WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ngân Hàng Phát triển Hạ tầng Á châu của Trung Quốc: Lợi nhuận hay đau đầu

tq(Leon Berkelmans là giám đốc Chương trình Kinh tế Quốc tế tại Học viện Lowy. Trước đây, Leon là Chuyên viên Cao cấp của Ngân hàng Dự trữ Australia, tại đây ông làm việc với thị trường chứng khoán, kinh tế và đầu tư vào Trung Quốc và Ấn Độ. Trước đó, Leon làm việc tại Bộ Ngân khố Liên bang tại Washington DC, ông phụ trách hình thành khuôn mẫu kinh tế vĩ mô Hoa Kỳ. Leon đã từng làm việc tại Kenya, đánh giá hiệu lực của những phương pháp khác nhau trong việc trợ giúp vốn. Ông cũng tư vấn cho Trung tâm Kinh tế Quốc tế.)

Tôi vừa trở về sau chuyến du hành hai tuần trên nước Mỹ. Trên đường tới New York và DC, gần như không thấy một ai nghĩ rằng Mỹ đã ứng phó rất tốt với chiến công của Trung Quốc trong việc thành lập Ngân hàng Phát triển Hạ tầng Á châu (AIIB). Có nhiều ý kiến trong nội bộ mà tôi nghe thấy là chúng ta nên chào đón Trung Quốc một cách thật nồng nhiệt vì đã tham dự vào vai trò lãnh đạo kinh tế thế giới.

Chúng ta nên chào mừng sự khởi đầu của Trung Quốc. Bởi vì, Trung Quốc sẽ sớm biết được hạt sỏi cứng thế nào. Nắm giữ vai trò lãnh đạo Ngân hàng Phát triển Hạ tầng Á châu, mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu thôi loại tiền gì và ngôn ngữ nào sẽ được sử dụng chính thức để vận hành? Có tới 57 thành viên sáng lập đóng góp cổ phần, chắc chắn rằng có rất nhiều ý kiến. Cũng vậy, Ngân hàng sẽ ứng xử thế nào với những lời chỉ trích nặng lời từ NGO’s tại những quốc gia đang phát triển, những ý kiến gay gắt và một trương chình vận hành của một ngân hàng.

Chúng ta thử tưởng tượng ra những món nợ xấu sẽ trở thành những món nợ khó đòi. Vậy, những cuộc thương thuyết sẽ diễn ra thế nào nếu con nợ từ chối trả, Trung Quốc sẽ chịu trách nhiệm ra sao?

Đó là những vấn nạn rất đau đầu mà Trung Quốc chưa từng nếm trước đây. Trong những tình huống này Trung Quốc phải đứng ra giải quyết. Tôi chưa hiểu tại sao những người ủng hộ quan điểm lại lại có liên hệ chúng ta có thể được hưởng lơi từ những cơn đau đầu của Trung Quốc. Tôi đoán rằng khi Trung Quốc sẽ cảm nhận được những khó khăn của người trên cương vị lãnh đạo, thì họ sẽ có trách nhiệm hơn trong những cuộc thương thuyết của tương lai.

Lược dịch từ China’s AIIB: A Big Deal or a Big Headache?; Leon Berkelmans; May 5, 2015; The National Interest

© Trần Gia Hồng Ân
© Đàn Chim Việt

1 Phản hồi cho “Ngân Hàng Phát triển Hạ tầng Á châu của Trung Quốc: Lợi nhuận hay đau đầu”

  1. Minh Đức says:

    Ngân Hàng Phát Triển Hạ Tầng Châu Á được Trung Quốc thành lập với mục đích kinh doanh hay mục đích chính trị? Nếu là với mục đích chính trị thì ngân hàng này sẽ cho các nước là “bạn” của Trung Quốc vay với điều kiện dễ dãi, còn các nước thù hay không phải là bạn của Trung Quốc thì Trung Quốc có thể kiếm cớ không cho vay. Nay với hàng chục nước tham gia thì các nước này cũng sẽ có tiếng nói trong việc điều hành ngân hàng. Dù các nước này chỉ tham gia với mục đích kinh doanh, kiếm lời thì việc Trung Quốc cho các nước “bạn” của Trung Quốc vay với điều kiện dễ dãi sẽ bị một số nước phản đối vì cho vay dễ dãi sẽ làm thiệt cho ngân hàng về mặt lợi nhuận, hoặc sẽ có nợ khó đòi. Còn khi Trung Quốc kiếm cớ không cho các nước là “thù” của Trung Quốc vay thì cũng sẽ bị một số nước thành viên chất vấn tại sao họ đủ điều kiện cho vay mà không cho vay, như vậy sẽ làm cho ngân hàng bị thiệt hại khiến cho các nước thành viên bị cũng thiệt hại lây .

Leave a Reply to Minh Đức