WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Kennedy quyết định rút khỏi Miền Nam

Trước ngày đảo chính
Năm 1961 chiến tranh bắt đầu lan rộng tại miền nam VN, Việt Cộng  gia tăng lực lượng từ đầu năm 5,500 người tới 25,000 cuối năm 1961. Tổng thống Kennedy cho tăng quân số VNCH từ 170,000 lên 200,000 người, số cố vấn phụ trách huấn luyện gia tăng tới 3,200 người. Năm 1962 chính phủ Mỹ vội viện trợ cho quân đội VNCH ba đại đội trực thăng H-21, 16 phi cơ vận tải C-123, hai chi đoàn thiết giáp M-113 (1)…
Việt Cộng bị bao vây tiêu diệt dần dần, quân đội VNCH nhờ chiến thuật, vũ khí mới đã đạt thắng lợi năm 1962, quân phiến loạn bị mất tinh thần.
Năm sau1963, chính phủ Ngô Đình Diệm bị sa lầy vì vụ Phật giáo khởi đầu từ giữa cho tới cuối năm 1963 thì hoàn toàn sụp đổ.
J.F Kenedy. Ảnh Internet

J.F Kennedy. Ảnh Internet

Từ giữa 1962 chính phủ Kennedy có mục đích rõ ràng chỉ gửi cố vấn sang huấn luyện quân đội VNCH để tự bảo vệ đất nước họ (2), nghĩa là không gửi quân tác chiến. Bộ trưởng quốc phòng McNamara cho biết ông đã đặt giới hạn cho thời gian huấn luyện, nếu thành công thì phải rút. Ngày 23-7-1962 ông hỏi tướng Paul Harkins (3) tại Honolulu bao lâu ta có thể loại trừ hết VC, ông tướng nói có lẽ một năm. McNamara nghĩ có lẽ ba năm sẽ trấn áp địch, cuối tháng 3-1963 ông hỏi ý kiến Sir Robert Thompson (chiến lược gia chống du kích) về việc này, ông ta nói nếu bình định tiến bộ, có thể  rút bớt 1,000 người, lúc này tổng cộng có 16,000 cố vấn tại  miền nam VN.
Lần họp sau tại Honolulu với tướng Harkins ngày 6-5-1963, McNamara hỏi ông tướng và được biết cuộc chiến diệt du kích tiến triển tốt đẹp, ông bèn chuẩn bị cho rút 1,000 cố vấn cuối năm 1963. Trong khoảng thời gian này khủng hoảng tôn giáo chính trị bùng nổ, tới tháng 8-1963 tình hình căng thẳng hơn. Ban tham mưu không đồng ý kế hoạch rút quân khi được McNamara hỏi tới, họ nói khoan rút cho tới cuối tháng 10 vì tình hình chính trị VNCH xáo trộn, khủng hoảng lắng dịu hãy cho rút.
Theo McNamara ngày 21-8-1963, khoảng 2 giờ sáng, được sự đồng ý của Diệm, Nhu cho lệnh tấn công các chùa chiền (with Diem’s approval, Nhu ordered an elite military unit to raid the Buddhist pagoda..) (4), bắt giam mấy trăm sư tăng. Bắt đầu từ mùa hè McNamara được tin ông Diệm giao cho Nhu tiếp xúc bí mật với Hà nội, nhân cơ hội này De Gaulle kêu gọi VN thống nhất, trung lập. McNamara cho rằng ông Diệm định tháu cáy Mỹ vì họ đang ép ông bớt đàn áp những người chống đối. Tuần này những viên chức then chốt nắm quyết định về VN – Tổng thống Kennedy, Dean Rusk, McGeorge Bundy, John McCone, McNamara – đều không ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn (5)
Ngày 24-8 những bản tường trình về sự bạo hành từ VN tràn tới Washington . Các viên chức xử lý thường vụ tại trung ương cho đây là cơ hội để lật đổ chế độ Diệm. Người Mỹ chuẩn bị làm đảo chính, McNamara cho đây là một trong những quyết định nguy kịch nhất về VN dưới chính phủ Kennedy và Johnson. Người khởi xướng là Roger Hilsman, ông ta thay thế Averell Harriman trong chức vụ Phụ tá bộ trưởng ngoại giao đặc trách Viễn đông sự vụ, Hilsman và các cộng sự viên cho rằng nếu còn Diệm ta không thể thắng (CS), vậy phải loại bỏ ông ta (we could not win with Diem and, therefore, Diem should be removed)
Roger Hilsman bắt đầu soạn một công điện để gửi cho Henry Cabot Lodge, Đại sứ mới nhậm chức tại Sài gòn, khởi đầu bằng sự kết án Nhu xin sơ lược như sau (6)
Nhu lợi dụng thiết quân luật để tấn công các chùa chiền (to smash pagodas), rõ ràng Nhu trở thành người cầm đầu
Chính phủ Mỹ không thể tha thứ cho tình trạng quyền hành rơi vào tay Nhu, phải giúp Diệm loại bỏ Nhu và đồng bọn.
Nếu ông (tức Cabot Lodge) đã cố gắng hết mình mà Diệm vẫn ngoan cố (Diem remains obdurate) và từ chối thì có thể loại bỏ ông. Ta cũng cho các Tướng lãnh (Sài gòn) biết Mỹ sẽ cắt viện trợ trừ khi thả các sư tăng bị bắt và loại bỏ vợ chồng Nhu. Chúng ta sẽ cho Diệm cơ hội thuận tiện để loại bỏ Nhu nhưng nếu ông ta còn ngoan cố, bó buộc ta không thể ủng hộ Diệm. Ông có thể nói cho các Tướng lãnh (VN) rằng chúng ta sẽ trực tiếp giúp họ giai đoạn sau đảo chính. Thêm vào đó Đại sứ và các cộng sự của ông có thể tạm thời nghiên cứu chi tiết kế hoạch thay Diệm nếu cần.
Hilsman soạn xong trình Averell Harriman, Thứ trưởng ngoại giao (mới lên) chấp thuận. Công điện sau đó được gửi Kennedy (đang nghỉ mát), ông ta nói có thể đồng ý nếu các cố vấn của ông đã thuận. Dean Rusk (Bộ trưởng ngoại giao), được hỏi ý kiến và được biết Tổng thống đã đồng ý, Dean cũng thuận nhưng không nhiệt tình lắm.
McNamara chán nản vì chính phủ tại Sài Gòn gia tăng đàn áp nhưng không biết sẽ thay bằng chính phủ như thế nào, có lẽ tốt nhất là thuyết phục ông Diệm thay đổi lập trường, dọa cắt viện trợ có thể khiến ông từ bỏ đàn áp. Công điện đã được gửi đi Sài Gòn.
Kennedy sau đó lấy làm tiếc đã gửi công điện, coi đó là sai lầm, ông tưởng đã được McNamara, tướng Taylor .. .soạn và đồng ý nhưng thực ra chỉ là do Harriman, Hilsman, Mike Forrestal … những người này ủng hộ đảo chính mạnh. Ngày 29-9-1963 tướng Maxwell Taylor và McNamara tới dinh Gia Long họp 3 giờ với ông Diệm, sau có đãi tiệc, Lodge và tướng Harkins cũng tháp tùng. Ông Diệm nói hai tiếng rưỡi về chính sách và diễn tiến cuộc chiến. McNamara nói Mỹ muốn giúp VN thắng CS, chúng tôi lo âu về tình hình chính trị tại VN, tôi đề nghị ông chấm dứt đàn áp vì sự xáo trộn sẽ ảnh hưởng xấu nỗ lực của Mỹ.
Ông Diệm bác bỏ cho rằng báo chí xuyên tạc về chính phủ và gia đình ông khiến người Mỹ hiểu lầm về VN. McNamara nói mặc dù có một số bài báo sai nhưng không thể phủ nhận sự khủng hoảng niềm tin vào chính phủ Diệm tại VN cũng như tại Mỹ. Ông Diệm không đồng ý và trách những sinh viên non trẻ vô trách nhiệm bị bắt mới rồi, ông chua chát bảo tôi có trách nhiệm về vụ Phật giáo ấy là vì tôi quá tử tế với họ.
Taylor và McNamara về Hoa Thịnh Đốn tường trình Tổng thống với sự giúp đỡ của Phụ tá bộ trưởng quốc phòng về vấn đề an ninh quốc tế, bản văn gồm một số điểm chính.(8)
-Về quân sự có nhiều tiến bộ
-Sài Gòn căng thẳng về chính trị, chính phủ Diệm Nhu ngày càng mất lòng dân.
-Những hành động đàn áp trong tương lai của Diệm Nhu có thể thay đổi tình hình quân sự tốt đẹp hiện nay, một đường lối cai trị ôn hòa có thể làm dịu khủng hoảng chính trị.
-Không phải áp lực Mỹ sẽ làm Diệm Nhu ôn hòa, thật ra có thể khiến họ  ương bướng.
 -Viễn tượng thay đổi chính phủ có thể cải thiện 50 – 50
Khuyến cáo (một số điểm chính)
Hai người khuyên:
-Một chương trình thiết lập, huấn luyện người VN có thể thay thế vai trò quân nhân Mỹ cuối 1965, có thể rút hết người Mỹ vào lúc này.
-Song song với chương trình huấn luyện người Việt nắm vai trò quân sự, Bộ quốc phòng sẽ thông báo một ngày rất gần chuẩn bị rút 1,000 quân nhân Mỹ cuối năm 1963
-Ngưng viện trợ tài chính.
-Giữ những liên hệ đúng với viên chức cao cấp VNCH
-Quan sát tình hình coi xem Diệm có bớt đàn áp và tăng hiệu quả quân sự không?
-Ta không khuyến khích việc thay đổi chính phủ (VN)
Hai người nhấn mạnh không tin tưởng hành động tổ chức đảo chính vào lúc này
Về Mỹ ngày 2-10-1963, Taylor và McNamara thuyết trình cho Kennedy nghe tại tòa Bạch ốc, chủ đề thảo luận chính là khuyên rút 1,000 cố vấn Mỹ.
“Thưa tổng thống, tôi nghĩ chúng ta phải tìm cách rút ra khỏi địa bàn, và phải cho dân chúng biết thế”
Chiều hôm ấy Kennedy triệu tập Hội đồng an ninh quốc gia để thảo luận về bản tường trình, ông nói chúng ta cần tìm cách thuyết phục ông Diệm thay đổi không khí chính trị tại Sài Gòn, ông nhấn mạnh chính phủ ta sau cùng nhất trí về VN, nay chúng ta có một chính sách và bản tường trình được mọi người cùng duyệt.
Mọi người đồng ý đó là cuộc chiến tại miền nam VN, chúng ta chỉ gửi cố vấn và giúp họ chiến đấu, nếu họ không tự vệ được thì sẽ không thắng được cuộc chiến. Thảo luận sôi nổi về lời khuyên của Bộ quốc phòng thông báo kế hoạch rút quân cuối 1965 bắt đầu bằng 1,000 người cuối 1963.
Cuộc thảo luận cho thấy không đồng nhất, một số cho quân sự tiến triển tốt, huấn luyện tốt ta có thể rút; một số cho không thấy chiến tranh tiến triển thuận lợi và không thấy quân đội VNCH được huấn luyện tốt nhưng cũng đồng ý cho rút vì người miền nam VN huấn luyện được và ta đã làm việc ở đó khá lâu, có kết quả; nhóm ba thể hiện ý kiến của đa số nói người VN huấn luyện được và tin cuộc huấn luyện chưa đủ, cần tiếp tục thêm.
Kennedy chấp nhận cho rút 1,000 người cuối tháng 12-1963, ông không lý luận. Vì chương trình bị nhiều người chống đối và sợ họ có thể cố gắng thuyết phục Kennedy đổi ý nên McNamara thúc Tổng thống thông báo chính thức. Kennedy đồng ý nhưng không kèm theo câu vào cuối năm vì sợ nếu thông báo mà không làm được trong ba tháng sẽ bị chỉ trích.
McNamara nói cái lợi của kế hoạch là chúng tôi cho Quốc hội, người dân biết ta có kế hoạch giảm quân số Mỹ tại nam VN mà người VN sẽ bình định đất nước họ, nó sẽ là thành quả tốt đẹp trước những nhận định cho rằng Mỹ sẽ sa lầy hàng chục năm.
Kennedy đồng ý, sau phiên họp, tòa Bạch ốc đã chính thức thông báo: Bộ trưởng quốc phòng McNamara và Tướng Maxwell Taylor  tường trình cuối năm nay chương trình của Mỹ huấn luyện cho người VN tiến triển tốt đẹp và 1,000 quân nhân Mỹ công tác tại đây sẽ được hồi hương.
Sáng 5-10-1963 thảo luận về tường trình. Tổng thống Mỹ chấp nhận đoạn nói về kế hoạch đảo chính. Bản tường trình viết “lúc này ta không nên cổ võ thay đổi chính phủ (bênVN). Một chính sách khẩn để tìm và tiếp xúc một lãnh đạo khác nếu có thể, Tổng thống chỉ thị gửi tới Sài Gòn qua đường CIA.
Quyết dịnh của Kennedy: Mỹ chủ trương không thay đổi chính phủ (VN). Ngày 25-10, trong môt điện khẩn gửi Mc George Bundy, Đại sứ Cabot Lodge (từ VN) cho biết âm mưu các tướng VN đã tiến hành mạnh, chúng ta không thể ngăn cản đảo chính, ông lý luận: ta có thể tin chính phủ sau sẽ không thối nát như chính phủ hiện tại. Thay lời tổng thống, Mac phúc đáp Lodge: ta hãy duyệt kế hoạch các tướng và làm cho họ nản chí vì khó thành công.
Bốn hôm sau trong một phiên họp với Kennedy, McNamara nói về trong số các viên chức Mỹ ở Sài Gòn âm mưu làm đảo chính và thấy tướng Harkins có thể không biết tòa Đại sứ và CIA làm gì. Theo ông này ủng hộ đảo chính nghĩa là đặt tương lai miền nam VN vào tay những người chưa rõ ra sao. Taylor đồng ý cho rằng nếu thành công nó sẽ ảnh hưởng tới nỗ lực chiến tranh của Mỹ.
Lúc 6 giờ chiều họp tiếp, Kennedy không tin vào nhiệt tâm của Lodge về cuộc đảo chính cũng như các tướng VN. Họp xong Bundy gửi điện cho Lodge tại VN và bảo ông này đưa bức điện nói về âm mưu của các Tướng (VN) cho Tướng Harkins coi và hỏi ý kiến ông ta.
Tướng Harkins phàn nàn Đại sứ Lodge dấu không cho ông biết tin tức về đảo chính, Harkins chống đảo chính, không tin các tướng lãnh VN. Ông nói chúng ta không thay ngựa nhanh như vậy mà phải thuyết phục cho ngựa đổi hướng và thay đổi cách hành động.
Lodge sợ chính phủ Mỹ phản đối cuộc đảo chính bèn đánh điện trả lời bầy tỏ chán nản: “Chúng ta không có khả năng trì hoãn đảo chính”. McNamara và Bundy thắc mắc các tướng VN có tiếp tục đảo chính không nếu họ biết Mỹ chống lại đảo chính. Bundy đánh điện Lodge “Chúng tôi không chấp nhận lý do ‘ta không thể trì hoãn đảo chính’. Chúng tôi tin ông phải hành động và thuyết phục các tướng ngưng hay hoãn mọi kế hoạch chưa chắc đã thành công (tức kế hoạch đảo chính)
Lodge định về Hoa thịnh Đốn ngày 1-11-1963 để tham khảo ý kiến. Trước khi lên máy bay ông theo Đô đốc Felt vào viếng xã giao ông Diệm. Trước đó ông Diệm đã gửi thiệp cho Lodge bảo ông này ở lại chừng mười năm phút sau khi Đô đốc Felt đã đi, Lodge đồng ý. Sau đó ông đánh điện về Hoa Thịnh Đốn
“Khi tôi đứng dậy định đi, ông ta (Diệm) nói: Ông làm ơn nói với Tổng thống Kennedy rằng tôi là một đồng minh tốt và ngay thẳng, chẳng thà thẳng thắn giải quyết vấn đề bây giờ hơn là nói về nó sau khi chúng tôi mất hết. Nói cho Tổng thống Kennedy biết tôi coi những đề nghị này nghiêm chỉnh và muốn thi hành nó nhưng chỉ có vấn đề thời gian thôi
Lodge nhận xét
 “Tôi nghĩ đây là một bước tiến khác qua cuộc nói chuyện mà Diệm đã bắt đầu tại lần gặp nhau ở Đà lạt hôm chủ nhật (27-10) (lời Lodge)
Nêu Hoa kỳ muốn thương thuyết nhiều vấn đề. Tôi nghĩ chúng tôi sẽ làm được.. thật vậy ông ta nói : Cứ nói cho tôi biết các ông muốn gì, chúng tôi sẽ làm” (lời ông Diệm)
Tôi hy vọng chúng ta sẽ bàn tới nó ở Washington ” (lời Lodge) (9)
Bức điện về Bộ ngoại giao lúc 9 giờ :18 phút sáng (giờ Washington) ngày 1-11-1963, tới 9 giờ 37 phút sáng tới Tòa Bạch Ốc, tại đó McNamara và các cố vấn họp với Tổng thống bàn về các biến cố ở Sài Gòn. Lúc đó thì đã quá trễ; cuộc đảo chính đã bắt đầu.
Trưa hôm ấy tin anh em ông Diệm bị giết khiến Kennedy xúc động mạnh.
Nhận định cuối cùng về VN trước công luận của Kennedy trong một cuộc họp báo ngày 14-11 ông nói “Chúng ta có từ bỏ VN không? Một chương trình quan trọng nhất, dĩ nhiên là an ninh của đất nước ta nhưng chúng ta không muốn Hoa Kỳ đóng quân ở đó”
Trước đó trong một cuộc họp báo khác ông cho biết mục tiêu của chúng ta là đưa người Mỹ về nước, để người miền  nam VN giữ quyền tự trị, độc lập của họ, theo ông miền nam VN phải tự bảo vệ  đất nước họ, Hoa Kỳ không thể chiến đấu cho họ
   (The South Vietnamese must carry the war themselves, The United States could not do it for them)
   Ngày 22-11-1963, Tổng thống Kennedy bị ám sát tại Dallas
Sang thời Johnson
Phó tổng thống L.B Johnson lên thay thế Kennedy, tình hình chính trị miền nam ngày càng phức tạp và xáo trộn. Đúng ba tháng sau cuộc đảo chính 1-11-1963, tướng Nguyễn Khánh lại đảo chính Dương Văn Minh ngày 30-1-1964 (10), cuối tháng 10-1964, ông Trần Văn Hương được mời làm Thủ tướng, nhưng chính phủ của ông chỉ tồn tại được đúng ba tháng. Năm 1964 là một năm đầy hỗn loạn, đảo chính, tranh quyền, biểu tình, tuyệt thực…Trong khi CS ngày càng gia tăng xâm nhập (11), Nga và Trung Cộng gia tăng viện trợ quân sự (12), chương trình rút quân của Kennedy đã không thực hiện được mà Tổng thống mới còn phải gửi thêm cố vấn lên 23,300 người tính tới cuối năm 1964 (13).
Ngày 1-12-1964, Tổng thống Johnson họp với các cố vấn tại tòa Bạch ốc, tướng Maxwell Talor, Đại sứ ở Sài gòn về, phó tổng thống Humphrey.. VNCH bất ổn, mất VN sẽ phá hỏng chính sách be bờ ngăn chận CS tại Đông nam Á.
Đại sứ Taylor trở lại Sài Gòn mang thông điệp của Johnson cho các Tướng lãnh VN, Mỹ tiếp tục viện trợ, các tướng phải thôi chống đối nhau và chống chính phủ, sự thực họ vẫn chống chính phủ dân sự, McNamara nghĩ  họ muốn nắm quyền. Trong một buổi họp với các tướng VN ngày 20-12-1964, hôm mà các tướng này giải tán Thượng Hội Đồng QG, Taylor có những lời lẽ nặng nề khiến các tướng VN gửi văn thư cho Quốc trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ tướng Trần văn Hương yêu cầu trục xuất đại sứ Taylor về Mỹ (14). Người Mỹ dọa cắt viện trợ, nhờ sự dàn xếp khéo léo của Thủ tướng Trần Văn Hương vụ khủng hoảng đã được dàn xếp ổn thỏa.
Ông Đại sứ tức giận gửi điện về Mỹ nhân dịp lượng giá cuối năm, ngoài các vấn đề khác, có nói “Nếu tình hình ngày càng tệ, chúng ta có thể tìm cách rút ra khỏi mối liên hệ này với chính phủ VNCH, rút hết cố vấn .. Nhờ vậy ta mới có thể dứt bỏ một đồng minh không đáng tin cậy và để cho họ tự lo lấy thân, có sụp đổ thì ráng chịu”
McNamara cho biết các viên chức tòa Bạch Ốc ít ai chịu chú ý tới điểm này vì sợ nó phá hỏng chính sách đắp đê ngăn chận CS của Mỹ. Taylor ám chỉ ta theo một chương trình sao cho miền nam VN yêu cầu chúng ta rút hoặc một tình trạng hỗn loạn khiến ta phải rút hết cố vấn, như vậy sẽ khiến Hoa Kỳ tiết kiệm được xương máu. Rõ ràng rút bỏ là con đường ta phải chọn lựa, nhưng ta đã không làm thế (15)
Gần cuối cuốn hồi ký In Retrospect của McNamara (trang 320) ông cũng nói  Hoa Kỳ có ba cơ hội để rút bỏ VN: Từ cuối 1963 khi tình hình xáo trộn sau đảo chính hoặc cuối 1964, hay đầu 1965 khi miền nam VN xáo trộn về chính trị và yếu kém quân sự.
McNamara sau này cho rằng cuộc chiến VN là sai lầm, đáng lý phải rút khỏi VN từ giữa thập niên 60 để khỏi thiệt hại nhân mạng cho người Mỹ.
Sau khi lên thay Kennedy, Tổng thống Johnson không thể rút quân vì tình hình chính trị và quân sự ờ miền nam không ổn định. Johnson bắt đầu cho oanh tạc BV từ 2-3-1965 mục đích buộc Hà nội phải đàm phán ngưng bắn nhưng ngược lại họ tăng cường xâm nhập và tấn công quân đội VNCH. Tháng 3-1965 theo yêu cầu của Tướng Westmoreland và Đô đốc Sharp, Johnson cho hai tiểu đoàn TQLC tới VN để canh giữ phi trường, dần dần tình hình quân sự ngày một xấu, tướng Westmoreland khẩn khỏan xin Tổng thống cho tăng thêm lực lượng.
Johnson rất lưỡng lự trước quyết định gửi quân sang VN khi ấy Quốc hội người dân ủng hộ cuộc chiến ngăn chận CS tại Đông nam Á, họ muốn ông không để mất miền nam, đồng thời tướng Tư lệnh yêu cầu khẩn thiết cho tăng quân. Việc gửi quân cho dù cần thiết nhưng nó sẽ phá hỏng chương trình phúc lợi xã hội (Great Society) của Johnson gồm nhân quyền, medicaire, medicaid, trợ giúp giáo dục, chống nghèo….Nó có thể hủy hoại sự nghiệp chính trị của ông. Nhưng cuối cùng Johnson đã đồng ý cho tăng quân vì nếu mất miền nam, ông sẽ phải chịu trách nhiệm về sự hủy hoại chính sách đắp đê be bờ của Mỹ. Trung bình một tháng năm 1965 tăng quân vào VN trên 10,000, tới cuối năm đã lên tới 184,000, cho tới 1968 đã lên tới 530,000 người. Chiến tranh ngày càng mở rộng, Mỹ tăng quân thì BV gia tăng xâm nhập y như truyện Sơn tinh Thủy tinh, nước càng lên cao thì núi cũng lên cao.
Giữa năm 1965 nếu Mỹ không đem quân vào miền nam VN thì sẽ bị mất trong vòng 6 tháng (16), trung bình một tuần ta mất một quận và môt tiểu đoàn. Những năm 1966, 1967 tại miền nam có vài bài báo nêu vấn đề chủ quyền, chỉ trích chỉnh phủ làm ngơ cho người Mỹ đem quân vào nước ta. Nay vẫn còn nhiều người chê các tướng lãnh, chính phủ VNCH hồi giữa thập niên 60 đã không giữ được chủ quyền, để cho Hoa kỳ ngang nhiên đem quân xâm nhập. Người mình hay ngủ mơ trên mây xanh, sắp chết tới nơi mà vẫn nói chuyện chủ quyền.
Kết luận
Kennedy quyết định rút quân bắt đầu từ cuối 1963 vì cho rằng cuộc bình định miền nam đã tiến triển tốt, VC đã bị đánh bại, đẩy lui. Kennedy và McNamara thiếu tin tình báo cũng như không hiểu biết gì nhiều về CSVN. Thực tế đã chứng tỏ cuộc chiến kéo dài tới mười năm chứ không phải sẽ chấm dứt cuối 1965 như Kennedy và McNamara mơ tưởng.
Cho tới 1969 Nixon mới bắt đầu cho rút 60,900 quân, năm sau 1970 rút 140,600 người, năm 1971 rút 177,800 người, năm 1972 rút 132,600 người chỉ còn để lại hơn 20,000. Nhiều người Việt quốc gia lên án Nixon, Kissinger rút quân, bắt ép VNCH ký hiệp định Paris bất bình đẳng khiến miền nam sụp đổ năm 1975.
Người Mỹ lại nói khác, tác giả Walter Isaacson (17) chỉ trích Nixon đã không ký Hiệp định Paris từ 1969, rút bỏ miền nam sớm hơn thay vì bốn năm nữa mới ký (1973). Cuộc chiến kéo dài thêm bốn năm làm chết thêm 20,000 người Mỹ. Nhận định này không phải riêng của Walter Isaacson mà phong trào phản chiến, đảng đối lập, Quốc hội thù nghịch, truyền thông báo chí cũng nghĩ như thế. Người ta oán trách Nixon đã không chịu bỏ rơi chế độ Thiệu sớm hơn 4 năm và ký Hiệp định Paris từ năm 1969, để tiết kiệm  xương máu cho người Mỹ.  Họ cho rằng Hoa Kỳ không đáng phải hy sinh thêm 20 ngàn lính Mỹ để bảo vệ cho miền nam VN sống thêm 4 năm nữa.
Cuối năm 1963, Kennedy, McNamara muốn rút khỏi VN nhưng dù muốn  cũng không làm được vì Quốc hội và người dân không muốn thế, qua thăm dò đại đa số tin vào thuyết Domino, mất miền nam Đông nam Á sẽ rơi vào tay CS. McNamara tiếc rẻ mãi, ông nói Hoa kỳ đáng lý phải rút bỏ VN từ 1963, 1964, 1965 vì đó là cuộc chiến sai lầm. Đây chỉ là một nhận định không tưởng vì tình hình lúc này không cho phép, người dân và Quốc hội sẽ chống đối không để Johnson McNamara làm như vậy. Nhận định này chỉ lả để bào chữa cho sự bất tài vô dụng của chính McNamara, người đã  được Quốc hội và nhân dân ủng hộ hết mình, đã nắm trong tay hơn nửa triệu quân mà chẳng làm nên trò trống gì.
Những năm đầu thập niên 70, Nixon dù có muốn giữ miền Nam VN, dù muốn ở lại miền Nam cũng không được, gió đã đổi chiều: người dân, Quốc hội Mỹ đã quá chán chiến tranh Đông dương, họ chỉ muốn nó chấm dứt sớm ngày nào hay ngày nấy. Những người kết án Nixon, Kissinger phản bội đồng minh cũng nên để ý, người ta đã có kế hoạch, dự tính rút bỏ VN từ những năm 1963, 1964, 1965 và cà 1969 chứ không phải đợi tới năm 1973, 1975.

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

————————————————–
Chú thích
(1) Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh VN Toàn Tập trang 20, 21.
(2) Robert S. McNamara, In Retrospect, The Tragedy and Lessons of Vietnam (in 1995) trang 48
(3) Tư lệnh Bộ viện trợ quân sự Mỹ tại VN
(4) In Retrospect, trang 51
(5) Đi vacation, nghỉ mát, trang 52
(6) In Retrospect, trang 52.
(7) Đài VOA, BBC khoảng thời gian này nói Nhu cầm đầu chính phủ Sài Gòn, đại sứ Trấn văn Chương tại Mỹ từ chức để phẩn đối ông Diệm tuyên bố Ngô đình Nhu, con rể ông hiện cầm đầu chính phủ Sài Gòn
(8) In Retrospect trang 77
(9) In Retrospect, trang 82, 83
(10) Lâm Vĩnh Thế,  VNCH 1963-1967, Những Năm Xáo Trộn, Chương ba (trang30), Chương bốn (trang 52), Chương năm (trang 65.)
(11) Nixon, No More Vietnams trang 50: trong năm 1964 chủ lực quân địch tăng từ 10,000 lên tới 30,000 người; phụ lực quân địch tăng từ 30,000 lên 80,000 người.
(12) BBC Vietnamese.com. Viện trợ quốc tế cho miền Bắc trong chiến tranh 10-5-2006. Giai đoạn 1955-60: 45 ngàn tấn viện trợ vũ khí, giai đoạn (1961-64) lên 70 ngàn tấn
(13) Chiến tranh VN toàn tập trang 886
(14) VNCH 1963-1967, Những Năm Xáo Trộn (trang 97, 98), In Retrospect trang 164
(15) In Retrospect trang 164:  It is clear that disengagement was the course we should have chosen. We did not
 (16) Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Trận Chiến Trong Mùa Lễ Phục Sinh 1972, trang 16, 17
 (17) Kissinger a Biography trang 484

121 Phản hồi cho “Kennedy quyết định rút khỏi Miền Nam”

  1. Lại Mạnh Cường says:

    Xin đừng cắt, cho đăng nguyên cả email để rộng đường dư luận
    Cám ơn nhiều

    LMC

    ====

    From: lmcuongadam@hotmail.com
    Subject: RE: tưởng niệm ông Ngô Đình Diệm
    Date: Wed, 13 Nov 2013 00:55:20 +0000

    Thưa quí hữu,

    Dưới đây là nhũng thông tin nghị luận của cá nhân tôi, xin trình bày để lắng nghe cao kiến cho rộng đường dư luận. Theo tôi chuyện cũ nhưng còn mù mờ, ta có bổn phận tiếp tục phân tích lý luận sao cho ra, hay tiếp cận đến gần, sự thật. Có thể mới rút ra được các bài học lịch sử quí báu.

    Dựa theo tài liệu từ Đinh Từ Thức, ta tạm chia nội các (Hội đồng An ninh Quốc gia) thời Kennedy có hai phe rõ ràng:

    1-
    Phe quốc phòng bao gồm chính yếu bộ trưởng Mc Namara, tướng Marxell Taylor, tướng Paul Harkins. Phe này chủ chiến, nói đúng hơn leo thang chiến tranh, vì còn tin tưởng nhiều vào chính phủ Ngô Đình Diệm, nên không chủ trương “thay ngựa giữa giòng”.

    2-
    Phe ngoại giao chủ trương hoàn toàn ngược lại, hạn chế chiến tranh, mở rộng dân chủ để giảm thiểu bất ổn xã hội đang ngày một dâng cao. Chính vì thế phải đảo chánh, bởi không tin vào khả năng lãnh đạo của anh em ông Diệm Nhu.

    (trích)
    Theo tiết lộ của Tổng Thống Kennedy, có hai phe chống và chủ trương đảo chánh. Trong bốn người chống, có ba người từng chủ trương gửi quân chiến đấu tới Việt Nam, là Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara, Tướng Marxwell Taylor, và Tướng Paul Harkins. Như vậy, không thể nói Mỹ chủ trương đảo chánh lật ông Diệm để có thể mang quân tới Việt Nam, vì những người từng đề nghị mang quân tới, chính là những người chống đảo chánh.

    (….)

    Trong khi ấy, những người chủ trương đảo chánh lại là những người kịch liệt chống lại việc mang quân Mỹ tới chiến đấu tại Việt Nam.
    Vẫn theo tiết lộ của ông Kennedy, “thiên về cuộc đảo chánh là Bộ Ngoại Giao, dẫn đầu bởi Averell Harriman, George Ball, Roger Hilsman, được hậu thuẫn bởi Mike Forrestal tại Bạch Ốc”.
    (hết trích)

    Cũng cần biết là phe chủ chiến còn muốn mang quân vào VN, chính ông Diệm có lúc cũng đồng ý, nhưng gặp sự phản đối của bộ trưởng ngoại giao Dean Rush. Phía ngoại giao cương quyết đòi cải tổ chính trị để đánh đổi lấy gia tăng quân viện.

    (trích)
    Hôm sau, 19 tháng 10, Taylor và Rostow họp với anh em ông Diệm trong bốn giờ. Ông Diệm than phiền không hiểu tại sao chính quyền Hoa Kỳ [thời Kennedy] chưa chính thức cam kết giúp đỡ nước ông, do đó ông lo ngại Hoa Kỳ có thể bỏ rơi Việt Nam. Ông Diệm không hề đề cập việc mang quân chiến đấu Mỹ tới Việt Nam. Nhưng chính Tướng Taylor nêu vấn đề này ra hỏi ông Diệm.

    Trước khi rời Việt Nam, Taylor và Rostow có cuộc họp chót với ông Diệm. Tayor hỏi thẳng ông Diệm có muốn nhận một đạo quân lớn của Mỹ tới như một “lực lượng cứu lụt”, gồm các nhân viên về y tế, thông tin, cơ khí, cùng với một số quân chiến đấu để bảo vệ an ninh cho họ. Ông Diệm đồng ý. Taylor đánh điện cho Tổng Thống Kennedy, đề nghị gửi một đạo quân từ sáu đến tám ngàn người. Trong khi dừng chân tại Baguio ở Philippines trên đường về Mỹ, Taylor gửi điện cho Tổng Thống Kennedy yêu cầu gửi ngay đạo quân này, coi như nỗ lực đóng góp với Nam VN để cứu lụt, đồng thời chặn đứng việc cộng sản xâm lấn Miền nam. Taylor cũng đề nghị Hoa Kỳ cứu xét việc ném bom Bắc Việt.
    Nhưng Ngoại Trưởng Dean Rusk không đồng ý với đề nghị của Tướng Taylor. Ông nới với Tổng Thống Kennedy rằng Hoa Kỳ không nên can dự về quân sự, cho đến khi ông Diệm chịu cải tổ về chính trị.
    (hết trích)

    3-
    Trong khi đó, cả Kennedy lẫn Johnson vẫn tiếp tục ủng hộ tối đa Diệm-Nhu, cho dù kô muốn leo thang chiến tranh (tránh can thiệp trực tiếp càng nhiều càng tốt vào chiến tranh hai miền), nhưng vẫn gia tăng quân viện, và chỉ liên tục yêu cầu Diệm rộng mở cánh cửa chính trị .

    (trích)
    Trước hội nghị Genève về Lào, Tổng Thống Kennedy cử Phó Tổng Thống Lyndon Johnson tới gặp ông Diệm tại Sài Gòn, từ 11 đến 13 tháng Năm, 1961. Dịp này, Johnson đưa cho ông Diệm một văn thư của Kennedy gợi ý về việc gia tăng các phi vụ chống lại quân cộng sản, cũng như tăng quân lực VN thêm 20.000 người. Johnson cũng thảo luận về yêu cầu của chính quyền Kennedy là ông Diệm mở rộng thêm cho đối lập trong nước và cho dân chúng được hưởng thêm tự do. Nhưng không có lúc nào Johnson đề cập tới việc gửi quân Mỹ chiến đấu tới Việt Nam. Ông ấy cam đoan với ông Diệm là sẽ gửi máy bay trực thăng và phương tiện cần thiết cho việc tăng quân.
    (hết trích)

    4/
    Bị kẹt giữa hai phe, tiến thoái lưỡng nan, nhưng cuối cùng Kennedy cũng tìm ra giải đáp cho chính mình, một khi ông Diệm tiếp đó cho thi hành những biện pháp cứng rắn, mạnh tay đàn áp đối lập lúc đó là phe Phật giáo, dẫn đến những bất ổn lớn từ miền Trung lan vào tới tận thủ đô Sài Gòn;. Đỉnh điểm khủng hoảng chính trị và xã hội thời đó là vụ tự thiêu của sư Thích Quảng Đức, gây chấn động khắp thế giới. Rồi lại kèm theo ngay sau đó, những lời phát biểu nặng tính báng bổ tôn giáo của bà Nhu trước công luận phương Tây và chính giới Mỹ.
    Nói chung, hết phương cứu vãn cho chính quyền Diệm, nên Kennedy đành bật đèn xanh cho đảo chánh bằng cách gửi chuyên gia đảo chánh Henry Cabot Lodge qua làm đại sứ.

    Kết luận, ông Diệm và vợ chồng ông Nhu chẳng những tự đào hố chôn chính mình, lại chôn luôn nền đệ nhất cộng hoà non trẻ, nhung đạt được những thành tựu chống Cộng xuất sắc, do công lao đóng góp từ nhiều phe phái quốc gia (chân chính) lúc còn biết đặt quyền lợi quốc gia dân tộc lên trên tất cả mọi tham vọng thấp hèn, bỏ qua mọi tị hiềm cá nhân, địa phương ….

    =====
    Interview with Henry Cabot Lodge, 1979

    Henry Cabot Lodge was a United States Senator from Massachusetts, and Ambassador to South Vietnam from 1963 – 1964. He viewed South Vietnam’s president Ngo Dinh Diem as an ineffective leader, and tacitly supported the coup that overthrew him. Mr. Lodge discusses the circumstances of his appointment as Ambassador, and his impressions of Vietnam prior to going. He recounts the advice and instruction he received from other advisers, especially regarding Diem, and details his role in the events surrounding the coup. He describes Diem’s personality and his own view of the war after the coup.

    The events of the generals’ coup
    Cassette side #5

    Interviewer:
    [sync]Okay? I want to ask you…I’m jumping ahead a little here. Remember that you had a trip planned to Washington on October 31st and you said you were going because you…there was something so important that you couldn’t entrust it to the cables. Do you remember that?
    Lodge:
    [sync]I remember going to Washington right after the coup.
    Interviewer:
    [sync]But this is before the coup. You were planning to go to Washington.
    Lodge:
    [sync]Planning, but it wasn’t a firm plan.
    Interviewer:
    [sync]But you said that there was something you had to go for that you could not entrust to the cables according to the records. Do you remember what that was?
    Lodge:
    [sync]What are these records you’re citing?
    Interviewer:
    [sync]Well, the stuff that’s in the Pentagon Papers.
    Lodge:
    [sync]Well, I don’t take that at face value. I don’t remember that. I remember going to Washington. I remember the president…he says it here, asking me to return. “I look forward to your own visit to Washington so that you and I can review the whole situation together face to face. Your message makes a fitting ending to the weekly reports that you have sent. From now on I think we should be in touch as either of us feels the need. Your own leadership in pulling together and directing the whole American operation in South Vietnam has been of the greatest importance. You should know that this achievement is recognized throughout the government.” Now when…when Diem began to suspect that a coup was being planned, he called me in and…
    Interviewer:
    [sync]This was the morning of November 1st?
    Lodge:
    [sync]Yeah, I think so.
    Interviewer:
    [sync]When you went with Admiral Felt?
    Lodge:
    [sync]Admiral Felt? Yes. And…he…he…Diem said whenever the American…I said I’m coming to say goodbye because I’m going back to Washington for one of my regular visits. Well, he said, every time the American ambassador leaves Saigon, there is an attempt to have a coup.
    [sync]And he said there’s one being organized now. And he said these coup plotters are much more intelligent than they usually are because instead of having one plan being organized in one place by one group, they have a lot of different plans being organized by a lot of different people in a lot of different places. And I don’t know which is the real one. That’s usually when I can tell. But I can’t tell which is the real one.
    Interviewer:
    [sync]Did you know at that stage that the coup was about to take place?
    Lodge:
    [sync]Oh I suspected it. I was very well informed.
    Interviewer:
    [sync]But had the generals told you that they would stage it?
    Lodge:
    [sync]They would stage…they didn’t tell us when. But Tran Van Don told me that it was definitely going to take place and then I had other information…I’ve forgotten where I got it…so that Washington was very well informed. Then we had Conein in the telephone booth out there at the Joint Chiefs, the Vietnamese Joint Chiefs, who was giving us a word-by-word account of what he could see out of the telephone booth.
    Interviewer:
    [sync]But the morning that you and Admiral Felt went to see Diem…
    Lodge:
    [sync]Yes.
    Interviewer:
    [sync]…you knew that the coup was about to take place against him.
    Lodge:
    [sync]Well, I knew that a coup was about to take place but I didn’t know when.
    Interviewer:
    [sync]Well, let me ask you a question of, of…
    Lodge:
    [sync]And Diem never said anything to me about not going to Washington.
    Interviewer:
    [sync]Well, let me ask you this question. When we recognize a government and we know that a coup is about to take place against that government, are we under any obligation to inform that government that we know there’s a plot to overthrow it?
    Lodge:
    [sync]No. I don’t think so. That’s often been discussed, but I don’t think so.

  2. haingoai says:

    Chúc mừng VN nói
    cãi nhau làm gì nữa mấy ông ơi, quay lại mà chúc mừng VN được đắc cử vào HĐNQLHQ đi, sao mà mấy ông càng chống thì VN ngày càng phát triển vậy?
    (ngưng trích)

    Nói sai rồi ông ơi, hôm qua tôi xem báo giấy, (họ đăng lại một bản tin từ báo trong nước)
    Một nhà hàng sushi tại Hà Nội phố Đòan Trần Nghiệp (Hai bà Trưng) mới khai trương cho ăn buffet miễn phí (free) ngày 24-10, hàng ngàn người dân chầu chực bên ngoài để được “ăn chùa:” họ sô nhau, chen lần nhau mất trật tự để được một bữa ăn miễn phí, số đồ ăn cung cấp không đủ, chỉ có một số người chầu chực được ăn chùa, đa số chờ đợi mấy tiếng đồng hồ mà không có ăn.
    Xem hình thấy những người chờ ăn miễn phí đã tràn ngập đường phố đông như kiến y như một trận tấn công biển người của Quân đội nhân dân anh hùng ngày xưa.
    Những người vào được nhà hàng lấy cả khay, chen chúc nhau dữ dội, hàng nghìn người chờ tới tối mà không được ăn vô cùng bức tức
    Khổ đến thế, châu Phi cũng không đến nỗi nghèo đến như vậy, trước 1975 tại miền nam Việt Nam người dân dù nghèo cũng không đến nỗi đói khổ và mất nhân cách đến thế
    Một bữa ăn không tốn tiền mà đông người chen chúc như vậy chứng tỏ VN còn nghèo đói quá xá, thế mà ông Chúc Mừng VN nói VN ngày càng phát triển, sự thực ngày càng đói đó ông ơi!

  3. Minh Đức says:

    Cuộc đảo chính ngày 1-11-1963 thực chất đã thay đổi cơ chế chính trị tại miền Nam. Cuộc đảo chính này phá vỡ chế độ độc tài toàn trị mà ông Nhu đang xây dựng để đưa đến chế độ dân chủ đa đảng của nền Đệ Nhị Cộng Hòa.

    Ngày nay, những tác giả như Đoàn Thanh Liêm, Ngô Nhân Dụng nhắc lại với thái độ hứng khởi về phong trào thanh niên miền Nam, trong đó có phong trào Du Ca của Nguyễn Đức Quang, các hội đoàn đua nhau làm từ thiện, sự ra đời của xã hội dân sự tại miền Nam, đó là thời sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, người dân không còn bị gò bó vào các tổ chức của chính quyền nữa mà được tự do hoạt động.

    Việc chính quyền Kennedy định bỏ miền Nam đó là suy tính xem có nên bỏ một chế độ độc tài toàn trị hay không? Cuộc đảo chính lật chế độ Ngô Đình Diệm là phá bỏ chế độ độc tài toàn trị và thay bằng chế độ dân chủ đa đảng. Sự thay đổi này gây ra lộn xộn một thời gian rồi sau đó chế độ dân chủ đa đảng của Đệ Nhị Cộng Hòa dần dần hình thành.

    • Tien Ngu says:

      Trật,

      Lật đổ chế độ độc tài gia đình trị không đưa VN đi đến chổ dân chủ đa đảng.

      Mà là VN của thế giới tự do…đi luôn.
      Dân VN bắt đầu…xơi máu lửa, gia đình tan tác, nội lực rã rời…

      Các loại nhân sỉ, trí thức, nhưng…mắt hí, không thấy được, Cộng dù…láo, nhưng chúng cũng tạo được cãm giác cho dân ngu rằng thì nà chúng…yêu nước. Từ 45 chúng rỉ rã đến 54. Khoãng này dân ngu là còn chiếm…đại đa số. Hể…ngu, thì dể tin, dể bị dụ.

      Sau 54, Cộng gài độ nằm vùng, lòn lách trong dân gian kích động chống chính quyền tự do non trẽ, mới thành lập. Cái đòn này, dộc hơn…vịt xiêm.

      Cho nên Ông em Nhu dứt khoát không xài các nhân sỉ…mắt hí, các trí thức rỡm đời, các đảng viên đảng phái từng có thành tích hợp tác với Cộng láo…

      Quyền lực quốc gia, khó có ngách nào cho Cộng láo chui vào, quậy phá.

      Ấy là điều phải phải, không phải độc tài…

      Gia đình trị thì, trong cơn cũng cố sinh tử, Tiên Ngu nhất định cũng tin…em mình, hơn là đi tin các nhân sỉ…ngây thơ. Chuyện, dể thông cãm. Chỉ có loại mắt hí, tiểu nhân bỉ ổi mới phán rằng Diệm mần ăn độc tài, không ra cái ôn toi gì hết.

      Thời Diệm, con người sống ra con người, tiên học lễ, hậu học văn, văn hoá buôn bán rất nà nhân bãn, không có chuyện…nước lèo hủ tiếu được nấu bằng thịt…chuột cống.

      Sau năm năm, lên như diều, thanh bình âu ca, đương nhiên được…nịnh tới tấp. Tiếc thay lũ nịnh, nhân sĩ mắt hí, các thầy chùa ham vui bị Cộng láo giựt dây, đã phá hoại tan tành…

    • vybui says:

      Ông Minh Đức ơi,

      Tôi tưởng là ông đọc kỹ những gì ông Đinh Từ Thức viết rồi chứ? Thầy ông “note” lại còn “tóm gọn” nữa vừa để ghi nhớ vừa giúp độc giả hiểu bài. Hoá ra công toi!

      “Chính quyền Kenedy (định) ‘bỏ’ miền Nam? Thế nào là BỎ? Là không dính líu gì tới cuộc chiến tranh “be bờ” CS nữa, hay là không tham chiến trực tiếp, không đem quân vào đánh “tay đôi’ với CSVN?
      “Cuộc đảo chánh lật đổ chế độ NĐD là phá bỏ chế độ độc tài TOÀN TRỊ, và thay bằng chế độ dân chủ, đa đảng…”! Ông mới học được chữ “toàn trị” ở đâu thế? Đồng ý Đệ Nhị CH dân chủ hơn, có nhiều đảng hơn nhưng nếu là người sống ở miền Nam thời Đệ Nhị Cộng Hoà thì ông đã hiểu kẻ địch lợi dụng dân chủ thế nào và đưa đến tình trạng hâu phương thay vì yểm trợ tiền tuyến thì lại “đâm lút cán”, có đúng thế không? Có cần nhắc ông không?

      Đảo chánh c/q ông Diệm là vì quyền lợi nước Mỹ hay vì thù hằn cá nhân cuả một số người trong bộ Ngoại Giao? Nếu chính quyền Kenedy chủ trương, sao ông TT ‘đấm ngực ăn năn” vì để đàn em qua mặt? Sao ông Phó TT rồi sẽ lên làm TT chửi rủa bọn nhận tiền giết một TT hợp hiến, hợp pháp cuả một quốc gia Độc Lập, có Chủ quyền? Nếu ông là công dân một nước như thế ông có thấy nhục khi ngoại bang có hành động như vậy không? Với những kẻ xúi dục, đồng loả giết người kia, ông TT sẽ thay thế ông đã chết hành xử sao với họ? Kẻ thì vội từ chức sớm(Hilsman) để khỏi bị cho về vườn, kẻ bị hạ tầng công tác, đang từ Thứ Trưởng đặc trách một khu vực quan trọng,(Đông Á) thành một anh “đại sứ lưu động” và bị xếp khinh bỉ (Harriman)!

      Vì quyền lợi nước Mỹ hay vì thù hằn cá nhân?
      -Averell Harriman và c/q NĐD đã “đụng độ gay cấn” như thế nào dẫn đến thế “một mất một còn” sau này vì vấn đề trung lập Ai Lao, ai chủ trương trung lập để Ai Lao mất vào tay CS mà người tiền nhiệm cuả TT Kenedy đã hết sức nhắc nhở ông tân TT trẻ tuổi, đẹp trai, con nhà dòng dõi phải đặc biệt quan tâm? Và chiến tranh VN từ cầm cự tới thua vì Ai Lao, Cam Bốt trung lập, thiên Cộng, đúng không?
      -Roger Hilsman, ông Phụ Tá BTNG đặc trách Đông Á tự hào là MỘT TRONG VÀI NGƯỜI MỸ AM HIỂU VỀ CHIẾN TRANH DU KÍCH, hiểu biểt sách lược của Sir RKG Thompson về Ấp Chiến Lược hết sức đả kích NĐNhu về việc thi hành sai nguyên tắc. Hãy nghe ông ta trình bày quan điểm: Ngô Đình Nhu đã làm sai hết, thay vì phải xây dựng các Ấp Chiến Lược từ những VÙNG AN NINH trước,rồi sau đó lan ra những vùng kém an ninh, xôi đậu… Thay vì thế, NĐN lại làm ngược lại, sàng lọc dân, gây bất mãn nên dân theo VC.
      Sao không xây dựng ACL khởi đầu từ thành phố, là chỗ an ninh nhất(!!!) . Vùng xôi đậu là vùng có người dân có cảm tình với VC, là những người có những liên hệ gia đình với VC, hay vì lý do nào đó. Dựa vào những thành phần này, VC được tiếp tế lương thực, được che dấu, được nhận những thông tin về địch, c/q quốc gia…Chính quyền NĐD phải chặn không cho phiến cộng và dân này tiêp trợ nhau, chứ xây ấp ở vùng an ninh làm gì? Hơn nữa, đang lúc VC phát triển, dầu sôi lửa bỏng, tà tà ở chỗ an ninh rồi mới tới vùng thiếu kiểm soát thì ngoảnh lại nó chiếm hết nông thôn! Đương nhiên khi ‘sàng lọc” dân theo VC thì chúng phải la làng, oán than chứ chẳng lẽ chúng mừng vui? Mà ngài RKG Thompson đã từng dẫn đầu một nhóm cố vấn cho VNCH sao không thấy ông nói gì?
      Thù vì ghen tức vì mang não trạng thực dân, khinh người…cho đến bây giờ chính quyền Mỹ vẫn còn đầy những loại này làm cho đồng minh chán ngán, cay đắng, thưa có đúng như thế không?
      - Ông Thứ Trưởng Ngoại Giao George Ball chủ trương phải lật đổ Diệm để một c/q khác lên “được lòng dân” hơn, để dân khỏi theo VC! Kết quả là chính quyền nào “được lòng dân”? Quan trọng hơn, trong chính quyền Kenedy, Ai là người chống lật đổ? Ai là người không đồng ý với ông Thứ Trưởng này? Chính ông xếp cao cấp nhất, TT Kenedy và người đứng đầu BT Quốc Phòng MacNamara!

      Nếu là vì quyền lợi nước Mỹ sao lại chỉ có vài tên trong Bộ Ngoại Giao, ông TT, PTT, các Bộ khác, QP và giới quân sự, các Tướng Lãnh không ‘đồng tình?

      Trong một nước có chiến tranh một mất một còn, nếu vừa giử được lợi thế vừa cho người dân được hưởng tự do là…nhất, nhưng mấy nước trong tình trạng ấy thoả mãn được cả hai điều?
      Sao các ông ‘cái gì cũng muốn’ không đòi hỏi chính quyền Mỹ đừng “gom bi” dân Nhật vào trong những khu vực đặc biệt lúc diễn ra chiến tranh Mỹ Nhật? Sao không lên án c/q Mỹ không để người Nhật ở Mỹ được “tự do hoạt động”?

      Mà lúc đó ông Minh Đức ở đâu hè?

  4. Chúc mừng VN says:

    cãi nhau làm gì nữa mấy ông ơi, quay lại mà chúc mừng VN được đắc cử vào HĐNQLHQ đi, sao mà mấy ông càng chống thì VN ngày càng phát triển vậy?

  5. lethan says:

    Đã biết rõ rằng chẳng có ai đáng mặt làm lãnh tụ hơn là TT Diệm, nhưng bọn Kennedy vẫn xúc tiến kế hoạch lật đổ ông ta . Một viên đạn bắn hai con chim . Vừa không còn bị kỳ đà cản mũi nữa, vừa khiến cho tình trạng Miền Nam trở nên ung thối đặng có cớ chính đáng đổ quân vào Việt nam .

    Theo sử gia Trần Gia Phụng, một trong những nguyên nhân chính khiến người Việt quốc gia thiếu nhân tài là vì nhiều người trong số họ đã bị giết chết hoặc thủ tiêu trong số 50000 nạn nhân chết vì chiến dịch khủng bố do Cộng sản phát động trong thời chống Pháp .

    quang phan says:
    30/11/2012 at 19:11

    Trong phiên họp của Kennedy với các cố vấn ngày 26 tháng 08 năm 1963, Giám Đốc CIA McCone phát biểu :: “Tổng Thống Diệm là người lãnh tụ xứng đáng nhất tại Việt Nam “.

    Trong hồi ký ” Cái Mũi Vô Duyên” đăng trên ” Việt Nam Hải Ngoại” số 36, Nguyễn chánh Thi- người tham dự vào cuộc âm mưu lật đổ ông Diệm trong cuộc binh biến năm 1960- viết:

    ” Những tướng lãnh làm đảo chánh 1/11/1963 hầu hết là manh động theo lệnh ngoại bang, không có lý tưởng cách mạng. Cho nên lũ đầy tớ giết chủ đi rồi, thì loạng quạng không biết làm gì, chỉ chờ quan thầy ra lệnh tiếp. mà quan thầy thì mù tịt tình hình, lệnh lạc đưa ra đầu Ngô mình Sở, không mạch lạc gì cả, đất nước hiện nay bị coi là vô chủ”.

    Tháng 3/1977, tướng đảo chánh Nguyễn cao Kỳ trả lời phỏng vấn của phóng viên Micheal Charlton : “Nhưng điều sai lầm là họ loại bỏ Diệm và thay ông ta bằng một đám tướng lãnh ngu xuẩn hơn cả ông Diệm. Ít ra ông Diệm còn có một lý tưởng nào đó để phục vụ, chứ nhóm tướng lãnh thay thế ông ta chẳng có lý tưởng nào hết “ .

  6. lethan says:

    Xem ra thì bác Uncle Fox cũng không đồng ý với tác giả Trọng Đạt .

    Nhà biên khảo Trần Đông Phong, tác giả của nhiều cuốn sách giá trị viết về lịch sử chiến tranh Việt Nam thời cận đại, cũng viết rằng Hoa kỳ muốn đổ quân tác chiến vào Việt nạm .

    quang phan says:
    30/11/2012 at 19:11

    Nhà biên khảo Trần Đông Phong: …Vào năm 1963 khi cả hai ông Ngô Đình Diệm và Kennedy bị giết thì con số cố vấn Mỹ tại Việt Nam đã lên đến 17.000. Dưới thời Tổng Thống Kennedy, người Mỹ đã nhiều lần tỏ ý muốn đưa quân tác chiến Mỹ sang Việt Nam để có thể thanh toán được việt cộng một cách nhanh chóng hơn, tuy nhiên Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã cực lực chống lại điều đó.

    ……. Tổng Thống Ngô Đình Diệm chủ trương Hoa Kỳ nên gia tăng viện trợ kinh tế và quân sự cho Việt Nam để cho người Việt Nam có đủ sức mạnh chống lại cộng sản và ông đã yêu cầu như trên với Phó Tổng Thống Lyndon B. Johnson khi ông sang viếng thăm Việt Nam:

    . tôi có đề nghị với Phó Tổng Thống Lyndon Jobnson là cần tăng viện trợ kinh tế và quân sự để miền Nam Việt Nam hùng mạnh hơn. Hơn nữa, người lính Việt Nam được trang bị đơn giản và ít tổn phí, tiền chi phí cho một Quân Nhân Mỹ có thể dùng cho 5 Quân Nhân Việt Nam hay nhiều hơn, vả lại ngoài sự tổn phí, diệu vợi trong sự chuyển quân sang Việt Nam, sinh mạng của người lính Hoa Kỳ sẽ làm cho dư luận và dân chúng Mỹ lo lắng, phiền muộn thêm” .

    [Hoàng Lạc và Hà Mai Việt: “Nam Việt Nam 1954-1975: Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới”.

  7. vybui says:

    Thưa bác Nhà nông,

    Không phải vì “nhậy cảm’ với những gì bác gán cho, lỗi tại tôi, viết lách không rõ ràng, gây ra sự hiểu lầm, nên xin nói lại cho rõ:

    Đối với một đứa trẻ, nó tin ai nhất? Cha, và nhất là Mẹ, đúng không bác?
    Ở đây, ai là “trẻ thơ’, ai là “Mẹ”?
    Từ chữ Mẹ mà liên tưởng đến ‘nước mẹ” thì cũng không đi quá xa ( và cũng “cay đắng” lắm, trong bối cảnh bài viết), phải không bác?

  8. DâM TiêN says:

    DÂM TiêN đã thưa : Chánh quờn Kennedy hồi ấy, 1960–63, có ý VÔ hay RA khỏi
    Miền Nam Việt Nam, đó chỉ là hư chiêu, I repeat again: Hư chiêu !
    Làm cho anh cu Trung Cộng tưởng bở, tưởng ngon cơm, lệnh cho HỒ Ngu Giáp
    ngố, ung quân vô ăn cướp Miền Nam ta.

    Cộng Phỉ Bắc kỳ rau muống theo lệnh Tàu, vô cướp phá VNCH, tạo ra lý do
    chánh đáng cho MỸ nó mang quân can thiệp vô Miện Nam VN hiền hòa.

  9. Tien Ngu says:

    Thưa,

    Ông Diệm và em trai, trong quá trình cũng cố chính quyền, có…bợp tay, đá đít, không thèm xài các anh…nhân sỉ mắt hí, đảng viên đảng phái kể công đã hợp tác với Cộng láo vì…yêu nước…

    Thành ra…gây thù oán (mãi cho đến nay, chết rồi vẫn còn bị con cháu các…nhân sỉ thi nhau moi móc, chửi…nhỏ).

    Các đảng viên và nhân sỉ mắt hí này bất mãn, dẫn đến xung đột với chính quyền; chọt đầu này, kéo đầu kia, cùng nhau tố Diệm độc tài, gia đình trị. Cái bài hát suy tôn Ngô tổng thống, đảng Cần Lao được chúng mang ra khai thác triệt để, kéo uy tín nhà Ngô xuống tận bùn đen.
    (Phải công nhận là anh Nhu dở ở những điểm này. Không cần thiết để được…nịnh như thế…)

    Kết quả, Mỹ có cớ nhào vô, thông qua các anh nịnh, nhân sỉ mắt hí, thầy chùa ham vui, dứt dây Ngô đình Diệm cùng các em. VC bành trường, tấn công miền Nam tới tấp.

    Mỹ từ đó đi hết sai lầm này đến sai lầm khác…

    1)Chiến tranh chống Cộng, miền Nam miền Bắc vừa dân vùa lính tử nạn trên chục triệu người. Đất nước bị tàn phá hơn bão Hãi Yên vừa rồi uýnh Phi luật Tân. Nội lực, nguyên khí dân tộc VN rã rời. Dân Mỹ cũng…không khá, cha khóc con, chống khóc vợ, động lòng…Tiên Ngu.

    2)Bắt tay với Trung Cộng, buông bỏ việc chống Cộng, gây thêm triệu thuyền nhân, bộ nhân VN, bỏ mạng trên đường tị nạn cộng sản. Toàn dân miền Nam 17 triệu người…móc bọc, ăn mày, te tua đói rách.

    3)Nâng Trung Cộng lên hàng…bạn đời, tung sãn xuất qua lục địa tàu khai thác nhân công rẻ, dạy dổ du sinh Tàu Cộng…free, Tàu Cộng bắt đầu biết…mần ăn, toàn thế giới bắt đầu bị hàng rẻ, hàng dỏm…tung hoành. Chính quyền Tàu Cộng tiền vô như nước bằng mọi mánh khoé, chúng bắt đầu…cạnh tranh vũ khí, cơ giới, biển cả, không gian.
    Tàu Cộng từ xe cãi tiến, cút kít, lên xế hộp. Đường xá từ…sình lầy trộn đá, lên xa lộ đèn màu…
    Xăng ở Mỹ lên giá như diều gặp gió, kéo theo…tất cả. Kết quả là…Tiên Ngu thắt lưng buộc bụng, choi xe đạp qua ngày.

    Chuyện Kenedy quyết định rút khõi miền Nam, là chuyện….phong thần bán bánh kẹp. Ảnh chỉ là một anh tổng thống dân cử. Chính quyển Mỹ tam quyền phân lập, lúc nào cũng dòm ngó nhau.

    Nhưng cái…vụ việc ảnh…Ok, dứt dây ông Diệm, gây ảnh hưởng xấu to lớn về lâu về dài. Ấy mới là chuyện nên…hối tiếc, rút kinh nghiệm.

  10. Nhà nông says:

    Vybui nói
    “Thế thì chúng ta lại phải chờ mấy con “bọ người’ huơ càng lục lọi, ủi vào đám giấy tờ gọi là ” top …secret” của nước mẹ để tìm ra sự thật!”
    . . . . . . . . . .

    Nước mẹ là ai?, giọng này là giọng Vẹm, ngay như tên Việt cộng chấn chính cũng không nói hồ đồ như thế?
    Mở miệng ra là biết dòng giống trường làng, chữ nghĩa ăn đong cũng cố làm ra vẻ thượng lưu trí thức

Phản hồi