WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Kết thúc để bắt đầu

Quyết tử để hồi sinh*.

Kể từ những năm 70 trở đi, “Đảng Công Nhân Thống Nhất Ba Lan” (ĐCNTNBL) mất dần cộng sản tính ban đầu của nó, đồng thời ngày càng có khuynh hướng thiên về một đảng kiểu Dân chủ – Xã hội (DCXH). Vào giao thời những thập niên 80 và 90, đảng đã trở nên khác hẳn thời Bierut(1) hay Gomulka (2)

Thứ nhất, về mặt kinh tế, lúc đầu ĐCNTNBL thực hành 3 giáo điều của CNXH hiện thực: Sở hữu toàn dân, Kế hoạch hoá và Công nghiệp hoá. Chúng được kiên trì cho tới những năm 60. Nhưng vào thập niên 70, thời Edward Gierek (3), người ta bắt đầu lờ dần những nguyên tắc trên đi để thay thế bằng những đòi hỏi thực tế của cuộc sống. Các giáo điều đã trở thành không tưởng. Vào thập niên 80 sự han rĩ của những nguyên tắc cơ bản của của đảng CS càng trở nên sâu sắc và vì thế nó càng tiệm tiến thêm nữa về hướng DCXH. Chủ thuyết “đa dạng hoá sở hữu” thay thế dần “sở hữu toàn dân”. “Kế hoạch hoá” nhường bước dần cho “cơ chế thị trường” và “Công nghiệp hoá” nhường chỗ cho sự phát triển hài hoà của mọi ngành nghề.

Thứ nhì, ĐCNTNBL, giống như các đảng cộng sản khác ở Đông Âu, khởi thuỷ có trách nhiệm chống lại thế giới bên ngoài, cụ thể là các nước Tây Âu và Hoa Kỳ. Tuy nhiên từ thập niên 70 trở đi, hợp tác với phương Tây đã thay thế cho sự đối đầu. Kẻ thù ý thức hệ ngày nào giờ đã trở thành người bảo trợ, thành ông chủ nợ hữu hảo cho sự phát triển cũng như là nguồn cung cấp kỹ nghệ mới v.v.

Thứ ba, và cũng là sau cùng, với thời gian, ĐCNTNBL đã dần dần bị trí thức và quan liêu hoá, đánh mất hẳn “bản chất giai cấp” cần lao ban đầu. Giai cấp công nhân đã bị gạt ra rìa và chỉ còn được xem như đồ trang sức.

Tất cả những yếu tố trên cộng lại làm cho ĐCNTNBL đã không còn là một đảng cộng sản đúng nghĩa nữa ngay từ rất lâu trước khi bị giải thể. Trong thực tế nó giống với một đảng DCXH hơn. Nghịch lý là ở chỗ ĐCNTNBL, trong suốt lịch sử tồn tại của mình, đã luôn luôn là một thực thể xa lạ ngay với chính những ý thức hệ, tưởng như là “bất di bất dịch” mà nó tự tuyên bố phải trung thành.

Vì vậy, cuối cùng đảng hoàn toàn có thể tự tuyên bố rằng mình đã là một chính đảng DCXH. Tuy nhiên, những nhà lãnh đạo đảng lúc bấy giờ đã không muốn làm như vậy, cốt để cho đảng mới sẽ khỏi phải gánh vác tội lỗi và sai lầm của quá khứ. Chính vì thế họ đã quyết định cùng nhau giải tán đảng cũ và lập ra các đảng mới, mà thực tế chính là sự tiếp tục những công việc mà ĐCNTNBL đã làm trong những ngày tháng cuối cùng của mình. Sáng kiến này đã đưa đến những kết quả mỹ mãn. Mặc cho những cố gắng khác nhau về sau nhằm đổ triệt các tội lỗi của quá khứ lên vai các đảng DCXH (đảng Dân chủ Xã hội Cộng hoà Ba Lan- SdRP (DCXHCHBL) và Mặt trận Nhân dân- (SLD Ba Lan), phần đông người Ba Lan đều cho rằng trong đời sống chính trị của đất nước, các đảng mới đã ra đời và lớn mạnh- tuy có gốc rễ cũ là ĐCNTNBL nhưng với rất nhiều yếu tố mới.
—————
* Giáo sư Pawel Bozyk, nhà kinh tế học. Vào những năm 70 là trưởng Ban Cố vấn kinh tế của Tổng Bí thư Edward Gierek.
Hiện nay không đảng phái.

Không bị bức tử thì không có oan hồn**.

Việc giải thể ĐCNTNBL đã đánh một dấu chấm hết cho chủ nghĩa cộng sản (CNCS) ở Ba Lan. Không thể có CNCS nếu thiếu chính đảng của nó. Tính chất tự nguyện của quyết định trên làm cho nó trở thành một việc không thể đảo ngược được. Tại các nước khác, nơi mà người ta cố ý giải tán hay bức tử các đảng cộng sản, lại chính vì thế, đôi khi vô tình làm cho nó giành lại được cảm tình của quần chúng hoặc thậm chí trở nên có ảnh hưởng mạnh hơn trước. Nếu như ở Ba Lan người ta cũng làm như thế thì có thể đã sinh ra những hậu quả tương tự và tình hình có lẽ sẽ trở nên rắc rối hơn nhiều?.

Nhưng thực tế đã diễn ra khác. Sau khi tự giải tán, các cựu đảng viên ĐCNTNBL đã tìm thấy chỗ đứng mới của mình trong một thể chế chính trị dân chủ và nền kinh tế thị trường. Nhờ thế họ đã không trở thành mối đe dọa thường xuyên cho nền dân chủ mới còn non trẻ. Tuy rằng, đây đó, lúc này hay lúc khác, họ đã lợi dụng những móc ngoặc và địa vị cũ để thủ lợi cá nhân hay băng nhóm… nhưng, nhìn chung, phải nói rằng, nếu ai đó vào những thập niên 70, 80 mong muốn đấu tranh cho một nước Ba Lan thực sự tự do, dân chủ và nhân quyền, có tự do kinh tế rộng rãi để hình thành một xã hội mở…. thì ngày nay họ có thể thoả mãn rằng đã thành công.

Còn những ai đã từng, vì các lý do khác nhau, ước muốn loại bỏ hẳn các công chức và những người có liên quan với chế độ cũ ra khỏi đời sống cộng đồng thì có thể cảm thấy bất mãn. Tôi không thấy thế dù rằng một số kiểu cách sinh hoạt chính trị hiện nay của các nhà hoạt động thuộc ĐCNTNBL cũ buộc ta phải đánh dấu hỏi về mặt đạo đức và thẩm mỹ của họ – nói thẳng ra là kiểu “chơi bẩn”… Tất nhiên sẽ là tốt hơn nếu “Cánh tả” Ba Lan không bị ràng buộc đến thế với “thi thể” của đảng cũ, nếu đứng đầu đảng mới không phải chính là các “lãnh tụ” của đảng cũ, nếu đừng quá “hoài cổ” nước Cộng Hoà Nhân Dân Ba Lan (chế độ cũ) đến thế và nhất là giá mà họ bớt bớt cơ hội đi…

Tuy nhiên việc cứ hù doạ nhau bằng những “tàn dư cộng sản” hay các mối đe doạ khác như một số người đang làm hiện nay là hoàn toàn vô căn cứ. Tôi rất mừng là không có gì phải sợ sệt cả và luôn cố gắng đánh giá họ một cách khách quan theo đúng kết quả hoạt động thực tế của mỗi người.
————-
** Janusz Majcharek, nhà bình luận chính trị, nhà báo.

Không phân biệt đối xử***.

Mười năm đã trôi qua từ khi giải tán ĐCNTNBL. Không một ai phải hối tiếc về quyết định này – một bằng chứng về tính đúng đắn của nó. ĐCNTNBL là một bộ phận không thể tách rời của thể chế Cộng sản. Nó cần phải được chôn vùi cùng với những thất bại của chính chế độ ấy. Tuyệt đại đa số Đại biểu tham dự Đại hội đảng lần cuối cùng đều đã nhận thức được điều đó. Số người mù quáng muốn bảo tồn đảng bằng mọi giá chỉ là thiểu số.

Kết quả của nhận thức đó không chỉ là việc giải tán đảng mà còn là sự tập hợp lại của rất nhiều đảng viên cũ trong một nước Ba Lan mới dân chủ và hoàn toàn độc lập. Nhờ đó mà Thủ tướng Tadeusz Mazowiecki (4) không phải lo ngại các nguy cơ của “bóng ma Cộng sản” lởn vởn đây đó hòng “thọc gậy vào bánh xe” cải cách triệt để của chính phủ ông. Lòng nhiệt thành ủng hộ những cố gắng xây dựng chế độ mới mạnh mẽ tới mức hầu như làm át hẳn những bất mãn xã hội sinh ra bởi những hậu quả không thể tránh khỏi của cuộc cải cách kinh tế triệt để do giáo sư Balcerowicz (5) đề xướng. Nhưng có một điều rất quan trọng không thể không nói đến là việc xoá bỏ ĐCNTNBL đã sẩy ra một cách êm thấm như thế chính là vì Ban lãnh đạo Công Đoàn Đoàn Kết và Chính phủ Mazowiecki đã không hề phân biệt đối sử với các cựu đảng viên của đảng cộng sản và không coi họ như là những công dân “loại hai”. Mãi về sau này một bộ phận được tách ra của “CĐĐK” vừa bị phân liệt mới bắt đầu đòi hỏi “phi cộng sản hoá”, thậm chí đòi đưa những người “vừa hồng vừa chuyên” của ngày xưa vào các vùng “cấm địa”.
Sau khi giải thể ĐCNTNBL, các đảng viên cũ của nó đã gia nhập vào các đảng và các hội đoàn khác nhau. Đa số họ vẫn giữ lại thế giới quan “tả khuynh” của mình và trong hoàn cảnh mới họ tiếp nhận thêm những giá trị cũng như phương thức hoạt động mới theo kiểu các đảng DCXH Âu châu. Đáng tiếc là đã chưa có được một sự đánh giá, tổng kết rạch ròi với CNCS trong quá khứ. Đây chính là một thiếu sót của quá trình cải cách. Những người, vì lý do này hay lý do khác, bị xúc phạm hay đã là nạn nhân của chế độ cũ chưa được nhìn thấy sự “sám hối”, thậm chí chưa được nghe thấy cả những ý định làm việc đó từ phía đảng cộng sản cũ. Tôi cho rằng, giờ đây, sau 10 năm, là thời điểm thích hợp để thanh toán tồn đọng lịch sử này, để tất cả mọi người Ba Lan có thể tha thứ cho nhau, thanh thản, dìu nhau đi về tương lai.
———–
*** Giáo sư Tomasz Nalecz, nhà lịch sử, giảng viên trường Đại học Tổng hợp Varsovi. Vào năm 1989 là một trong những thủ lãnh của “Phong trào mùng 8 tháng Bảy”. Hiện là phó chủ tịch đảng “Liên đoàn Lao động Ba Lan”.

Những Bà đỡ của tiến bộ****.

Sau thất bại trong cuộc bầu cử tháng 6 năm 1998 của đảng cầm quyền, số phận của ĐCNTNBL coi như đã được quyết định, tuy nhiều người chưa kịp nhận thức được điều đó.

Ngày 8 tháng 7 năm 1989, một số đảng viên đã cùng nhau lập ra “Phong Trào Cải cách” (sau này gọi tắt là “Phong Trào mùng 8 tháng Bảy”) mà tôi có vinh dự là một trong những người sáng lập. Ngay từ đầu chúng tôi đã thống nhất với nhau là cần phải thay đổi đảng tận gốc rễ. Vài tháng sau, “Phong trào” đi tới kết luận là cần phải lập ra một chính đảng cánh tả mới. Vì, thứ nhất, ĐCNTNBL với vai trò là một đảng cầm quyền- trong bản thân nó chứa đựng những khuynh hướng chính trị cực kỳ khác nhau: từ quốc gia dân tộc, rồi XHDC cho tới phái tự do – đã không còn có lý gì để tồn tại trong các điều kiện của nền dân chủ đa nguyên. Thứ hai, Ba Lan cần có một đảng cánh tả thực sự theo tôn chỉ của các lý tưởng Xã Hội Quốc tế.

Việc giải tán ĐCNTNBL là sự chọn lựa hoàn toàn tự nguyện và dân chủ (lần đầu tiên trong suốt lịch sử tồn tại của đảng này) của chính các Đại biểu tham dự Đại hội đảng toàn quốc, trong đó có sự đóng góp quan trọng của Bí thư thứ nhất Mieczyslaw F. Rakowski(6) và người cộng sự gần gũi của ông, Bí thư Ban chấp hành Trung ương Leszek Miller(7). Trong cuộc bỏ phiếu ấy “Phong trào mùng 8 tháng Bảy” đã có ảnh hưởng không nhỏ. Hầu như tất cả các thành viên của “Phong trào” đều được bầu đi dự Đại hội. Ngay trong quá trình hội nghị, nhóm XHDC vừa mới được hình thành của chúng tôi đã có ảnh hưởng rất lớn. Kwasniewski, một thành viên của nhóm này đã trở thành thủ lĩnh của đảng mới.
Quyết định giải thể ĐCNTNBL đã được hình thành từ trước Đại hội. Đã có rất nhiều bàn cãi, tranh luận xung quanh vấn đề này. Dĩ nhiên có không ít người, nhất là trong ban lãnh đạo ĐCNTNBL đã không bao giờ chấp nhận được điều này. Tôi cho rằng rằng đây là quyết định hoàn toàn hợp lý khi những người “Cánh tả” cần phải có một “xuất phát điểm” mới trong bối cảnh thực tế đã hoàn toàn thay đổi. Lúc ban đầu chúng tôi nghĩ là sự phân liệt sẽ sảy ra theo kiểu: XHDC hoặc Cộng sản mới. Nhưng điều đó đã không sảy ra. Ở Ba Lan – khác với nhiều nước khác trong khối – một đảng cộng sản kiểu mới đã không được sinh ra. Thay vào đó là sự hình thành của “Liên đoàn XHDC Ba Lan”, phân chia phong trào đổi mới theo tiêu chuẩn của các quan hệ riêng với Walesa hay với CĐĐK. Tập hợp này tỏ ra thiểu sức và sau đó đã bị loại ra khỏi sân khấu chính trị.

Việc giải tán ĐCNTNBL đã đóng lại một trang sử của Ba Lan. Tôi không hoàn toàn chia sẻ quan điểm với một số chính trị gia cánh tả, đánh giá ĐCNTNBL như là một “trào lưu phản bội dân tộc”. Trong đảng này đã từng có nhiều người dũng cảm, tranh đấu quên mình vì nước Ba Lan trong Thế chiến hai cũng như sau hiệp định Jaltar. Vào tháng 10 năm 1956, chính những đảng viên Cộng sản, như tướng Juliusz Hibner và Waclaw Komar, đã chỉ huy quân đội cầm súng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Ba Lan trước sự can thiệp quân sự của Liên Xô…

Nhưng về mặt chính trị, ĐCNTNBL đã hết thời. Di sản có giá trị nhất của nó chính là đảng XHDC (SdRP) Ba Lan được sáng lập bởi các đại biểu của Đại hội cuối cùng của Đảng Cộng sản. Chính đảng XHDC đã cứu “cánh tả” khỏi sự sụp đổ hoàn toàn lúc bấy giờ. Như vậy, không phải ĐCNTNBL đã ra đi hoàn toàn “tuyệt tự”.
———–
**** Giáo sư Jerzy Wiatr, nhà Xã hội học, giảng viên trường Đại học Tổng hợp Varsovi. Vào những năm 81-84 là Giám đốc Viện Mac-Lê. Sau đó trong Ban lãnh đạo của đảng XHDCBL. Hiện ở trong Mặt trận Nhân dân (SLD). Bộ trưởng Bộ Giáo dục dưới thời thủ tướng Cimoszewicz.

Bình mới rượi …..mới?*****.

Việc giải tán ĐCNTNBL và thành lập đảng XHDC Ba Lan là một cuộc giải phẫu tài tình. Bởi nếu coi thực tế là thước đo chân lý thì rõ ràng cuộc “đại phẫu” đã thành công mỹ mãn. Bệnh nhân đã không chết. Một số người cho rằng bệnh nhân đã trở thành người khác, tuy có cùng một xương cốt ấy.
Những người sáng lập đảng XHDC đã thành công trong việc khép lại quá khứ của đảng cũ – “đảng lãnh đạo”- đồng thời mở ra một trang mới trong lịch sử của mình: tham dự vào một sân chơi bình đẳng trong thể chế Cộng hoà đa đảng. Giải tán đảng cũ đồng thời sáng lập ra đảng mới mà không hề làm gián đoạn hay rối loạn các mối liên kết với hàng nghìn các hiệp hội và các phe nhóm hay các tổ chức xã hội khác. Đó quả là một thành công rực rỡ.

Một đảng “tân cổ giao duyên” kiểu như đảng XHDC Ba Lan là một sáng kiến tuyệt vời về mặt tâm lý. Nó là sự hội tụ của quá khứ đã qua với một tương lai đang tới; một cuộc lột xác không đơn giản của nước Cộng hoà Nhân dân Ba Lan, với sự tham gia của đa số nhân dân mang cùng nỗi sợ hãi trước một thị trường tự do cạnh tranh xa lạ và một viễn cảnh không rõ ràng. Đứng trước những thách thức mà viễn cảnh đó gợi ra là hàng triệu người Ba Lan bình thường nhưng quả cảm, khao khát tự do… – và, rất nhanh chóng, họ nhận ra được một ứng cử viên thuộc về đảng XHDC, người mà họ nghĩ rằng có thể có đủ khả năng gánh vác được trọng trách, bất kể quá khứ cộng sản của mình (8)…

Chính đảng mới khi tự nhận mình là hậu duệ của đảng cũ, đương nhiên phải chấp nhận trả giá: không ngừng kiểm điểm lại với quá khứ, với sai lầm và thậm chí với tội ác của ngày xưa. Tuy nhiên, có thể nói là cũng đáng “đồng tiền bát gạo” vì, như thực tế cho thấy các lời kêu gọi “phi cộng sản hoá” v.v…. đã không hề làm cho đảng này yếu đi. Lãnh đạo Tập hợp mới này gồm toàn những người – như Alechsander Kwasniewski nói – được sinh ra sau khi Stalin đã chết. Họ là một thế hệ mới. Còn những người xưa “tội lỗi” hầu hết đã “khuất bóng” rồi… Và từ nay tất cả các sai lầm do đảng mới gây ra từ sau năm 1990 trở đi sẽ được ghi vào cuốn “Biên niên sử” của chế độ mới (tức Nền Cộng hoà Đệ tam) giống như mọi sai lầm của các đảng phái khác đang cùng sinh hoạt bình đẳng trên sân khấu chính trị của chế độ dân chủ này vậy.
———–
***** Giáo sư Wieslaw Wladyka, Nhà lịch sử học, chủ nhiệm tuần san “Chính trị”.

Dominika Wielowieyska.
————————————-
(1) Bierut Boleslaw, Nhà hoạt động Cộng sản. Năm 1948, Tổng bí thư đảng Cộng sản Ba Lan…được coi là người thân Liên Xô và là người chịu trách nhiệm về các cuộc thanh lọc xã hội Ba Lan theo chỉ đạo của LX. Chết tại Moscow.
(2) Gomylka Wladyslaw, Nhà hoạt động Cộng sản. Từ năm 1956 là Bí thư thứ nhất Ban CHTƯ đảng CNTNBL…. Bị buộc từ chức vào năm 1970 sau những cuộc nổi loạn của công nhân Ba Lan.
(3) Gierek Edward, Nhà hoạt động Cộng sản; từ tháng 12/1970 tới tháng 9/1980 là Bí thư thứ nhất Ban CHTƯ đảng CNTNBL. Bị đưa ra khỏi Bộ Chính trị vào năm 1980 sau hàng loạt cuộc đình công trong cả nước. Bị khai trừ đảng năm 1981….hiện nghỉ hưu.
(4) Mazowiecki Tadeusz, Luật sư, nhà báo, nhà hoạt động đối lập. Cố vấn của Lech Walesa và phong trào “Công đoàn Đoàn kết”. Nhiều lần bị tù đày. Tham “dự Hội nghị Bàn tròn”. Thủ tướng không cộng sản đầu tiên của Ba Lan từ tháng 8/1989 đến tháng 12/1990…Hiện là người sáng lập và là chủ tịch “Liên đoàn Dân chủ” Ba Lan….
(5) Balcerowicz Leszek, giáo sư, nhà hoạt động chính trị, giảng viên trường Đại học thương mại. Là tác giả của chương trình cải cách kinh tế triệt để được biết đến dưới tên “liệu pháp sốc” nổi tiếng. Hiện là phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chánh….
(6) Rakowski Mieczyslaw Francziszek, cựu đảng viên cộng sản, nhà báo. Từ 1985 đến 1988 là phó chủ tịch Quốc hội Ba Lan. Từ tháng 9/1988 tới tháng 7/1989 là Thủ tướng. Từ 7/1989 tới 1/1990 là Bí thư thứ nhất Ban CHTƯ đảng CNTNBL.
(7) Miller Leszek, cựu đảng viên cộng sản, nhà hoạt đông chính trường. Từ 1989 là Thư ký Ban bí thư, Uỷ viên Bộ chính trị, Ban CHTƯ đảng CNTNBL. Từ 1/1990 đến 12/1997 lần lượt Bí thư thư nhât, phó Chủ tịch rồi Chủ tịch đảng XHDCCHBL, cựu Bộ trưởng Bộ lao động và chính sách xã hội, Bộ trưởng Bộ nội vụ và hành chánh, Thủ tướng chính phủ CH Ba Lan.
(8) ý nói về việc TT đương nhiệm, cựu đảng viên cộng sản Kwasniewski đã đánh bại thủ lĩnh “thần thoại” CĐĐK Walesa trong cuộc tranh cử tổng thống tháng 12/1995.

Đã nhiều năm trôi qua kể từ ngày Đại Hội “Đảng Công Nhân Thống Nhất Ba Lan” lần cuối cùng (tháng 2 năm 1990) quyết định tự giải thể để thành lập một chính đảng mới – đảng “Xã Hội Dân Chủ – Cộng Hoà Ba Lan”(SdRP). Việc làm đó đúng hay sai?, có ảnh hưởng như thế nào đối với các đảng viên, với toàn xã hội, đặc biệt là đến tiến trình cũng như hiệu quả đổi mới của Ba Lan?. Xin hãy nghe đánh giá của chính các cựu đảng viên, các nhà nghiên cứu lịch sử và các nhà bình luận thời cuộc nổi tiếng Ba Lan.  Bài này do phóng viên Dominika Wielowieyska ghi chép và đăng trên báo “Bầu cử”, tờ báo lớn nhất ở Ba Lan, ngày 29/2/2000.

Các tiểu đề do người dịch đặt

Phản hồi