Báo Trung Quốc ‘phát sốt’ vì sự lợi hại của cảng Cam Ranh
Báo Trung Quốc ‘phát sốt’ vì sự lợi hại của cảng Cam Ranh
“Có lẽ cả châu Á cũng không thể tìm kiếm được quân cảng nào độc đáo và “nguy hiểm” như quân cảng Cam Ranh của Việt Nam”, tạp chí Tuần Tin tức của Trung Quốc viết, đồng thời trích dẫn nhận xét của báo chí Mỹ: “Ai chiếm được vịnh Cam Ranh, người đó sẽ chiếm được một nửa Trung Quốc, có thể kiểm soát được tuyến đường giao thông biển Á-Âu…”.
Trong số ra ngày 20/8/2012, tạp chí “Tuần tin tức Trung Quốc” đã có một bài viết rất công phu phân tích sự “hấp dẫn” và lợi thế của quân cảng Cam Ranh của Việt Nam đồng thời phân tích vị thế của quân cảng này đối với tình hình an ninh khu vực trong bối cảnh hiện nay. Infonet xin trích lược bài viết này để giới thiệu với độc giả.
Quân cảng lợi hại hiếm có
Bán đảo Cam Ranh chạy từ Bắc xuống Nam và được bao quanh bởi rất nhiều đảo to nhỏ khác nhau, biến Cam Ranh trở thành một cảng nước sâu tránh gió rất tuyệt vời. Bên cạnh lối ra vào nhỏ hẹp, Cam Ranh còn được các dãy núi cao khoảng 400m vây quanh nên không những gió bão không thể xâm nhập mà địa thế cao điểm này có thể khống chế cả khu vực xung quanh cảng một cách rất dễ dàng và quân cảng này trở thành một pháo đài vô cùng lợi hại, khó công, dễ thủ. Cửa vào Cam Ranh tuy nhỏ nhưng tổng diện tích mặt nước rộng 98 km2, nước sâu phổ biến ở mức 16-25m, nơi sâu nhất có thể lên đến 32m, cho phép đồng thời khoảng 40 tầu chiến cỡ lớn cùng neo đậu, kể cả tàu sân bay.
Nếu bố trí tên lửa phòng không ở vịnh Cam Ranh và những cao điểm xung quanh thì toàn bộ eo biển Malacca và eo biển Singapore đều nằm trong tầm khống chế của hỏa lực những tên lửa đó. Ngoài ra, vịnh Cam Ranh còn có thể cho phép triển khai hệ thống giám sát điện tử để kiểm soát toàn bộ khu vực Bắc Ấn Độ Dương, vịnh Persia, biển Hoa Đông và Nam Hải (Biển Đông).
Vừa có lợi thế tự nhiên rất có lợi cho quân sự, quốc phòng lại cận kề tuyến đường vận tải biển quốc tế trọng yếu nên từ hàng trăm năm nay vịnh Cam Ranh luôn được hải quân các cường quốc coi là “trung tâm dịch vụ hậu cần” quan trọng. Sân bay quốc tế Cam Ranh với đường băng dài hơn 3.000m đủ khả năng đón máy bay chở khách cỡ lớn. Sân bay có thể đảm bảo cho các máy bay vận tải hạng nặng (C-141, C-5 Galaxy, Il-76), máy bay ném bom chiến lược (B52, Tu-95) cất/hạ cánh.
Bắt đầu từ năm 1905, Nga hoàng, Pháp, Nhật Bản đã đua nhau chiếm Cam Ranh. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ thậm chí đã chi tới hơn 300 triệu USD để mở rộng Cam Ranh. Từ năm 1979, vịnh Cam Ranh trở thành căn cứ quân sự lớn nhất của Liên Xô ở nước ngoài, đồng thời là vị trí tiền đồn để Liên Xô kiềm chế Trung Quốc và cạnh tranh với Mỹ. Tuy nhiên, do tình hình thế giới có nhiều biến đổi nên từ năm 2002 đến nay, Cam Ranh trở thành một cảng biển “đìu hiu và tĩnh lặng”.
Nhưng kể từ đầu năm 2012 đến nay, Cam Ranh đã bắt đầu “nhộn nhịp” trở lại. Trong chuyến thăm Việt Nam hồi đầu tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã ghé qua Cam Ranh và làm dấy lên tin đồn rằng Mỹ sẽ trở lại Cam Ranh trong một tương lai rất gần. Chưa hết, hồi cuối tháng 7/2012, khi chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đi thăm Nga đã đồng ý để Nga thành lập một cơ sở sửa chữa tàu ở Cam Ranh. Đến lúc này, Cam Ranh đã bộc lộ rõ vai trò là một quân cảng mang lại nguồn tài chính lớn đồng thời là con bài chiến lược của Việt Nam khi đối đầu với các nước khác.
Con bài chiến lược về kinh tế
Kể từ lần “xuất hiện” trở lại vào tháng 10/2010, quan điểm của chính phủ Việt Nam về Cam Ranh rất thống nhất: Biến cảng này thành một cảng biển cho phép tàu quân sự nước ngoài sử dụng nhưng có thu phí. Cựu đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, người đã từng đến thăm Cam Ranh hồi năm 2005, bình luận: “Lần này Nga đến Cam Ranh để sử dụng chứ không phải để thuê. Việt Nam sẽ không cung cấp vịnh Cam Ranh cho nước thứ 3 dùng làm căn cứ quân sự và thái độ đó của Việt Nam là không thay đổi”.
Rõ ràng sự thay đổi lần này rất quan trọng, từ sự thuê dùng đến sử dụng khác nhau một trời, một vực. Thuê dùng nghĩa là ai thuê thì người đó sẽ có đặc quyền sử dụng còn sử dụng là có tính chất mở cửa. Trong chuyến thăm Nga, ông Trương Tấn Sang cũng nói rõ, Việt Nam cung cấp cơ sở trên biển cho Nga hoàn toàn không phải là căn cứ quân sự.
Nhờ có Cam Ranh, Nga đã đồng ý cho Việt Nam vay 10 tỷ USD, nguồn tài chính quan trọng trong việc phát triển kinh tế trong nước. Cùng với đó, mối quan hệ hợp tác về năng lượng, đặc biệt là hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí Nga-Việt sẽ có bước tiến đáng kể. Một quan chức ngoại giao giấu tên của Trung Quốc còn cho rằng Việt Nam đã rất khôn khéo trong việc sử dụng con bài Cam Ranh trong cuộc chơi với Nga và Mỹ. “Di chứng từ cuộc chiến tranh Việt Nam đã khiến Việt Nam không thể cởi mở hơn với quân đội Mỹ nhưng họ vẫn có thể dùng Cam Ranh để khiến Mỹ hài lòng đồng thời việc cho phép Nga trở lại có tác dụng cân bằng tâm lý rất tốt”, vị quan chức ngoại giao này nói, “Cam Ranh có thể là trận chiến tương đối ôn hòa trong chiến lược trở lại châu Á mà cả Nga và Mỹ cùng đang thi hành. Có điều trận chiến lần này đã được bày ngửa trên bàn”.
Nâng tầm vị thế của Việt Nam
So với những đồn đoán vội vàng của dư luận về sự trở lại của hải quân Nga, nhiều ý kiến khác cho rằng tác dụng chuyến thăm Cam Ranh của ông Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta cũng mang đến những tác dụng rất lớn. Trong chuyến thăm này, ông Panetta đã phát biểu rằng Mỹ rất hy vọng hợp tác với Việt Nam trong vấn đề biển và sự kiện tàu hậu cần USNS Richard E.Byrd cập cảng Cam Ranh là một sự thể hiện nguyện vọng này. Chắc hẳn, ông Panetta chưa thể quên chuyến thăm Cam Ranh của cựu Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson hồi năm 1966. Trong chuyến thăm đó, báo chí Mỹ đã ca ngợi Cam Ranh rằng: “Ai chiếm được Cam Ranh, kẻ đó sẽ chiếm được một nửa Trung Quốc, có thể kiểm soát được tuyến đường vận tải biển huyết mạch Á – Âu, có được địa vị bá quyền thế giới vì thế Mỹ phải chiến thắng Nga, hải quân Mỹ phải được đóng ở Cam Ranh”.
Phải tạo được vị thế cân bằng giữa các cường quốc là quan điểm nhất quán của chính phủ Việt Nam. Với Cam Ranh, Việt Nam không chỉ tìm kiếm lợi ích về kinh tế mà còn tranh thủ sử dụng quân cảng này làm bàn đạp nâng tầm vị thế của họ. Cam Ranh giờ đây không chỉ là sự thèm khát của Nga, Mỹ mà còn có cả Ấn Độ, Nhật Bản…
Quan chức ngoại giao kỳ cựu của Trung Quốc kết luận: “Khi các cường quốc tiến vào Cam Ranh ngày càng nhiều, Việt Nam sẽ cảm thấy tự tin hơn khi tham gia nói chuyện với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông”.
Trung Quốc hiểu rằng, chắc chắn Mỹ sẽ không thể thờ ơ với Cam Ranh được lâu hơn nữa. Tất cả các căn cứ quân sự của họ ở châu Á – Thái Bình Dương như Changi (Singapore), Yokosuka (Nhật Bản), Busan (Hàn Quốc) hay Apra ở đảo Guam đều không thể so sánh vị thế với Cam Ranh trong vấn đề Nam Hải (Biển Đông). Đáng chú ý, từ Cam Ranh ra đến Trường Sa chỉ có khoảng 600km.
Minh Tân (Theo infonet.vn)
China Daily Mail cho biết, Quân đội TQ âm mưu xây dựng 2 hòn đảo nhân tạo trên Đá Vành Khăn và Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà họ đang chiếm đóng trái phép.
Một bài viết trên tờ China Daily Mail cho biết quân đội Trung Quốc gần đây đã lên kế hoạch xây dựng phi pháp cơ sở hạ tầng quân sự trên Đá Vành Khăn và Đá Chữ Thập . Đây là 2 khu vực thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép.
Theo nguồn tin (không được nêu rõ) của truyền thông Trung Quốc mà China Daily Mail dẫn lại thì 2 đảo nhân tạo được xây dựng phi pháp tại các bãi đá trên sẽ được dùng như “tàu sân bay cố định”, và lợi ích chiến lược mà nó đem lại là rất lớn.
Trung Quốc nhận định đảo nhân tạo trên Đá Vành Khăn sẽ trở thành trung tâm nuôi và đánh bắt cá trên Biển Đông . Nguồn lợi thu được đủ để trang trải chi phí xây dựng, sẽ không gây ra gánh nặng cho chính phủ nước này. Tương tự như vậy, đảo nhân tạo trên Đá Chữ Thập sẽ là một căn cứ quân sự không thể thay thế, mang ý nghĩa chiến lược rất lớn nhờ quy mô và vị trí của nó. Với Trung Quốc, một căn cứ như vậy sẽ đảm bảo vị thế của họ đối với Đông Nam Á.
Theo kế hoạch mà quân đội Trung Quốc đưa ra, căn cứ quân sự dự kiến xây dựng trên Đá Chữ Thập sẽ cao 3m trên mực nước biển và có diện tích 5km2. Chi phí cho việc xây dựng căn cứ này sẽ tốn khoảng 5 tỷ USD và phải mất thời gian 10 năm, tương tự với thời gian phải bỏ ra để chế tạo một tàu sân bay hạt nhân 100.000 tấn…
Một số người VN muốn Mỹ vào lại Cam ranh để cân bằng quyền lực với Tàu . Điều này
cũng OK thôi . Nhưng muốn là một chuyện, còn được hay không lại là chuyện khác :-)
Cái nhìn của tớ thì , “Mỹ sẽ không cần/vào lại Cam Ranh/VN” . Lý do :
1- Là không ai ngu dại gì đem tiền của và xương máu (nếu sự cố xảy ra) đi giúp
một kẻ mà chính nó không muốn lo/thương lấy nó . Rất là simple .
2- Mỹ vào cam ranh có nghĩa là buộc triết lối ra biển của Tàu điều này có thể đi đến
chiến tranh . Điều này Mỹ & Tàu cã hai không ai muốn . THành ra Phi là chổ Mỹ
đóng quân là tốt nhất (ý tớ là vậy)
Tàu thì đang tiến tới xây dựng phi trường quân sự lớn của họ (mà quan trong nhất là) để tiếp tế / hậu cứ cho hải quân Tàu trên đảo mà họ đã chiếm đóng . Khi mà mà Tàu làm xong . thì thằng việt cộng chỉ còn các mút cu là huề cã làng . Còn đối với Mỹ thì
cũng chẳng có hại gì với nước Mỹ . Vẩn câu nói củ,
Không ai thương mình bang mình .
Good luck việt cộng
Nhà nước CHXHCN Việt nam được ví như cái giỏ hay cái bẫy bắt cá. Cá đã vào thì không thể ra được vì nó có cái hom.
Người Việt trong nước bỏ ngày nay vẫn sẵn sàng ra vài chục ngàn Mỹ kim hay Anh kim để được sang Anh, Mỹ sống chui, sống lủi như chuột, và được mang danh thằng người rơm, ấy thế mấy Vịt Cừu như NTT sướng quá hoá rồ, tự nhiên chui đầu vào cái hom giỏ và lại tham gia đội đồng ca cộng sản hát bài ca ngợi Giấc Mơ Việt, cho rằng Việt nam là một đất nước chỉ số hạnh phúc “cao nhất thế giới”!
Lần này về, nếu có muốn “trốn cộng” lần nữa chắc khó bởi biển Đông Trung cộng phong tỏa và đã hết thời thuyền nhân xin tỵ nạn cộng sản được LHQ giúp đỡ. Khổ ráng chịu.
Nếu có bề gì, chắc N.T.T không dám hé răng than phiền với bạn bè và sẽ ra sức lôi kéo Vịt cừu tham giàu về để ôm nhau mà…kềnh khỏi phải bịt mũi chê nhau!
Nguyễn Minh Chấn chắc là “rể” Hàn nên con mắt nhìn thế giới rất Hàn (Hàn quốc chứ không phải hàn nồi, hàn thiếc….).
Mẹ kiếp, chuyện 2 miền Triều-Hàn liên quan đến “con bài chính trị của các cường quốc Nga-Trung-Mẽo-Nhật”. Nga và Trung cộng không muốn “đế quốc Mỹ và đồng minh gác chân lên cửa sổ nhà nó”! Vì thế Triều Tiên không thể bị tiêu diết!
Còn thằng Nhật Lùn không muốn Triều-Hàn thống nhất như thế sẽ làm nguy hại lợi ích cốt lõi của Nhật là làm cho bán đảo Triều Tiên luôn luôn căng thẳng, không thể trở thành cường quốc đối trọng với giống Nhật Lùn gian giảo. Giữa Nhật và bán đảo Triều tiên (Triều tiên + Hàn quốc) có lịch sử chiến tranh lâu đời, Nhật đã nhiều lần xâm lược, chiếm bán đảo này và bắt hơn 200 ngàn phục nữ Triều tiên làm gái điếm giải khuây cho lính phát xít Nhật trong Thế chiến 2 và Nhật còn chiếm 1 số đảo của Hàn-Triều đang còn nhiều tranh cãi.
Tại sao Triều Tiên là cái gai nhọn đâm vào mắt Mẽo mà Mẽo vẫn phải ngậm bồ hòn làm ngọt, đâu có dễ tiêu diệt dù nhiều lần Chú Ủn lân gây dọa xóa sổ Hàn quốc và cho Mẽo “biết thế nào là lễ độ” mà vẫn cắn răng phải trợ cấp lương thực cứu dân Triều khỏi chết đói.
Năm 1979, chính Lê Duẩn đã bán cảng Cam-ranh cho Liên Xô 25 năm, ấy thế khi bị Đặng Tiểu Bình đánh cho tập đoàn Lê Duẩn cái tát vỡ mặt ở biên giới phía bắc vào ngày 17-2-1979 có thấy thằng lính Nga nào dám tham chiến chết thay cho lính Lê Duẩn đâu? Thằng Breznhev chỉ đánh võ mồm? Cả 2 bên đều tuyên bố “thắng lợi to lớn”, chỉ riêng thằng dân 2 nước là thua! Năm 1982, một máy bay Boing 747 của Hàn quốc lạc đường bay vào không phận Liên xô, thằng Breznhev ra lệnh bắn tên lửa, thế là gần 500 hành khách và phi hành đoàn tan xác. Cả thế giới lên án, Mẽo đâu có dám tuyên chiến với Liên Xô. Bởi chuyện tuyên chiến phải được quốc hội thông qua đâu có phải như dân đen, va xe máy là “quại nhau liền, bí quá mở cốp xe kiến ống tuýp hay dao ra chém”… như ở thiên đường cộng sản Vn ngày nay!
Nếu Trung cộng đánh Nhật hay Phi-luật-tân, Mỹ không vì 2 đồng minh này mà tuyên chiến với Trung cộng. Bởi cuộc chiến của 2 quốc gia này sẽ đưa đến thảm hoạ như thế nào là chuyện khó lường. Cũng như Mỹ đem quân xâm lược Irag, Afghanistan, xúi dân bạo loạn lật đổ các nước Bắc Phi… thì Putin và Trung Cộng cũng chỉ “võ mồm” lấy lệ.
Mỹ tự nhiên mang quân xâm lược các nước cách xa hàng vạn cây số được thì Trung Cộng và Nga tại sao không “dạy cho các nước láng giềng bài học” cho biết thế nào là lễ độ? Lẽ phải thuộc vào kẻ mạnh!
Chính trị là chuyện khó lường, là các trò chơi ú tim của “tất cả chính trị gia gian manh của các cường quốc tính toán trên bàn cờ thế giới” nó không đơn thuần như sự suy nghĩ của các dân đen bây giờ đang là Tỷ Phú Thời gian, chuyên bàn chuyện Lo Trời Sập và Bò Răng Trắng phản hồi loạn cào trên ĐCV như một chính trị gia thứ thiệt!
Vài phản loạn của Tỷ Phú Dân Đen!
Bàn thêm với bạn Tỷ Phú Thời Gian cho vui.
Tất cả các nước trong khu vực đều muốn giữ thế cân bằng như trước đây để “làm ăn” nhưng chỉ riêng anh Tàu thì muốn quậy vì nghĩ rằng đã đến lúc đủ sức đuổi Mỹ “về nhà”. Và tình hình hiện nay, Nhật nhận thấy phải lấy lại sức mạnh chính mình chứ không an lòng trông vào sự bảo vệ của Mỹ vì các nước trong khu vực đang ngày thêm mạnh chứ không còn yếu như xưa, nhất là những kẻ thù cũ.
Trong lịch sử sau ngày lập quốc, Mỹ chưa bao giờ đánh nhau với bất cứ cường quốc nào (ngoại trừ đệ nhị thế chiến vì bị Nhật tấn công) và hiện tại, tương lai cũng thế.
Bàn cờ chính trị Á Châu Thài Bình Dương sẽ quyết định vai trò cường quốc số một của Mỹ trong thế kỷ XXI này. Cũng vẫn chính sách cũ, Mỹ không đánh mà chỉ muốn chạy đua để cộng sản Liên Xô tự sụp đổ. Lần này cũng vậy, Mỹ chỉ muốn chuyển trục về Á Châu để ngăn chận Tàu bành trướng xâm lăng các nước trong khu vực thâu tóm quyền lợi của Mỹ.
Nhưng chiến tranh lạnh khác hẳn chiến tranh ngày nay. Một khi Tàu chưa tìm thấy đúng quyền lợi phù hợp với sức mạnh thì Tàu không muốn có hòa bình; nhưng Mỹ, liệu có bỏ 2 đồng minh quan trọng là Nhật và Nam Hàn? Mỹ phải xét, hỗ trợ đồng minh hay từ bỏ vai trò cường quốc số một của mình. Cá nhân tôi dám chắc Mỹ bằng mọi cách, phải giữ vai trò cường quốc số một. Cũng sẽ không có chuyện Mỹ vẫn đứng đầu về quân sự nhưng lại thứ hai về kinh tế như một số người đoán kinh tế Tàu sẽ vượt qua Mỹ trong thập kỷ này. Chiến tranh lần này không phải là ý thức hệ nhưng là tranh giành quyền lợi. Mỹ muốn bảo vệ, Tàu muốn tranh đoạt. Ai sẽ thắng?… Và bàn cờ đang mở rộng. Cộng sản Hà Nội đã dứt khoát không cho Mỹ vào Cam Ranh nhưng sẽ cho Nga Sô mở căn cứ quân sự. Quyền lợi khu vực sẽ phải chia theo thế chân vạc. Mỹ với những đồng minh cũ – Tàu cũng với chỉ Bắc Hàn – và Nga Sô với Việt Nam.
Phải chận không cho Tàu làm chủ Biển Đông. Cả hai, Mỹ, Nga (có thêm Ấn Độ) không muốn nhường quyền lợi khu vực cho Tàu. Tàu sẽ làm gì, liệu có dám gây chiến hay phải nuốt hận sống hòa bình? Nếu gây chiến thì kẻ thua cũng chỉ là Tàu và Mỹ vẫn giữ ngôi vị cường quốc số một, ít nhất cũng trong thế kỷ này.
Khù khờ ngu ngơ như Nguyễn Trung Thành thì bi lay-off dài dài là phải rồi . Anh đưa một chiếc xe $100.000 về VN, giả như bán ra lời 75% nhe’ . Anh định nuốt một mình chăng ? Phải có người lo thủ tục “hải quan”, phải có môi giới tiêu thu . Qua mấy “khâu” kể trên, anh chưa chắc còn một nửa .
Mà anh lấy đâu $100.000 tiền mặt mua xe ? IRS sờ gáy anh ngay ấy chứ . Rồi có một ngày, thuế vụ VN hỏi xe anh đâu anh trả lời sao ? Nó cho anh nhập để sử dụng chứ không phải để bán . Lúc ấy nó bắt anh đóng thuế trên 200% giá gốc thì bỏ mẹ anh ra luôn .
Tuy nhiên, báo tin cho anh mừng . “chính sách” cho Vịt Kừu mang xe về nước đã bị ngưng rồi . Anh sẽ không có cơ hội làm chuyện ngu ngốc để vừa trắng tay vưa ngồi bóc lịch .
Muốn làm ăn bất chính “đảm bảo” an toàn thì phải “liên hệ” ngay để tôi “tư vấn” cho . Đừng nghe lời xúi dại của đồng chí Thái Dối ở trên mà có ngày mang khốn .