Bọn bành trướng Bắc kinh
Bài này riêng tặng ngài Nguyễn phú Trọng, tân TBT đảng Cộng sản Việt Nam
Tình đồng chí Việt – Trung được một tài liệu quan trọng do nhà xuất bản Sự Thật, cơ quan chính thức của đảng và nhà nước CSVN đã giới thiệu một văn kiện của bộ Ngoại giao công bố ngày 4 tháng 10 năm 2009 mang tựa đề “ Sự thật về quan hệ Việt Nam -Trung quốc trong 30 năm qua” (1949-1979) lược trích:
“Trên thế giới chưa có những người lãnh đạo một nước nào về mặt chiến lược đã lật ngược chính sách liên minh, đổi bạn thành thù, đổi thù thành bạn nhanh chóng và toàn diện như những người lãnh đạo Trung quốc…. (trang-2)
“Những người lãnh đạo đã dùng “con bài”Việt Nam để cấu kết với bọn đế quốc, phục vụ cho ý đồ chiến lược bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn của họ. Đồng thời họ một mình mưu toan nắm cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam… (trang-7)
“Chủ tịch Mao trạch Đông còn khẳng định trong cuộc họp của BCT Ban chấp hành Trung ương đảng CSTQ tháng 8 năm 1965:“Chúng ta phài giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore… Một vùng như Đông Nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản… xứng đáng với sự tốn kém để chiếm lấy”. (trang-8)
“Trung quốc trước hết là lo cho chính sách bành trướng của họ ở Đông Nam châu Á. Đó là nguyên nhân vì sao trước đây họ vừa giúp, vừa kiềm chế cách mạng Việt Nam, mỗi khi VN đánh thắng đế quốc thì họ lại buôn bán, thoả hiệp với đế quốc trên lưng nhân dân Việt Nam.
“Chính sách của những người lãnh đạo của Trung quốc muốn thôn tính Việt Nam nằm trong chính sách chung của họ đối với các nước Đông Nam châu Á cũng như đối với các nước láng giềng khác…
“Trung quốc quyết tâm “đánh Liên xô đến người Tây Âu cuối cùng” cũng như Trung quốc trước đây đã quyết tâm “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”.
“Chính sách của những hoàng đế “thiên triều” trong mấy nghìn năm qua, nhằm thôn tính Việt Nam, biến Việt Nam thành một chư hầu của Trung quốc”.
(trang-10) – (Đối Thoại online ngày 24-7-2009)
Tiến sĩ Nicholas Khoo viết bài “Từ đồng chí thành kẻ thù” cho thấy rằng Trung quốc rất lấy làm khó chịu như thế nào khi Việt Nam tỏ vẻ cứng đầu không chịu tùng phục thiên triều:
“Tại hội nghị của đảng tháng hai 1978, Hà Nội quyết định đánh tư sản mại bản ở miền Nam. Ngày 23-3, Hà Nội loan báo quốc hữu hóa toàn bộ doanh nghiệp tư nhân. Trong một chiến dịch dùng bạo lực, đến giữa tháng Tư, chính quyền đã thu gom hơn 30.000 doanh nghiệp tư ở miền Nam, mà đa số là người Hoa sở hữu. Nó đã tạo ra cuộc trốn chạy cả ở biên giới Việt – Trung phía Bắc và ra đến biển Đông…
“Tháng Sáu năm đó, Việt Nam chính thức gia nhập COMECON. Ngày 3-7, Bắc kinh dừng mọi viện trơ cho Hà nội. Hội đàm song phương về người Hoa cũng bế tắc…
“Hiệp ước Việt – Xô được ký ngày 3-11-1978…
“Phản ứng của Trung quốc là chuẩn bị tâm lý cho quốc tế cho một đáp trả mạnh mẽ chống lại trục Hà Nội – Moscow”. (BBC online ngày 6-2-2009)
Ông Dương danh Dy, nguyên Bí thư thứ nhất tại Đại sứ quán Việt Nam ở Bắc kinh nhớ lại cuộc chiến biên giới năm 1979 ông viết:
“Tháng 12 năm 1978, trong chuyến thăm mấy nước Đông Nam Á, trong một cuộc trả lời phỏng vấn, Đặng tiểu bình vừa hùng hổ vừa tức tối nói một câu không xứng đáng với tư cách của một người lãnh đạo một nước được coi là văn minh:“Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học”…
“Trước những tình hình trên, một số anh em nghiên cứu chúng tôi đã khẳng định khá sớm: hai nước anh em thân thiết như răng với môi này không đánh nhau một trận không xong…
“…sáng sớm ngày 17-2(1979), bọn bành trướng Trung quốc đã tấn công trên toàn tuyến biên giới trên đất liền (6 tỉnh của Việt Nam lúc đó) với qui mô 20 sư đoàn bộ binh”. (BBC online ngày 16-2-2009)
Trong bài “Biên giới tháng Hai (2009 – 1979)”. Nhà báo quân đội Huy Đức kể lại thảm cảnh cuộc chiến “răng cắn môi” như sau:
“Lào Cai, Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn… bị phá tan hoang. Tại Cao Bằng, quân Trung quốc phá sạch sẽ từng ngôi nhà, từng công trình, ốp mìn cho nổ tung từng cột điện. Nếu như ở Bát Xát, Lao Cai, hàng trăm phụ nữ trẻ em bị hãm hiếp, bị giết một cách dã man ngay trong ngày đầu tiên quân Trung quốc tiến sang.
“Thì, tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, trong ngày 9-3, trước khi rút lui, quân Trung quốc đã giết 43 người, gồm 21 phụ nữ, 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai.
“Tất cả đều bị giết bằng dao như Pol Pốt. Mười người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối”. ( Thời Luận ngày 12-2-2009)
Ông Dương danh Dy trả lời phỏng vấn của Pv Mặc Lâm đài RFA nhận định về nguy cơ bị bọn Trung quốc xâm lược nước ta một lần nữa, và lần này họ chuẩn bị chu đáo với phương tiện quy mô, hiện đại, vĩ đại hơn:
“Trên bộ thì họ còn cái bauxite, họ cắm cái dao găm vào đấy. Nhưng mà cái đó các anh bên ngoài theo dõi cũng thấy. Nhân dân mình cảnh giác, người gìa cảnh giác, trẻ cảnh giác, cũng là một mặt nhưng mà không đáng ngại, nhưng còn cái biển thì bây giờ nóng bỏng rồi, không lui được nữa rồi, chỉ có cách bây giờ mình giải quyết như thế nào?…
“Nhưng mà sau thời điểm 2010 trở đi thì chưa biết họ làm cái gì đâu. Họ kinh khũng lắm chứ. Không phải là đùa với người láng giềng này được đâu”. (RFA online ngày 2-7-2009)
Kế hoạch xâm chiếm Việt Nam đã được bọn bá quyền Bắc kinh âm thầm chuẩn bị kỹ lưỡng từ lâu. Chiến thuật chiến lựợc được dàn dựng rất khéo léo, tinh vi và CSVN ngày càng bị tê liệt trước sự dịu ngọt của đồng chí “16 chữ vàng”. Sau đây xin được trình bày các móng vuốt mà Trung quốc đã vươn ra:
1. Mặt trận bauxite: Gọng kìm phía Tây
Quân Trung quốc dùng các điểm khai thác bauxite để làm một căn cứ địa gọng kìm với những quân nhân trá hình làm lao công và những khu vực nơi công nhân của họ ở mà ta không kiểm soát được. Vùng Tây nguyên quan trọng về quốc phòng như thế nào được hai vị chuyên gia lịch sử quân sự , đại tá Nguyễn huy Toàn và đại tá Quách hải Lượng nói lên tầm quan trọng của nó như sau:
“Cha ông ta từ xa xưa đã nhận định vùng Tây Nguyên quan trọng tới mức nếu ai chiếm được Tây Nguyên thì coi như đã làm chủ được Việt Nam và Đông Dương.
“Sau này người Pháp, người Mỹ và thế giới cũng nhận thức được vị trí yết hầu của khu vực này với câu nói nổi tiếng: Đây là “nóc nhà của Đông Dương”.Vùng đất này liền kề ngã ba Đông Dương, cho nên khi chiếm lĩnh được khu vực này thì cũng dễ dàng chiếm lĩnh được toàn bộ Đông Dương”.
(Tuan Vietnam.net online ngày 10-3-2009)
Một âm mưu thâm độc với một chiến lược thấy rõ ý đồ của bọn bành trướng muốn dùng vùng địa thế tam biên mở đường xâm chiếm nước ta được thiếu tướng Lê văn Cương, Viện chiến lược khoa học Công an cảnh báo trong bản báo cáo làm tại Hà nội ngày 3-3-2009:
“…Trung quốc vào Tây Nguyên có điều kiện khống chế đối với cả ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Hiện nay Trung quốc đã thuê một vùng đất rộng lớn ở tỉnh Munbunkiri – sát biên giới tỉnh Dak Nông với thời gian 99 năm, và Trung quốc đã làm chủ các dự án kinh tế lớn ở tỉnh A-Ta-Pu – tỉnh cực Nam của Lào, giáp với Việt Nam và Campuchia (tại ngã ba Đông Dương). Đây là hậu họa khôn lường đối với an ninh quốc gia. Không rõ những người quyết định cho Trung quốc vào Tây Nguyên có biết điều này không?” (Đối thoại online ngày 23-4-2009 )
Ở nơi các công trường của người Trung quốc lập những làng biệt lập rộng trong đó có cả phân ô, có tên đường bằng chữ Trung quốc rõ ràng khó có ai biết được những điều gì “bí ẩn” bên trong? Điển hình báo điện tử Vietnamnet mô tả:
“Một điều dễ nhận thấy ở đây là khu làm việc và nơi ở của công nhân Trung quốc được tách biệt với khu cư dân địa phương, người ra vào được bảo vệ kiểm tra khá nghiêm ngặt, do giữa người dân địa phương và lao động Trung quốc đã xảy ra nhiều vụ xô xát (?)
“Đối diện với công trường đang thi công là khu tập trung của công nhân với hàng chục dãy nhà cấp bốn được bao tường xung quanh. Rất ít công nhân Việt Nam, chủ yếu là công nhân Trung quốc đi thành từng đoàn về phía công trường đang thi công. Công việc của họ cũng chỉ là những việc phổ thông như lái máy cẩu, máy xúc…” (Vietnamnet online ngày 22-6-2009)
2. Mặt trận Biển, Đảo: Gọng kìm phía Đông
Quần đảo Hoàng Sa thì quân Trung quốc đã chiếm trọn hồi năm 1974 và năm 1988 họ lại tiến chiếm một số đảo trên quần đảo Trường Sa. Còn về biển Đông với tham vọng bá chủ nên họ đã giành hết diện tích hình cái lưỡi bò chạy dài xuống tới Mã Lai như báo điện tử Tuổi Trẻ mô tả:
“Đường “lưỡi bò”, “chữ U” hay “đứt đoạn”… đều là cách gọi khác nhau mà các học gỉa trên thế giới dùng để chỉ yêu sách của Trung quốc đối với 80% diện tích của biển Đông, được vẽ sát vào bờ của các quốc gia ven biển Đông như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines. Đường yêu sách này ban đầu có 11 đoạn, do chính quyền Trung quốc (Quốc Dân đảng) vẽ ra vào năm 1947 và sau đó được CHND Trung Hoa tiếp tục sử dụng nhưng có sửa đổi (bỏ bớt hai đoạn trong Vịnh Bắc bộ nên chỉ còn lại 9 đoạn)”. (Tuổi Trẻ online ngày 21-8-2009)
Họ đã từng đưa tàu chiến đến khống chế đụng chìm, bắt ghe tàu đánh cá của ngư dânViệt Nam đòi tiền chuộc như bọn hải tặc Somali. Họ giành khai thác tất cả tài nguyên ở vùng biển này. Họ đã làm khó dễ, hăm dọa và buộc các công ty khai thác dầu hợp tác với Việt Nam trên biển Đông phải bỏ cuộc. Họ đã lập căn cứ tàu ngầm ở đảo Hải Nam, lập căn cứ hàng không ở quần đảo Hoàng sa…, đã cắm cờ giành chủ quyền dưới đáy biển Đông:
“Quyết định của Bắc kinh đặt Biển Đông vào diện “quyền lợi quốc gia thiết yếu” thể hiện một tham vọng độc chiếm khu vực được mệnh danh là “Vịnh Ba Tư của Á châu”. Hành động này trực tiếp xâm phạm lợi ích quốc gia của nhiều nước Đông Nam Á, và thách thức Hoa kỳ nhưng Trung quốc vẫn tiến hành vì Biển Đông đã trở thành cần thiết và Bắc kinh tự cho rằng đã đủ khả năng khống chế”.
( RFI online ngày 25-7-2010 )
Trung quốc đã ngang nhiên ra lệnh cấm ngư dân Việt Nam đánh cá ngay cả trên vùng biển thuộc về chủ quyền quyền của tổ quốc mình. Đây là môt hành động nói lên sự trịch thượng không thân thiện của bọn bá quyền:
“Họ đã tự đặt ra lệnh cấm đánh cá có hiệu lực từ ngày 16-5 đến 1-8 trên một khu vực rộng 128.000 km2, trong đó có những vùng biển thuộc về chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông. Để bảo đảm việc thực thi lệnh cấm này, Trung quốc phái 8 tàu tuần tra đến khu vực, tạo “sức ép” rất lớn, trên cả thực tế và trong tâm lý, đối với hàng nghìn ngư dân Việt Nam thường xuyên hành nghề trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam”. (Đối Thoại online ngày 8-8-2009)
Tú Anh, trong bài viết “Đài phát thanh TP HCM lên án lệnh cấm đánh cá của Trung quốc” nói lên nhận định của mình như sau:
“Cụ thể là từ năm 2009 đến đầu năm nay, Trung quốc đã bắt 36 tàu đánh cá và 473 ngư dân Việt Nam. Chẳng những Trung quốc tịch thu hết tàu bè, ngư cụ, hải sản mà còn bắt ngư dân trả tiền chuộc. Tác gỉa thẳng thừng lên án Trung quốc “không từ thủ đoạn hèn mạt nào” kể cả việc“ gắp lửa bỏ tay người” như đem chất nổ xuống tàu đánh cá Việt Nam, rồi quay phim, chụp ảnh, buộc ngư dân phải ký tên vào biên bản”. (RFI online ngày 10-5-2010)
3. Mặt trận kinh tế, gián điệp: Nội công ngoại kích.
Bọn bành trướng Bắc kinh đã tìm đủ mọi cách để làm suy yếu khả năng bảo vệ tổ quốc của ta bằng các thủ đoạn dù bẩn thỉu nhất. Ngoài những hành vi mua chuộc, ủng hộ bọn tay sai nằm vùng củng cố quyền lực, thanh toán những người yêu nước chống xâm lược. Phá hoại nền kinh tế Việt Nam nhằm làm suy giảm tiềm lực chiến đấu của dân tộc ta.
“Vài tháng qua, trong khi doanh nghiệp VN đang điêu đứng vì kinh tế suy thoái, doanh thu tụt giảm thì hàng Trung quốc gía rẻ, chất lượng kém vẫn ùn ùn tràn vào VN, chiếm lĩnh thị trường nội địa. Tác động cộng hưởng của kinh tế suy thoái và hàng Trung quốc tràn ngập thị trường nội địa được báo như một hiểm họa, có khả năng đẩy hàng ngàn doanh nghiệp VN đến chỗ phá sản, hàng triệu lao động mất việc làm…
“Đây là lý do những thông tin liên quan đến các “đơn đặt hàng”mua vỏ cây, rễ cây, móng gia súc, xương gia súc,… tuy rõ ràng là xuất phát từ Trung quốc và trở thành tác nhân kích thích các phong trào huỷ diệt môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên của Việt Nam, song khi tường thuật về những vấn đề này, báo chí VN không dám nêu đích danh thủ phạm”. (RFA online ngày 7-7-2009)
Ngoài sự đánh phá kinh tế của ta, Trung quốc còn lấn sang cả kỹ thuật, quốc phòng bằng cách đưa người vào thực hiện những dự án mà họ đã thầu được.
Hàng mấy chục vạn thanh niên nhân công lao động xâm nhập bất hợp pháp đang “mai phục” trong các công trình cùng khắp trên lãnh thổ của Việt Nam mà nhà cầm quyền không kiểm soát được nhiều nhất là khu “China town Chợ Lớn”.
“Lượng đầu tư trực tiếp FDI của Trung quốc vào Việt Nam trong 20 năm qua chỉ tương đương 1,5% tổng số vốn FDI, nhưng “tới 90% các công trình điện, khoáng sản, dầu khí, luyện kim, hóa chất…của Việt Nam đều do Trung quốc đảm nhiệm” với tư cách tổng thầu EPC…
“41 dự án này đều là dự án kinh tế trọng điểm, hoặc thượng nguồn, liên quan mật thiết tới tài nguyên quốc gia hoặc an ninh năng lượng”. (BBC online ngày 2-8-2010)
Đặc biệt là nhân công lao động của Trung quốc đã vào Việt Nam một con số rất cao mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chưa kiểm soát hết:
“Báo trong nước trích nguồn từ bộ Công an cho hay hiện có trên 35.000 lao động người Trung quốc làm việc tại Việt Nam…(* hôm nay có lẽ đã cao hơn)
“Thiếu tướng Đặng thái Giáp cũng được trích lời nói “Tình hình lao động Trung quốc, nhất là số lao động phổ thông, tự phát nhập cảnh vào Việt Nam với nhiều lý do khác nhau như du lịch, thăm thân nhân… rồi tìm cách gia hạn để cư trú trái phép, làm ăn lâu dài tại Việt Nam có xu hướng ngày càng gia tăng và khá phức tạp”. Ông Giáp cũng thừa nhận con số trên chỉ là thống kê chính thức từ các doanh nghiệp được quản lý theo dõi “còn trên thực tế vẫn có một số lao động chưa thể thống kê hết”. (BBC online ngày 31-7-2009)
Dư luận cho hay việc có nhận “lót tay” cho Trung quốc thắng thầu đưa tới sự nguy hại cho nền an ninh quốc gia như thế nào được Giáo sư Bùi huy Hùng, Viện Khoa học năng lượng và ông Dương danh Dy nhận định:
“Việc hiện 90% dự án nhiệt điện hiện nay đều do Trung quốc thắng thầu sẽ dẫn tới sự phụ thuộc có nguy cơ mất an ninh năng lượng khi có sự cố xảy ra vì khi đó chúng ta có cái gì làm đối trọng”…
“Kết tội những người có trách nhiệm trong việc gây ra những chuyện nói trên
là tham ô, là hủ bại không phù hợp với tội ác của bọn chúng. Phải nói rõ: đó là những hành vi, hành động phạm tội “làm tay sai bán nước cho ngoại bang”.
(Đối Thoại online ngày 26-9-2010)
4. Mặt trận rừng đầu nguồn: Đường vào Thăng Long
Rừng đầu nguồn của các tỉnh phía Bắc giáp giới Trung quốc như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng… tổng diện tích là trên 398.000 ha (Bộ nói 305.000 ha) – ( con số này do ông Lê quang Bình, chủ nhiệm ủy ban Quốc phòng-An ninh của Quốc hội nêu ra trên Dân Trí online ngày 11-6-2010) bị cho mướn dài hạn 50 năm (hay là lâu hơn nữa?) hết 87% là ở các tỉnh xung yếu biên giới. Đây là mũi xung kích chính diện đã được chuẩn bị lâu dài, chu đáo hơn lần tấn công sáu tỉnh biên giới tháng Hai năm 1979 cả với mưu toan đồng hóa nhân dân ta. Theo nhận định của trung tướng Đồng sĩ Nguyên và thiếu tướng Nguyễn trọng Vĩnh thì:
“Các tỉnh bán rừng là tự sát và làm hại cho đất nước. Còn các nước mua rừng của ta là cố tình phá hoại nước ta và gieo tai họa cho nhân dân ta một cách thâm độc và tàn bạo. Nếu chúng ta không có biện pháp hữu hiệu, họ có thể đưa người của họ vào khai phá, trồng trọt, làm nhà cửa trong 50 năm, sinh con đẻ cái, sẽ thành những “làng Đài Loan”, “ làng Hồng Kông”, “ làng Trung quốc”. Thế là vô tình chúng ta mất đi một phần lãnh thổ và còn nguy hiểm cho quốc phòng”. (Đối Thoại online ngày 11-2-2010)
5. Mặt trận tâm lý chiến: Chờ thời cơ
Trong khi bọn bành trướng Bắc kinh đã chuẩn bị một kế hoạch thâm độc để thôn tính nước ta một lần nữa thì đảng CSVN cứ mải mê với luận điệu gỉa trá mà đem dâng đất nước cho họ ngày nào chưa biết. Thiếu tướng Nguyễn trọng Vĩnh cảnh báo “16 chữ vàng là vàng thật hay vàng gỉa”, ông viết:
“16 chữ vàng” mà nhà cầm quyền Trung quốc vẽ ra chỉ là gỉa hiệu. Nó chỉ là lá bùa dán vào miệng để bịt miệng Việt Nam,“để ăn cướp mà không được la làng”. “ xẻo thịt, cắt da Việt Nam cũng không kêu được”. Đáng tiếc là những nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn “Hữu nghị một chiều”. (Đối Thoại online ngày 27-5-2010)
Tại buổi họp báo sáng ngày 6-1- 2010 tại Hà Nội, đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung quốc tại Việt Nam Tôn quốc Tường trả lời câu hỏi của báo Tuổi Trẻ về chủ trương giải quyết tranh chấp biển Đông với Việt Nam, đại sứ Tường trả lời:
“Làm thế nào giải quyết vấn đề đó cũng nêu ra thách thức to lớn đối với ý chí và thiện chí, trí tuệ và khả năng giải quyết vấn đề này. Nếu điều kiện chín muồi, hai bên giải quyết được vấn đề chắc chắn sẽ thúc đẩy phát triển quan hệ hai bên chúng ta. Nếu điều kiện chưa chín muồi, làm cản trở cho quan hệ hai nước thì điều cần phải làm và nên làm là gác lại vấn đề…
“Trong khi phát triển quan hệ song phương và chờ đợi điều kiện chín muồi, hai bên có điều kiện giải quyết vấn đề này tốt hơn và sẽ đưa ra phương án giải quyết hợp lý hơn nữa”. ( Đối Thoại online ngày 6-1-2010)
Trong một cuộc viếng thăm Trung quốc, TBT đảng CSVN Nông đức Mạnh ôm hôn thắm thiết những đồng chí đang kề dao sau lưng mình mà hứa rằng:
“ Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Trung quốc để đưa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện lên một tầm cao mới”. (VOANews online ngày 15-6-2009)
Trong buổi tiếp đón bà Vương chí Trân, chủ tịch Ủy ban Hiệp thương Chính trị Nhân dân quốc gia Trung quốc tại TP. HCM ông thủ tướng Dũng nhận định:
“…mối quan hệ song phương giữa hai nước đã phát triển những năm qua trên tinh thần “láng giếng tốt, bạn hữu tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt”.
“Ông cũng nhấn mạnh rằng 2010 là Năm hữu nghị giữa hai nước và Việt Nam sẵn sàng làm việc với Trung quốc để củng cố hơn nữa mối bang giao song phương”. (VOANews online ngày 7-6-2010)
Bọn đàn em nhẹ dạ cứ bị mắc lừa mãi. Họ bảo mọi việc đều để chin muồi rồi “xơi dễ hơn”. Do đó nếu cứ nghe họ chờ thời cơ chín muồi thì mình cũng đã “rục” rồi. BBC có bài viết về “Một kiểu bá đạo: Made in China” như sau:
“Trung quốc cử tàu ngư chính đi tuần tra tại khu vực biển đảo Trường sa đúng vào lúc ông Nguyễn tấn Dũng sắp gặp ông Hồ cẩm Đào tại Thượng Hải. Hành động này phải chăng là trùng hợp ngẫu nhiên, hay nó có ý nghĩa gì khác?
“Hãy nhìn lại vài ba chục lần trong những năm trở lại đây, mỗi khi có tiếp xúc cấp cao giữa hai đảng và hai nước, Trung quốc bao giờ cũng có “động thái” đặt Việt Nam trước việc đã rồi. Trong nước gọi là “há miệng mắc quai”, nhìn từ phía Việt Nam, hoặc “ trùm chăn lại đánh”, nhìn từ ý đồ của Trung quốc”. (BBC online ngày 28-4-2010)
Việt Nam đã biết gì?
Ông Dương danh Dy với kinh nghiệm nhiều năm làm Tổng lãnh sự bên Trung quốc, ông đã thấy được mọi mưu mô gian manh của tên “đồng chí láng giềng vĩ đại” dùng lời dụ ngọt ngào chờ đến khi nào môi hở thì răng “cắn”.
“Trung quốc- anh láng giềng to, khoẻ, lại tham, xấu tính. Mệt lắm! Lúc hữu nghị mình tưởng nó giúp mình hết sức nhưng mà nó luôn tìm cách thọc gậy. Ngay trong những lúc họ giúp đỡ mình không để ý. Cho nên trong buổi phát biểu gần đây tôi có nói thế này:
“Mắt tôi đã từng thấy thế hệ cha anh bị Trung quốc mang lòng tin ra để đánh lừa, thế hệ tôi cũng có lúc bị Trung quốc mang cái lòng tin ra để đánh lừa. Tôi hy vọng và mong rằng thế hệ sau tôi không mắc những cái nhược điểm đó”. (RFA online ngày 2-7-2009)
Nói chuyện với BBC từ đại học quốc gia St. Petersburg, tiến sĩ Vladimir Kolotov nhận định việc khai thác chung ở Biển Đông, ông đưa ra lời cảnh báo:
“Trong lịch sử Việt Nam, mỗi khi Trung quốc tập trung được lực lượng, xây dựng một nước hiện đại, lần nào cũng là vấn đề rất lớn cho Việt Nam. Bây giờ cũng là thời điểm như thế. Trung quốc mạnh, là đe dọa an ninh cho Việt Nam”.
(BBC online ngày 9-5-2009)
Luật sư Trần Lâm trong bài “Sự thay đổi đã gõ cửa” đưa ra cùng một nhận
định như tiến sĩ Vladimir Kolotov để khẳng định rằng nguy cơ Trung quốc thôn tính Việt Nam là có thật:
“Đã có kết luận qua hàng ngàn năm, khi nào mạnh lên là Trung quốc bành trướng. Có nhà sử học kết luận: Lịch sử Trung quốc là lịch sử bành trướng, đúng là lịch sử Trung quốc không có chiến trường xa. Thành cát Tư Hãn không phải là người Hán. Lúc này Trung quốc đang mạnh. Thôn tính theo hướng phương Nam là thuận nhất”. (Đối Thoại online ngày 10-9-2010 )
Đại Nghĩa sưu tầm
© Đàn Chim Việt
mot xa hoi vietnam bay gio rat thien can ich ky do ky,ho chi biet quyen loi cho ca dan ma khong tha thiet voi dat nuoc,dao duc bi xuong cap cai gi ho cung ban de huong thu
tham nhung hoi lo tu tren xuong duoi thi de sa bay mot nuoc co am muu xam luoc
vi dan viet rat tho o voi ton vong cua dat nuoc
phai sua doi tu duy va mot he thong da lam ton hai cho su doc lap va toan ven lanh tho cua Dat nuoc.