WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Một năm nhìn lại: Cuộc khủng hoảng kinh tế tháng 9 năm 2008

Vào ngày 15 tháng 9 năm nay (2009) vừa đúng một năm tròn ngày bắt đầu cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất của Hoa Kỳ kể từ năm 1929. Cuộc khủng hoảng này đã nhanh chóng biến thành một cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

Dấu hiệu đáng mừng là đánh dấu một năm, các chỉ dẫn kinh tế cho thấy Hoa Kỳ hình như đang thoát dần ra khỏi cuộc khủng hoảng.

Chỉ số chứng khoáng Down Jones vượt trên mức 9700 điểm, cao nhất kể từ tháng 11/2008. Giá dầu thô đã đạt đến con số 75 mỹ kim một thùng barrel (dấu hiệu các nhà máy sản xuất và công ty chế tạo bắt đầu hoạt động trở lại), và thị trường nhà cửa cũng có hướng khởi sắc.

Một số kinh tế gia cho rằng “sự phục hồi đã ở trong tầm tay” (the recovery is at hand). Nhưng với sự dè dặt thường lệ, đa số chưa nền kinh tế Hoa Kỳ và thế giới đang trên đà phục hồi. Chỉ số thất nghiệp tại Hoa Kỳ vẫn còn cao, và có thể còn lên nữa trước khi ngừng lại. Các vụ ngân hàng tịch thu nhà vì chủ nhà trả mortgage trễ (foreclosures) vẫn còn gia tăng. Các ngân hàng vẫn còn dè dặt khi cho vay, và cho vay với những điều kiện đòi hỏi hơn. Và nền kinh tế của California, một tiểu bang xưa nay vốn là tiêu biểu của sự sung mãn của Hoa Kỳ vẫn còn tiêu điều. Chỉ số thất nghiệp trên 12%!

Người lạc quan thì chờ đợi, và cho rằng đà suy thoái đang dậm chân tại chỗ và nền kinh tế Hoa Kỳ đang chờ thời điểm thuận lợi để vươn lên.

Nhớ lại một năm trước vào giữa tháng 9, trước khi mùa thu tới, nhân dân Hoa Kỳ vẫn chưa hoàn hồn vì trong cùng một ngày hai cơ sở tài chánh làm trung gian buôn bán chứng khoán lớn và uy tín nhất của Hoa Kỳ là Merryl Lynch và Lehman Brothers đua nhau sụp đổ.

Trước đó các cơ sở tài chánh lớn khác của Hoa Kỳ như Fannie Mae, Feddie Mac (đại công ty cho vay mua nhà cửa) và American International Group – AIG (đại công ty bảo hiểm) cũng đã có vấn đề.

Vào tháng 7, 2008 hai đại công ty Fannie Mae và Freddie Mac đã được chính phủ Hoa Kỳ giành quyền kiểm soát để giữ niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài và qua đó duy trì sự sinh hoạt bình thường của thị trường nhà cửa, một hoạt động tài chánh nòng cốt của nền kinh tế Hoa Kỳ, đang bị đe dọa bởi tình hình “foreclosures”, hậu quả của hoạt động cho vay tiền mua nhà dễ dãi với chương trình subprime mortgage.

Tiếp theo Merryl Lynch thoát nạn phá sản trong đường tơ kẻ tóc sau khi bán cho Bank of America với giá 50 tỉ Mỹ kim.

Và cao điểm, cũng là điểm mốc báo hiệu cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất đầu thế kỷ đã đến khi công ty Lehman Brothers khai phá sản với tòa án liên bang New York ngày 15 tháng 9 năm 2008.

Sau khi Lehman Brothers khai phá sản, thị trường chứng khoán Down Jones tụt hơn 500 điểm (lớn nhất sau vụ đánh khủng bố tháng 9 năm 2001) làm các quỹ hưu bổng và các nhà đầu tư lỗ 700 tỉ Mỹ kim.

Cuộc khủng hoảng tài chánh nói trên tạo ra sự khan hiếm tín dụng (credit crunch) vì các ngân hàng không còn tiền và cũng không muốn cho vay một cách dễ dãi như trước vì lo ngại trước tình hình kinh tế bấp bênh người vay nợ sẽ không có điều kiện trả sòng phẳng. Và một khi thiếu tín dụng, hoạt động đầu tư – và do đó – sinh hoạt kinh tế ngưng trệ.

Chính phủ Bush, và sau đó chính phủ Obama đã nhanh chóng ban hành các biện pháp cứu nguy. Đầu tháng 10/2008 một tháng trước ngày bầu cử tổng thống, tổng thống Bush ký ban hành bộ luật 700 tỉ Mỹ kim khẩn cấp cứu vãn cuộc khủng hoảng tín dụng. Và tổng thống Obama sau khi nhậm chức vào tháng 1, 2009 đã thúc đẩy quốc hội thông qua và ký ban hành bộ luật kích thích kinh tế 787 tỉ Mỹ kim vào trung tuần tháng 2/2009 nhắm mục đích tạo công ăn việc làm và đặt nền móng cho sinh hoạt  kinh tế trong tương lai .

Các chính trị gia cũng như các kinh tế gia thuộc các trường phái khác nhau tranh cãi nhiều về ảnh hưởng của hai bộ luật nói trên. Nhưng qua một năm, các dấu hiệu kinh tế cho thấy chúng bắt đầu ảnh hưởng đến sinh hoạt kinh tế theo hướng tích cực như định ý của các nhà lập pháp.

Nhưng câu hỏi chính là: Cuộc khủng hoảng kinh tế này để lại những dấu ấn gì trong đời sống kinh tế và chính trị của Hoa Kỳ?

Trước hết là ảnh hưởng chính trị. Nhiều người tin rằng cuộc khủng hoảng kinh tế tháng 9/2008 xẩy ra trước ngày bầu cử tổng thống Hoa Kỳ hơn 2 tháng là trận mưa bão biến thành trận lũ kéo phăng chế độ đảng Cộng hòa của George Bush qua một bên lề lịch sử và đã tạo cơ hội để Hoa Kỳ có một vị tổng thống da đen đầu tiên. Biến cố lịch sử này của nước Mỹ có thể sẽ chưa xẩy ra nếu không có cuộc khủng hoảng kinh tế nói trên.

Hậu quả khác là các nhà kinh tế học và các chính trị gia không còn nhìn hai nguyên tắc căn bản của kinh tế tư bản như trickle –down  economics (giúp đỡ cho các đại công ty phát triển làm ăn, tin rằng người nghèo sẽ được hưởng phúc lợi theo) và supply-side economics (giảm thuế – nhất là giảm thuế cho những người giàu có, những tay tư bản – để các nhà tư bản có thêm tiền đầu tư làm cho nền kinh tế chuyển vận mang lại phúc lợi cho xã hội) như là những nguyên tắc vận hành bảo đảm một sự phát triễn kinh tế lâu dài và bền vững.

Bài học có thể rút ra từ cuộc khủng hoảng tháng 9/2008 là nếu các khâu kiểm soát (regulations) không được coi trọng thì những nguyên tắc quý báu trên có thể tạo ra một khung cảnh sinh hoạt kinh tế thiếu kiểm soát đưa đến quá đáng và lợi dụng. Thiếu kiểm soát, giới tư bản (tượng trưng là Wall Street và Main Street – Thị trường Chứng khoán và Ngân hàng) vì nhắm lợi nhuận trước mắt, trở nên chủ quan làm ăn thiếu nguyên tắc. Thí dụ như Ngân hàng Trung ương giảm lãi xuất quá thấp và quá lâu, các dân biểu kiếm phiếu bằng cách khuyến khích mọi người mua nhà dù không đủ điều kiện và làm ngơ trước mọi dấu hiệu bất ổn.

Cuộc khủng hoảng cho thấy những lỗ hổng của chủ nghĩa tư bản quá khích và nhất là nhược điểm của nền kinh tế “tiêu thụ” của Hoa Kỳ. Khi quốc hội thảo luận luật cho phép chi 700 tỉ mỹ kim để cứu nguy các ngân hàng, và sau đó luật kích cầu kinh tế 787 tỉ mỹ kim, nhân dân Hoa Kỳ mới ý thức rằng tiền đó một phần do Ngân Hàng Trung Ương in ra, phần khác là vay mượn (qua sự phát hành ngân khố phiếu) và chủ nợ lớn nhất là Trung Quốc, một nước đang tranh giành thế lực với Hoa Kỳ trên mọi mặt.

Ngoảnh nhìn lại, cuộc khủng hoảng tháng 9 năm 2008 như một cơn gió mạnh sắp qua, và có thể cần một năm hay hai năm nữa để qua hẳn, nhưng sự thể sẽ không còn như nếp cũ.
Cuộc khủng hoảng này báo hiệu rằng Hoa Kỳ trong thế kỷ 21 có thể không còn là siêu cường duy nhất, và Hoa Kỳ cũng không còn các ưu thế kinh tế cũng như quân sự như đã có trong suốt thế  kỷ 20 vừa qua.

Sept. 22, 2009

Bài do tác giả gửi đăng.

Phản hồi