WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Địa vị độc tôn của Hoa Kỳ bị đe dọa?

us

Gần đây, Quỹ Tiền tệ thế giới (FMI) có công bố một Bản tường trình về Tổng sản lượng các quốc gia trên thế giới, nếu tính theo sức mua bán (PPP = Purchasing Power Parity), thì Trung cộng đứng hàng đầu với 17  632 tỷ $, vượt Hoa 17  416 tỷ $, sau đó là Ấn độ 7  277 tỷ, Nhật 4  788 tỷ, Đức 3  321 tỷ, Nga 3  559 tỷ, Ba tây 3  073 tỷ  và Pháp 2  587 tỷ.

Thêm vào đó mới đây, Anh tuyên bố sẽ gia nhập Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB), được lập ra bởi Trung cộng, rồi liên tiếp mới ngày thứ Ba này 17/3/2015, các nước Đức, Pháp và Ý, ngay cả những nước Nhật, Nam Hàn, Úc, Nam Dương, Ấn Độ … cũng tuyên bố tham gia ngân hàng này.

Từ đó có người cho rằng địa vị độc tôn của Hoa kỳ sẽ bị đe dọa trong tương lai.

Địa vị độc tôn tương đối của Hoa kỳ đến từ bao giờ?

Có người cho rằng địa vị độc tôn của Hoa kỳ bắt đầu từ đầu thê kỷ 20 (1900), khi tổng sản lượng quốc gia của nước này đẩy nước Anh xuống hàng thứ nhì: Hoa kỳ chiếm 23,6% tổng sản lượng thế giới, Anh chỉ còn 18,5 %  ; 70 năm trước, Anh dẫn đầu với 19,9%, sau đó là Tàu với 19,7%. Trước đó nước Tàu đã dẫn đầu thế giới từ năm 1750, với 32,8%, Hoa kỳ chỉ có 0,1%, Anh là 1,9%. Tàu còn dẫn đầu tới năm 1830, với 29,8%, nhưng đến năm 1900, chỉ còn 6,2% (Paul Kennedy – Naissance et déclin des grandes puissances – trang 185 – Edition Payot – 1989, 1991).

Người khác thì cho rằng Hoa kỳ lên địa vị độc tôn vào sau Thế Chiến thứ Nhất (1914-1918), khi hai nước Anh, Pháp đợi sự giúp đỡ, can thiệp của Hoa kỳ «  như con đợi mẹ về chợ «, đó là lời tuyên bố của ông Georges Clémenceau, đương kim Thủ tướng Pháp, vào lúc bấy giờ, người được coi là một trong những tác nhân chính của chiến thắng.

Tuy nhiên có người phản bác 2 cái nhìn trên và cho rằng Hoa kỳ chỉ lên ngôi vị độc tôn, sau Đệ Nhị Thế Chiến (1939-1945). Sau Đệ Nhất Thế Chiến, Hoa kỳ đã muốn lên ngôi vị này. Trong bài diễn văn 14 điểm gửi Quốc hội và Quốc dân, Tổng thống Hoa kỳ Wilson đã nói đến môt trật tự thế giới, đồng thời đề nghị lập ra Hội Quốc Liên, tiền thân của Liên Hiệp quốc ngày hôm nay. Tuy nhiên Quốc Hội Hoa kỳ ( cả Hạ Viện và Thượng viện ) nhận thấy 2 đế quốc Anh và Pháp còn quá mạnh, không thể thực hiện trật tự thế giới mới theo Hoa kỳ, nên đã không phê chuẩn Hiệp ước thành lập ra Hội Quốc Liên, làm cho tổ chức này trở nên què quặt ngay mới khi được thành lập, vì Hoa Kỳ, một trong những sáng lập viên không tham gia.

Điều này chứng tỏ chính sách ngoại giao của Hoa kỳ không phải chỉ một mình tổng thống quyết định, mà quốc hội cũng giữ một vai trò quan trọng.

Quả như sự tiên đoán của một số chính trị gia, nhà nghiên cứu chính trị thế giới, Âu châu lại lâm vào tình trạng các cường quốc chống đối lẫn nhau, nhất là từ lúc Hitler lên nắm chính quyền năm 1933, rồi đưa đến Đệ Nhị Thế Chiến.
Địa vị độc tôn của Hoa kỳ thực sự đến từ sau Thế Chiến Thứ hai. Hai đế quốc Anh, Pháp đã suy yếu, và ngay cả những nước bại trận khác như Đức, Nhật,Ý, nếu không có sự giúp đỡ của Hoa kỳ, nhất là Âu châu, qua Kế Hoạch Marshall, thì không thể gượng dậy.

Ở điểm này, giới chính khách, những nhà chiến lược, phân tích Hoa kỳ đã có một cái nhìn đúng, cho rằng Anh, Pháp nguy hiểm hơn cả Liên xô, Hoa kỳ chỉ thực sự đặt được trật tự thế giới mới khi hai nước này không còn sức hoành hành. Còn Liên sx, dầu sao cũng là « Kẻ mới mạnh «, còn nhiều khuyết điểm, thiếu kinh nghiệm. Hơn thế nữa, có khi Hoa kỳ còn mượn tay Liên xô để làm yếu Anh, Pháp. Bằng chứng đó là, vào năm 1956, Nasser đảo chính ở Ai cập, quốc hữu hóa các hãng xưởng ngoại quốc, mà trong đó có kinh đào Suez. Anh, Pháp đã đổ bộ quân, định lật chế độ Nasser, nhưng gặp phản ứng mạnh mẽ của Liên xô lúc bấy giờ, đang dưới quyền của ông Khrouschev. Ông này đã không ngần ngại, tại Hội đồng Liên hiệp quốc, lên chỉ bản đồ Pháp, khoanh tròn thành phố Paris và nói rằng chỉ cần một trái bom nguyên tử ở trung tâm là không còn nước Pháp, trước sự yên lặng, nếu không nói là đồng tình của Hoa kỳ.

Sau đó, Hoa kỳ và Liên xô, thay thế Anh, Pháp, chia ảnh hưởng ở vùng này.

Ở Á châu, nhất là ở Đông dương, Hoa kỳ tìm cách hất cẳng người Pháp, để thay thế vào.  Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, từ sau Đệ Nhị Thế Chiến đến khi đế quốc Liên xô sụp đổ, bắt đầu bằng sự sụp đổ Bức tường Bá linh cuối năm 1989, ông Paul Nitzé, tác giả của Chính Sách Be bờ và cũng là tác giả của của Chỉ thị số 68 Hội đồng An ninh quốc gia, đã tuyên bố: «Chúng ta đã chiến thắng Chiến tranh Lạnh. »

Quả đây là một chiến thắng lớn trong lịch sử tranh hùng thế giới.

Đây là một chiến thắng của người giỏi trong những người giỏi.

Nói theo Tôn tử, một lý thuyết gia chiến tranh nổi tiếng thế giới:

« Không đánh mà làm khuất phục được quân người, ấy là người giỏi trong những người giỏi«  ( Tôn Ngô binh pháp – Ngô văn Triện dịch – trang 51).

Người giỏi trong những người giỏi, đó là khuất phục quân địch mà không làm tan quân địch, chiếm được thành địch mà không làm vỡ thành, lấy được nước mà không làm tan nước.

Không như Cộng sản Việt Nam, lúc nào cũng huênh hoang chiến thắng, nhưng kết cuộc làm suy yếu, phân hóa dân tộc mình, không những làm vỡ thành mà còn làm tan nát đất nước.

Chính vì vậy mà Phạm văn Đồng, Thủ tướng cộng sản, tuyên bố vào năm 1986: « Chúng tôi đã chiến thắng chiến tranh, nhưng đang chiến bại hòa bình .» Chiến bại hòa bình còn đang tiếp diễn cho tới ngày hôm nay.

Trở về với Hoa kỳ, địa vị độc tôn của nước này không phải là không bị đe dọa dưới thời Chiến tranh Lạnh.

Sự đe dọa này bắt đầu, chỉ 4 năm sau Đệ Nhị Thế Chiến, tức năm 1949, khi mà quân đội của Mao, đuổi quân đội của Tưởng, ra khỏi lục địa, rồi lên nắm chính quyền, đưa gần nửa tỷ người của địa cầu đi theo chế độ cộng sản. Sự đe dọa này đã lên cao điểm trong cuộc chạy đua không gian, khi Liên xô phóng phi thuyền đầu tiên ra ngoài không gian, vào năm 1956. Sự đe dọa này còn được tăng cường khi phong trào đòi độc lập ở mức độ cao nhất của nó, để đẻ ra Phong trào Không Liên kết các quốc gia, mà những người lãnh đạo là Nérhu của Ấn Độ, Nasser của Ai cập, Khrumah của Phi châu. Cộng thêm với sự trở lại nắm chính quyền của Charles de Gaulle ở Pháp, đưa ra «  Đường lối thứ Ba «, không theo Nga và cũng không theo Mỹ, nhưng trên thực tế, thì ngả về Nga hơn, cũng như những nước mới giành được độc lập, đều là những người lãnh đạo ít nhiều bị ảnh hưởng chủ thuyết Mác – Lê.

Nước thứ nhì đe dọa quyền độc tôn của Hoa kỳ, nhưng chỉ trên phương diện kinh tế là nước Nhật vào thập niên 80. Vào lúc đó, nước Nhật tăng trưởng mạnh, tỷ số tăng trưởng đứng đầu thế giới. Người thợ Nhật làm việc chăm chỉ, có khi ở lại hãng, không về nhà. Thêm vào đó tinh thần quốc gia trổi dậy, có một nhà văn Nhật đã viết một quyển sách đại ý nói rằng : Chúng ta không cần ai bảo chúng ta gọi dạ, bảo vâng. Quyển sách đã bán rất chạy ở Nhật. Tuy nhiên kinh tế Nhật đã bị cuộc khủng hoảng kinh tế Thái lan vào thập niên 90, và nước Nhật khó khăn gượng lại cho tới ngày hôm nay.

Ngày nay nhiều người cho rằng quốc gia có thể đương đầu và tranh giành độc tôn với Hoa kỳ là Trung cộng. Tuy nhiên, mặc dầu tổng sản lượng tính theo khả năng mua bán thì đã vượt Hoa kỳ. Nhưng Trung cộng còn thiếu rất nhiều yếu tố để tranh giành địa vị độc tôn.

Trong khuôn khổ bài này, chúng tôi chỉ xin lược sơ những nguyên do khiến Trung cộng không thể có ngôi vị độc tôn, mà hơn thế nữa còn có thể bị sụp đổ, nếu quí vị nào muốn biết thêm chi tiết xin xem thêm những bài tôi viết về Trung cộng trước đây, như bài bài «  Những nguyên nhân đưa đến Trung cộng sụp đổ ? «  (1)

Đó là:

1) Trung cộng dựa trên một nền tảng triết lý chính trị, đạo đức sai lầm và đầy mâu thuẫn.
2) Trung cộng có một thể chế chính trị lỗi thời
3) Dân tộc Trung cộng trở nên già nua, vì chính sách một con. Không cần lý luận dài dòng, chỉ cần lấy thí dụ một đại gia đình rồi suy ra một quốc gia, thành phần gia đình đó phần lớn là ông già bà lão, ít trai tráng, thì tương lai làm sao có thể tươi sáng ?

4) Tham nhũng hối lộ như một căn bệnh ung thư ác tính đang ngấm ngầm tàn phá đất nước Trung cộng
5) Những dân tộc thiểu số bắt đầu nổi lên, cùng lúc với đa số người dân bất mãn về đời sống khó khăn, khoảng cách giầu nghèo v..v.., và những người đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền. Năm 2014 vừa qua có hơn 200  000 cuộc biểu tình chống đối chính phủ

6) Về quân đội, mặc dầu Trung cộng tăng ngân sách quốc phòng, với 143 tỷ $, nhưng còn thua xa Hoa kỳ với 577 tỷ. Hải quân Trung cộng mặc dầu số tàu đông, nhưng chỉ là những tàu hoạt động ở ven biển và tầm trung, chưa có tàu hoạt động tầm xa. Chiếc hàng không mẫu hạm Liêu Ninh, mua của Ukhraine, cho tới nay vẫn chưa có thể hoạt động, chưa có thể đáp máy bay xuống.

Âu châu:

Hiện nay, ngoài Trung cộng, có người cho rằng Khối Âu châu có thể đe dọa ngôi vị độc tôn của Hoa kỳ. Điều này không phải là không có lý, vì dựa trên lãnh vực khoa học, kỹ thuật, văn hóa, chính trị, Hoa kỳ, có thể nói, là con đẻ của Âu châu. Những người lập quốc Hoa kỳ như Washington, Jefferson, Franklin v.v…, đều là những người bị ảnh hưởng sâu đậm bởi văn hóa Pháp, như Jefferson, văn hóa Anh, Đức như Franklin. Ngay đứng về phương diện khoa học, không đi vào chi tiết, chỉ xin nêu ra một ngành khoa học tân tiến hiện nay là ngành hàng không. Hãng Boeing trước đây vào những năm 80, 90 đã chiếm 80% thị trường quốc tế, nay chỉ còn 50%.

Tuy nhiên Âu châu còn chưa hoàn toàn thống nhất, mới thống nhất về tiền tệ, kinh tế, còn chưa thống nhất về chính trị và quân sự. Âu châu chỉ có thể đe dọa ngôi vị độc tôn của Hoa kỳ, khi trở thành một khối, thống nhất thêm về 2 phương diện trên.

Địa vị độc tôn tương đối của Hoa kỳ còn có thể kéo dài ít nhất trong trung hạn

Địa vị này có thể nói còn kéo dài là do những nguyên nhân trái với những nguyên nhân không đưa nước Trung cộng lên địa vị độc tôn, và còn có thể đưa nước này đến chỗ sụp đổ. Hoa kỳ có địa vị ngày hôm nay, nói một cách tương đối, là nhờ có một nền tảng triết lý, đạo đức tốt đẹp, có một giai tầng lãnh đạo và trí thức có khả năng, hi sinh, không tham quyền cố vị, là một nơi đất lành chim đậu, một nền kinh tế, mặc dầu có những khó khăn, nhưng vẫn là nền kinh tế vững mạnh, năng động nhất thế giới, có một quân đội hùng mạnh sở hữu những vũ khí tối tân nhất. Tuy có một sức mạnh như vậy, nhưng Hoa kỳ vẫn ý thức được giới hạn của mình, thử hỏi những nước như Nga, Trung cộng, Anh và Pháp, nếu họ có sức mạnh như vậy, thì họ sẽ hành xử thế nào, và thế giới sẽ đi về đâu ?

Chúng ta sẽ cùng nhau đi sâu vào từng lãnh vực:

Hoa ky dựa trên một nền tảng triết lý, đạo đức rất tốt.

Nếu chúng ta đi thật sâu, thì nền tảng triết lý đạo đức Hoa kỳ bắt nguồn từ cuộc hành trình của 102 người di dân, thuộc 42 gia đình mục sư, chủ gia đình, của ngành Thanh giáo (Les Puritains), trên con tàu Mayflower. Đây là một ngành về tôn giáo và chính trị của đạo Tin lành (Protestantisme), bị cư xử bạc đãi. Họ đã cùng nhau lên chiếc thuyền trên và từ giã nước Anh vào ngày 16/09/1620, đi về hướng Mỹ, với ý nguyện là đi tìm một Nước Anh Mới ( Nouvelle Angleterre), một Thế giới Mới ( Nouveau Monde).

Trên con đường hành trình này, với biết bao gian khổ, người chết vì đói khát, người chết vì bệnh tật, 42 vi mục sư, chủ gia đình, đã đồng thuận làm ra một Khế Ước được mang tên là Mayflower Compact, trong tinh thần Thanh giáo, theo đó họ nguyện sẽ xây dựng một xã hội mới, với những nguyên tắc chính sau đây: a) Không có việc phân biệt tôn giáo và cấm đoán tôn giáo. b) Quyền tự do tôn giáo được tuyệt đối tôn trọng. c) Không những về tôn giáo mà tất cả những quyền tự do căn bản của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do chính trị, kinh tế v.v…, đều được tuyệt đối tôn trọng. d) Chính quyền là do dân bầu ra, với mục đích là để mang lại và bảo đảm quyền hạnh phúc, an ninh cho dân. Một khi chính quyền không làm tròn nhiệm vụ này, thì dân có quyền lật đổ chính quyền để tạo nên một chính quyền mới. e) Những người trong Xã hội Mới đó phải có tinh thần trọng đạo đức, tương thân, tương trợ, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.

Chiếc thuyền Mayflower này đã cập bến tới Hoa kỳ vào ngày 26/12/1620 tại vùng Newplymouth, sau 3 tháng lênh trên biển.

Để ghi nhớ tinh thần Mayflower, những chính quyền Mỹ nối tiếp đã ra đạo luật thiết lập Ngày Tạ Ơn Thượng Đế vào ngày thứ năm, tuần thứ 4, tháng 11.

Chính nhờ tinh thần này mà người ta nói Bản Tuyên Ngôn Độc Lập, Bản Hiến pháp và ngay cuộc sống hàng ngày của dân tộc Hoa kỳ đều bị ảnh hưởng sâu đậm. Như bản Tuyên Ngôn Độc lập, viết bởi Thomas Jefferson, trong đó có câu: «  Chính quyền là do dân bầu ra, có nhiệm vụ lo an ninh và hạnh phúc cho dân… Một khi chính quyền không làm tròn nhiệm vụ này, thì dân có quyền lật đổ chính quyền.»

Ngay cả cuộc sống hàng ngày của dân Hoa kỳ cho tới ngày hôm nay vẫn còn bị ảnh hưởng.

Một quan niệm sai lầm của một số trí thức Tàu và Việt Nam vào giữa thế kỷ 19 và cho tới ngày hôm nay cho rằng Đông phương thua Tây phương là chỉ trong lãnh vực khoa học kỹ thuật. Thêm vào đó lại cho rằng Đông phương theo «  Đức trị «, còn Tây phương theo «  Pháp trị «  , cho rằng Tây phương không có đạo đức. Lại thêm tuyên truyền cộng sản, từ Marx, hết lời chỉ trích, lên án chủ nghĩa tư bản, cùng với Lénine cho rằng «  Tụi tư bản nó vừa tham lại vừa ngu. Ngu va tham đến mức độ nó biết rằng người ta mua dây xích để xiết cổ chúng, nhưng chúng vẫn sản xuất và bán cho người ta.  »

Đây là những quan niệm sai lầm về Tây phương và tư bản.

Lấy nước Hoa kỳ làm tiêu biểu :

Hiện nay ở Hoa kỳ, 56% theo Đạo Tin Lành (Protestantisme), 28% theo đạo Thiên Chúa giáo (Catholicisme), số người đi Nhà Thờ vẫn là cao nhất thế giới. Ở điểm này, người ta mới thấy Marx và những người chủ trương «  Vô gia đình, Vô tổ quốc và Vô tôn giáo  » là sai. Cứ nhìn vào 2 xã hội cộng sản hiện nay là Trung cộng và Cộng sản Việt nam, thì thấy rõ rằng đạo đức băng hoại, con người trở nên vô cảm, giáo dục xuống cấp. Ngược lại Hoa kỳ là nước không chủ trương Vô Tôn giáo, Vô Gia đình, nhưng trình độ đạo đức của họ rất cao. Không cần đi vào chi tiết, chúng ta chỉ lấy con số thống kê là dân tộc Hoa kỳ là dân tộc tự nguyện làm công việc giúp đỡ người khác tại những nhà thờ, những cơ quan từ thiện rất cao. Bằng chứng nữa là ông bà Bill Gates, người giầu nhất thế giới, cũng là người giúp đỡ người khác nhất thế giới. Thử hỏi ngay tại 2 nước cộng sản còn lại, số tỷ phú cũng rất nhiều, nhưng có một ai như ông bà Bill Gates không?

Ngoài việc có một nền tảng triết lý đạo đức tốt, Hoa kỳ còn có một chế độ tốt.

Hoa kỳ là chế độ dân chủ đầu tiên có một bản hiến pháp thành văn. Những người soạn thảo ra bản Hiến Pháp này gồm có 13 Đại diện của 13 tiểu bang lúc đó, trong đó có Thomas Jefferson, Benjamin Franklin, là 2 người chính, đã rút tỉa kinh nghiệm từ những chế độ trước đó ở Âu châu, cũng mơ ước xây dựng một Xã Hội Dân chủ Mới, theo tinh thần Dân chủ của nhà triết học Anh Lock hay của những nhà tư tưởng Pháp J.J. Rousseau, Montesquieu, theo đó những quyền căn bản của con người, sự phân quyền giữa 3 quyền, lập pháp, tư pháp và hành pháp, phải được tôn trọng tối đa.

Trong khuôn khổ bài này, chúng ta không thể đi vào chi tiết, nhưng nếu nghiên cứu rõ Hiến pháp Hoa kỳ, chúng ta sẽ thấy qua hiến pháp này, có đến 50 điều khoản kiểm soát và cân bằng (contre balances) giữa các quyền, giữa quyền trung ương và địa phương, giữa hành pháp, tư pháp và lập pháp, chẳng hạn như trong ngành ngoại giao, nhiều người cho rằng đây là một đặc quyền của Hành Pháp, của Tổng thống và Ngoại trưởng. Nhưng thực tế, quyền này bị «  cân bằng «  ( contre balance) bởi Thượng nghị viện, qua việc viện này quyết định ngân sách ngoại giao. Tất nhiên còn rất nhiều những sự quân bằng khác giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đấy là chưa nói đến hiện nay còn một quyền thứ tư rất mạnh, đó là quyền báo chí.

Về kinh tế, nói một cách tổng quát, Hoa kỳ theo Trường phái Kinh tế Tự do ( Ecole Libérale ) của Adam Smith và Tân Tự do ( Ecole Néo – Libérale) của J. M. Keynes, theo đó kinh tế đi theo một luật lệ cung cầu tự nhiên, đó là một trật tự tự nhiên, chính phủ không nên can thiệp vào kinh tế ( Theo Adam Smith ), tuy nhiên có những trường hợp, chính quyền cũng có thể can thiệp, nhưng là một cách can thiệp giới hạn ( Theo Keynes).

Người ta có thể nói Hoa kỳ là nước rất thành công trong việc theo 2 trường phái trên, trái với những nước chủ trương kinh tế nhà nước, trái với tự do. Tuy nhiên Hoa kỳ cũng thành công trong việc theo Trường phái Tân Tự do, qua 2 vị Tổng Thống Roosevelt và Obama hiện nay.

Thực vậy, sau cuộc Khủng Hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1930, Tổng thống Hoa kỳ đã áp dụng lý thuyết Tân tự do của Keynes để vực dậy kinh tế Hoa kỳ. Gần đây, năm 2008, thế giới cũng lâm vào hoàn cảnh khủng hoảng kinh tế, nhưng Obama cũng áp dụng chinh sách kinh tế của Keynes để vực dậy kinh tế và đã thành công. Trong khi đó kinh tế thế giới, nhất là Âu châu vẫn vực dậy kinh tế một cách khó khăn.(1) Kinh tế Hoa kỳ hiện nay vẫn có thể nói là kinh tế vững mạnh nhất. Một thí dụ nhỏ, trong 500 công ty lớn nhất và năng động nhất thế giới, phân nửa là do Hoa kỳ làm chủ. Trong số 25 thương hiệu uy tín nhất thế giới, có đến 19 thương hiệu là Hoa kỳ.

Về quân sự, hiện nay Hoa kỳ vẫn dẫn đầu thế giới. Chỉ cần lấy một vài thí dụ điển hình: Riêng về ngân sách quốc phòng, Hoa kỳ vẫn dẫn đầu với con số 577 tỷ $, sau đó là Trung cộng với 142 tỷ $.Tổng cộng 8 ngân sách quốc phòng lớn nhất thế giới cộng lại cũng không bằng ngân sách Hoa Kỳ.

Một thí dụ khác nói lên sự độc tôn của Hoa kỳ vẫn còn có thể kéo dài, đó là vào năm 1996, vào thời nhiệm kỳ 2 của Bill Clinton.

Sau khi đế quốc Liên xô sụp đổ, thì một số sắc tộc, như trường hợp ở nước Nam Tư cũ, nổi lên đánh nhau, giữa Croatie, Serbie và một số chủng tộc, tôn giáo khác. Không may, lúc đó Bill Clinton đang mắc vào vụ lăng nhăng tình cảm với một cô thơ ký tập nghiệp, không thể can thiệp. Các chính quyền Khối Âu châu bắt buộc phải can thiệp quân sự vào Nam Tư. Từ đó người ta mới phát hiện sự yêu kém của quân sự Âu châu. Ngay cả một nước dẫn đầu về kinh tế như Đức, vì lâu ngày vẫn dựa vào Hoa kỳ, nên Đức đã gặp khó khăn trong việc vận chuyển quân qua Nam tư.

Từ đó các Bộ quốc phòng Âu châu họp để tính việc hiện đại hóa quốc phòng, đều đồng ý trên nguyên tắc. Nhưng trước khi lấy quyết định chính trị, thì cần phải một số chuyên gia làm bản tường trình về kỹ thuật. Bản tường trình nói gì  ? Theo đó thì về quân sự và quốc phòng, Âu châu thua kém Hoa kỳ từ 20 đến 30 năm, có những ngành hơn thế nữa. Tuy nhiên bản tường trình còn nói thêm là vì Hoa kỳ đã đầu tư lâu năm vào ngành quân sự, nên 1$ của Hoa Kỳ vào ngành này mang lại kết quả gấp 3 lần 1$ đầu tư của Âu châu.

Chính vì vậy mà kế hoach hiện đại hóa quân sự của Âu châu, không dám nói ra là bỏ xuống sông xuống biển, nhưng cũng được ít nước đề cập tới, hay chỉ đề cập đến những vấn đề không hao tốn, dễ sản xuất v…v…

Những người thiên về kinh tế, khi nhìn thấy tổng sản lượng của Hoa Kỳ đi từ ½ tổng sản lượng thế giới sau Đệ Nhị Thế Chiến xuống còn 1/3 và ngày hôm nay còn ¼, thì cho rằng địa vị độc tôn của Hoa kỳ đang bị lung lay.

Điều này không phải là không có lý, vì nhìn vào tổng sản lượng của nước Anh, bắt đầu tăng trưởng từ thế kỷ thứ 19, rồi đứng đầu thế giới vào giữa thế kỷ, đã làm cho nước Anh trở thành một đế quốc lớn mạnh, mà «  mặt trời không bao giờ lặn ở đế quốc này «. Ngay với Hoa kỳ, tổng sản lượng của nước này đứng đầu trên thế giới, đẩy nước Anh xuống hàng thứ nhì vào năm 1900 và từ đó đến nay, Hoa kỳ đã giữ vai trò độc tôn.

Tuy nhiên chúng ta không thể hoàn toàn duy về kinh tế. Cũng tính theo tổng sản lượng, thì nước Tàu đứng đầu và chiếm 29,8% tổng sản lượng thế giới vào năm 1830 (Theo Paul Kennedy – Sách đã dẫn). Tuy nhiên cũng vào năm này thì nổ ra Chiến tranh Nha phiến, rồi nội loạn với loạn Thái bình Thiên quốc, ngoại ưu với việc Liệt cường xâu xé nước Tàu từ năm 1840.

Vì vậy chỉ dùng kinh tế, tổng sản lượng quốc gia, để cắt nghĩa sự hưng vong của một cường quốc, thì không đủ. Ngoài ra còn rất nhiều nguyên do khác: chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học và kỹ thuật.

Trong những lãnh vực trên Hoa kỳ vẫn còn rất nhiều ưu điểm.

Địa vị độc tôn của Hoa kỳ có thể bị lung lay trong dài hạn, chứ trong ngắn hạn và trung hạn, ít nhất là 50 năm trở lại, địa vị này còn tồn tại. Tuy nhiên Hoa kỳ chỉ có thể là cường quốc hàng đầu trong những cường quốc hàng đầu khác, chứ không thể độc tôn, một mình như sau Thế Chiến thứ Hai.(1)

Paris ngày 13/04/2015

Chu chi NamVũ văn Lâm

———————————————

(1) Xin xem thêm những bài về kinh tế, Hoa kỳ và Trung cộng, trên

56 Phản hồi cho “Địa vị độc tôn của Hoa Kỳ bị đe dọa?”

  1. Như Minh says:

    Càng gây thù chuốc oán với nhiều nước thì ngày tận cùng càng đến gần, càng ngã mạn hống hách thì càng hạ thấp đạo đức tư cách, càng muốn làm tài cố thì càng lún sâu vào sự thất bại. Hoa kỳ đang bị đẩy từ địa vị cường quốc số 1 nay thành số 5 nhưng nợ nần thì không bao giờ trả nổi. Ôi thời oanh liệt qua rồi, đàn em thì ngày càng bỏ đàn anh ra đi. Việc một loạt nước đàn em bỏ Hoa kỳ tham gia vào ngân hàng thế giới do Nga và Trung quốc khởi xướng đã đánh dấu sự chấm hết vị thế độc tôn của nước này. Thật là đáng tiếc thay! Ôi anh chàng khổng lồ chân đất sét ơi!

    • qdnb says:

      Hà nội vội vã đưa bọn âm binh, cò mồi CAM lên diễn đàn lên ca ngợi các quan thầy để mong các ngài tha chết, cứt của quan thầy cũng phải thơm

  2. CHẲNG BAO GIỜ says:

    “ Địa vị độc tôn của Hoa Kỳ bị đe dọa? ”
    Hôm qua đi thăm người bạn bị tai biến mạch máu não đang nằm trong bệnh viện, phòng cấp cứu ICU ( Intensitive care Unit ) ở Mỹ . Tôi cũng đã từng đến những phòng cấp cứu ở Anh, ở Pháp để thăm người bệnh ( Nga sô Trung quốc thì chưa tới, nhưng chắc khỏi nói ta cũng biết !!! hơn Việt Nam chút chút ? ). Tôi đến gặp lúc Bác sĩ đang đi thăm người bệnh, nên không được vào mà phải ngồi ngoài phòng đợi ( waiting room ), mới ” hiệp đầu ” thôi, tôi đã choáng hồn, phòng rộng thênh thang như một cái salon lớn, nệm ghế êm ả, chợt nghĩ tới Việt Nam mà tủi phận ? . Rồi khi được vào phòng ICU thăm người bạn, phải nói thật khiếp đảm hoa cả mắt, vì bạn thì nằm thiêm thiếp khắp mình dây nhợ lung tung , tôi nhẩm đếm có đến gần 10 thứ, này nhé máy tivi đo EKG ( tâm điện đồ Electrocardiograph ), máy đo điện não đồ ( Electro encephalograph ) máy đo áp huyết, mạch tim, nhịp thở vv… Tự dưng tôi nghĩ , người ta hỏi : ” Địa vị độc tôn của Hoa Kỳ bị đe dọa ” ? là thừa ! Và nghĩ ” Never ! ” ngay cả đối với Nga và TQ, bén gót cũng chưa xong chứ đừng nói tới bằng hay hơn mà đe dọa ?

  3. tonydo says:

    Lịch sử loài người cho thấy, chưa bao giờ, và chắc chắn trong tương lai, tới khi trái đất này được làm lại từ đầu (do bất kỳ lý do gì), sẽ chẳng anh nào có được cái địa vị gọi là Độc Tôn.

    Làm Đại Ca, Đàn Anh thì có, nhưng cũng chỉ được một thời gian nhất định. Ngay cả với phương tiện truyền thông, di chuyển, nhanh như chớp hôm nay, thì điều đó vẫn sẽ không thay đổi.

    Các cụ ta đã dạy:
    Ôm rơm nặng bụng. Anh nào gặp gió, giương cao cờ của mình nhảy lên làm đàn anh một thời gian, rồi cũng mệt mỏi, buông xuôi.

    Liên Xô là trường hợp mới nhất. Nuôi báo cô một đống đàn em, tốn công tốn của chỉ để kiếm cái danh hão. Mệt mỏi, đau đầu, đàn anh Nga La Tư đành bỏ cuộc, về lo cho dân mình.

    Theo thống kê mới đây, mười nước hạnh phúc nhất hoàn cầu không có đàn anh nào trong đó.
    Đại ca Hoa Kỳ Quốc phải đứng thứ 15 sau cả anh Mễ thứ 14. Ba Tây 16, Anh 21, Nhật 46, Nga 64 và Trung Của Zẩn thứ 84. Lạ là Việt Cộng lại được thứ 75, hơn cả đàn anh bốn tốt.

    Thế nhưng, hành tinh xanh này vẫn luôn cần Anh Hai, Anh Ba..v.v. Không có thì loạn cào cào ngay lập tức. Á Châu đang ở trong tình trạng đó. Nếu Đế Quốc Mỹ, dưới sự lãnh đạo của chiến hữu Obama không chuyển trục qua thì khu vực đó sẽ đâm chém nhau ngay lập tức.

    Người Anh bỏ cuộc thế kỷ trước vì người Mỹ đã sẵn sàng nhảy lên thay thế.
    Hôm nay, hơn ai hết, dân Mỹ cũng đang tỏ ra mệt mỏi không muốn chính quyền Chú Sam dính quá nhiều vào chuyện thiên hạ.

    Nước Mỹ được Thiên Chúa chọn, nhiều người bảo thế.
    Họ có đầy đủ mọi thứ. Từ tài nguyên, khoáng sản, biển cả thông thương, đủ mùa khí hậu..v..v. không thiếu thứ gì.
    Tuy nhiên cái quan trọng mà các nước khác không sánh kịp, đó là một nền tảng chính trị kỳ lạ. Nó mờ mờ ảo ảo, lúc mở lúc đóng, lúc cứng lúc mềm, một sự hoà quyện văn hoá của tất cả mọi sắc dân trên thế giới. Phải sống trên đất Mỹ một thời gian dài mới hiểu được chuyện này.

    Vì thế, có thể nói không sợ nhầm, nếu người Mỹ quay về sống cho riêng mình thì đời sống dân chúng sẽ không phải đứng thứ 15, nhưng chắc chắn sẽ là số 1 thế giới.
    Nhưng cuộc chơi của loài người không cho phép người Mỹ nghỉ ngơi. Lên ngựa dễ hơn xuống.

    Hiện tại chưa có một cường quốc sẵn sàng đề thay thế Chú Sam. Người Tàu không lấy lại nổi cái đảo nhỏ xíu, làm mất mặt đấng con Trời cả gần thế kỷ nay, Đài Loan, thì làm sao có thể nhảy lên làm đại ca được.
    Ấy là chưa kể, để nuôi được hơn tỷ dân, Trung Nam Hải chỉ mong đừng để dân đói, rét..v.v. là mừng rồi.

    Kiếm được người thay đàn anh Cao Bồi chắc phải qua thế kỷ 22 cho nó chẵn.

    • Builan says:

      Coi bộ mỗi ngạy có khôn hơn, nhưng xem ra chưa đũ ! Đổi đời thì quá rõ, nhưng chưa thể lột xác, vi cái gen đi truyền giòng giống tổ tông ăn của QUẢ THỰC ! Găng thêm một chút nữa sẽ thành người luồng thiên ! Cứu được đời cháu con thoi thúc sớm LỘT XÁC ! Chúc mừng ! Thiện tâm chớ có buồn lồng ! Giận thì giận mà thương thì vẫn thương, mến tài nữa ấy a .kha ha ha.

      • tonydo says:

        Bố Builan quả là Thầy của em!
        Hồi bé có lần mẹ bảo mang chai qua làng bên cạnh mua một xị nước mắm tiêu chuẩn vì cụ nghe tin hợp tác xã mới nhập về.

        Giữa đường gặp mấy đứa bạn đang khăng, quên cả nước mắm, nhập bọn với chúng nó. Cho tới khi bị con khăng chọi trúng cùi tay, máu chảy rầm rề, mới sực nhớ tới nước mắm.

        Chạy vội tới hợp tác xã, nhưng cô bán hàng bảo hết rồi. Em cãi lại với lý do mẹ dặn đó là tiêu chuẩn gia đình và hàng mới về sáng nay.

        Chị ta quát, phải chờ đợt khác. Lại còn chu mỏ nói thêm:
        Con nhà địa chủ còn lắm chuyện, chưa đói rã họng là phúc lắm rồi.

        Bà cụ em sau khi được nghe báo cáo liền chửi em te tua:
        Mày lại ngừng ở đâu đánh đáo, đánh khăng chú gì. Nhìn cái tay mày là biết liền, đừng có nói dối. Con ruồi bay qua, mẹ còn biết con đực hay con cái.

        Rồi cụ khóc. Em khóc theo. Rau muống luộc thay cơm không có gì chấm.
        Đàn anh tinh giống mẹ em!

        Chúc sức khoẻ đại ca.

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Đổ huynh viết lách có duyên kiểu này , làm sao mà Dân miền Nam như Qua bì nổi?

      • tonydo says:

        Đại ca cứ khéo khen em hoài.

        Nhiều lần muốn nhảy vô “chia lửa” với đàn anh về thơ, nhưng thấy phận mình chữ nghĩa quá mỏng, nhắm mắt cả tiếng đồng hồ chẳng viết nổi một câu cho nó ra “hồn”.
        Đành ngồi im “Ngửi” thơ qúi đàn anh vậy.

        Em dùng từ “Ngửi” vì đàn anh và rất nhiều người khen bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, trong đó có câu:
        (Heo hút cồn mây súng ngửi trời) (hết trích)

        Người đời khen quá trời. Riêng em đến hôm nay, nghĩ mãi cũng chưa thấy được cái tuyệt hay của câu này.
        Xin gộp luôn cả ba câu cạnh nhau:

        (Heo hút cồn mây súng ngửi trời
        Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
        Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi) (hết trích)

        Chịu! Xin đàn anh giảng giải. Em vẫn chưa thấm được cái hay của Quang Dũng.
        Kính đại ca.

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        Thưa,

        Qua đây khen thơ Quang Dũng hồi nào , Đổ huynh kiếm đường ba xạo để chưởi khéo Qua phải không. Làm thơ mà ngửi là thấy mẹ dzồi. Gớm, Bắc Kỳ sao mà thâm thúy duyên dáng thế !

        “Vào Nam bỏ vợ bỏ con
        Mang theo duyên dáng để còn kiếm cơm”

        Có đúng như vậy không hở Đổ huynh? Cũng may Qua đây không phải là thi sĩ thi thiếc gì cả , chớ nếu không thì Qua tức ọc máu rồi…hehehehe

        Cho ngửi tiếp nè …để vui nhà vui cửa :

        Trần Khắc Chung đưa quân tiễn Huyên Trân sang Chiêm Quốc

        “Thiệt là nhục một đời trận mạc
        Giữa gươm đao xông xáo đoạt cờ
        Nay tim đau nhục nhã nào ngờ
        Phải đưa nàng bước sang Chiêm Quốc

        Kìa ba quân giáo gươm đã tuốt
        Đứng lạnh lùng chờ lệnh động binh
        Ôi lòng ta cuồn cuồn bất bình
        Huyền Trân ơi sao nàng im lặng?”

        “Tướng quân ơi tình chàng tuy nặng
        Nghĩa quân thần làm loạn không nên
        Phụ Hoàng mưu- tính chuyện kết bền
        Cố nuốt đau, mong yên bá tánh ”

        “Huyền Trân ơi, nghĩa nhà nàng gánh
        Mộng xuân thì bỏ phế hoang vu
        Cả triều đình hèn yếu ngốc ngu
        Mới đổi nàng – nhục cầu quốc thái !

        Lòng ta giờ giận đau tê tái
        Huyền Trần ơi nàng có hiểu không
        Hởi ba quân ! Lửa nhục trong lòng
        Hãy tuốt gươm cùng ta tử chiến !”

        “Thiếp xin chàng , một đời danh hiển
        Đừng vì tình binh biến thuơng đau
        Lòng Phụ Hoàng cũng đớn cũng đau
        Xin cho thiếp tròn câu nghĩa tử

        Hởi ba quân , buông gươm nếm thử
        Bình rượu đầy Chiêm tặng cho ta
        Ngày hôm nay các ngươi tiễn Ta
        Phải thiệt vui không nên sát khí

        Chút nữa đây thuyền xuôi hải ly’
        Thưa Tướng Quân , cách biệt nghìn trùng
        Chén này đây , lệ- rượu hòa chung
        Lòng của thiếp mong chàng uống cạn ”

        “Lòng của Ta đồng khô hạn hán
        Đợi mưa tình quạnh quẽ bao năm
        Nàng đã thuơng sao tặng thăng trầm
        Nở lòng nào đề ta chịu nhục

        Hỡi ba quân ! Tử sinh bất nhục
        Tuốt giáo gươm khí thế dâng trào
        Cả triều đình sao nở lòng nào
        Nhìn liễu yếu gánh gồng ngang trái!

        Cả một đời xong pha từng trải
        Bọn chúng ta hèn yếu lắm sao!
        Bầy quan lại áo mũ lộng cao
        Miệng môi mép toàn là vô dụng !”

        “Thiếp hiểu chàng giận loài vô dụng
        Đừng vì tình giấy loạn điêu linh
        Chàng phải ráng giúp sức Triều đình
        Cho thân thế nghiệp trai vẹn tiết

        Chén rượu này rượu tình tiển biệt
        Từ môi thiếp …đang đợi môi chàng
        Lệ hòa nhau -lệ thiếp -lệ chàng
        Cho nỗi nhớ trăm năm còn mãi …”

        hehehe… phá phách chơi…

        Ki’nh

  4. UncleFox says:

    Đồng chí Hạ Ngàn, Trần Thái, Trần Khánh, Hạnh Nhân (từ đít) thân mến,
    Tình hình biển Đông, Trung quốc đang bồi đắp các đảo chiếm được của Việt Nam để xây căn cứ quân sự vì ỷ vào sức mạnh quân sự lẫn kinh tế . Trên trường quốc tế, theo các đồng chí thì Mỹ đang thua tơi tả trong các cuộc chiến và bị đồng minh bỏ rơi …
    Thế thì Mỹ đã chết đến đít rồi . Các đồng chí sao không ngăn cản cụ tổng Bí Trọng đừng phí tiền sang lạy lục Mỹ mưu tìm sức mạnh hỗ tương … mà hãy sang chầu Xập Xí Pìn lần nữa để rập đậu tạ tội vì đã trót dại ủng hộ (nửa vời) việc Mỹ xoay trục .
    Nước sắp mất mà vẫn cứ sủa oang oang ca ngợi kẻ thù . Các đồng chí có phải là bọn chó hoang không ? Cũng may các đồng chí chỉ dùng lích -lêm, chứ nếu dùng tên thật khi về đến nhà coi chừng bố mẹ sẽ vả cho gãy răng vì cái tội ở nhà ăn cơm còn lên diễn đàn thì toàn phun cứt !

  5. ĐỈNH NÚI CAO says:

    Địa vị độc tôn của Hoa Kỳ bị đe dọa ?

    +++ Nếu đứng về toán học thì đúng ” chu kỳ nào lên tới cực điểm ( Max ) rồi cũng phải dần dần xuống cực tiểu ( Min), núi cao cũng phải mòn … . Nhưng về phương diện kinh tế kỹ nghệ thì lại khác : ” tới cực điểm thì nó sẽ biến thiên sang một hình thái khác ” hoành tráng hơn, vĩ đại hơn ” cái mà gọi là ” cải thiện, cải tiến ” thăng hoa ( improve, sublimation ) . Đúng thế tỉ như kỹ nghệ xe hơi không bao giờ lại tụt dốc để trở về kỹ nghệ xe đạp, giáo sư tiến sĩ cũng không bao giờ tụt dốc xuống thành ” giáo làng lớp ba “, có chăng chỉ là hoang tưởng nơi rừng rú ? . Đỉnh núi cao hết chỗ trèo, thì ta lại tìm cách ” bay cao ” lên chứ ai lại ngu mà tụt xuống ??? Tóm lại, cái hiệp ước MFN ( Most Favored Nation ) mà TQ thò tay ký với Mỹ forever nó sẽ buộc TQ suốt đời phải làm công cho nó ( với nhân công rẻ mạt 25 xu/ giờ ), như thế làm sao qua mặt nó, chỉ có chiến tranh mới hòng xé hiệp ước ( Quốc Tế Công Pháp định rõ thế ) . Vậy TQ có dám không ?

  6. Mỹ là con nợ lớn nhất của thế giới và quân đội thua tơi tả ở các nơi thì còn cái gì để mà nói đến vị trí độc ton được? Chẳng qua có mấy cậu mê tín Mỹ quá tự phong thôi. Mỹ đã qua rồi ngày hoàng kim khi ngân hàng do Nga, Trung quốc và có cả các đàn em của Mỹ bỏ anh cả tham gia. Mỹ sẽ bị cô đơn. Vì người ta phù thịnh ai phù suy?

    • Tien Ngu says:

      https://www.youtube.com/watch?v=0l8NcKdOaQA&feature=youtu.be

      Thiệt nà…chán cho Cộng láo. Trình độ của một em gọi là….phó giáo sư, tiến sỉ, mà còn…tệ bạc như trong câu chuyện bàn tròn kể trên…

      Thì nói nàm gì cho cái… trình độ của cò mồi Cộng láo hang tép như em cò…từ Đức này…

      Từ …cán cho đến…cò, y hệt, chúng cứ suppose rằng thì nà chúng…đỉnh cao trí tuệ, muốn phán thế nào đấy thì phán .

      Cò mồi Nguyễn công Bằng đâu? Ra hát phụ cò từ Đức này coi. Cứ nà hết nick này đến nick khác, thấy thương quá….

    • Tudo.com says:

      @Hạnh Nhân: “Mỹ sẽ bị cô đơn. Vì người ta phù thịnh ai phù suy?

      Chân lí, hết sức chân lí!

      Bởi vậy ngày nào mà dân Tàu được quyền. . .chửi vô mặt Tập cận Bình, dân Nga chửi vô mũi Putin như tát nước, như dân Mỹ chửi tổng thống họ thì nước Mỹ sẽ hết. . .cô đơn!

      Tới lúc đó cái đám Bất hạnh hay Bất nhân sẽ là những tên phù. . .thủng cho mà coi!

  7. Hạ Ngàn says:

    Nước Mỹ bắt đầu từ đây vĩnh viễn độc tôn đứng đầu thế giới về kinh tế và sau là về sức mạnh quân sự và ngoại giao. Mỹ chỉ có số hạng thứ 5 trên vai trò này của thế giới sau Trung quốc, Ấn độ, Brazin, Đức,
    Tin tức » Tin quốc tế 23/4/2015 6:58
    AIIB – Tác nhân khiến nước Mỹ “thua hiệp một” phải chịu xếp thứ 5 trên trường quốc tế [22.04.2015 17:26]
    Xem hình
    Lãnh đạo các nước tại lễ ra mắt AIIB ở Bắc Kinh ngày 24/10/2014. Ảnh: Tân Hoa Xã.
    Như Chuyên đề ANTG đã có bài phân tích việc Mỹ bị coi là thua Trung Quốc trong một cuộc đấu kinh tế, với tác nhân chính là sự kiện Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng cơ sở châu Á (AIIB) được thành lập. AIIB ra đời với mục tiêu giảm bớt phụ thuộc tài chính vào Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trong các dự án đầu tư phát triển hạ tầng. Mỹ là nước đầu tiên phản đối việc này. Tại sao?
    Quyền lực của người nắm giữ cổ phần chính
    Ngày 24/10/2014, tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), 21 quốc gia châu Á, đã ký Bản ghi nhớ (MoU) về việc thành lập Ngân hàng AIIB theo đề xuất của Trung Quốc, với vốn pháp định là 100 tỉ USD, trong đó vốn đăng ký ban đầu là 50 tỉ USD và theo kế hoạch sẽ được thành lập vào cuối năm 2015. Mặc dù chi tiết về cách quản trị AIIB vẫn chưa được công bố nhưng Washington đã cảm thấy “bất an”.

    Thoạt nhìn, sự phản đối của Mỹ đối với AIIB có vẻ như xuất phát từ một ham muốn ích kỷ để bảo vệ ADB. Tuy nhiên, những quan ngại của Mỹ không phải là không có cơ sở. Trong số vốn pháp định của AIIB, Trung Quốc đóng góp 40%, Ấn Độ 10%, các nước châu Á khác 25% và 25% còn lại sẽ do các nước châu Âu đóng góp. Việc Trung Quốc nắm giữ cổ phần lớn như vậy sẽ là bất thường đối với một định chế đa phương nếu biết rằng, phần vốn của Mỹ tại WB chỉ là 16,1% và tại ADB chỉ là 15,6%.

    Theo mạng tin World Affairs, có hai lý do gây quan ngại đặc biệt cho Mỹ. Thứ nhất là việc Bắc Kinh muốn giành quyền kiểm soát các quỹ tập thể để thực hiện các khoản cho vay mà về bản chất không mang tính chất thương mại. Bên cạnh đó, cũng có nghi ngại rằng, AIIB sẽ hậu thuẫn cho các dự án do kỹ sư và công nhân Trung Quốc xây dựng, cùng các hệ thống hạ tầng mới sẽ được sử dụng để tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc mà nền kinh tế của nước này không thể hấp thụ.
    Thứ hai là mối lo ngại AIIB có thể trở thành “một công cụ trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc nếu Bắc Kinh xoay xở để có quyền phủ quyết đối với các quyết định của AIIB”.
    Ngoài ra, theo tờ Wall Street Journal và tờ The Straits Times, nỗi lo của Mỹ không phải vô căn cứ bởi các chương trình cho vay song phương của Bắc Kinh ở châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh đều ít nhiều liên quan đến những dự án gây tranh cãi, trong đó doanh nghiệp Trung Quốc bị cáo buộc vơ vét tài nguyên hoặc ồ ạt đưa người lao động của mình đến bản xứ.
    Hơn nữa, những khoản đầu tư và hỗ trợ của Trung Quốc thường gắn liền với điều khoản sử dụng các công ty xây dựng, công nghệ, nguyên vật liệu và công nhân của nước này. Chuyên gia về quan hệ quốc tế của Trường Đại học Boston (Mỹ), Tiến sĩ Kevin Gallagher còn chỉ ra việc một số ngân hàng Trung Quốc thường chỉ áp dụng tiêu chuẩn và quy định địa phương khi đánh giá tác động môi trường của các dự án mà họ sắp tài trợ tại những nước đang phát triển. Sâu xa hơn, theo giới phân tích, Mỹ lo AIIB tiếp sức cho Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng tại châu Á, đe dọa chiến lược xoay trục.

    Giới ngoại giao phương Tây cho rằng, Trung Quốc và Mỹ đã chơi trò “mèo vờn chuột” suốt mấy tháng qua. Trung Quốc cố gắng thuyết phục các nước châu Âu tham gia AIIB, trong khi Mỹ gia tăng sức ép, buộc họ phải quay lưng lại. Mỹ nói rằng họ không muốn ủng hộ bất cứ sáng kiến nào mà họ cho là không có lợi cho “tiêu chuẩn về nhân quyền, môi trường…”. Và như vậy, AIIB sẽ là tác nhân cho những động thái mới trong cuộc chiến cạnh tranh ảnh hưởng cũng như lợi ích giữa Mỹ và Trung Quốc, không chỉ ở châu Á – Thái Bình Dương mà còn trên toàn cầu.
    Coi rẻ đồng minh vì lợi ích kinh tế?
    Phớt lờ điệp khúc “hãy tránh xa AIIB” của Mỹ, ngày càng nhiều đồng minh châu Âu của Washington gia nhập định chế tài chính quốc tế (IFI) mới này. Anh là nền kinh tế phương Tây đầu tiên làm việc này. Tại sao London lại quay lưng với đồng minh truyền thống của mình trong thương vụ này?
    Những cái đầu lạnh ở London sau khi cân nhắc các lợi ích tài chính lâu dài đã quyết định đi bước đi thực dụng, lựa chọn tân siêu cường kinh tế Trung Quốc tại cựu Lục địa. Nói cách khác, Anh tạm thời bỏ qua Mỹ trong những toan tính tài chính để hướng tới các đối tác mới tiềm năng, trở thành nền kinh tế phương Tây lớn đầu tiên đề nghị trở thành nước thành viên tương lai của AIIB.

    Thật vậy, London biện minh rằng quyết định trên là “một cơ hội không gì bằng để nước Anh và châu Á cùng nhau đầu tư và khai thông tăng trưởng”. Điều này cũng “đem lại cho các tập đoàn của Anh cơ hội tốt nhất để làm việc và đầu tư trên những thị trường năng động nhất trên thế giới”.
    Sẽ là một nhiệm vụ lắt léo nếu muốn làm vừa lòng cả Trung Quốc và Mỹ. Washington rõ ràng là không vui, còn Bắc Kinh thì rất hoan hỉ với lá đơn của Anh. Sự lắt léo sẽ đồng hành với những lợi ích kinh tế trong khi uy tín chính trị không bị ảnh hưởng nhiều. Tiếp sau Anh, Đức, Pháp và Italia cũng đã tuyên bố “vượt rào”.

    Rõ ràng, sức hút của AIIB đến từ thị trường lẫn núi tiền khổng lồ của Trung Quốc. Từ chối AIIB, các nước châu Âu có nguy cơ bỏ qua một trong những khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng địa – chính trị mạnh nhất thế giới. Hơn nữa, châu Âu thấy không có gì phải hy sinh lợi ích kinh tế để hỗ trợ những mục tiêu chiến lược của Mỹ trong khi Washington không có khả năng hoặc không muốn “đền đáp”.
    Việc các đồng minh chí cốt lâu đời của Mỹ tại châu Âu gia nhập AIIB là một đòn đau cho Mỹ trên bàn ngoại giao. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew thừa nhận: “Uy tín và tầm ảnh hưởng của chúng tôi trên trường quốc tế đang bị đe dọa. Không phải bỗng dưng các nền kinh tế mới nổi đi tìm cơ hội đầu tư ở nơi khác. Họ đang thất vọng vì sự trì trệ của Mỹ trong việc cải cách IMF”. Ngoài ra, việc Anh, Pháp, Đức, Italia rời bỏ Mỹ để bắt tay với Bắc Kinh và Moskva cũng chỉ vì nền chính trị vụ lợi kinh tế đang vô cùng phổ biến trên toàn cầu hôm nay.
    Sự lựa chọn nào cho Mỹ?
    Tờ New York Times dẫn lời ông Paul Haenle, Giám đốc Trung tâm Carnegie-Tsinghua nhận định: “Giữ thế đối lập là một sai lầm lớn”. Theo ông, thay vì tẩy chay, Mỹ nên “khôn ngoan hơn” bằng cách giữ vai trò nào đó trong AIIB để tác động vào quá trình hình thành cũng như hoạt động của nó. Bên cạnh đó, Mỹ cũng có thể tiếp tục gây áp lực cho các đồng minh của mình không gia nhập AIIB cho đến khi cơ cấu tổ chức của ngân hàng này rõ ràng và đảm bảo hoặc từ bỏ hẳn vấn đề này.
    Rõ ràng, tham gia AIIB là một ý tưởng không hề tồi. Khi đó, Mỹ sẽ có một vị trí trong tổ chức này, nơi mà sự góp mặt của nước này có thể đem đến những động thái tích cực cho cơ chế vận hành. Ngoài ra, việc Mỹ trở thành thành viên AIIB sẽ tạo điều kiện cho các công ty Mỹ được tiếp cận một cách công bằng các cơ hội đấu thầu phát sinh từ phần đầu tư tài chính của ngân hàng này.
    Dường như Washington đã nhận thấy được điều này, nên theo Tờ The Wall Street Journal, chính quyền Tổng thống Obama đang đề xuất AIIB cộng tác với các tổ chức tài chính phương Tây, như WB. Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ phụ trách các vấn đề quốc tế Nathan Sheets, việc hợp tác với WB hoặc ADB sẽ hướng AIIB vào vai trò bổ sung thay vì cạnh tranh với tổ chức này.
    Trong khi đó, lãnh đạo IMF và ADB khẳng định sẵn sàng cùng AIIB và các bên đang thảo luận về vấn đề này. Như vậy Mỹ đã chuyển sang tìm cách tác động để AIIB chỉ tập trung phục vụ mục tiêu kinh tế của các nền kinh tế hàng đầu thế giới và tránh trở thành “công cụ ngoại giao” của Trung Quốc.
    Theo giới phân tích, sự can dự gián tiếp này sẽ giúp Washington giải quyết một mục tiêu dài hạn khác: Bảo đảm các tiêu chuẩn của AIIB được thiết kế để ngăn chặn nợ xấu gia tăng, giảm thiểu rủi ro môi trường. Một lợi ích khác là công ty Mỹ có thể tham gia đấu thầu các dự án được AIIB tài trợ.

  8. Trần Thái says:

    Theo tôi thì Hoa kỳ nay chỉ đứng hàng thứ 5 về kinh tế, chính trị mà thôi, còn quan sự thì đứng sau Nga và Ấn độ. Còn Hoa kỳ nổi tiếng đứng đầu thế giới về nợ nần và gây chiến tranh.

    • Hn says:

      Vậy mà dân Tầu phù, bọn Vẹm giầu chuyển tài sản vào Mỹ, hý hửng với cuộc sống mới huy hoàng

  9. Hoa kỳ không thể tránh khỏi bị hạ vai trò so với Trung quốc đang lên. Vì Hoa kỳ kinh tế bị phân tán nằm trong tay tư nhân, còn Trung quốc kinh tế nằm trong tay nhà nước nên muốn mua gì, làm gì họ đều có thể làm còn Mỹ phải qua hết đảng nọ đảng kia và quốc hội. Cuối cùng chẳng làm được gì vì hai Đảng Cộng hòa và Dân chủ chống trái nhau, đá dái nhau nên địa vị đứng đầu thế giới tất yêu rơi vào tay Trung quốc và sau đó là |Đức và Ấn độ, Brazin rồi mới đến Mỹ.

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Đó chỉ là cái nhìn của lũ cò mồi…mắt hí mà thôi…

      Người có nhận thức, ai cũng thấy các sự…đang lên của Trung Cộng, đều là…ăn cắp từ Mỹ.

      Tự mình ên em Trung Cộng, không có sáng chế được cái con bà gì cả, chỉ…rình, ăn cắp đồ Mỹ, rồi…modify, edit, bán…1/10 giá gốc.

      Tiền kiếm được, đảng Cộng…gom sòng, chỉ chi ra tí tí cho tay chân có cái mà…giật le dân nghèo, giật le lối xóm…

      Kể từ 1972, không có Mỹ dìu dắt, Trung Cộng có thể nào tiến lên làm…tư bãn đỏ? No way, man!

      Ngay từ trước 1971, tư bản Mỹ đã nhìn China như trẽ em nhìn…kẹo bánh, nước dãi chãy om sòm. Đất đai, tài nguyên, nhân lực…, thật là thênh thang, chưa có em tư bản của thế giới tự do nào khai thác.

      Nay ta nhào qua đó, thì chỉ có nước….hốt ăn.

      Và thế là hãng xưởng Mỹ nối đuôi nhau, qua…lục địa, ưu tiên cho mày tuế má nhập khẩu Hoa Kỳ, cho du sình mày qua tao học hỏi kinh tế kỷ thuật, xây cho mày đường đấp sình lầy thành đường nhựa…vân vân và vân vân…

      Mỹ Tàu, lao tư lưỡng lợi.

      Mỹ hát om sòm, kể từ nay dân Mỹ thêm…sướng, chỉ lao động đầu óc, lao động chân tay đã có các em..Tàu.

      Hậu quả ra sao thì về lâu về dài sẽ..biết, who care? Hốt bạc cái đã. Mỹ hốt bạc chẳn, Tàu hốt bạc…lẽ.

      Nay, qua 40 năm, Tàu mặc dù tích trử bạc lẽ thành bạc…chẳn nhiều nhiều, nhưng kỹ thuật vẫn còn…rình ăn cắp của Mỹ, dân Tàu giỏi, biết…nhiều chuyện, chỉ lợi dụng nhà nước Tàu kiếm bạc cho bản thân, rồi…có dịp là vọt khỏi Tàu.

      Cộng Tàu vì thế mà không có được phát minh nào mới mẽ, to lớn, có ích cho toàn nhân loại ( như computer, internet…)

      Chỉ có khã năng tung gián điệp đi…ăn cắp nghề mà thôi!

      ( còn nữa…)

      • HN says:

        Bọn âm binh cò mồi đang gân cổ ca ngợi Tầu phù vì nay Tầu phù đang thống trị chúng, dưới gót giầy Tầu phù thì cũng chết lần chết mòn vì đồ ăn độc hại, ô nhiễm môi trường

    • CÁI THÓI DẠI KHỜ

      Chưởi cha cái thói dại khờ
      Mê tơi nhà nước vật vờ lắm sao
      Biết chi nhà nước là ai
      Chỉ là một bọn cầm đầu đấy thôi !

      Nên chi Mỹ đáng tự hào
      Dân giàu nước mạnh mới oai trên đời
      Còn anh Trung Quốc hởi ơi
      Túi dân bóp nặn có thời ra chi !

      Đúng là quần chúng cu li
      Làm giàu cho bọn trị vì hay chưa
      Độc tài khác với tự do
      Dân giàu khác với quan vua được giàu !

      Ý NGÀN
      (21/4/15)

  10. QDNB says:

    Phong Uyên nói

    Bài viết của Chu Chỉ Nam khá chính xác, nhưng có một vài chỗ cần phải nói cho rõ hơn :
    Về TSL quốc gia tính theo Sức mua bán (PPP), Tàu có thể xấp xỉ với Mỹ. Nhưng tính theo đầu người chia trên 1400 triệu dân so với 300 triệu dân Mỹ, thì Tàu vẫn là một nước hậu tiến, so với ngay cả một vài nước châu Phi, và có phần thua Tàu năm 1830 chiếm 1/4 TSL thế giới với 300 triệu dân cũng 1/’4 số dân toàn thế giới.
    (ngưng trích)

    Kiểu tính PPP chỉ là kiểu tính cho vui thôi trên thế giới không ai tính theo kiểu này, người ta vẫn tính theo lợi tức đầu người Per capita income
    Nay lợi tức đầu người của Tầu phù là 7,000 đô, đứng thứ 82 trên thế giới, muốn theo kịp Mỹ thì phải mất nửa thế kỷ nữa

Leave a Reply to qdnb