WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cay đắng người phụ nữ gần 30 năm mang “lốt” đàn ông

Chị Thanh và con nuôi.

Chị Thanh và con nuôi.

Sự tắc trách của bệnh viện địa phương phần nào làm thay đổi bản chất của người phụ nữ mang “lốt” đàn ông. Nhưng oái ăm nhất chính cái nghèo mới là thủ phạm “cướp” đi quyền về giới tính của cô.

Ngày Sở Tư pháp yêu cầu thành lập Hội đồng giám định y khoa kiểm tra giới tính để làm lại giấy khai sinh, gia đình cô đã vui mừng biết nhường nào, nhưng chỉ vì thiếu 15 triệu đồng chi phí mà gia đình lại cay đắng nhìn con mình tiếp tục mang “lốt” đàn ông và dằn vặt trong đau khổ.

tắc trách của bệnh viện địa phương phần nào làm thay đổi bản chất của người phụ nữ mang “lốt” đàn ông. Nhưng oái ăm nhất chính cái nghèo mới là thủ phạm “cướp” đi quyền về giới tính của cô.

Ngày Sở Tư pháp yêu cầu thành lập Hội đồng giám định y khoa kiểm tra giới tính để làm lại giấy khai sinh, gia đình cô đã vui mừng biết nhường nào, nhưng chỉ vì thiếu 15 triệu đồng chi phí mà gia đình lại cay đắng nhìn con mình tiếp tục mang “lốt” đàn ông và dằn vặt trong đau khổ.

Sai một li…

Vào những năm bao cấp, cái ăn còn khó lót lòng nói gì đến việc sinh con đẻ cái. Vốn khó khăn trong việc sinh con, mãi đến năm 1984, bà T.T.G (SN 1964, ngụ xã Minh Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) sinh hạ được đứa con đầu lòng, ông N.V.K (SN 1964, chồng bà) mừng khôn xiết khi có con nối dõi tông đường. Niềm vui chưa kịp đón nhận thì vợ chồng bà G phát hiện bộ phận sinh dục của đứa trẻ có biểu hiện lạ.

Gom góp chút ít tiền nong, cả hai đón xe đò đưa con lên Bệnh viện Nhi Đồng I, TPHCM kiểm tra. Theo chuẩn đoán của bác sĩ, bộ phận sinh dục đứa trẻ chỉ có một cục u nhỏ lên, hé một khe nhỏ để đi tiểu tiện, do còn quá nhỏ nên các y bác sĩ không thể phẫu thuật, phải gắn hậu môn giả ngay bên cạnh hông cho cháu bé sinh hoạt… Giới tính bác sĩ khẳng định là nam nên gia đình về quê làm giấy khai sinh là Ngô Văn H.

Ngồi trò chuyện với chúng tôi, H nước mắt ngắn nước mắt dài nghẹn ngào: “Từ lúc nhận thức được và với những thay đổi cơ thể ở tuổi dậy thì, em đã biết mình là nữ giới. Nhưng làng trên xóm dưới và ở trường học ai cũng cho rằng em là con trai, đi học cũng phải mặc đồ nam giới, trong lớp thầy cô cũng xếp chung bàn với đám bạn trai. Lúc nào trong đầu cũng có sự mặc cảm, bạn bè không động viên an ủi mà ngược lại còn trêu chọc xa lánh… Vì vậy khi lên lớp 6 em đã bỏ ngang việc học, đi mưu sinh phụ giúp gia đình”.

Tới lúc này, khi gia đình đưa H đi bệnh viện kiểm tra lại thì các bác sĩ mới khẳng định H mang giới tính nữ.

Biên bản xác định giới tính của chị H.

Biên bản xác định giới tính của chị H.

Đi một dặm

Niềm vui khi trở về con người thật của mình chưa được bao lâu thì H phải đối diện với nỗi đau tột cùng. Đến tuổi dậy thì, mỗi khi tới kỳ kinh nguyệt là bị ứ đọng bên trong, do âm vật cấu tạo khác thường, kinh không thoát ra ngoài bị ứ lại. Tất tả vay mượn bà con lối xóm khắp nơi, bà G đưa con vào Bệnh viện Từ Dũ phẫu thuật.

Rót chén trà nước mời khách, bà G đưa bàn tay sần sùi vuốt lên mái tóc H nói: “Là một người mẹ tôi đau đớn biết mấy khi con mình sinh ra không lành lặn như bao đứa trẻ khác. Mỗi khi nhìn H ngồi ủ rũ khóc một mình là lòng tôi đau như cắt từng khúc ruột. Mãi đến khi nó được bác sĩ phẫu thuật trở lại đúng với con người của mình thì vợ chồng tôi nhẹ nhõm biết nhường nào. Từ khi trở về đúng bản chất, H vui vẻ mặt đồ nữ giới, hòa nhập với bạn bè và gia đình cảm thấy hạnh phúc tột cùng”.

Cũng như bao người con gái khác, chuyện tình cảm lứa đôi đã nảy nở trong con người H, chị đã gặp được người con trai tâm đầu ý hợp. Nghiệt ngã thay lúc hai người đến làm giấy kết hôn thì chỉ nhận cái lắc đầu nguầy nguậy từ chính quyền địa phương, bởi trong giấy tờ ghi là Ngô Văn H, với giới tính ban đầu là nam.

Ông K – cha H – chậm rãi nói về nỗi đau, nỗi khổ của gia đình trong tiếng nghẹn: “Sau khi phẫu thuật cho con gái trở lại giới tính nữ xong, các bác sĩ bệnh viện Từ Dũ có viết giấy chứng nhận để về làm lại giấy khai sinh. Tuy nhiên, do hoàn cảnh gia đình khó khăn và cũng do chủ quan không nghĩ đến hậu quả lớn sau này nên tôi cũng quên bẵng đi. Hơn một năm sau, vợ chồng tôi ra chính quyền làm lại giấy khai sinh thì mới phát hiện đã mất giấy chứng nhận của Bệnh viện Từ Dũ. Từ đây, những rắc rối liên tiếp đổ lên đầu đứa con gái vô tội”.

Cũng theo ông K, khi ra làm giấy khai sinh cho H, chính quyền xã chỉ lên Phòng Tư pháp huyện Chơn Thành. Sau đó đơn vị này hướng dẫn ông lên Sở Tư pháp tỉnh Bình Phước để được chứng nhận. Tại đây, các cán bộ Sở Tư pháp yêu cầu phải thành lập Hội đồng giám định y khoa thì mới có thể công nhận giới tính cho H.

Tiếp lời chồng, bà G nói trong nước mắt: “Để thành lập Hội đồng giám định y khoa xác định lại giới tính cho con gái tôi thì phải có 15 triệu đồng tiền chi phí. Tài sản cả nhà có bán hết cũng chỉ được vài triệu thì lấy tiền đâu ra mà lo cho con. Do đó lại phải ra về”.

“Bẵng đi một thời gian dài, năm 2010, khi con gái tôi lấy chồng thì lúc này những rắc rối mới thật sự đến với gia đình tôi. Vì trong giấy khai sinh giới tính ghi là nam nên H không thể đăng ký kết hôn. Gia đình chúng tôi lại phải tiếp tục đi xin thay đổi lại giới tính cho con. Lần này, các cán bộ Phòng Tư pháp huyện Chơn Thành cho biết chỉ cần có giấy chứng nhận y tế xác định lại giới tính là có thể cấp lại giấy khai sinh. Tôi lại tiếp tục đưa con đi giám định”, bà G cho biết thêm.

Ngày 29.10.2012, Phân viện Pháp y tại TPHCM kết luận Ngô Văn H là nữ giới. Tuy nhiên, biên bản này không được Phòng Tư pháp huyện Chơn Thành công nhận vì đó không phải là: “Giấy chứng nhận y tế xác định lại giới tính theo mẫu đi kèm Thông tư số 29/2010/TT-BYT ngày 24.5.2010 của Bộ Y tế”.

Đến ngày 26.6.2013, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực – Bộ Tư pháp ra văn bản số 26 hướng dẫn nghiệp vụ cho Sở Tư pháp Bình Phước, yêu cầu gia đình cung cấp giấy chứng nhận y tế xác định lại giới tính của một trong hai bệnh viện là Bệnh viện Nhi Trung ương hoặc Bệnh viện Nhi Đồng 2 TPHCM.

Chị H cầm văn bản hướng dẫn và giấy giới thiệu của Phòng Tư pháp huyện đến Bệnh viện Nhi Đồng 2 xin xác định giới tính thì nơi đây từ chối, lý do chỉ tiếp nhận xác định, can thiệp giới tính cho người từ 15 tuổi trở xuống.

“3 năm kết hôn, cũng là 3 năm đau khổ dằn vặt với bản thân tôi. Tôi phải nói dối chồng và gia đình chồng là mất giấy tờ nên chưa đăng ký kết hôn được. Ngay cả khi tôi bị u nang buồng trứng phải đi cắt bỏ không thể sinh con và đi xin con nuôi thì chính quyền cũng không cho phép tôi làm mẹ chỉ vì trên giấy khai sinh của tôi ghi giới tính là nam”, chị H nói trong nước mắt.

“Thật sự chuyện nói dối chồng và gia đình chồng là điều tôi không hề mong muốn. Nhưng giờ tôi không biết nói sao để mọi người hiểu. Tôi là một phụ nữ đích thực ngay từ khi mới sinh ra nhưng do cơ thể tôi bị dị dạng nên mới bị nhận nhầm là nam giới. Vì vậy, tôi sợ bây giờ nói ra mọi người sẽ nghĩ là tôi lừa dối. “Giờ tôi chỉ còn biết trông chờ vào các cơ quan chức năng để trả lại giới tính thật cho mình”, chị H cho biết thêm.

Tuy nhiên, ông Tùng cũng cho rằng, sự việc kéo dài một phần lỗi do chính bản thân H không tìm hiểu kỹ và không thật sự nhiệt tình trong việc hỏi cụ thể các cơ quan chức năng cần những giấy tờ gì để có thể phối hợp tốt hơn. “Việc đã đến nước này, xã cũng chỉ biết đề nghị các cơ quan chức năng sớm giám định làm rõ để trả lại giới tính thật cho H”, ông Tùng đề nghị.

Theo Lao Động

 

Phản hồi