WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trường luật Stanford kiến nghị bỏ điều 88

Hàng chục người trong mấy năm qua bị hết án tù theo điều 88

Chương trình Luật Quốc tế, thuộc Đại học danh tiếng Stanford của Hoa Kỳ, vừa gửi kiến nghị lên Nhóm Công tác về giam giữ tùy tiện của Liên Hiệp Quốc nhân danh 17 thanh niên Công giáo và Tin Lành đang bị giam ở Việt Nam.

Giáo sư Allen Weiner, Đồng Giám Đốc Chương trình Luật Quốc Tế và Đối Chiếu của Trường Luật Stanford, nhận làm luật sư cho những người đứng đơn thỉnh cầu.

Trả lời từ Hoa Kỳ, ông Allen Weiner giải thích vì sao ông tin rằng chiến dịch này sẽ có tác động đến chính quyền Việt Nam:

Allen Weiner: Việc sử dụng điều 79 và 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam, ít nhất như cách Việt Nam sử dụng với những nhà hoạt động này, vi phạm luật nhân quyền quốc tế.

Nếu Nhóm Công tác LHQ xác nhận điều này, chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ tuân thủ nghĩa vụ quốc tế bằng việc thả họ, và trong tương lai không còn lạm dụng quyền lực dựa trên luật trong nước. Và ngay cả nếu Việt Nam không chịu tuân thủ, ý kiến có lợi từ Nhóm Công tác có thể giúp vận động những phía khác – các tổ chức phi chính phủ (NGO), tổ chức quốc tế và các nước có quan hệ quan trọng với Việt Nam – để đòi Việt Nam tôn trọng các ràng buộc nhân quyền.

Việc này có thể cho Việt Nam một số lý do thực tiễn để ngừng lạm dụng hệ thống luật pháp.

BBC: Về mặt thủ tục, Nhóm Công tác LHQ sẽ xem xét lá đơn của ông như thế nào?
Nhóm Công tác về giam giữ tùy tiện của LHQ là một cơ quan độc lập gồm các chuyên gia hoạt động dưới quyền Ủy ban Nhân quyền LHQ. Họ sẽ chuyển đơn cho chính phủ Việt Nam để nghe bình luận. Thông thường họ yêu cầu có trả lời trong vòng 90 ngày.
Nếu Việt Nam trả lời, Nhóm Công tác sẽ chuyển lại phản hồi cho người đứng đơn và yêu cầu cung cấp hồi âm về bình phẩm của chính phủ Việt Nam.

Khi đã sẵn sàng ra quyết định, Nhóm Công tác sẽ có bình luận, không mang tính ràng buộc, là liệu những người này đã bị giam cầm tùy tiện hay không.

Nếu Nhóm Công tác thấy rằng họ đã bị giam cầm tùy tiện, họ sẽ gửi thư kiến nghị cho chính phủ Việt Nam.

BBC: Vì sao toàn bộ 17 người được ông đề cập trong đơn đều liên quan Dòng Chúa Cứu Thế mà không phải những trường hợp khác?

Chúng tôi gửi đơn đại diện cho những người đã tìm đến tôi nhờ giúp đỡ.

Bản thân tôi không lựa chọn đại diện cho những ai từ những người có thể đã bị giam cầm tùy tiện ở Việt Nam.

17 người này có điểm chung là chính phủ Việt Nam bắt giữ họ trong một phần cuộc tấn công vào những người hoạt động thông qua mạng xã hội, gồm cả hình thức báo chí công dân và viết blog, cùng hoạt động đào tạo liên quan.

Họ đều tham gia vào những hình thức hoạt động hợp pháp mà chính phủ Việt Nam dường như thấy bị đe dọa và tìm cách trấn áp.

BBC: Ông có chia sẻ quan điểm của một vài dân biểu Mỹ gần đây, như ông Frank Wolf, cho rằng chính phủ Mỹ nhẹ tay với Việt Nam trong vấn đề nhân quyền?

Tâm điểm lá đơn của chúng tôi xoay quanh hành vi của chính phủ Việt Nam, chứ không phải Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, nếu Nhóm Công tác LHQ kết luận rằng việc giam giữ các nhà hoạt động này vi phạm luật quốc tế, tôi hy vọng chính phủ Mỹ sẽ ủng hộ nỗ lực giúp trả tự do cho họ.

BBC: Việt Nam luôn nói các tổ chức phi chính phủ đặt ở nước ngoài và tổ chức của Việt kiều muốn chính trị hóa nhân quyền. Ông trả lời thế nào?

Các chính phủ cấm đoán nhân quyền có hệ thống và thường xuyên luôn nói các NGO vận động cho nhân quyền đang chính trị hóa vấn đề, hay can thiệp công việc nội bộ.
Đó là cách đánh lạc hướng khỏi thực tế. Chính phủ Việt Nam đang dùng quyền lực nhà nước, lạm dụng hệ thống tư pháp để hạn chế quyền dân sự và chính trị của công dân.

Những quyền này không phải do người ngoài áp đặt cho Việt Nam mà dựa trên Hiệp ước quốc tế mà Việt Nam chấp nhận.

Điều đang bị chính trị hóa ở đây là hệ thống tư pháp Việt Nam. Luật pháp và tòa án đang bị dùng làm công cụ của chính thể để đàn áp hoạt động chính trị, xã hội, đe dọa những người kêu gọi dân chủ hay phản đối chính sách của chính phủ.

Nguồn: BBC

 

3 Phản hồi cho “Trường luật Stanford kiến nghị bỏ điều 88”

  1. ĐẠI NGÀN says:

    LUẬT PHÁP VÀ CHÍNH TRỊ

    Nguyên lý cao nhất của luật pháp là nguyên lý bảo vệ chính trị. Chính trị đây là chính trị chính đáng của xã hội, chính trị tự do dân chủ thực chất và thật sự đúng đắn, đúng nghĩa. Bởi chỉ có chính trị đúng đắn mới có thể giúp mọi cá nhân và xã hội con người phát triển. Chính trị cũng còn là nền tảng của sự phát triển mọi mặt cụ thể như kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, đời sống nói chung, nếu quả thật chính trị đó là chính trị nhân bản, chính trị tự do dân chủ hoàn toàn khách quan, thiết yếu, đúng nghĩa.
    Bởi ý nghĩa bản chất của luật pháp thật sự chỉ là công cụ thiết yếu sử dụng cho xã hội. Có nghĩa luật pháp chỉ chủ yếu nhằm điều chỉnh các quan hệ dân sự sao cho tốt đẹp giữa mọi người, điều chình mọi sự vi phạm đạo đức, luân lý, vi phạm các nguyên tắc xã hội về sự phạm tội hình sự, tức về sự an toàn xã hội của mọi thành viên về mặt đời sống, danh dự, phẩm giá, tài sản, quyền lợi chính đáng nói chung. Đó là những gì cơ bản luôn luôn phải được quy định ra trong mọi hiến pháp mang chất tự do, dân chủ đúng nghĩa.
    Thế nên nếu luật pháp chỉ nhằm phục vụ chính trị theo kiểu hạ cấp, tức chỉ là con sen, là tôi đòi của chính trị theo kiểu lệch lạc, phản xã hội, là kiểu chính trị theo nguyên tắc độc tài, độc đoán, phản lại mọi ý nghĩa tự do dân chủ thiết yếu, khách quan, đích thực, chính trị ấy thật sự sai lầm, phi nhân bản, phản con người, phản đời sống, và luật pháp đó thay vì là phương tiện tốt đẹp của xã hội, trở thành gông cùm của con người và của toàn xã hội.
    Các Mác là nhà học thuật duy nhất trong lịch sử loài người chủ trương sự độc tài chuyên chính.
    Tức Mác đã đề cao chính trị một cách sai trái, lẩm cẩm, hạn hẹp, thấp kém, tà mị.
    Bởi Mác chủ trương chuyên chính vô sản là thái độ phi khoa học, phi thực tế, phi khách quan, phi con người, phi lịch sử, phi xã hội.
    Tài sản là cơ sở tiện ích của mỗi cá nhân. Mọi loài sinh vật đều không thể không có cái gì đó có tính tư riêng, thiết yếu trong cuộc sống. Đó là quan điểm hoàn toàn ngu dốt, mà mị của Các Mác.
    Xã hội sinh học là xã hội vừa trên nền tảng đấu tranh, vừa trên nền tảng cộng tồn, hợp tác, phân công chức năng nói chung. Điều đó đúng trong mỗi cơ thể, mỗi cá thể, mỗi thành phần xã hội và của tổng thể xã hội. Mác chỉ chủ trương đấu tranh giai cấp kinh tế, đó đúng là người thiển cận, u tối, thậm chí phi khoa học, dốt nát về mặt nhận thức tổng thể.
    Cho nên quan điểm đấu tranh giai cấp, thiết lập chuyên chính giai cấp, chuyên chính của giai cấp vô sản để thành lập xã hội phi giai cấp, để giải phóng loài người, đó là quan điểm điên loạn, phản trí thức, phản khoa học của Các Mác mà không là gì khác. Bởi vì con người cơ bản là sống bản năng ích kỷ. Chỉ có giáo dục, có hoàn cảnh đời sống phù hợp, chỉ có bản chất tự nhiên cao quý, trong sáng, mới đưa con người lên những suy nghĩ tầm cáo, tới lòng vị tha, tới quan điểm xã hội đúng nghĩa. Đằng này Mác u mê dựa vào quan điểm biện chứng mơ hồ, siêu hình, huyền hoặc của Hegel để cho rằng sự đấu tranh của hai mặt đối lập trong lịch sử khiến giai cấp vô sản phải là đầu tàu lãnh đạo xã hội, thực chất chỉ là quan điểm phản động, quan điểm lừa mị, quan điểm ngu tối của Mác đối với chân lý của nhân loại.
    Cho nên bất kỳ hiến pháp nào, bất kỳ luật pháp nào, nếu dựa vào quan điểm đấu tranh giai cấp của Mác, thổi phồng một cách vô lối giai cấp vô sản, giai cấp bần cố nông, giai cấp nông dân một cách giả tạo, đó đều không phải là hiến pháp, luật pháp đúng nghĩa của một đất nước lành mạnh, của xã hội trong sáng, chính đáng, của chính nghĩa chính trị, mà chỉ là luật pháp, hiến pháp của thiểu số lợi dụng xã hội, lợi dụng lịch sử, lợi dụng giai cấp dựa theo các lý thuyết hoàn toàn mơ hồ, hoang đường, sai trái, phản khoa học, phản tri thức của Các Mác.
    Bởi Mác chủ trương một xã hội đại đồng trong tương lai được gọi là xã hội cộng sản khoa học, ở đó không còn tư hữu, không còn tiền tệ, không còn thị trường, không còn pháp luật, không còn nhà nước, chỉ còn thế giới vô sản quốc tế, chỉ có sự phân công lao động tự nguyện, quả thật là quan điểm ngu khờ, tăm tối, ngu dốt mà chính Các Mác đã mà mị nhân loại về mặt khoa học, mặt nhận thức, mắt triết học.
    Một học thuyết hoàn toàn phản xã hội, phản khoa học, phản chân lý, phản khách quan như thế, mà trước đây có một thiểu số trí thức được gọi là trí thức XHCN, vô nhận thức, vô lương tâm, mù quán, nô dịch, tôn vinh lên là đỉnh cao của trí tuệ loài người, quả thật chỉ là điên khùng, u mê cũng chẳng kém gì Mác.
    Cho nên chuyện trường luật danh tiếng Stanford kiến nghị để thay đổi hay bãi bỏ một hai điều luật nào đó của VN trong bộ luật hình sự sở tại hiện nay, đó là điều để cho bàn dân thiên hạ và nhà nước VN ngày nay lưu ý, ở đây không cần phê phán cụ thể, chỉ cần nhận xét chung trên quan điểm khoa học, triết học, xã hội và con người như trên kia đã nói mà thôi.

    Võ Hưng Thanh
    (29/7/12)

  2. Ngu Hết Biết says:

    Mấy thằng Mẽo này lắm chuyện vớ vẩn.
    Bỏ điều 88 (tượng trưng cho đôi còng số 8) thì tiêu tùng mẹ nó đảng sao?
    Không thể được….
    Mấy anh ở trường Nuật sò ten fò có thể đề nghị sửa thành luật 99 hay 77 hay 66…gì gì đó…thì may ra đảng anh minh còn si nghĩ…

    Bỏ Nuật nà không lược…

    Vn mình anh hùng nên không hề nghe ý kiến ý cò…vì bọn nó chỉ là…phản động…

    Còn về nhục quốc thể thì không hề gì….vì cả thế giới cũng không có vị thủ tướng nào ra diển đàn thế giới mà rên rỉ ỉ ôi:…Vn còn nghèo…..nhưng phở thì nửa triệu 1 tô và dàn xe khủng thì nhiều vô biên…

    Như vậy mới là nhục

  3. Điếc đặc says:

    Luật phi lý đến mức người ta chướng mắt phải góp ý thì cũng hơi kỳ đó nghen…

Leave a Reply to ĐẠI NGÀN