lại ngây căng thẳng bằng những luận điệu hùng hổ như đánh chiếm Việt Nam trong 31 ngày, dùng tầu sân bay để đánh các quốc gia chống đối…

Đây chỉ là đòn gió rẻ tiền.

Vậy thì chúng ta một mặt không quên cảnh giác, một mặt thì cười vào mũi Trung Quốc và nói rằng:

Bảo cho các ngươi lũ bành trướng Trung Quốc biết : các ngươi hòng muốn nhắc lại các chiến thắng vừa qua khi nhân dân Việt Nam bị bưng bít thông tin, khi Đảng Cộng Sản Việt Nam sợ sệt Trung Quốc. Lịch sử sẽ không lặp lại nữa, các ngươi sẽ thất bại thảm hại nếu hùng hổ gây ra chiến tranh với Việt Nam. Các ngươi đừng hòng đưa giàn khoan CNOOC 981 vào nơi tranh chấp để khai thác dầu hỏa, hòng mua súng đạn bắt nạt các nước có chủ quyền ở Biển Đông.

© Nguyễn Nghĩa

© Đàn Chim Việt

 

6 Phản hồi cho “Bảo cho bành trướng Bắc Kinh”

  1. DO NGHE says:

    Bảo cho bành trướng Bắc KINH
    Bên ngoài CỨNG bên trong thật MỀM
    Mềm thua Tài Phiệt Nô BEN
    Thua TÀI thua ĐỨC thua TIỂN giấy ĐÔ
    Nhìn cặn kẻ mưu đồ đả RÕ
    Thịt ĐẺ Người đả hóa thành TRO
    Giặc TÀU quỷ quyệt mưu MÔ
    Biển ĐÔNG dậy sống cơ ĐỒ tan HOANG
    Thương GÁI VIỆT ngây ngô trót LỠ
    Nay bụng mang dạ chửa tính SAO
    Mỹ vì bốn bể năm CHÂU
    Tàu Bắt GÁI VIỆT làm DÂU cả LÀNG

  2. dantoc says:

    Ban lanh dao Viet nam hen nhat ! lam cho ca dan toc dieu dung ! Trung quoc chi tu bo y dinh xam luoc Viet nam ,khi VN la mot quoc gia dan chu co quan he tot voi the gioi ! Con theo TQ la con chet !

  3. Trung Hoàng says:

    HƯỚNG TƯƠNG LAI.

    Cường độ khao khát dầu với thời gian, động lực mạnh mẻ thúc đẩy ĐCSTQ cần thu ngắn thời điểm để đưa giàn khoan CNOOC 981 hoạt động. Những cuộc điều động quân đội cập dọc sát biên giới phiá Bắc Việt Nam, cũng như phải gấp rút chạy thử nghiệm Tàu Sân Bay Thi Lang; tất cả hành động để biểu dương sức mạnh, phối hợp dọn đường cho chiếc giàn khoan CNOOC 981.

    Mục tiêu trực tiếp mà Trung Quốc nhắm vào để tạo áp lực chính là ĐCSVN, bởi vì khu vực Biển Đông Việt Nam sẽ là nơi mà Trung Quốc sẽ đặt giàn khoan thăm dò trước tiên. Một hướng lấn chiếm tương đối dễ dàng hơn cho Trung Quốc, so với hướng Đông Bắc Á phải đương đầu với Nhật Bản và Nam Triều Tiên, nơi mà có một Bức Tường Thép liên minh Mỹ-Nhật-Úc-Hàn chận chắn. Trong hướng chọn lưạ đó, ĐCSTQ đã biểu dương lực lượng là cũng muốn trấn áp kềm chặt lại ĐCSVN, khi Mỹ-Việt đã có rất nhiều động thái gắn chặt với nhau hơn trước đây, nhất là về mặt an ninh quốc phòng. Một sự gắn chặt mà sẽ làm cho CSTQ rơi vào thế đơn độc trông thấy rõ, đó cũng chính là cái nguy cơ tan rã xụp đổ sẽ phải đến cho ĐCSTQ.

    Với hai lần cắt cáp quang tàu thăm dò Bình Minh 2 và Viking2 cuả Việt Nam, cho thấy Trung Quốc muốn quấy rối chọc phá, khiến Việt Nam phải có phản ứng bằng hành động có tính quân sự, tạo một cái cớ để Trung Quốc xua hải thuyền hải giám quân sự gọi là tiếp cứu. Nương theo thế “Man di hoá hải”, Trung Quốc sẽ đưa cùng một lúc giàn khoan tức khắc đến Biển Đông Việt Nam; đồng thời với miệng lưỡi cuả kẻ vưà cướp vưà la làng, Trung Quốc sẽ cho là Việt Nam xâm phạm lảnh thổ lảnh hải Trung Quốc. Người Việt yêu nước trong ngoài phải hiểu được điều đó, trong tương lai Bạch Long Vỹ và Trường Sa sẽ là tiêu điểm, mà Trung Quốc sẽ nhắm vào khi có cơ hội thuận tiện.

    Biên giới trên đất liền ít nhiều cũng đã có những cột móc, mà đã được thoả thuận qua các hiệp ước được ký kết, Trung Quốc chỉ dàn quân dọc biên giới để tạo thanh thế trước Việt Nam. Một cuộc tấn công sang Việt Nam bằng con đường bộ sẽ ít xảy ra, mà nếu có, đánh mạnh rút nhanh sẽ được Trung Quốc chọn lưạ làm phương sách để hành động. Trên lảnh thổ Việt Nam, Trung Quốc thực hiện kế sách xâm thực bằng người, qua thành phần lao động và người gốc Hoa trong nước Việt Nam. Một phương sách xâm thực rất nhẹ nhàng, lại được nhiều kết quả hơn, thông qua các quan lại tham ô móc ngoặc ở điạ phương, như các lảnh chuá trong từng khu vực không hơn không kém. Chính đó là điểm TỬ HUYỆT cuả ĐCSVN.

    Hướng vươn ra biển lớn là hướng tiến chính yếu cuả Trung Quốc, vưà thoả mãn cơn khao khát dầu hoả, vưà bảo đảm con đường vận chuyển mọi mặt hàng cuả họ, trong thời kỳ mà cả thế giới đang tận dụng khai thác, phần đại dương bao la rộng 3/4 bề mặt quả điạ cầu. Nhìn theo toàn cục trên mặt biển cuả quả điạ cầu, ông chủ thật sự cuả nó từ lâu cũng có thể nói, nó gần như là lực lượng hải quân hùng hậu cuả Hoa Kỳ. Trung Quốc chắc chắn sẽ lợi dụng lúc Hoa Kỳ đang khó khăn trong nền kinh tế suy yếu, nhanh chóng ra tay tấn chiếm những khu vực biển trong tầm tay, nếu có thể. Khu Biển Đông Á là một hướng vưà dễ dàng, mà lại vưà đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế cho Trung Quốc.

    Những chuyển dịch về mặt quân sự và ngoại giao trong thời gian gần đây cuả Hoa Kỳ, đã cho thấy khu vực Châu Á đang là điểm quan tâm rất nhiều được Hoa Kỳ hướng tới. Mức độ nhân nhượng cuả Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, trong vấn đề gọi là khoanh vùng biển để chia quyền lực với nhau, dường như chỉ một phiá Trung Quốc đưa ra theo tính đòi hỏi, phiá Hoa Kỳ thì xem như không có sự thay đổi nào trong đường lối đã có từ trước đến nay; mà nếu có, thì đó lại là sự quan tâm rất nhiều mặt cuả Hoa Kỳ hơn trước đây, đối với khu vực Đông Nam Á. Nơi mà khi xưa, CSVN là đối thủ, thì nay cũng có thể sẽ là một đối tác khá thân thiện với nhau. Đường lối ngoại giao tay ba Mỹ-Việt-Trung sẽ luôn luôn là cuộc chơi với nhiều lá bài lật úp, chỉ có những người trong cuộc mới có thể nhận biết phần nào, bởi vì nó cũng vẫn chính là một cuộc chiến tranh lạnh, luôn khép kín nhất là trong giai đoạn nầy.

    Nhật-Hàn là đối tác khá quan trọng đối với Việt Nam trong vài thập niên qua, sự gắng kết kinh tế đã tạo khá nhiều thế thuận lợi trên mặt ngoại giao cho Việt Nam trong lúc nầy. Ấn-Úc là những nước phát triển kinh tế rất mạnh, khả năng hải quân cả hai nước đúng là một đối trọng trong vùng đối với Trung Quốc, nhất là Ấn Độ, nước đã từng có Tàu Sân Bay hạng trung bình. Sự ra vào thăm viếng giao lưu với hải quân Việt Nam cuả các tàu dân sự và quân sự Ấn Độ, đã cho thấy Việt Nam có chiều hướng ngoại giao mở rộng trước thế giới, một đường lối linh hoạt khôn ngoan trong cơ thế cần phải có cho hôm nay và cả tương lai lâu dài.

    Trong khi với Hoa Kỳ và Nga, Việt Nam sẽ phải luôn xem là đối trọng không thể thiếu được, cái thế hổ tương cân bằng có xưa có nay, để nâng cao tài lực và nhân lực điều phối, theo đúng và thích nghi được với tiềm năng tiềm lực sẵn có cuả mình. Nhất thời không thể thay đổi kịp với cơ thế mới, nhân sự đắc dụng họp lý thích nghi, vẫn luôn là một trở ngại cần phải vượt qua, từ ngôn ngữ cho đến kỹ thuật chuyên ngành.

    Kịp thời đúng lúc để ứng biến với mọi tình huống xảy ra, luôn là một bài toán giành cho những người Việt yêu nước trong ngoài.

    Xin trân trọng.

  4. Hoang Le says:

    Tôi đồng ý ở nhận xét là Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam khi họ thấy Việt Nam có vẻ sắp có những động thái bước ra ngoài quỹ đạo của nó, và tiến lại với Hoa Kỳ một cách rõ rệt. Nhưng ngoài ra, yếu tố tính toán sai lầm cũng là điều mà sẽ khó lường được. Có nhiều phần là nếu chiến tranh nổ ra, TQ sẽ đánh Trường Sa vì chúng đã thành công vào năm 1988, ngựa ăn quen đường cũ. Tầm mức cuộc chiến tương đối nhỏ đối với quốc tế để tránh sự phản đối của thế giới. Chiếm được Trường Sa rồi coi như Việt Nam hết đường ra biển. Cả 2 miền bị chia cắt về mặt biển. Đây sẽ là thảm họa của dân tộc Việt Nam. Điều này làm cho tôi mất ngủ hàng đêm, giờ thứ 25 đã điểm.

    • TỉnhLạiĐi says:

      Xin ông đừng mất ngủ, nếu Việt Nam tách ra khỏi qũy đạo của Trung Công thì đấy là hồng phúc cho dân tộc Việt Nam.
      Lúc đó, cả thế giới văn minh sẽ là bạn của nhân dân VN.
      Một cái tàu hàng không mẫu hạm rõm của Tàu thì đã có cả chục tàu sân bay của Mỹ bao quanh, dội bom 25 giờ một ngày. Bọn Tàu chỉ ỷ người đông, nhưng nhân dân TQ không phải chỉ toàn người Hán, các dân tộc khác sẽ nổi lên…
      VN phải cương quyết từ bỏ độc quyền thống trị của cộng sản!
      Đáy là lối thoát duy nhất. Lũ rắp tâm bán nước hãy tỉnh lại đi.

  5. khaymouk says:

    vi su truong ton cua To quoc vietnam ,nguoi viet phai biet hy sinh de bao ve toan ven lanh tho

Phản hồi