Kinh tế Ba Lan vẫn tăng trưởng
Chỉ còn một vài ngày nữa năm 2009 sẽ kết thúc. Nền kinh tế thế giới nói chung và Liên Minh Châu Âu (EU) nói riêng đã trải qua một năm đầy sóng gió, hậu quả của cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu. Theo công bố mới nhất của cơ quan thống kê Eurostat của EU, nền kinh tế của EU đã giảm 4,5% so với năm 2008, các quốc gia ”đầu tầu” về kinh tế như Đức,Anh, Pháp,Ý đều bị suy giảm. Ba Lan là quốc gia duy nhất trong EU có nền kinh tế tăng trưởng. Đây là kết quả của những cải cách kinh tế liên tục. Cơ sở của những cải cách này bắt nguồn từ kế hoạch chuyển đổi nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường của chính phủ không cộng sản đẩu tiên của Ba Lan, chính phủ do Công Đoàn Đoàn Kết thắng cử và thành lập năm tháng 8 năm1989 .
Một bước tiến dài
Theo số liệu của Eurostat vừa công bố,Ba Lan nằm trong sáu quốc gia có nền kinh tế lớn nhất trong EU. tổng sản phẩm thu nhập quốc dân của Ba Lan năm 2009 là 535,7 tỷ euro, đứng thứ 6 trong EU (sau Đức, Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha),so với năm 2008 tăng 1,2%. Lần đầu tiên tổng thu nhập quốc dân của Ba Lan vượt Hà Lan (515,0 tỷ euro, đứng thứ 7,giảm 4,5% so với năm 2008)
Bình luận về sự kiện trên, Amelia Torres phát ngôn viên về kinh tế của EU nói:”Ba Lan đã thực hiện một bước nhảy ngoạn mục, đây là quốc gia duy nhất trong EU giữ được tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ khủng khoảng kinh tế của thế giới”.
Kể từ khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ ở Ba Lan và đông Âu năm 1989 đến nay, chưa bao giờ Ba Lan đạt được mức phát triển gần với mức phát triển của các quốc gia phát triển nhất trong EU như hiện nay. Đây là kết quả của chính sách kinh tể đúng đắn khởi nguồn từ chính sách kinh tế của chính phủ Công Đoàn Đoàn Kết : lấy kinh tế tư nhân làm chủ đạo, coi trọng các doanh nghiệp nhỏ và trung bình, nhanh chóng tư nhân hóa, cải cách hành chính và luật pháp để thu hút đầu tư nước ngoài v…v.
Cách đây không lâu, tổng thu nhập quốc dân tính theo sức mua của đồng tiền quốc gia của Ba Lan còn thua cả Bỉ và Thụy Điển. Năm nay, nhìn vào bảng thống kê dưới đây, Ba Lan đã vượt họ khá xa. Tuy nhiên đồng zô- ty của Ba Lan còn chịu nhiều ảnh hưởng của đồng euro và đô la Mỹ. Hiện nay chính phủ do đảng Cương Lĩnh Hành Động Công Dân (PO, đảng hậu Công Đoàn Đoàn Kết) đang nhanh chóng hoàn tất các thủ tục để gia nhâp khối các nước EU sử dụng đồng euro.
Trong EU, Ba Lan là quốc gia có dân sổ đứng hàng thứ 6 (38,5 triệu). Với tiềm năng kinh tế như hiện nay, tiếng nói của Ba Lan ngày càng được chú ý nhiều hơn trong EU và trên thế giới. Các tổ chức tiển tệ thế giới đã xếp Ba Lan vào nhóm các quốc gia đã phát triển.
TỔNG THU NHẬP QUỐC GIA CỦA CÁC QUỐC GIA EU NĂM 2009
( Tính theo sức mua của đồng tiền quốc gia, tỷ euro.Số liệu của Eurostat)
1- Đức ………………………………………………….2238,3
2- Anh…………………………………………………..1705,7
3- Pháp…………………………………………………1678,5
4- Ý………………………………………………………1404,3
5- Tây Ban Nha………………………………………1132,6
6- Ba Lan ……………………………………………. 535,7
7- Hà Lan………………………………………………..515,0
8- Bỉ……………………………………………………….302,7
9- Thụy Điển……………………………………………262,1
10- Hi Lạp…………………………………………………261,4
12- Aó………………………………………………………248,9
13- Rumani……………………………………………….219,9
14- CH Czech…………………………………………………..198,9
15-Bồ Đao Nha…………………………………………192,8
16- Đan Mạch……………………………………………152,2
17- Hungaria……………………………………….. 145,7
18- Ai Len……………………………………………….. 143,7
19- Phần Lan……………………………………………141,8
20- Slovakia ………………………………………….. .89,1
21- Bungaria…………………………………………….70,4
22- Slovenia…………………………………………42,6
23- Lit Va……………………………………………………41,8
24- Luc Xăm Bua………………………………………..31,3
25- Latvi…………………………………………………..25,4
26- Estonia………………………………………………19,1
27- CH Sip……………………………………………………….18,0
28- Malta…………………………………………………..7,8
Mức sống ngày một tăng
Khi chế độ cộng sản của Ba Lan sụp đổ năm 1989, mức sống của người dân Ba Lan chỉ bằng ¼ mức sống của người dân Pháp. Sau 20 năm của chế độ dân chủ thật sự mà cuộc cách mạng của Công Đoàn Đoàn Kết đã đem lại, khoảng cách chênh lệch này đã được rút ngắn đáng kể. Hiện nay mức sống trung bình của người dân Ba Lan bằng 60% mức sống trung bình của người dân các nước giầu của EU. Người dân được hưởng những phúc lợi xã hôi như giáo dục, y tế, văn hóa,thể dục thể thao…ngày một tốt hơn.
Theo dự đoán của Eurostat, kinh tế Ba Lan trong 2 năm tới 2010, 2011 sẽ tăng trưởng 1,8 và 3,2%. Chính phủ Ba Lan đã và đang tiến hành nhiều cuộc cải cách như: cải cách hành chính, cải cách hưu trí, giảm bội chi trong ngân sách hàng năm v…v.
Ba Lan hiện có cơ sở hạ tầng tương đối tốt, hệ thống ngân hàng độc lập với nghiệp vụ cao, nền tư pháp độc lập và minh bạch, giá nhân công tương đối hạ so với các nước trong EU, ngành giáo dục đào tạo và cung cấp đội ngũ chuyên gia kỹ thuật cao và công nhân lành nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Đây là những yếu tố rất cơ bản để thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, góp phần giàm tỷ lệ thất nghiệp (tỷ lệ thất nghiệp của Ba Lan hiện nay là 8,4%, xin xem bảng thống kê dưới đây) và phát triển kinh tế.
TỶ LÊ THẤT NGHIỆP CỦA MÔT SỐ QUỐC GIA TRONG EU THÁNG 1O-2009
( Tính theo %, số liệu của cơ quan thống kê Ba Lan GUS, EUROSTAT)
EU………………………………………………………………………9,3
Hà Lan………………………………………………………………..3,7
Aó……………………………………………………………………….4,7
Đan Mạch…………………………………………………………….6,9
CH Czech…………………………………………………………….7,1
Đức…………………………………………………………………….7,5
Ba Lan ………………………………………………………………8,4
Thụy Điển…………………………………………………………… 8,8
Pháp………………………………………………………………… 10,1
Bồ Đào Nha……………………………………………………… 10,2
Ai Len………………………………………………………………. 12,8
Tây Ban Nha……………………………………………………… 19,3
Năm 2010 nền kinh tế của các quốc gia chắc sẽ còn gặp nhiều khó khăn do hậu quả cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới. Tất nhiên Ba Lan cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế. Nhưng với thành tích và kinh nghiệm của năm 2009, sự chuẩn bị đầy đủ cho bước phát triển kinh tế năm 2010, chắc chắn Ba Lan sẽ giữ vững và phát triển được tốc độ tăng trưởng kinh tế như đã dự định.
Warsaw 28-12-2009
——————————–
Nguồn: Nhật báo “DZIENNIK” và “WYBORCZA” Ba Lan
© Đàn Chim Việt Online 2009