WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tầm quan trọng của hiến pháp dân chủ

Giáo sư David Williams, Đại học Indiana, Hoa Kỳ

Trần Duy Nguyên & Nguyễn Thị Hường dịch

democracy molodkin

Người dân có quyền lựa chọn chính quyền của họ

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều chính thể. Mỗi nước cần một cơ chế chính quyền phù hợp với hoàn cảnh riêng biệt và truyền thống của nước họ. Vì vậy, nhân dân của một nước cần có cơ hội chọn một cơ chế nhà nước mà họ nghĩ là phù hợp với đất nước họ, nếu không, dân chủ không tồn tại. Dân chủ không chỉ là bầu cử các lãnh đạo chính trị, mà còn là quyền chọn lựa chính thể phù hợp. Nhân dân minh định sự lựa chọn này trong một bản hiến pháp. Những người cầm quyền không có quyền áp đặt một chính thể khác biệt với những gì chính người dân đã chọn.

Người dân có quyền quy định những giới hạn bền vững cho quyền lực nhà nước

Một khi người dân đã chọn cho mình một chính thể, nhà cầm quyền không được phép thay đổi nó. Qua việc chọn chính thể, nhân dân có quyền đề ra những giới hạn cho những người làm việc trong chính quyền đó. Những quan chức này không thể vi phạm những quy định do người dân đề ra. Thông thường, nhân dân đặt ra những giới hạn lên chính quyền như sau:

Trước tiên, nhân dân phân chia quyền lực cho nhiều thành phần khác nhau của chính quyền: họ trao cho tổng thống một số quyền hạn và Tòa án một số quyền khác. Một khi nhân dân đã phân chia quyền lực như vậy, các quan chức chính quyền không được phép vượt quá giới hạn quyền lực người dân đã đặt ra. Chẳng hạn, tổng thống không được phép can thiệp vào công việc của Tòa án bằng cách phán xử các vụ kiện, cũng như không thể xen vào công việc của lập pháp bằng cách tự ra luật. Tam quyền phân lập chính là tên gọi chuyên môn của sự phân chia quyền lực giữa các thành phần khác nhau của chính quyền.

Thứ hai, người dân có thể muốn phân định quyền hạn của chính quyền trung ương với chính quyền địa phương, như cấp tỉnh chẳng hạn. Thí dụ, nhân dân có thể trao cho chính quyền trung ương toàn quyền về quân đội, và trao cho chính quyền địa phương các quyền về giáo dục và trường học địa phương. Một khi người dân đã phân định như vậy, cả chính quyền trung ương lẫn chính quyền địa phương đều phải tôn trọng và không được phép thay đổi. Nghĩa là chính quyền địa phương không được quyền sử dụng quân đội cho các vấn đề địa phương, và chính quyền trung ương không thể xen vào việc giáo dục, học đường của địa phương. Sự phân chia quyền lực giữa trung ương và địa phương như vậy được gọi là thể chế liên bang, hoặc có nơi gọi là thể chế tự trị.

Thứ ba, người dân yêu cầu chính quyền phải tôn trọng quyền của mỗi cá nhân. Các bản hiến pháp khác nhau bảo vệ các tập hợp khác nhau đôi chút về quyền cá nhân, nhưng lịch sử thế giới có xu hướng mở rộng các quyền được bảo vệ, thay vì hạn chế bớt. Thông thường, các hiến pháp bảo vệ các quyền cá nhân như quyền tự do tôn giáo, quyền phát biểu, phê bình hay biểu tình phản đối chính quyền, quyền tự do hoạt động chính trị, quyền được đối xử công bằng và quyền được hưởng một quy trình xét xử công bình trước pháp luật. Một khi các quyền này được nhân dân bảo đảm, chính quyền không được phép vi phạm, trừ những trường hợp vô cùng đặc biệt đã được nhân dân nêu rõ trong hiến pháp.

Thứ tư, người dân đòi hỏi chính quyền phải chịu trách nhiệm với họ thông qua các cuộc bầu cử tự do và định kỳ. Thông thường dân chủ đòi hỏi những quy định chi tiết về việc tổ chức bầu cử: thời gian và phương pháp tổ chức bầu cử; ai có quyền bỏ phiếu, ai có thể ứng cử, v.v. Các quy định về bầu cử để đảm bảo bầu cử diễn ra thực sự tự do, công bằng, minh bạch là tối quan trọng. Nếu không, những người kiểm phiếu chứ không phải cử tri mới thực sự là những người lựa chọn người đại diện. Đặc biệt quan trọng hơn nữa là phải có nền dân chủ đa đảng, nếu không thì người dân sẽ không có sự lựa chọn thực chất giữa các ứng cử viên đề xuất các chính sách chính trị khác nhau. Một khi người dân đã đề ra các nguyên tắc đó, các quan chức chính quyền không được phép vi phạm, như tìm cách tại vị khi đã hết nhiệm kỳ, hoặc gạt bỏ quyền bỏ phiếu của một số người, hoặc doạ nạt cử tri, hoặc từ chối các chính đảng khác đăng ký tham gia tranh cử. Các quy định đảm bảo bầu cử tự do và công bằng được gọi chung là Luật bầu cử.

Một khi đã chọn ra chính thể và đề ra những giới hạn cho chính quyền, người dân có quyền khẳng định các nguyên tắc đó trong hiến pháp

Nhân dân tạo dựng và đặt ra giới hạn cho chính quyền; do vậy chính quyền được xem là công bộc hay con đẻ của người dân. Qua hiến pháp, nhân dân hướng dẫn cho công bộc của mình là chính quyền. Vì thế hiến pháp phải rõ ràng và cụ thể nhất có thể, nếu không thì những hướng dẫn cho chính quyền sẽ mơ hồ. Vì lý do này mà hiến pháp thường được viết thành văn bản. Nghĩa đen của từ hiến pháp là sự sáng tạo hoặc nền tảng, vì hiến pháp do người dân tạo ra và đặt nền tảng cho một chính quyền. Có nghĩa là chính quyền đó sẽ không có quyền lực chính danh nếu quyền lực của họ không xuất phát từ ý nguyện của người dân và phù hợp với các quy định hiến pháp. Do vậy, cần phải có những biện pháp để bảo đảm rằng hiến pháp vận hành hữu hiệu như một tập cẩm nang hướng dẫn cho chính quyền.

Trước hết, người dân phải đóng vai trò chủ yếu trong tiến trình soạn thảo và thông qua hiến pháp. Lý tưởng nhất là bản hiến pháp được soạn thảo bởi một hội đồng lập hiến do người dân bầu ra, trong đó một phần quan trọng là đại diện của các nhóm vốn yếu thế về chính trị như nữ giới hoặc các dân tộc thiểu số. Đồng thời, người dân phải có quyền đóng góp ý kiến cả trước và sau khi soạn thảo Hiến pháp. Và bản Hiến pháp chỉ được thông qua khi người dân phúc quyết phê chuẩn.

Thứ hai, hiến pháp phải khó thay đổi, để chính quyền không thể sửa đổi một cách độc đoán. Nếu chính quyền có thể dùng hình thức lập pháp thông thường để sửa đổi hiến pháp, thì hiến pháp sẽ không thể hạn chế quyền lực của chính quyền một cách hiệu quả. Ý nghĩa cơ bản của một bản hiến pháp là hạn chế quyền lực chính quyền một cách lâu dài và ổn định. Để được như vậy, bản hiến pháp phải khó sửa đổi và chỉ nên được sửa đổi khi được toàn dân thông qua qua trưng cầu dân ý, tốt nhất là với đại đa số phiếu thuận của người dân.

Sau cùng, người dân phải thiết lập một cơ chế thi hành hiến pháp để bảo đảm chính quyền chú tâm thực thi các hướng dẫn quy định trong hiến pháp. Nếu hiến pháp không được thi hành, nó sẽ chỉ là một con hổ giấy. Trong hiến pháp, người dân không chỉ đặt ra giới hạn cho chính quyền mà còn cần lập ra cơ chế để bảo đảm những giới hạn đó phát huy tác dụng. Một trong những cơ chế thi hành hiến pháp chính là các cuộc bầu cử tự do, công bằng với sự tham gia của nhiều chính đảng – nếu người dân cảm thấy chính quyền hiện tại đang hành xử vi hiến, họ sẽ có thể bày tỏ sự bất tín nhiệm qua lá phiếu và bầu những người khác lên thay thế. Nhưng thông thường bầu cử tự nó chưa đủ sức mạnh để kiềm chế chính quyền, vì bầu cử chỉ diễn ra theo một hạn kỳ cố định, và giữa hai cuộc bầu cử chính quyền có thể vi phạm hiến pháp nghiêm trọng mà không bị trừng phạt. Thêm vào đó, không phải người dân nào cũng hiểu tường tận về luật hiến pháp và nắm hết thông tin về những hành vi sai phạm của chính quyền. Do đó, cần có một cơ quan bảo hiến chuyên nghiệp, làm việc toàn thời gian, có kiến thức sâu rộng về luật hiến pháp và có thể tiếp cận các thông tin liên quan đến những hành xử của chính quyền. Về mặt hình thức, cơ quan này là một thành phần của chính quyền. Nhưng về thực chất, cơ quan này phải tồn tại độc lập với chính quyền mới có thể xem xét kỹ lưỡng hành xử của các quan chức. Người dân bình thường cũng có thể tiếp cận với cơ quan bảo hiến đó và yêu cầu cơ quan bảo hiến xem xét những hành xử sai trái của chính quyền mà họ gặp phải trong đời sống hàng ngày. Cơ quan bảo hiến này thường là một Tòa án, nhưng đó cũng có thể là một hội đồng hoặc ủy ban bảo hiến độc lập.

Theo Phía Trước

Tags:

2 Phản hồi cho “Tầm quan trọng của hiến pháp dân chủ”

  1. Lời cảnh báo cho cả hai phía says:

    Người Việt Nam sẽ chết mỗi lúc một nhiều hơn!

    Tội ác của công an cộng sản chồng chất ngày càng cao, cao như núi.

    Ai gây ra tình trạng này?

    Tình trạng hổn loạn trong lãnh đạo, chỉ huy hay đây là ý đồ của những cá nhân lãnh đạo của đảng cộng sản thối nát, hơn cả thối nát này?

    Nguyên nhân vì đâu mọi người chúng ta đã biết, nhưng hậu quả của những hành động thối nát tận cùng này sẽ đẩy người dân Việt đến chổ chết, ai cũng có thể chết vì những hành động côn đồ, hung ác của công an cộng sản. Chính những phần tử công an cũng có thể bị dân chúng giết chết bất cứ giờ phút nào. Mắt đền mắt, răng đền răng là chuyện đương nhiên phải có.

    Về phía nhân dân, cái chết hiện nay đang đến với mọi người từ nhiều phía, nhiều nguyên nhân.

    Đau bệnh không tiền chửa chạy thuốc men, không tiền hối lộ cho ngành y tế, chết.

    Ăn, uống các thực phẩm tẩm độc chất của Tàu, ngộ độc chết ở nhà, vào bệnh viện, chết.

    Ăn, uống chật độc dài ngày, mắc bệnh ung thư, chết.

    Bị cướp đất, chống trả, công an tấn công, tra khảo, chết.

    Bị áp bức, bị khủng bố đòi hối lộ, chống đối, bị công an đàn áp, chết.

    Tố cáo tham nhũng, bị trả thù, bị âm mưu sát hại để bịt miệng, bị tấn công, chết.

    Bị luật pháp cộng sản đàn áp, chống đối, bị tù đày, chết…chết đủ mọi hình thức.

    Nguyên nhân chính của những cái chết oan nghiệt của người dân đến từ đâu? Chính là nhà nước thối nát, nhà nước ăn cướp này!

    Thoát ra khỏi tình trạng này không thể chỉ phân trần phải trái, chỉ van nài mà có, mà nhân dân cảm thấy cần có hành động hữu hiệu, thật hữu hiệu hơn nữa do sự góp sức của nhiều người, cả xã hội, cả nước.

    Kẻ lưu manh, côn đồ chỉ sợ người có khả năng trừng trị chúng bằng bạo lực mạnh hơn chúng.

    Công an cộng sản hiện nay là nguồn tai họa cho nhân dân khắp nơi, khắp chốn, trong lúc đó, lãnh đạo cộng sản hội họp nói chuyện nhân ái, yêu nước, thương nòi, sửa hiến pháp chổ này, chổ kia nhởn nhơ như không hề biết tai họa đang xãy đến cho nhân dân từng ngày, từng giờ, do lực lượng nhân sự côn đồ mà những kẻ này đã thuê mướn, huấn luyện thành đội ngũ tội ác gọi là công an.

    Lãnh đạo quốc gia mà như thế thì nên gọi bằng gì? Vô trách nhiệm? Vô liêm sĩ? Lưu manh? Những kẻ sát nhân có kế hoạch?

    Gọi bằng gì cả đám cũng vẫn trơ tráo như những kẻ này vẫn từng trơ tráo. Chỉ có hành động của toàn dân mới chấm dứt được tình trạng hổn loạn, tội ác do chế độ, nhà nước cộng sản mà trên hết chính là do đảng cộng sản tạo ra vì đảng cộng sản đang cai trị đất nước này.

    Chỉ khi toàn dân cùng có hành động, tình trạng tội ác, vô chính phủ hiện nay phải chấm dứt.

    Toàn dân không hành động, hoặc chỉ oán than, hơn chút nữa là nguyền rủa, sự việc sẽ vẫn không đi đến đâu!

    Phải vùng lên, phải đồng lòng, đồng loạt chống lại những tên gian ác và hệ thống tội ác gian ác này. Chống nó mãnh liệt, chống nó bằng sức mạnh cả nước, người Việt sẽ còn, nước Việt sẽ còn.

    Nhân dân ta nhu nhược, cả nước sẽ chết. Cái chết đã đến, người chết mỗi lúc một nhiều hơn.

    • Kỳ Lưu says:

      phàm dan sân si tham lam thì còn chết nhiều nưã. Ta lên vẻ lối dúp dân bại trừ quấc nạn cộng sản thì vì lẻ phải trái tai đám quỷ ma đa đảng cứ muốn chui vào bụi rậm.
      Hảy vào Mục ( Các chức sắc tôn giáo V N cùng lên tiếng / Đàn Chi Việt đọc ( Nguyễn Kỳ Lưu) xem có kíu nỗi dân hay không.
      KỲ LƯU

Phản hồi