WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel & chế độ quân dịch

Chuck HagelNgày 31/1/2013 Ủy ban Quân vụ Thượng Viện đã chất vấn cựu Thượng nghị sĩ Chuck Hagel trước khi bỏ phiếu đề nghị Thượng Viện phê chuẩn (hay không phê chuẩn) ông Chuck Hagel vào chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ theo sự bổ nhiệm của tổng thống Obama.

Cuộc chất vấn gay gắt vì những tiếng nói mạnh mẽ phản đối sự bổ nhiệm đều do các Thượng nghị sĩ Cộng Hòa cùng đảng với ông Chuck Hagel. Hai Thượng nghị sĩ John McCain (Cộng Hòa – Arizona) và Lindsey Graham (Cộng Hòa – South Carolina) chọc mũi dùi vào lập trường của ông Chuck Hagel đối với cuộc chiến tại Iraq, đối với Iran và nhất là đối với ảnh hưởng của Do thái đối với quốc hội và chính trường Mỹ. Các vị Thượng nghị sĩ của đảng Cộng Hòa thừa biết rằng đảng Dân Chủ đang nắm đa số tại Thượng Viện nên trước sau Thượng Viện cũng phê chuẩn sự bổ nhiệm ông Chuck Hagel bởi tổng thống Obama. Nhưng đảng Cộng Hòa chất vấn ông Chuck Hagel với mục đích chận trước khuynh hướng “không giống chính sách của đảng Cộng Hòa” của ông Chuck Hagel. Dùng một kỹ thuật  “thiếu quân tử”, Thượng nghị sĩ John McCain yêu cầu ông Chuck Hagel trả lời bằng “Đúng” hay “Sai” nếu nhìn lại biểu quyết chống “đưa thêm quân sang Iraq” (gọi là “surge”) của Thượng nghị sĩ Hagel năm 2007 khi quân đội Hoa Kỳ đang gặp khó khăn tại đó. Quyết định đưa thêm quân này do Thượng nghị sĩ John McCain đề nghị và đã cứu vãn được sự thất bại của Hoa Kỳ tại Iraq để sau đó có thể an toàn rút quân như Hoa Kỳ đã thực hiện cuối năm 2011. Thượng nghị sĩ John McCain nhiều lần ngắt lời không cho Thượng nghị sĩ Chuck Hagel trả lời bằng cách giải thích, vì nếu được giải thích ắt ông Chuck Hagel sẽ trả lời rằng biểu quyết “chống” của ông “không đúng mà cũng chẳng sai” vì thực tế cho thấy Hoa Kỳ đã thất bại đối với toàn bộ cuộc chiến tại Iraq, một cuộc chiến đắt giá về tiền bạc và nhân mạng mà Thượng nghị sĩ John McCain đã hết mình cổ võ.

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cái loa của Do Thái tại Thượng Viện đã đi xa hơn. Sau cuộc điều trần, trong khi ủy ban Quân vụ Thượng Viện đang cứu xét ông lớn tiếng đề nghị tổng thống Obama rút lại sự bổ nhiệm ông Chuck Hagel. Lời kêu gọi này hàm ý hăm dọa nếu tổng thống không rút, ông có thể dùng thủ tục “filibuster” để ngăn cản sự biểu quyết của khoáng đại Thượng Viện. Toàn là những cú đánh độc để làm giảm uy tín của ông Chuck Hagel.

Nhưng hãy đi vào chuyện thực tế. Sau khi ngồi yên ở ghế Bộ trưởng quốc phòng ông Chuck Hagel cần làm những gì? Ông Harlan Ullman, Chủ tịch Kilowen Group, một tổ chức chuyên nghiên cứu các kế hoạch cố vấn cho các chính phủ trên thế giới, các nhà kinh doanh và là Group cố vấn chính yếu của Atlantic Council tại Washington D.C. trong một bài xã luận ngày 6/2  nhan đề “The Trials of Chuck Hagel” chủ trương rằng:

Trong 3 mục tiêu trong chương trình làm việc của ông Chuck Hagel gởi đến Ủy ban Quân vụ Thượng Viên trước cuộc điều trần là:

(1) Giữ cho Afghanistan ổn định sau khi Hoa Kỳ rút quân vào giữa năm 2014

(2) Duy trì khả năng kỹ thuật vũ khí của quân đội Hoa Kỳ và

(3) Ổn định an sinh của binh sĩ,

Ông Ullman đề nghị ổn định an sinh và cải thiện điều kiện sinh hoạt và chiến đấu của binh sĩ cần được đưa lên hàng đầu. Qua 12 năm chiến tranh tinh thần binh sĩ đã mỏi mệt cần được chăm sóc hơn. Ông nhận xét rằng hiện nay trong cơ cấu nhân sự tại Bộ quốc phòng không có ai ở cấp thứ trưởng lo cho an sinh của binh sĩ.

Ngoài ra ông Ullman đề nghị ông Chuck Hagel hãy cùng tổng thống Obama xét lại chính sách “chuyển hướng sang Á châu”. Ông cho rằng sự chuyển hướng quá sớm làm cho đồng minh của Hoa Kỳ từ ven Đại Tây Dương lên đến eo biển Bering và bên Âu châu lo lắng một cách không cần thiết.

Sau cùng ông Ullman cho rằng dù vấn đề ngân sách và giảm thâm thủng được quốc hội và tòa Bạch Ốc giải quyết như thế nào, ngân sách quốc phòng cũng sẽ bị cắt giảm và ông tân bộ trưởng cần có kế họach thích ứng cho một quân đội “nhà nghèo”. Ông Ullman nhận xét rằng Bộ quốc phòng Hoa Kỳ có nhiều chuyên viên “tiêu tiền” nhưng không có chuyên viên “tiết kiệm tiền”.

Về chương trình duy trì khả năng vũ khí ông Ullman đồng ý với Ông Chuck Hagel, nhưng ông nhấn mạnh rằng Bộ quốc phòng cần hướng vào sự phát huy trí tuệ về chiến lược toàn cầu cũng như chiến thuật để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của tình thế trong tương lai.

Ông Ullman trưng dẫn hai tác phẩm:  (1) cuốn “Dereliction of Duty” của H.R. McMaster và (2) cuốn “Bureaucracy Does its Thing” của cựu đại sứ Robert Komer viết về nguyên nhân thất bại tại Việt Nam của Hoa Kỳ là do (1) sự chểnh mảng trong nhiệm vụ và (2) nạn nhân của bộ máy thư lại để cảnh giác hai ông John Kerry (Bộ trưởng Bộ Ngoại giao) và Chuck Hagel là hai người từng tham chiến tại Việt Nam về sự nguy hiểm của thư lại và sự coi thường nhiệm vụ công.

Tuy nhiên có một thiếu sót trong cuộc điều trần ngày 31/1 và trong các đề nghị của ông Harlan Ullman là chính sách “quân dịch” không ai đề cập đến. Và đó mới là mấu chốt của vấn đề nhân sự quốc phòng và sức mạnh tiềm tàng của một quốc gia. Link: (http://www.tranbinhnam.com/binhluan/Hoa_Ky_Va_Che_Do_Quan_Dich.html)

Năm 2006 lúc chiến tranh Iraq đang ở cao điểm Dân Biểu Charles Rangel (Dân Chủ – New York, 1971 – 2010) đưa ra đề nghị tái lập chế độ quân dịch và quốc hội cũng như báo chí đã đáp ứng một cách lạnh nhạt. Nhưng đó là đề nghị hữu lý nhất để giải quyết vấn đề nhân sự và nâng cao tinh thần quân đội.

Hoa Kỳ từng ban hành chế độ quân dịch trong thời gian có cuộc nội chiến (1861-1865), và trong hai cuộc Thế chiến (Thế chiến I: 1914-1918, Thế chiến II: 1941-1945). Chế độ này được tái thiết lập năm 1948 khi cuộc chiến tranh lạnh bắt đầu và chấm dứt năm 1973 khi Hoa Kỳ ký hiệp định Paris và rút quân ra khỏi Việt Nam.

Trong 40 năm qua quân đội Hoa Kỳ gồm toàn quân nhân tình nguyện. Thanh niên Hoa Kỳ chưa biết thế nào là quân dịch. Ngay cả các chính trị gia cũng vậy, ngoài những vị cao niên trưởng thành trong thời kỳ luật đó còn hiệu lực của những năm 1948 đến năm 1973.

Trong số người tình nguyện ngoài thành phần sĩ quan thuộc con cái gia đình có truyền thống lãnh đạo quân đội hay các thanh niên ưu tú chọn binh nghiệp để lập sự nghiệp, phần còn lại tình nguyện nhập ngũ đa số vì nghèo (một tỉ số rất nhỏ tình nguyện nhập ngũ để phục vụ quốc gia như được ghi nhận sau cuộc khủng bố ngày 11/9/2001).

Chế độ quân đội chỉ gồm người tự nguyện sẽ rất bình thường trong thời bình, nhưng khi có chiến tranh (như Hoa Kỳ từ năm 2001 đến nay và còn tiếp diễn) có sự chết chóc thì chế độ tự nguyện vừa hạn chế nhân lực quốc phòng vừa bày ra một sự bất công. Con nhà nghèo chết ngoài chiến trường, trong khi con nhà giàu yên ổn trên ghế đại học.

Chế độ một quân đội hoàn toàn tự nguyện như hiện nay của Hoa Kỳ có dấu hiệu bất ổn. Qua sự điều quân chiến đấu tại Iraq và Afghanistan người ta thấy nhiều đơn vị quân đội vừa hoàn tất một vòng chiến đấu trở về chưa kịp hưởng những ngày đoàn tụ bên cạnh vợ con đã được điều động trở lại chiến trường. Là quân đội tự nguyện họ không có quyền than vãn, đành khăn gói từ biệt vợ con lên đường. Các sĩ quan chỉ huy của họ cũng vậy. Là quân nhân, tuân hành lệnh cấp trên họ cũng phải vui vẻ lên đường để làm gương cho quân nhân dưới quyền. Nhưng gia đình họ cảm thấy có một cái gì không ổn. Có chiến tranh có nghĩa là lúc tổ quốc lâm nguy, và trách nhiệm là của mọi người dân đâu phải chỉ riêng cho những ai tự nguyện.

Đó là chưa nói đến các quân nhân trừ bị. Họ được gọi nhập ngũ như giao kèo đã ký với chính phủ, nhưng họ đều có một đời sống dân sự cần ổn định.Thế nhưng vừa từ chiến trường về đang lo sắp xếp trở lại đời sống dân sự thì lại có lệnh gọi. Họ phải lên đường, dù vợ con nheo nhóc và đời sống gia đình bị xáo trộn. Toàn bộ bức tranh là một cái gì thiếu công bình cho những người lính tự nguyện và những quân nhân trong đội ngũ trừ bị.

Hiện nay cuộc chiến Iraq đã kết thúc, cuộc chiến Afghanistan sắp tàn, nhưng tình hình trên thế giới (Á châu Thái Bình Dương, Bắc Phi, Trung Đông) đều báo hiệu những bất ổn tiềm tàng và quân đội Hoa Kỳ cần sẵn sàng ở tư thế mạnh để bảo vệ an ninh quốc gia và duy trì tư thế lãnh đạo thế giới hơn bao giờ hết.

Trên tất cả các chương trình của ông Chuck Hagel, việc tái thiết lập chế độ quân dịch phải là cái xương sống của chính sách quốc phòng của Hoa Kỳ.

© Trần Bình Nam

© Đàn Chim Việt

1 Phản hồi cho “Bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel & chế độ quân dịch”

  1. danluan13 says:

    Hoa kỳ đang dần đi vào suy yếu.
    Nhiệm kỳ 2 của tổng tống Obama sẽ không còn mạnh về đối ngoại
    Dàn nội các mới không sánh được như người cũ
    Thời đại hoàng kim của cải ê hề tiêu tiền như rác đã cáo chung.

    Nước Mỹ đã từng giầu nhờ chiến tranh
    Nay đang suy yếu vì tiêu xài hoang phí
    Nghèo, mọi thứ đang cắt giảm, gây chia rẽ
    Dân chúng chán ngán vì đời sống ngày càng khó
    Lưỡng đảng thiếu đoàn kết và Quốc Hội chia rẽ trầm trọng
    Đất nước và người dân đều mắc nợ, nợ nần ngày càng tăng cao
    Người dân nghèo, càng nghèo thêm
    Người dân trung lưu nay cũng không có của để dành.

    Mỹ hãy thôi làm người hùng cảnh sát quốc tế
    Thế giới đang biến đổi nhờ tin học
    Nước nghèo đang trỗi dậy và nước giầu đang đi xuống
    Nếu không chiến tranh, con người có hạnh phúc?
    Muốn sống và hạnh phúc hãy sửa soạn chiến tranh.

    Phải đánh Tàu đạo tặc!

    kbc

Leave a Reply to danluan13