WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sơ lược cuộc đối đầu giiữa Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang) và “Bảy chị em”

Vào ngày 2 tháng Tám năm 2005, một công ty dầu khí Trung Quốc, China National Offshore Oil Corporation, hay còn gọi là CNOOC Group đã phải chấp nhận ép buộc rút lui ý định mua lại công ty dầu khí Unocal 76 của Hoa Kỳ với giá đề nghị lên đến 18.5 tỷ Mỹ kim.

Công ty Unocal 76 được thành lập từ tháng Mười năm 1890, có trụ sở tại El Segundo, tiểu bang California Hoa Kỳ. Doanh thu hàng năm của Unocal là khoảng 5 đến 8 tỷ Mỹ kim và có hơn 6 ngàn nhân viên thường trực.

datauri-file

CNOOC tưởng đã có thể thâu tóm công ty Unocal 76 này trong tầm tay nhưng giới “BẢY CHỊ EM” đã lật ngược thế cờ và khiến các Dân Biểu trong Hạ Viện Hoa Kỳ không chuẩn thuận hành động mua này của Trung Quốc với lý do CNOOC là công ty nhà nước, tài sản của Hoa Kỳ không để cho chính phủ Trung Quốc sở hữu.

Hai tháng sau đó, tức là tháng Mười cùng năm, Chevron, một thành viên quan trọng của giới “BẢY CHỊ EM,” tức là tiếng lóng chỉ thế lực tư bản dầu hỏa hàng đầu của thế giới do Hoa Kỳ hậu thuẫn, đã chính thức mua lại công ty xăng dầu Unocal 76 này.

Đây là một hành động dằn mặt cho thấy rõ giới “BẢY CHỊ EM” đã cương quyết đối đầu với quyết tâm của Bắc Kinh công khai trong việc kiểm soát lượng dự trữ dầu hỏa.

Từ đó, CNOOC đành phải đi vòng qua các quốc gia khác thuộc châu Mỹ như Canada, Brazil, Venezuela…, ect, để đầu tư nhằm đảm bảo sự ổn định cho nhu cầu nhập khẩu dầu hỏa của mình. Và mỗi bước đi, bước tiến của các công ty dầu hỏa Trung Quốc điều phải tính toán, chạm chán gây go với sức ép của giới “BẢY CHỊ EM.”

Cuộc chạm chán này được gọi là cuộc đối đầu giữa “BẢY CHỊ EM” và Chu Vĩnh Khang, được coi là cha đẻ của nền kỹ nghệ dầu khí hiện đại Trung Quốc mà hiện thân là Tổng Công Ty Dầu Khí Trung Quốc – CNPC, tuy khốc liệt gây nhiều xáo trộn cho kinh tế và chính trị trên thế giới nhưng hết sức thầm lặng và không ai nghĩ tới.

Cần phải hiểu rõ hơn sự nghiệp của Chu Vĩnh Khang thì mới nhìn ra cuộc đối đầu chiến lược giữa Chu gia và giới BẢY CHỊ EM khốc liệt như thế nào.

I. Sự nghiệp của Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang)- cha đẻ của nền công nghiệp dầu khí hiện đại Trung Quốc:

Chu Vĩnh Khang sanh vào tháng 12 năm 1942, người gốc Vô Tích, tỉnh Giang Tô. Nơi ông sanh ra, từ ngàn xưa là đất của nước Sở thời Chiến Quốc, vốn là một nước giỏi nghề khai thác khoáng sản, trong đó có thiếc và chì. Sau tướng Vương Tiễn nhà Tần hành quân ngang qua vùng này, thấy có bia mộ viết là:

“Hữu tích: binh, thiên hạ tranh
Vô tích: ninh, thiên hạ thanh”

Nghĩa là có thiếc thì đánh nhau, loạn tranh binh đao, không có thiếc thì yên , thiên hạ an bình. Vương tướng quân thấy vậy mới đặt tên vùng này là Vô Tích (không có thiếc) để mong thái bình an lạc. Từ đó mà tên Vô Tích lưu truyền đến bây giờ.

Thiên linh địa linh sinh anh kiệt, Chu Vĩnh Khang lớn lên, tuy gia đình nghèo lắm nhưng ông học hành cực kỳ giỏi, thi đậu vào Học Viện Dầu Khí Bắc Kinh trở thành là một kỹ sư dầu hỏa, với chuyên môn là xét nghiệm địa chất và dò tìm dầu hỏa.

Vào khoảng năm1966, Chu Vĩnh Khang được điều về làm công tác địa chất thăm dò ở công trường 673 khu dầu hỏa Đại Khánh tỉnh Liêu Ninh. Tháo vát, năng nổ yêu nghề, ông đã được đề bạt làm đội trưởng đội thăm dò nơi ông công tác.

Bằng tài cán của chính mình, năm 1973, ông đã trở thành Trưởng Phòng thăm dò dầu khí của tỉnh Liêu Ninh. Dù chỉ là mới ở cương vị trưởng phòng, Chu Vĩnh Khang đã biến khu mỏ dầu Đại Khánh thành nơi sản xuất 19% tổng số lượng dầu hỏa quốc nội của Trung Quốc- một kỳ tích chấn động Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Chu Vĩnh Khang lúc nào cũng chở che, giúp đỡ cấp dưới rất tận tình dù ông có tới gần trên 2000 nhân viên. Ông không bao giờ về quê ăn mừng năm mới mà luôn ở lại cùng với nhân viên trên những cánh đồng mỏ dầu, cùng nhân viên chịu đựng mùa đông khắc nghiệt.

Năm 1979, Chu Vĩnh Khang tiếp tục được giao trọng trách thăm dò khai thác dầu hỏa ở Liêu Hà, phía Nam của vùng mỏ dầu Đại Khánh. Nơi này bây giờ được coi là nơi cung cấp dầu LỚN NHẤT cho Tổng Công Ty Dầu Khí Trung Quốc – CNPC (China National Petroleum Corporation),  ước tính khoảng 200 ngàn thùng một ngày x 365 ngày/ năm= 73 tỷ thùng/một năm”

Năm 1983, Chu Vĩnh Khang trở thành Chủ Nhiệm Điều Hành toàn bộ công trường mỏ dầu các công trường mỏ dầu từ Đại Khánh cho đến Liêu Hà. Năm 1985, ông được chính thức thăng chuyển về Bắc Kinh và làm Thứ Trưởng Bộ Dầu Hỏa. Bộ Dầu Hỏa chính là tiền thân của CNPC.

datauri-file (1)

Dù ở địa vị cao, vào năm 1989, Chu Vĩnh Khang vẫn lao tâm lặn lội tới các vùng sâu trong đất liền, phía Tây heo hút hẻo lánh thuộc bình nguyên Tarim của Trung Quốc để thăm dò địa chất phát triển khai thác các mỏ khí với vai trò kỹ sư trưởng các công trình.

Chu Vĩnh Khang làm việc ngày đêm, bất chấp địa vị thứ trưởng của ông và biến nơi này thành nơi cung cấp 19% tổng sản lượng khí đốt nội địa cho quốc gia, chưa kể là ông cho xây đường ống dẫn khí đốt nối liền Đông-Tây xuất phát từ nơi này của Trung Quốc do ông làm giám đốc công trình thi công.

Từ một chuyên viên kỹ thuật, một kỹ sư cần mẫn và kinh nghiệm, Chu Vĩnh Khang lần hồi có được những ảnh hưởng lớn về chính trị trong Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc là vì trách nhiệm của Chu Vĩnh Khang quá lớn. Ông có trách nhiệm phải đảm bảo sự ổn định về cung cấp dầu hỏa cho nền kinh tế Trung Quốc bộc phát quá nhanh, hoàn toàn lệ thuộc vào dầu hỏa để hoạt động.

Từ những năm 1990 trở đi, người kỹ sư dầu hỏa tận tụy Chu Vĩnh Khang năm nào, nay với cương vị Tổng Giám Đốc CNPC lao hết mình ra các quốc gia khác để dò tìm, đầu tư khai thác. Báo cáo của giới BẢY CHỊ EM cho rằng ông đã viếng thăm các nước phi châu hẻo lánh đến gần 14 lần.

Chu Vĩnh Khang cũng là kỹ sư chánh, vừa là Tổng Giám Đốc công trình Greater Nile Oil Pipe Line ở Sudan, là công trình xây dựng ra nước ngoài đầu tiên của CNPC.

datauri-file (2)

Không thần thế vây cánh hay con ông cháu cha mà hoàn toàn nhờ tận tụy và yêu nghề khai thác thăm dò dầu hỏa, người kỹ sư dầu hỏa tận tụy Chu Vĩnh Khang đã được cử và trở thành Ủy Viên TW Đảng Công Sản Trung Quốc năm 1996 để có thể đảm nhiệm chức Bộ Trưởng Khai Thác Tài Nguyên hai năm sau đó -1998.

Những cải cách về hành chánh trong quản lý ngành dầu hỏa do Chu Vĩnh Khang xúc tiến đã làm kỹ nghệ ngành này của Trung Quốc phát triển mạnh mẽ và đủ sức giữ trách nhiệm cung cấp dầu hỏa cho nền kinh tế quốc dân.

Các công ty dầu khí Trung quốc theo kế hoạch của ông bung ra khắp mọi nơi để trên thế giới đầu tư thăm dò, khai thác để duy trì ổn định nguồn dầu nhập khẩu cho tăng trưởng kinh khiếp của nền kinh tế Trung Quốc.

Kế sách bung ra này của Chu Vĩnh Khang bắt đầu đụng chạm mạnh đến vị thế độc tôn hàng đầu của giới BẢY CHỊ EM, vốn âm thầm độc bá kiểm soát dầu hỏa thế giới bằng nhiều dạng, thông qua nhiều tổ chức khác nhau.

Từ đó, Chu Vĩnh Khang từ từ nhận ra được thế cuộc của thế giới về dầu hỏa và tìm cách đối phó. Đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng thông qua ông, thấy được sự kềm kẹp của giới BẢY CHỊ EM lên tương lai chính trị và kinh tế của Trung Quốc nên bắt đầu giao hết toàn bộ sức mạnh nhân lực về ngành an ninh tình báo để ông tiện bề nắm bắt thông tin, những bước tiến, lùi toan tính của giới BẢY CHỊ EM.

datauri-file (3)
Chu Vĩnh Khang không có tham vọng trở thành Tổng Bí Thư, Thủ Tướng mà chỉ muốn nhìn thấy sức kiểm soát sở hữu dầu hỏa của Trung Quốc trên toàn thế giới được lớn mạnh nên chẳng có thế lực nào trong Đảng lo lắng Chu Vĩnh khang sử dụng an ninh mật vụ cho những mưu toan chính trị.

Cho nên, người người kỹ sư dầu hỏa tận tụy Chu Vĩnh Khang trở thành ông trùm an ninh trước sự đồng lòng của giới chóp bu đảng Cộng Sản Trung Quốc. Chu Vĩnh Khang cần an ninh tình báo để đưa ra đối sách đối đầu chiến lược đối với giới “BẢY CHỊ EM” được chính xác và hữu hiệu.

Về phần “BẢY CHỊ EM”, giới chiến lược gia của họ từ lâu đã để ý đến khả năng kinh khiếp của Chu Vĩnh Khang và không hề lơ là quan sát theo dõi ông. Trong cuộc đối đầu đầy sống gió và làm chao đảo kinh tế, chính trị khắp nơi trên thế giới, nếu họ Chu là Gia Cát Lượng thì giới BẢY CHỊ EM là Tư Mã Ý, lúc nào cũng có khả năng chuyển bại thành thắng trước Khổng Minh.

IV. Đối Sách của Chu Vĩnh Khang đối phó với BẢY CHỊ EM:

Kế hoạch đối phó BẢY CHỊ EM của Chu Vĩnh Khang có thế tóm lược như sau:

1. Gia tăng mức dự trữ dầu của quốc gia từ 100 triệu thùng lên đến 600 triệu thùng vào năm 2020.

2. Mua hết các công ty dầu hỏa nhỏ “để chặt bớt tay chặt chân” của giới “BẢY CHỊ EM” mà lại ít bị để ý. Các công ty dầu hỏa nhỏ này có doanh thu từ 4 tỷ đến 10 tỷ một năm.

3. Gia tăng đầu tư qua các nước Phi châu, Mỹ châu, Trung Á, trong bối cảnh giới “BẢY CHỊ EM” mãi lo bám trụ vùng Vịnh.

4. Gia tăng ảnh hưởng chính trị- kinh tế đến các nước Trung Quốc đang nhập dầu nhằm đảm bảo lượng dầu nhập được ổn định.

5. Sử dụng tình huống chính trị thế giới, nhất là tình huống khủng bố, để mặc cả với Hoa Kỳ trong việc nới lỏng hạn chế từ “BẢY CHỊ EM” để Trung Quốc có thể tiếp tục gia tăng số vốn đầu tư vào những nước sản xuất dầu mà “BẢY CHỊ EM” đang độc bá sở hũu; cũng như cho phép Trung Quốc đầu tư vào Hoa Kỳ để khống chế dần các công ty của giới “BẢY CHỊ EM.”

6. Gia tăng các hoạt động tình báo để biết thực trạng từng đại công ty của giới “BẢY CHỊ EM,” các chính quyền của các quốc gia có dầu để âm mưu đầu tư, sở hữu khống chế.

7. Gia tăng sức ép chính trị lên Việt Nam và biển Đông để phá rối nổ lực đầu tư của BẢY CHỊ EM vào Việt Nam, đồng thời, tạo khả năng cho Trung Quốc khống chế từng phần hay toàn phần nguồn dự trữ dầu hỏa dồi dào của Việt Nam

Mục tiêu của đối sách mà Chu Vĩnh Khang đưa ra là tiếp tục lấn sân giới BẢY CHỊ EM về sở hữu dầu hỏa ở mọi nơi, mọi lúc bất chấp sản lượng, trữ lượng là ít hay là nhiều. Vì vậy, kế hoạch này của Chu Vĩnh Khang còn có tên lóng là chiến lược “lấn sân” (Mergers and Acquisitions- M&A)

Chu Vĩnh Khang nhìn thấy giới “BẢY CHỊ EM” có một khuyết điểm là bởi do độc bá dầu hỏa bấy lâu nên đâm ỷ lại, thuờng xuyên bỏ lơi những dự án nhỏ, bỏ lơi những quốc gia có dự trữ dầu bị đánh giá là không đáng kể (dưới 50 ngàn thùng dầu một ngày.)

Cho nên Chinese NOC’s (Chinese National Oil Companies), lần hồi, theo lệnh của Chu Vĩnh Khang, tóm thu tất cả các dự án nhỏ, đầu tư nhỏ vào những quốc gia bị giới “BẢY CHỊ EM” chê là trữ lượng không nhiều. Đặc biệt, những công ty dầu hỏa nhỏ, con con trên thế giới cũng bị Chu Vĩnh Khang thâu tóm gần hết dễ dàng vì giới “BẢY CHỊ EM” không chú ý tới.

Chính sách góp gió thành bão trong đối sách “lấn sân” của Chu Vĩnh Khang, tuy là từng nơi đầu tư riêng biệt thì sản lượng dầu hỏa chẳng là bao, nhưng gôm lại thì tạo ra một trữ lượng đáng kể cho nhu cầu xăng dầu của Trung Quốc.

Khi các chiến lược gia của giới “BẢY CHỊ EM” nhìn lại thì giật mình, đó là lý do tại sao sau này, ngay cả công ty con con Uniocal 76 cũng bị giới BẢY CHỊ EM xiết lại không cho CNOOC mua.

Chu Vĩnh Khang lúc nào cũng kiên nhẫn, chịu khó siêng năng mót từng giọt dầu một đem về cho nền kinh tế Trung Quốc.

V. Kết quả đối sách “lấn sân” của Chu Vĩnh Khang:

Sự “lấn sân” của ngành dầu hỏa Trung Quốc lên “BẢY CHỊ EM” trên toàn thế giới, ở khắp mọi nơi, mỗi lúc mỗi tăng là một thành công vang dội của Chu Vĩnh Khang về mặt chiến lược.

Mức sở hữu dầu hỏa của Trung Quốc đối với các quốc gia xuất khẩu dầu ngày một tăng hoàn toàn nhờ vào đối sách quyết tâm bung ra thế giới đầu tư của Chu Vĩnh Khang từ những năm 2000.
datauri-file (4)

Có thể nói, đối sách này đảm bảo nền kinh tế Trung Quốc tăng tốc trong ổn định tuyệt đối về năng lượng dù vẫn phải chạy kiếm dầu “ăn đong” từng ngày vì nhu cầu dầu hỏa của xã hội Trung Quốc không hề suy giãm hay đứng lại.

Biểu đồ 1 đã cho thấy rõ, từ một quốc gia được coi là tay trắng, nay các công ty dầu hỏa của Trung Quốc đảm đang gần một phần tư tổng sản lượng dầu hỏa của các nước vùng Vịnh Trung Đông, nơi mà giới “BẢY CHỊ EM” độc bá từ sau khi đệ Nhị Thế Chiến tới nay về đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất. Điều này cho thấy, giới “BẢY CHỊ EM” đang bị Chinese NOC’ s lấn sân ngày một mạnh mẽ.

Riêng vùng Trung Mỹ- châu Mỹ La-tin, được coi là “sân nhà” của giới “BẢY CHỊ EM,” mà nay Chinese NOC’s đã lấn sân hết 11 % và sự lấn sân này không giãm hề suy giảm buộc giới “BẢY CHỊ EM” phải gấp rút ứng phó trong thời gian gần đây.
datauri-file (5)

Đặc biệt, giới “BẢY CHỊ EM” đã mất 9% sản lượng dầu hỏa vào tay Chinese NOC’s tại vùng Bắc Mỹ, là tổng hành dinh của giới “BẢY CHỊ EM” từ thế kỷ thứ 19 đến nay. Tuy số phần trăm rất ít nhưng cũng làm cho giới “BẢY CHỊ EM” vô cùng bực bội và mất danh dự rất lớn.

Sự kiện năm 2005 về vụ mua công ty xăng dầu Unocal 76 chỉ là một thí dụ điển hình về sự bức tức kinh khiếp bên trong của giới “BẢY CHỊ EM” đối với Chinese NOC’s, hiện đang “lấn sân” mạnh mẽ lên tổng hành dinh của mình .

Biểu đồ 2 cho thấy rõ, ngay cả tại Irag, một quốc gia còn đang hổn loạn và giới BẢY CHỊ EM lơ là không muốn tăng sức đầu tư, Trung Quốc vẫn lao vào đầu tư khai thác, sẳn sàng chịu đựng nhiều áp lực của các bên tham chiến. Hai mươi phần trăm sản lượng dầu hỏa của Irag là do các công ty dầu hỏa Trung Quốc sản xuất và mua lại.

Chiến thắng này của Chu Vĩnh Khang trong chiến lược “lấn sân” của mình làm các chiến lược gia của giới “BẢY CHỊ EM” tuy nóng mặt nhưng phải khâm phục sự nhẫn nại chịu khó của Chu Vĩnh Khang.

Có sự can thiệp về chính trị & quân sự của Hoa Kỳ, Irag phải là nơi mà giới “BẢY CHỊ EM” nắm tuyệt đối quyền khai thác. Bị hụt mất 20 % về tay các tập đoàn dầu hỏa Trung Quốc, giới “BẢY CHỊ EM” cảm nhận được sức ép “lấn sân” do chiến lược đối đầu của Chu Vĩnh Khang gây ra.

Giới “BẢY CHỊ EM” đã không còn lơ là về đối sách “lấn sân” của Chu Vĩnh Khang như trước nữa, nhất là sau khi ngay tại đại bản doanh của mình là Hoa Kỳ mà Trung Quốc cũng ráng tìm cách chen chân và nắm gần 5 % sản lượng dầu hỏa của Hoa Kỳ (biểu đồ 2). Thật là một sự mất mặt quá lớn đối với giới “BẢY CHỊ EM.” Con số 5% là do những hành động phản ứng mãnh liệt trả đòn từ giới “BÃY CHỊ EM” mà ra, chớ nếu không, ước tính Trung Quốc sẽ nắm 14% sản lượng dầu hỏa nội địa của Hoa Kỳ dễ như trở bàn tay. Tất cả các công ty dầu hỏa nho nhỏ kiểu Unocal 76 lần hồi sẽ nằm trong tay của Chu Vĩnh Khang hết nếu giới BẢY CHỊ EM không trả đòn.

datauri-file (6)

Bề mặt, dù các công ty của giới “BẢY CHỊ EM” vẫn mua bán trao đổi với Chinese NOC’s nhưng bên trong, lần hồi nhiều đối sách để triệt hạ Chu Vĩnh Khang cũng như phá vở chiến lược “lấn sân” của ông đã được tính đến & thi hành. Đã có hàng trăm các kế hoạch đầu tư dầu hỏa của Chu Vĩnh Khang bị giới BẢY CHỊ EM âm thầm phá hoại khiến bị phải hủy bỏ, mà trong đó vụ mua công ty Unocal 76 của CNOOC vào năm 2005 chỉ là một thí dụ điển hình mà thôi.

Cục diện căng thẳng ở biển Đông ngày nay cũng hoàn toàn do giới “BẢY CHỊ EM” quyết tâm trả đòn trước chiến lược “lấn sân” của Chu Vĩnh Khang đưa ra.

Biển Đông và trữ lượng dầu hỏa dồi dào tại Việt Nam đang hoàn toàn là trọng tâm phản đòn của giới “BẢY CHỊ EM.” Chắc chắn, giới “BẢY CHỊ EM” sẽ không thể để cho Trung Quốc lấn vào tiền đồn này vì đây là yếu điểm để giới “BẢY CHỊ EM” đánh gục đối sách “lấn sân” của Chu Vĩnh Khang

Riêng về bản thân của Chu Vinh Khang, chắc chắn, ông sẽ không bao giờ có một kết cuộc tốt đẹp trước những bực dọc cao điểm của giới “BẢY CHỊ EM” đối với ông.
Dù sao, giới “BẢY CHỊ EM” cũng là một thế lực mại bản đầy quyền uy trong suốt hai thế kỷ nay và không bao giờ biết tha thứ cho mọi cá nhân hay thế lực thách thức vị thế độc tôn của mình.

VI. KẾT

Ngày 3 tháng Tư năm 2015, tờ “People Daily” của Trung Quốc chính thức đưa tin ông Chu Vĩnh Khang, người kỹ sư dầu hỏa siêng năng cần mẫn lập nên nhiều kỳ tích, bị phạm tội tham nhũng, tiết lộ bí mật quốc gia và lạm quyền…

Song song với bản án này là hàng loạt các tin tức hỏa mù từ báo chí, các hãng truyền thông nào là ông giết vợ, nào là ông có 6000 cung nữ, nào là ông đảo chánh giết hụt Tập Cận Bình, nào là ông bao che cho Bạc Hy Lai, cựu Bí Thư Tỉnh Trùng Khánh ..etc, nhưng không có hãng thông tấn nào đề cập chi tiết đến những đóng góp và kỳ tích của người kỹ sư dầu hỏa Chu Vĩnh Khang, cần mẫn tận tụy chịu khó yêu nghề đi lên từ khốn khó.

Thanh danh của Chu Vĩnh Khang bị triệt hạ nhưng cơ ngơi và sức mạnh của nền kỹ nghệ dầu khí Trung Quốc mà ông gầy dựng vẫn còn đó; quyền hành và ảnh huởng của Chu Vĩnh Khang có thể đã mất đi nhưng tham vọng của Cộng Sản Trung Quốc muốn thoát khỏi bàn tay nanh vuốt của giới “BẢY CHỊ EM” còn đó; dầu vẫn còn tiếp tục phun lên và Trung Quốc vẫn khát dầu mỗi ngày, cho nên cuộc đối đầu chống lại giới BẢY CHỊ EM của Trung Quốc vẫn còn tiếp diễn…

Với tư cách là một phạm nhân, Chu Vĩnh Khang mất hết tất cả từ tài sản đến ảnh huởng chính trị. Điều này có thật sự đúng hay không, hay Tập Cận Bình, hiện là Chủ Tịch Trung Quốc, vẫn âm thầm lắng nghe và dùng Chu Vĩnh Khang trong bóng tối là một câu hỏi mà giới “BẢY CHỊ EM” không bao giờ lơ là khi tìm kiếm câu trả lời.

Và cho dù thật sự Chu Vĩnh Khang đã bị triệt hạ hoàn toàn và mất hết thanh danh lẫn tài sản, hoàn toàn ngã ngựa thua trận trước thế lực của “BẢY CHỊ EM” thì đối với những ai CHẬT VẬT đấu trí với Chu Vĩnh Khang suốt gần hai mươi năm nay, vẫn sẽ mãi mãi coi ông là một Khổng Minh của thời đại, một thời đại được mang tên thời đại DẦU HỎA.

© Đàn Chim Việt

32 Phản hồi cho “Sơ lược cuộc đối đầu giiữa Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang) và “Bảy chị em””

  1. Phong Trần says:

    “Bảy Chị Em” củ hiện giờ chỉ nắm 3% lượng dầu dự trữ thế giới và sản xuất 10% số dầu tiêu thụ hàng năm.

    “Bảy Chị Em” mới(Saudi Arabia’s Saudi Aramco, Russia’s Gazprom, The China National Petroleum Corporation – CNPC, The National Iranian Oil Company, Venezuela’s PDVSA, Brazil’s Petrobras, Malaysia’s Petronas), hầu hết là nhửng công ty quốc doanh khổng lồ chi phối và sản xuất 1/3 lượng dầu và khí đốt toàn cầu và nắm trong tay 1/3 tổng số dự trữ.

    • Huệ Dung says:

      Thưa, theo tôi được biết thì

      1. Saudi Arabia’s Saudi Aramco -là do US SEVEN SISTERS ( “Bảy Chị Em” củ ) núp bóng đầu tư .

      2. The National Iranian Oil Company trước cũng là do US SEVEN SISTERS ( “Bảy Chị Em” củ ) dàn đựng cho đến khi Cách Mạng Hồi Giáo 1979 …và vẫn được US SEVEN SISTERS ( “Bảy Chị Em” củ ) giúp đỡ gián tiếp bấy lâu nay thông qua khối OPEC .

      2. Venezuela’s PDVSA cũng là do US SEVEN SISTERS ( “Bảy Chị Em” củ ) dàn đựng bấy lâu nay cho đến khi Hugo Chavez ra lệnh quốc hữu hóa tài sản của “Bảy Chị Em” ( nam 2001 ?)

      3. Riêng thằng Nga thì tôi biết chắc KỸ THUẬT LỌC DẦU CỦA Russia’s Gazprom hiện nay là do BP cố vấn – Tức là BP thật sự nắm cán Gazprom về sản lượng xăng của Nga. Tôi còn nhớ lúc BP leak oil ở Louisiana , Tổng Giám Đốc BP bị đì , cách chức qua Nga làm quản lý bên đó .

      Tác giả viết bài này cho thấy ông ấy nắm rất vững mọi chi tiết bên trong của bọn oil company- và ông ấy đúc kềt, viết hay quá.

  2. Khổng Khuyết says:

    Bài nàY hay thiệt đàn anh à.
    KK

    “Và cho dù thật sự Chu Vĩnh Khang đã bị triệt hạ hoàn toàn và mất hết thanh danh lẫn tài sản, hoàn toàn ngã ngựa thua trận trước thế lực của “BẢY CHỊ EM” thì đối với những ai CHẬT VẬT đấu trí với Chu Vĩnh Khang suốt gần hai mươi năm nay, vẫn sẽ mãi mãi coi ông là một Khổng Minh của thời đại, một thời đại được mang tên thời đại DẦU HỎA.”

Phản hồi