WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cần chăng một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc?

Trong bài Việt Nam Nhất Định Có Cách Mạng Sớm Nếu . . . tác giả Nguyễn Ngọc Già đã viết: “Người viết bài tự đặt câu hỏi: Xã hội Việt Nam ngày nay có phải vẫn cần ‘Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, NHƯNG kết hợp cuộc cách mạng tự do dân chủ’?” Tuy là tác giả NNG đã nói rất rõ là tự hỏi chính mình nhưng tôi cũng xin được mạn phép tham dự để đóng góp một số suy nghĩ của mình cho đáp án của câu hỏi đó.

“[C]ần [chăng một] cuộc cách mạng giải phóng dân tộc?” Đây là một câu hỏi tuyệt vời. Cũng là một câu hỏi cực kỳ quan trọng. Không đúng, phải nói là quan trọng hơn hết trong tất cả những câu hỏi quan trọng mà bất cứ ai muốn tìm một giải pháp chính trị cho “một đất nước đang đứng trước những thử thách lớn” cũng cần phải đặt ra. Quan trọng hơn hết là bởi vì “một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc” là một trong số những giải pháp chính trị nhưng lại là một giải pháp triệt để và toàn diện hơn hết, nó đòi hỏi một sự vận động rộng lớn từ phía quần chúng, nó có thể đòi hỏi quần chúng phải đối kháng trực diện với bạo lực của nhà cầm quyền đương thời, nó thể hiện quyết tâm cao độ của nhân dân, nó có khả năng đẩy đất nước vào một lộ trình mới (và lộ trình đó có sáng sủa hay không còn tùy thuộc vào những động lực chính trị). Quan trọng hơn hết là vì nếu không có lý do chính đáng và nếu rõ ràng có con đường nào khác tốt hơn thì câu hỏi “cần chăng một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc?” đã không được đặt ra.

“[C]ần [chăng một] một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc?” Để trả lời câu hỏi này ít ra chúng ta cần phải hỏi: Tại sao dân tộc cần phải được giải phóng và giải phóng dân tộc khỏi cái gì? Tại sao phải là một cuộc cách mạng mà không là một giải pháp nào khác?

Chúng ta rất may mắn là đã có mặt và sống trong Thời Đại Tri Thức và đã chứng kiến sự giàu có của rất nhiều người, xuất thân từ những thành phần khác nhau và ở những quốc gia khác nhau khắp nơi trên thế giới, nhờ vào số vốn tri thức của họ.

Ở những thời đại trước, từ những thời đại sơ khai cho đến Thời Đại Nông Nghiệp, cho đến ngay cả Thời Đại Công Nghiệp, người ta làm ra được một sản phẩm thì chỉ có thể bán được một lần duy nhất sản phẩm đó cho một người tiêu thụ, tức là một món hàng đã bán cho anh A rồi thì không thể bán nó cho chị B. Để làm ra sản phẩm người ta cần có đất đai, nguyên vật liệu, máy móc và sức lao động. Để trở nên rất giàu có người ta phải đầu tư rất lớn vào tư bản và mượn sức của rất nhiều người.

Những điều này có nghĩa là gì? Những điều này có nghĩa là: (a) người ta sản xuất ra một thì chỉ có thể doanh thu được một; (b) sự giàu có của một đất nước bị giới hạn bởi số lượng đất đai, nguyên vật liệu sản xuất và số lượng lao động; (c) kèm theo sự giàu có của một giai cấp, xã hội xuất hiện tầng lớp bốc lột và tầng lớp bị bốc lột; (d) kèm theo sự giàu có của một quốc gia, thế giới xuất hiện những quốc gia đi chiếm tài nguyên của người và những đất nước bị người chiếm tài nguyên; (e) hầu hết tư bản của một đất nước tập trung vào tay tầng lớp thống trị giàu có; (f) hầu hết tư bản của thế giới tập trung vào tay của những quốc gia giàu có; và (g) hầu hết thường dân, ngay cả thường dân sống trong một quốc gia thịnh vượng, rất khó có thể trở nên giàu có và thoát khỏi giai cấp công nông lao động dầu là làm việc cật lực suốt cả một đời. Đó là những thực trạng của những thời đại đã qua. Tuy là không đơn giản như tôi vừa trình bày nhưng có thể coi là khá chính xác.

Chỉ duy nhất trong Thời Đại Tri Thức này con người mới có cơ hội để tạo ra một sản phẩm mà có thể không cần (gần như hoàn toàn không cần) đến đất đai, nguyên vật liệu, máy móc và sức lao động cơ bắp. Tôi muốn nói tới những sản phẩm nặng hàm lượng tri thức. Duy nhất chỉ trong Thời Đại Tri Thức một sản phẩm đã bán rồi cho một người mà vẫn có thể đem bán cho người thứ hai, người thứ ba . . . người thứ n. Để trở nên giàu có người ta cần đầu tư thật nhiều vào tri thức.

Những điều này có nghĩa là gì? Những điều này có nghĩa là: (a) người ta sản xuất ra chỉ có một mà có thể doanh thu vô hạn; (b) sự giàu có của một đất nước không bị giới hạn bởi số lượng đất đai, nguyên vật liệu sản xuất hoặc số lượng lao động; và (c) cơ hội để cho một cá nhân trở nên giàu có hoặc vượt lên một giai tầng mới trong xã hội, để cho một dân tộc bước lên một mặt bằng mới ngang tầm với những dân tộc tiến bộ trong cộng đồng nhân loại, và để cho một đất nước vươn lên sự phồn thịnh . . . chưa bao giờ “thực tế” hơn lúc này và “gần” hơn lúc này.

Điều này cũng có nghĩa là: cái cơ hội để cho mỗi và mọi người dân Việt Nam của chúng ta, để cho toàn dân tộc Việt Nam của chúng ta, để cho quốc gia Việt Nam của chúng ta thoát ra khỏi sự “èo uột” triền miên và vươn lên sự thịnh vượng, thực sự và lâu dài, đang nằm ngay trong tầm mắt và nằm ngay trong tầm với.

Nếu các bạn đang dõi mắt theo dòng chảy của những con chữ tôi đã đặt xuống, tôi hy vọng là các bạn đã hình dung ra được tầm cỡ của vấn đề tôi đang nói. Vâng, tôi muốn nói NÓ KHÔNG PHẢI LÀ CƠ HỘI BÌNH THƯỜNG MÀ LÀ THỨ CƠ HỘI CHƯA TỪNG CÓ TRONG LỊCH SỬ LOÀI NGƯỜI. Cơ hội “ngàn năm một thuở”. Một cơ hội cực kỳ lớn.

Lớn đến mức độ nào? Hãy tạm dùng USD để làm thước đo, mặc dù không phải là thước đo hoàn hảo nhưng cũng đủ để cho chúng ta hình dung được cái tầm cỡ của cơ hội. Chỉ với sản phẩm social network của Mark Zukerberg, công ty Facebook đã được giới đầu tư lượng giá gần một trăm tỷ USD, hơn cả giá trị của toàn bộ tập đoàn kinh tế ăn hại của nhà nước Việt Nam gấp nhiều lần. Chỉ với một bộ phim Avatar mà Office Box đã thu về hơn 1 tỷ USD trong vòng 17 ngày. Chỉ với một website Huffington Post, bà Ariana đã bán được 315 triệu USD. Tất cả đều nhờ vào hàm lượng tri thức nằm trong sản phẩm của họ.

Và hiện tượng như Facebook, Avatar, Huffington Post không phải là chuyện hiếm hoi. Với độ lớn của cơ hội từ một vài điểm cực nhỏ (vừa nêu để làm thí dụ) trong bức tranh kinh tế toàn cầu, nó không khó để cho chúng ta phóng chiếu ra độ lớn của cơ hội mở rộng trên toàn thể bức tranh.

Cơ hội chưa từng có. Cơ hội cực kỳ lớn. Cơ hội cực kỳ thật. Cơ hội cực kỳ gần. Cơ hội đó đang nằm ngay trước mũi.

Nhưng không may cho dân tộc Việt Nam là giữa khoảng cách từ đầu chót mũi cho tới chỗ cơ hội dầu chỉ là một khoảng cách rất gần, gần “sát nút,” nhưng lại có một vách ngăn trong suốt cho nên không thể nào dơ tay ra để nắm lấy được. Lý do? Chỉ vì có một cái lồng giam thủy tinh đang bao trùm lên đất nước và toàn dân tộc đang bị nhốt bên trong cái lồng đó. Không cần nói thì các bạn cũng dư biết THỦ PHẠM ĐÃ CHỤP CÁI LỒNG GIAM THỦY TINH ĐÓ LÊN TOÀN CÕI ĐẤT NƯỚC CHÍNH LÀ ĐCSVN.

Thoạt nhìn, dầu là từ ngoài nhìn vào hay từ trong nhìn ra, cái lồng giam thủy tinh đó dường như là vô hại, ít ra là theo cái nhìn của một số người. NHƯNG SỰ THẬT LÀ CÁI LỒNG THỦY TINH ĐÓ ĐÃ GIAM HÃM ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI NHIỀU HƠN LÀ NGƯỜI TA TƯỞNG VÀ ĐÃ LÀM THIỆT HẠI LỢI ÍCH DÂN TỘC NHIỀU HƠN LÀ NGƯỜI TA BIẾT.

Đúng, tuy là ĐCSVN trên thực tế không chĩa súng vào đầu người dân và ra lệnh “Cấm” như đã từng làm trong thời trước đổi mới nhưng trên “một thực tế khác tinh vi hơn” dân tộc Việt Nam vẫn không thể nào đưa tay ra để nắm bắt lấy cơ hội ngàn năm một thuở ấy CHỈ VÌ CÁI LỒNG GIAM THỦY TINH ĐANG BAO TRÙM ĐẤT NƯỚC do chính ĐCSVN đã chụp xuống nhốt lấy toàn dân trong đó. Cụm chữ “không thể nào đưa tay ra để nắm bắt lấy cơ hội” nói theo thuật ngữ Mỹ thì nó có nghĩa là dân tộc Việt Nam đang bị nằm trong tình trạng gọi là “denial of access to THE opportunity.”

Điều này, denial of access to the opportunity, có nghĩa là gì đối với mỗi cá nhân và tất cả mọi người dân đang sống trên đất nước Việt Nam?

Điều này, ở cấp độ thực tiễn nhất, cấp độ áo cơm của dân đen, có nghĩa là . . . ĐCSVN báo hại chúng ta phải tiếp tục vừa ăn kho quẹt vừa chùi nước mắt. Chùi nước mắt vì đã bán mặt cho đất bán lưng cho trời ngày này sang ngày khác mà đám con mình vẫn không đủ ăn, trong khi NẾU NHƯ KHÔNG CÓ CÁI LỒNG GIAM THỦY TINH ĐÓ thì chúng ta đã có thể có thừa mứa cơm thịt cho tất cả mọi người trong gia đình trong mỗi bửa ăn.

Điều này có nghĩa là . . . ĐCSVN báo hại con em chúng ta phải khao khát những thứ vật chất rất là “bèo”. Khao khát đến đổi phải đem bán một quả thận của mình cho dân Trung Quốc để đổi lấy một số tiền chỉ đủ mua một “con dế” (cell phone di động) mà đúng ra NẾU NHƯ KHÔNG CÓ CÁI LỒNG GIAM THỦY TINH ĐÓ thì chúng nó đã có rất nhiều dế và không phải bị “khát” vật chất đến đổi đem bán đi một phần thân thể của mình.

Điều này có nghĩa là . . . ĐCSVN báo hại học trò phải lần dây cáp qua sông đi học; cô giáo phải đâu lưng ngũ chung trên một giường và phơi quần lót ngay trong lớp dạy; bệnh nhân phải nằm chung sàng, trên sàng và cả dưới sàng; hàng trăm ngàn người trẻ phải bán sức lao động ở xứ người với đồng lương rẽ mạt mà còn bị cắt xén bớt và bị đánh đập tàn nhẫn; thiếu nữ xếp hàng cởi truồng để cho đàn ông ngoại quốc lựa hàng như lựa thịt . . . và hàng ngàn chuyện lớn nhỏ khác mà đúng ra NẾU NHƯ KHÔNG CÓ CÁI LỒNG GIAM THỦY TINH ĐÓ thì tất cả những chuyện như vậy sẽ không đến nỗi tồi tệ đến mức như vậy, nếu không muốn nói là đã không xảy ra.

Vâng, dĩ nhiên là tôi muốn nói tới những thiệt hại do không nắm bắt được cơ hội ngàn năm một thuở để “thực sự đổi đời” người dân và hệ lụy của sự thiệt hại đó đối với đời sống của họ, đời sống của con người đứng bên trong cái lồng thủy tinh nhìn thấy cái bóng của mình lẫn trong thế giới “đổi đời thực sự” của dân tộc khác mà ảo tưởng là mình cũng đang được đổi đời hoặc không ảo tưởng nhưng khát quá nên cứ . . . nhắm mắt đưa chân.

Thực sự thì tôi muốn nói tới cái gì khi tôi dùng hình ảnh “CÁI LỒNG GIAM THỦY TINH” làm biểu tượng? Trả lời một cách ngắn gọn, nó là TOÀN BỘ HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH ĐẤT NƯỚC của ĐCSVN, bao gồm cả lý thuyết và ý chí chính trị làm nền tảng cho tạo dựng cơ cấu từ thượng tầng kiến trúc xuống tới hạ tầng cơ sở. Một hệ thống mà ông cựu CTQH Nguyễn Văn An đã cho là “lỗi từ trên xuống dưới.” Một hệ thống mà TS Iris Vinh Hayes đã đánh giá là “tồi tệ”.

Chính cái hệ thống điều hành đất nước tồi tệ này của ĐCSVN đã và đang gây ra sự phá sản toàn diện. Phá sản trong mọi lãnh vực, đặc biệt là lãnh vực giáo dục và đào tạo con người. Nói cho rõ hơn, cái hệ thống điều hành đất nước tồi tệ này của ĐCSVN đã làm cho nền giáo dục và đào tạo của Việt Nam chỉ còn đủ khả năng cho “ra khuôn” những lớp người trí năng bị xơ cứng, kiến năng bị đóng gói, khả năng tư duy không hơn không kém lập trình của đảng. Cái hệ thống tồi tệ đó do những ông bà Bí Thư ngu dốt ngồi trên đầu trên cổ nhân dân từ trung ương xuống tới địa phương, ngồi trên đầu trên cổ của các trí thức, ngồi trên đầu trên cổ của các thầy cô giáo từ cấp hậu đại học cho tới cấp tiểu học, “chỉ đạo” “đường lối của đảng đã hoạch định” để nhanh chóng biến dân tộc Việt Nam thành mẫu người . . . bị thiểu năng tri thức.

Ở vào Thời Đại Tri Thức mà một dân tộc đã bị làm cho biến thành thiểu năng tri thức thì dân tộc đó đâu khác gì là một người không có đôi tay. Mà không tay thì làm sao có thể vươn tay ra để nắm lấy cái cơ hội ngàn năm một thuở, dầu là cơ hội nằm sát ngay đầu chót mũi??? Mà không nắm được cơ hội cực lớn này thì làm sao mà đất nước có thể theo kịp những quốc gia khác và theo kịp sự dịch chuyển của Thời Đại Tri Thức để mà vươn lên sự phồn thịnh? Mà đất nước không vươn lên sự phồn thịnh với tốc độ tương xứng thì làm sao mà con cháu chúng ta không “khát’ vật chất khi mà chung quanh, phía bên ngoài CÁI LỒNG GIAM THỦY TINH ĐÓ, là thế giới thừa mứa vật chất? Sự thừa mứa do sức sáng tạo và công suất rất cao của những nền kinh tế có thực năng từ những đất nước mà người dân trên những đất nước đó không bị nhà cầm quyền làm cho biến thành thiểu năng tri thức. Mà đã khát vật chất thì làm sao nhân cách không bị thương tổn?

Như chúng ta đã biết Thời Đại Nông Nghiệp kéo dài khoảng 30 ngàn năm, của Thời Đại Công Nghiệp khoảng 300 năm, của Thời Đại Vi Tính khoảng 30 năm, của Thời Đại Thông Tin ngắn hơn nữa và của Thời Đại Tri Thức thì chưa biết. Thế giới chuyển dịch ngày càng nhanh, nhanh tới mức đủ làm cho chúng ta chóng mặt khi nghĩ tới nó. Cả thế giới đều “ì xèo” chạy đua với thời gian để nắm bắt cơ hội trong khi ĐCSVN thì vẫn tiếp tục bắt dân tộc chúng ta chỉ được đứng nhìn từ bên trong CÁI LỒNG GIAM THỦY TINH do họ kiến tạo.

Bên trong CÁI LỒNG GIAM THỦY TINH do ĐCSVN chụp xuống đất nước, các bạn có biết dân tộc chúng ta đang còn lê lết ở giai đoạn nào trong sự chuyển dịch của các thời đại vừa nói hay không? Các bạn có biết là đã có bao nhiêu thời đại đã trôi qua rồi hay không trong suốt thời gian cầm quyền của ĐCSVN? Các bạn có biết đã có bao nhiêu cơ hội cực lớn đã bị ĐCSVN đánh mất rồi hay không? Các bạn có biết là khi đất nước còn tiếp tục bị CÁI LỒNG THỦY TINH ĐÓ GIAM HÃM thì dân tộc sẽ vẫn tiếp tục bị thiểu năng tri thức và không thể có được đôi tay để vươn ra nắm lấy cơ hội mà Thời Đại Vi Tính, Thời Đại Thông Tin, rồi nay là Thời Đại Tri Thức đang ban phát cho nhân loại khắp cả thế giới hay không? Và các bạn có biết hay không hiện giờ đất nước người ta đang gởi phi thuyền tới những hành tinh xa xôi để khám phá và công dân của họ thì đang chuẩn bị để khai thác tài nguyên trên những thiên thể lơ lững ngoài vũ trụ còn ở Việt Nam thì bọn cầm quyền đang chỉ biết cướp đất của nông dân nghèo khổ, phá tán tài nguyên của đất nước và TBT Nguyễn Phú Trọng của ĐCSVN thì tuyên bố là sẽ tiếp tục nhốt chúng ta và toàn thể dân tộc trong CÁI LỒNG THỦY TINH ĐÓ? Không phải là nhốt mà là nhốt “muôn năm” theo cái “quang vinh” của ĐCSVN!

Như tôi đã nói rồi, CÁI LỒNG THỦY TINH ĐÓ ĐÃ GIAM HÃM ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI NHIỀU HƠN LÀ NGƯỜI TA TƯỞNG VÀ ĐÃ LÀM THIỆT HẠI LỢI ÍCH DÂN TỘC NHIỀU HƠN LÀ NGƯỜI TA BIẾT.

Cũng trong cùng một bài viết tác giả NNG đã đặt nghi vấn “có phải người VN gần như đang sống vào đúng thời chị Dậu, anh Pha gần trăm năm trước? thậm chí còn tồi tệ hơn nhiều nếu xét thêm yếu tố đạo đức, văn hóa!?” Tôi không ngần ngại dùng chỉ một hai chữ duy nhất để xác định: KHÔNG SAI! Không những vậy mà còn tệ hơn nhiều nếu đem “khoảng cách trong chất-lượng-đời-sống của người VN so với chất-lượng-đời-sống của người dân trên những quốc gia khác vào thời chị Dậu anh Pha” đối chiếu với “khoảng cách trong chất-lượng-đời-sống của người VN so với chất-lượng-đời-sống của người dân trên những quốc gia khác vào thời điểm hôm nay”.

Viết tới đây có lẽ cũng đã quá đủ để trả lời câu hỏi “tại sao dân tộc cần phải được giải phóng và giải phóng dân tộc khỏi cái gì?” mà chúng ta đã nêu ra từ đầu. Câu hỏi còn lại “Tại sao phải là một cuộc cách mạng mà không là một giải pháp nào khác?” tôi xin được dành cho bài viết kế tiếp.

6/7/2012

© Iris Vinh Hayes

© Đàn Chim Việt

 

12 Phản hồi cho “Cần chăng một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc?”

  1. Dao Cong Khai says:

    Cách mạng giải phóng dân tộc thì nó tốt cho một thiểu số nước như là Mã Lai, Nam Hàn, Ái Nhĩ Lan, Phần Lan, Miến Điện… Ngoài ra, tôi thấy cứ để được “nô lệ” mấy nước Tây Phương thì có lẽ dân bản xứ ở các nước Á Phi và ngay cả Châu Mỹ La Tinh sẽ sung sướng hơn.

    Lý tưởng Cách Mạng Giải Phóng Dân Tộc nó tốt đẹp dưới các thế hệ cha chú, nói đúng hơn là thế hệ ông nội và ông cố cố nội của chúng ta thôi. Cho đến sau Đệ Nhị Thế Chiến thì Cách Mạng Giải Phóng Dân Tộc phần lớn là đem lại đau khổ và bất hạnh cho người dân của các nước Á Phi nhiều hơn. Giải Phóng Dân Tộc, điều này nói ra nó rộng lớn quá, cần phải chính xác vấn đề lại là giải phóng khỏi ách thống trị của nước nào. Nếu giải phóng dân tộc bằng cách chống lại Nga, Tàu như là các quốc gia Đông Âu và Miến Điện đã làm thì điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng chống lại Tây Phương để giải phóng dân tộc thì điều này còn tuỳ thuộc vào lãnh tụ và giai cấp “cách mạng” của địa phương đó có sáng suốt và biết hy sinh cho dân nước hay không; chứ chống lại Tây Phương mà lại đem thứ dơ dáy hơn của Tây Phương là Maxist vào đất nước mình một cách đần độn như là Hồ Chí Minh hay Mao Trạch Đông thì đó chỉ là phản dân hại nước mà thôi.

    Cứ so sánh Tàu Trung Quốc và Tàu Hồng Kông hay Đài Loan thì thấy rõ. Chả cần giải phóng gì cả, cứ “nô lệ” cho thực dân Anh vậy mà dân Hồng Kông hồi đó họ sướng hơn mấy thằng Tàu khác. Đến khi nghe tin Hồng Kông bị trả lại cho Trung Cộng thì dân đó họ tìm cách bỏ chạy sang Mỹ. Hay là giải phóng dân tộc theo kiểu Phidel Castro của Cu Ba thì có gì là tốt đẹp? Tệ hơn thế nữa là kiểu giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh lấy xương máu người VN và dùng người VN chém giết chính người VN để xây dựng cho vinh quang của đảng CS của hắn.

    Giải phóng dân tộc để chống lại ai? Nếu chống lại Nga Tàu thì điều đó còn hợp lý chứ cứ giải phóng chống lại Thực Dân Pháp hay là Đế Quốc Mỹ như bọn đầu trâu mặt ngựa Hồ Chí Minh thì cho em xin kiếu. Sống dưới thời thực dân Pháp người ta còn yên ổn và văn hoá VN còn phát triển hơn là sống với mấy ông Cách Mạng và Giải Phóng, văn hoá của họ thô bỉ quá!!! Cách mạng dân tộc phải có ứng dụng gì tốt đẹp cho người dân thì mới nên ca ngợi; chứ cứ mang chiến tranh, hận thù và chia rẽ đến mọi người thì giải phóng hay dân tộc còn gì để ngưỡng mộ nữa. Đi làm nô lệ hay tay sai cho ngoại bang vẫn hơn. Mấy ông muốn bàn tới cách mạng giải phóng dân tộc thì phải định nghĩa lại cho minh bạch, còn cứ nhắm mắt chống Thực Dân Pháp hay Đế Quốc Mỹ thì thanh niên VN ngày nay không ai còn đần độn như thế hệ Hồ Chí Minh đó nữa đâu.

    • Lâm Vũ says:

      “Giải phóng dân tộc” không để chống lại ai mà là dẩn dắt dân tộc thoát khỏi ngu dốt, hủ lậu, nô lệ, đầy mắc cảm nhược tiểu… kiểu “đi làm nô lệ hay tay sai cho ngoại bang vẫn hơn”…

      Nửa thế kỷ qua rồi mà tầm nhìn vẫn chưa vượt khỏi giao thông hào Điện Biên Phủ…đường mòn HCM… Vì thế cần “giải phóng”…

  2. May Vu says:

    Đề tài này thì rất HOT nếu tính từ 5/75 và tới nay đang ngưôi dần và chắc chắn các năm kế tiếp .. sẻ lạt đi ?
    Tôi củng như các bạn thổn thức đều muốn canh tân nước nhà , đáng lẻ bằng nước Nhật và hơn Hàn quốc ,Thái lan .v v.,Và muốn thay đổi ,và chấm dứt chế độ chế độ hiên tại, kể cả cũng nhiều người muốn đề nghị táo bạo Hoa kỳ dùng bom nguyên tử dội xuống Hà nôi
    Gio đây Hoa kỳ có ngoại giao với Viêt nam sẻ không bao giờ ủng hộ vi phạm chủ quyền nước khác mà đang có đai diện , nên nhớ tướng Lào Vang Pao ra tòa với số vủ khí bất hơp pháp nhưng bây giờ chỉ có nước Trung quốc là sẳn sàng cho vủ khí có thể cả bom nguyên tử ..? nhưng các bạn có chịu đổi họ Lê con cùa vua Lê chiêu Thống không ?
    Còn cách mạng nhung ,hoa lài nhu Ả râp ,Lybia ,syria rồi sẻ tiếp giống cảnh di cư 54 chiến tranh nam -bắc TRUNG ĐÔNG ? giống chúng ta bây giờ chắc củng không vui đâu ‘ hết welfare rồi ? ,cầu mong họ hạnh phúc hơn
    Dân tộc chúng ta đả trải qua chiến tranh nhiều rồi cũng như đề nghị như trên chúng ta sẻ dè dặt hơn và không muốn xương máu phí phạm vô ích nửa ,cho nên đề tài nóng và đa số dân VN và hải ngoại củng không mấy ủng hộ vì cũng rất khó TIN ai ,Tin nhà nước đổi mới thì chậm hơn rùa ,mất đất,tham nhũng ,chế độ hộ khầu , hứa hẹn tự do dân chủ chỉ trên giấy . Còn hài ngoại chúng ta dả tin MT H cơ Minh ..? thì là chấm hỏi không hiều được ..? và nới đây chử ký dân chủ vào tòa Bach ốc củng phỏng tay trện ..? Tin Mỷ thì sợ giống VNCH ,tin Trung quốc ? Hoàng sa và trường sa và biễn đông treo lủng lẳng còn đó .
    Nên chúng ta tin chính mình ,và làm cộng đồng Việt tốt và mạnh có tiếng nói trong quốc hội (rất tiếc Db Cao v Anh ) tranh đấu đòi hỏi chính phủ nhà nước VN văn bản ký và viết ra mà chưa thưc hiện

  3. Lâm Vũ says:

    Tác giả đưa ra hai câu hỏi lớn, có thể nói là sống chết cho dân tộc Việt:
    1. VN có cần một cuộc “cách mạng giải phóng” dân tộc?
    2. Nội hàm của cuộc “cách mạng” đó là gì?

    Không có có lời giải đáp cấp thời và dứa khoát cho hai câu hỏi này ngay lúc này, nước Việt Nam sẽ bị thế giới bỏ lại sau lưng và đi vào diệt vong trong vòng 10 năm.

    Có lẽ mọi người Việt có suy nghĩ đều có cấu trả lời cho câu hỏi #1 rồi: từ khi chiến tranh chấm dứt, 37 năm qua Việt Nam liên tục đi xuống trên mọi phương diện, tệ hại nhất là hai phương diện văn hóa và đạo đức, cũng sức sống và lòng tin vào tương lai. Vào giờ phút này, nếu không có một cuộc cách mạng đổi đời, mang lại niềm tin cho dân tộc có thể tin tưởng vào sức mạnh của dân tộc và nhìn về tương lai. Không có một cuộc “cách mạng” đổi đời, dân tộc chỉ có thể tiếp tục tuột dốc, và đích cuối là hố thẳm.

    Cấu hỏi thứ hai không kém phần quan trọng: bản chất của cuộc cách mạng là gì? Thật ra, chỉ có một thứ cách mạng đúng nghĩa đó là cuộc cách mạng văn hóa và xã hội. Nhìn lại những cuộc cách mạng đích thực của nhân loại, từ cuộc cách mạng dân quyền Pháp, 1789, đến cuộc cách mạng Tân Hợi tại Trung Hoa (10-10-1911) đều là những cuộc các mạng văn hóa, dựa trên nền tảng tư tưởng dân chủ. Tư tưởng Dân Chủ của thời đại mới khởi đầu từ phong trào Khai Sáng (Đức) sang đến thời kỳ Ánh Sáng (Pháp), trước khi thành tựu qua cuộc cách mạng Dân Quyền Hoa Kỳ (1776) và cuộc cách mạng Nhân Quyền Pháp (1789). Cả hai đều đặt nên tản trên quyền làm người (Nhân Quyền) và sự hiểu biết (Kiến Thức), vốn trước đó là đặc ân cho một thiểu số. Cách mạng chính là biến cố mở cánh cửa Kiến Thức cho đại chúng.

    Ở Việt Nam, cuộc cách mạng văn hóa thực ra đã bắt đầu từ đầu thế kỷ 20, đồng thời với sự truyền bá quốc ngữ, mở cánh cửa cho dân tộc Việt tiếp xúc với Kiến Thức và Dân Chủ. Đó là thời kỳ nở rộ của truyền thông (báo chí) tiếng Việt kéo dài từ Nam Phong Tạp Chí, Đông Kinh Nghĩa Thục sang đến Tự Lực Văn Đoàn v.v. Nhưng biến cố mệnh danh là Cách Mạng Mùa Thu (tháng 8, 1945) thực ra đã chặn đứng mùa Xuân Dân Chủ trên mảnh đất quê hương, đưa dân tộc sang một ngã rẽ, sang một giai đoạn 30 năm (1945-1975) đầy chết chóc, chia lìa, máu đổ đầu rơi… Không những thế, khi nội chiến chấm dứt, đảng CSVN đã nhân danh chính mình để thống trị mảnh đấy quê hương, dẫn dân tộc Việt vào con đường hủ lậu, ngu dốt, kiết quệ, đạo đức tan hoang… Tất cả chỉ để bóc lột cả một dân tộc đến tận xương tủy…

    Nói cách khác, bản chất cai trị của đảng CSVN chỉ có thể diễn tả bằng một danh từ: nô lệ hóa dân tộc. Để thoát ra không thể không có một cuộc cách mạng dân chủ, chủ yếu không bằng võ lực hay bằng một chế độ độc tài nào khác, mà bằng sự khai mở dân trí, lòng can đảm đễ lấy lại niềm hãnh diện là người Việt mà mỗi người chúng ta không ít thì nhiều đã đánh mất.

    Thời nay, một cuộc cách mạng dân chủ không bắt buộc phải trả giá bằng máu xương. Chỉ có các chế độ độc tài mới đòi xương máu. Dân chủ dựa trên một nền tảng duy nhất: kiến thức. Mà thời nay, kiến thức không cần phải trả bằng giá đắt và dân tộc nào, người dân nào cũng có thể có được. Đài Loan, Hồng Kông, Nam Hàn, Singapore, Mã Lai đã tiến lên thành xã hội dân chủ văn minh … nay đến Miến Điện, Indonesia, Phi Luật Tân đều đã bước vào ngưỡng cửa của thời đại mới. Chỉ có Việt Nam còn đang đứng trước cánh cửa đóng. Người canh cửa đó chính là đảng CSVN đang độc quyền quyết định mọi chuyện. Họ không có một ý định nào khác hơn là giữ dân tộc Việt là nô lệ cho họ và cho đàn anh Trung Cộng toàn quyền bóc lột…

    Cánh cửa dân chủ đóng kín, cánh cửa địa ngục đang mở toang… Dân tốc Việt chỉ có một trong hai chọn lựa: phá cánh cửa để bước vào kỷ nguyên dân chủ văn minh kiến thức hay cúi đầu bước xuống hố sâu địa ngục…

  4. Dân Đen says:

    Đồng ý với tác giả rằng ĐCS là tai họa cho dân tộc VN nói riêng và toàn nhân loại nói chung.

    Phá được cái ách CS còn trên đầu cổ dân vn sớm ngày nào thì phúc đức cho dân vn ngày đó.

    Tuy nhiên, không nên vội vã cho rằng cái gọi là :Kinh Tế Tri Thức” là chìa khóa “xóa đói giảm nghèo” hữu hiệu cho vn, chưa dám nói đến ước mơ đến làm giàu !

    Tác giả có phấn khích qua chăng khi cho rằng đấy “KHÔNG PHẢI LÀ CƠ HỘI BÌNH THƯỜNG MÀ LÀ THỨ CƠ HỘI CHƯA TỪNG CÓ TRONG LỊCH SỬ LOÀI NGƯỜI. Cơ hội “ngàn năm một thuở”, … để mà từ đó hy vọng là dân vn có thể bỗng chốc vươn vai như “Phù Đổng Thiên Vương”, “giũ bùn đứng dậy sáng lòa’.

    Cái gọi là “Kinh tế Tri Thức” thực ra chỉ làm gia tăng hiệu năng, hiệu quả của các ngành kinh tế truyền thống bấy lâu nay, cũng như tạo ra môt số sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu hưởng thụ về tinh thần cho con người. Tuy nhiên, người ta vẫn cần cơm ăn, áo mặc, nhà ở, chữa bệnh, đi lại,… do đó vẫn còn đó nỗi lo toan về nguyên vật liệu, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, … và những nỗi lo này đang ngày càng cấp bách hơn khi dân số thế giới ngày càng tăng.

    Quả nhiên có một số tầng lớp đang giàu lên nhờ rất nhanh, rất mạnh nhờ nền “Kinh tế Tri Thức”, nói cho đúng hơn và cụ thể hơn là nhờ kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ của ngành công nghiệp công nghệ thông tin. Tuy nhiên, vấn đề là có bao nhiêu con người trên địa cầu sẵn sàng tham gia vào được, cạnh tranh được trong lĩnh vực đòi hỏi phải thi thố với nhiều “sức mạnh trí não” này, và cho dù mọi người ai cũng có khả năng như thế thì tất nhiên cũng chẳng bao giờ cả loài người sẽ sống được chỉ bằng cái gọi là nền “Kinh Tế Tri Thức”. Xét ở một khía cạnh nào đó, tình trạng thất nghiệp nặng nề ở nước Mỹ hiện nay, khi mà bên cạnh những nhà giàu ngất ngưỡng như Larry Page, Sergei Brin, Mark Zuckeberg là hàng chục triệu con người đang bị mất việc, mất nhà, cũng có phần là do định hướng “quá đà” theo cái gọi là nền “Kinh tế Tri Thức” này của chính quyền và giới chủ Mỹ.

    Đến nước Mỹ văn minh, tân tiến, hùng mạnh vào bậc nhất mà còn éo le như thế, thì các quốc gia “chậm tiến” như vn mong đợi gì ở cái gọi là “Thế Giới Phẳng”, cái thế giới được cho là, ươc rằng sẽ được “cào bằng” bởi cỗ máy “Kinh Tế Tri Thức” này.

    “Thế Giới Phẳng” từng là hình ảnh một thời được bàn luận xôn xao, nó hấp dẫn, kích thích trí tưởng tượng, gợi niềm cảm hứng cho một số không ít người, nay đã tan biến đi, cũng nhanh như khi nó mới được dựng ra. Thế giới thực như ta đang thấy không chỉ chẳng trở nên “phẳng” đi được bao nhiêu, mà xem ra ngày càng trở nên “gồ ghề” hơn bao giờ hết.

    Nếu có lúc ngồi ngắm trời đêm, mơ đến cung trăng, đến những vì sao lấp lánh trên cao, cứ nhắm mắt lại ngẫm một chút thì sẽ thấy là vì sao, và vì sao thế giới này không hề “phẳng”.

    … Bởi là vì, trong khi đa số người vẫn mơ, thì một số người khác đã biết cách biến giấc mơ đó thành hiện thực từ lâu rồi !

    • NGÀN KHƠI says:

      KINH TẾ HỌC LUÔN LUÔN NHƯ MỘT KHOA HỌC

      Khoa học có nghĩa là sự khảo sát khách quan, nghiên cứu chính xác, hiệu quả thực tế, quan điểm thực tiển. Có nghĩa kinh tế là sự vận động không ngừng phát triển của xã hội loài người, mặt thực tế xã hội đời sống cũng như mặt công trình tư duy khám phá, hoàn thiện. Nền tảng của kinh tế chính là cá nhân và xã hội cụ thể. Nói khác đi, là tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội chủ thể. Bên cạnh đó, ý nghĩa của kinh tế cũng là ý nghĩa của môi trường và ý nghĩa của cấu trúc hay cơ chế xã hội. Nói chung lại, kinh tế không bao giờ thoát ly khỏi chính trị, khỏi xã hội, khỏi lịch sử mà mối tương quan, ràng buộc, phát huy hay hạn chế lẫn nhau giữa chúng luôn luôn là điều tự nhiên, tất yếu. Ý nghĩa của kinh tế như một tồn tại hoạt động thực tế đồng thời cũng là một ý thức nhận thức có ý thức khoa học khách quan, cụ thể, hiệu quả của các nhà kinh tế học tức các nhà lý thuyết về kinh tế.
      Học thuyết hay chủ nghĩa Mác là một học thuyết hay chủ nghĩa đầy cảm tính. Nó dựa vào quan điểm biện chứng mang tính duy tâm siêu hình của Hegel làm cốt lõi. Nó hô hào phong trào cạnh tranh quyền lợi riêng của giai cấp làm động lực. Đó là tính cách phi khoa học, phản khoa học xã hội, phản tâm lý ý thức xã hội thực tế nói chung. Đó chính là ảo tưởng và nguyên nhân thất bại cho đến nay của CNM.
      Con người sống là nhu cầu và ý nghĩa thực tế. Cá nhân sống tốt, xã hội sống tốt là điều kiện kéo theo nhau và hài hòa nhau về mặt nguyên tắc. Từ cái tốt thực tế trong hiện tại sẽ đi đến hay dẫn đến cái tốt trong tương lai của xã hội. Đó là ý nghĩa tất yếu, không cần thiết phải xây dựng một “chủ nghĩa” nào mang tính chủ quan, độc đoán, ức đoán cả.
      Con người và xã hội sống để nhằm xây dựng một “chủ nghĩa”, một kế hoạch máy móc trong tương lai là điều hoàn toàn phi lý, lãng nhách, hợm mình, không thực tế và ảo tưởng. Chưa chắc gì mục tiêu ảo giác đó đã hiện thực mà thực tế lại làm hi sinh mọi cá nhân, hi sinh toàn xã hội. Đó chính là những thực tế dã man, phi nhân của các các chính sách gọi là kinh tế xã hội mang tính phản nhân bản, phản xã hội của các sự kiện do Mao Trạch Đông hay Khmer đỏ … đã từng thực hiện.
      Bởi vậy kinh tế học không thể bao giờ chỉ có thuần túy là kinh tế tri thức, hay kinh tế thực tiển, mà cả hai mặt này luôn luôn đòi hỏi nhau, làm cơ sở cho nhau, yêu cầu lẫn nhau, kể cả làm mục đích cho nhau.

      ĐẠI NGÀN
      (11/6/12)

  5. nvtncs says:

    Với sự vắng mặt của một nền luân lý xã hội, người dân cần phải có tôn giáo, vì tôn giáo nhắc nhở ta luân lý trong đời sống hằng ngày.

    Chính vì sự gian trá, độc tài, độc ác của đảng lãnh đaọ mà dân ta mất luân lý.

    Từ luân lý sẽ đưa đên tỉnh giác trong dân.

    So sánh VN với Miến Điện thật là khập khễnh. Hiện giờ nhà độc tài Miến Điện cạo đầu, khoác áo cà sa đi tu. Lãnh đạo VN, dân VN làm gì có vụ theo Phật giáo như người Miến Điện.

    Hãy lấy một thí dụ: nếu VN có một ông Gandhi, dân VN sẽ chê cười ông ta và coi ông ta là một người điên.

    • NON NGÀN says:

      THỰC TẾ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI

      Mỗi cá nhân con người là một thực thể. Toàn bộ các thực thể đó tạo thành xã hội. Thực thể con người thực tế là một thực thể sinh học. Nhưng con người sống trong một vũ trụ có nhiều bí ẩn chưa khám phá. Tâm lý ý thức và trí tuệ con người cũng là một thực thể chưa bao giờ nghiên cứu hết. Quan điểm duy tâm như vậy đương nhiên là một quan điểm còn nhiều mơ hồ. Nhưng ngược lại quan điểm duy vật chỉ là một quan điểm thiển cận, nông cạn, ấu trĩ, hạn hẹp. Học thuyết Mác là học thuyết chủ trương duy vật một cách tuyệt đối. Từ trên nền tảng đó lại xây dựng các nguyên tắc kinh tế xã hội giai cấp đầy tính huyễn hoặc, mê tín, siêu hình, phi thực tiển, phi khoa học khách quan, đó là tính chất lố bịch, nông cạn của học thuyết Mác. Mác không thừa nhận luân lý đạo đức xã hội truyền thống mà ông ta cho là đạo đức tư sản. Ý ông ta chỉ có đạo đức giai cấp hay đạo đức đấu tranh giai cấp được gọi là đạo đức cách mạng, tức đạo đức vô sản, khiến lôi kéo đến nhiều hệ lụy tiêu cực trong thực tế mà ai cũng biết. Quan điểm huyền hoặc mà đồng thời tầm thường về giai cấp khiến cho học thuyết CNXH hay CNCS của Mác thực chất chỉ què quặt, không chỉnh đốn, không hiệu quả, hay phản thực tế xã hội và phản yêu cầu phát triển khách quan, tự nhiên của lịch sử.

      NGÀN KHƠI
      (11/6/12)

    • kien nhan says:

      xhcn VN có một thứ( tôn giáo) thật đáng sợ , khủng khiếps mà đa phânf người dân VN đã và đang đươc luyện ,tuyên truyền một cách giả dối , tráo trở ?
      Thử hỏi các Bác xem một nèn GD luôn đi kèm với cncs thí làm gì mà có luân lý với chả không luân lý
      Kính chúc các Bác sức khỏe !

  6. NGÀN KHƠI says:

    CÁCH MẠNG VÀ GIẢI PHÓNG

    Hai từ cách mạng và giải phóng đã bị lợi dụng, lạm dụng quá nhiều trong thế kỷ 20, nên ngày nay nhắc tới chúng, mọi người có vẻ như dị ứng, không tin tưởng mấy, muốn tránh đi không thiết nói đến. Cuộc cách mạng Pháp 1789 đúng là một cuộc cách mạng thật. Bởi nó chuyển nước Pháp từ chế độ quân chủ chuyên chế đã thật sự thoái hóa sang chế độ cộng hòa tự do tức chế độ dân chủ đang lên. Cuộc cách mạng Tân hợi của Tôn Văn ở Trung hoa, cũng là cuộc cách mạng thật, bởi nó chuyển chính quyền của triều đại nhà Thanh có tính cách phong kiến, độc đoán, lạc hậu sang chế độ dân quốc mang tính chất dân chủ, tự do, tiến bộ và phát triển. Đó chính là những cuộc cách mạng thật và những cuộc giải phóng thật.
    Đến cuộc cách mạng Bolchevik ở Nga năm 1917 do Lênin lãnh đạo, được những người Bolchevik coi là cuộc cách mạng long trời lở đất, có một không hai trong lịch sử, cuộc cách mạng giải phóng nước Nga toàn diện, cuộc cách mạng đánh dấu đầu tiên cho cuộc giải phóng cả toàn thế giới hay toàn nhân loại một cách toàn diện. Cuộc cách mạng này được gọi là cuộc cách mạng của giai cấp công nhân trên toàn thế giới. Kết cuộc, nó lại đã rơi vào trong tay độc tài cá nhân của Stalin ngay sau đó, nhằm sử dụng đảng Bolchevik kiểu như một công cụ, một lá chắn để phục vụ cho sự toàn trị, sự độc tài của chính cá nhân. Cuối cùng, sau chỉ hơn bảy mươi năm, nó cũng đã bị đào thải và đến nay thật sự không còn ý nghĩa. Bởi vì, cuộc cách mạng và giải phóng đó, thực chất lại không phải là cuộc cách mạng hay giải phóng mang tính khách quan hay cần thiết nào đó thật sự. Trái lại, nó chỉ mang tính cách ý thức hệ, tức là theo một quan niệm, một học thuyết chỉ mang tính chất chủ quan và do một cá nhân đề ra nào đó. Các Mác đã tự mệnh danh tư tưởng của mình là tư tưởng của giai cấp công nhân, ý muốn, ý chí, nguyện vọng chủ quan của riêng mình, là ý muốn, ý chí, và nguyện vọng của giai cấp công nhân. Tức nó chỉ hoàn toàn như một sự nhân danh, phiên diễn, nên thực chất đã không có đầy đủ cơ sở thực tế, khách quan, và vì thế cuối cùng cũng chỉ rơi vào trong ảo tưởng và sự thất bại. Điều đó, không phải bất kỳ ai có thể nói ngoa được, mà thực chất ngày nay nó đã là một thực tế. Cụ thể, đất nước Nga ngày nay đã quay trở lại một xã hội bình thường, không còn mang tính cách Bolchevik đặc thù, như cả một thời nó từng làm mưa làm gió thời trước kia nữa. Cũng vậy, cả một khối Đông Âu cũ, hưởng ứng theo với quan điểm cách mạng và giải phóng kiểu Bolchevik sau khi thế chiến thứ hai vừa chấm dứt, cũng đã hoàn toàn sụp đổ và tan rã, coi như là cuộc cách mạng và giải phóng đó chỉ có trên lý thuyết, mà không có ý nghĩa thực chất hay thực sự trong khách quan, thực tế. Có nghĩa, khái niệm cách mạng và giải phóng, mà nếu chỉ có tính cách nhân danh và chủ quan, thì tất thảy cũng hoàn toàn vô nghĩa. Bởi vì, ý nghĩa cách mạng và giải phóng của Các Mác thực sự không mang nghĩa là cách mạng xã hội cần thiết, khách quan thiết thực, nhưng đó chỉ là một ý nghĩa chủ quan về ý thức hệ, lại được mệnh danh là của giai cấp. Tức mục đích cuối cùng do Mác chủ trương, là chỉ nhẳm làm cuộc cách mạng để giải phóng toàn diện xã hội ra khỏi chế độ tư hữu, hầu lập thành một xã hội phi tư hữu, hay xã hội vô sản thuần túy. Đó chính là học thuyết về kinh tế xã hội do bản thân Mác đưa ra. Chỉ tiếc, nó đã thất bai trong thưc tế lịch sử khách quan, bởi vì nó đã đi ngược lại chính bản chất tâm lý, ý thức tư hữu vốn có, mang tính cách tự nhiên, khách quan trong bản thân con người, cũng như nơi xã hội loài người. Chính vì vậy, mà cuộc cách mạng và giải phóng mang tính cách “vô sản”, tức theo cách Bolchevik, cuối cùng, non gần một thế kỷ, cũng đã đi đến một cuộc cách mạng và giải phóng ngược do Gorbachov đặt nền móng và Yeltsin đã thực hiện thành công ở Nga giữa khoảng thập niên 80 của thế kỷ trước cho tới ngày nay. Ý nghĩa đó, là ngày nay, đảng CS hay đảng Bolchevik ở Nga vẫn còn tồn tại, nhưng vẫn không bao giờ chiếm được chiến thắng trong các cuộc bầu cử dân chủ và tự do nữa, vì thực tế nó vẫn không phù hợp với nguyện vọng đích thực và khách quan của chính giai cấp công nhân, nông dân, cũng như của các giai cấp khác, hay của toàn thể xã hội và nhân dân Nga nói chung. Có điều đáng nói, là Mác không bao giờ coi cuộc cách mạng hay giải phóng xã hội nào khác là cuộc cách mạng hay giải phóng thực sự, bởi vì Mác đều gom chung là sự nô lệ trong xã hội tư sản. Trái lại, Mác chủ trương chỉ có cách mạng vô sản để nhằm triệt tiêu các quyền tư hữu mới là cuộc cách mạng và giải phóng thật sự, và cuối cùng, kết quả thực tế lại chính là điều mà mọi người đều đã thấy.

    NON NGÀN
    (10/6/12)

  7. Nguyễn Hà Huy says:

    Lãnh đạo VN không bao giờ có tầm nhìn như lãnh đạo Miến Điện . Vì vậy , phải có một cuộc cách mạng đến thì họ mới thức tỉnh . Khi đó họ ngồi trong lao tù để mà ngẫm lại nhưng năm tháng ngu dốt mà không nhìn ra được . Nơi áp dụng chủ thuyết Mác -Lê đầu tiên đã vứt bỏ , một loạt nước đã đoạn tuyệt với chủ thuyết hoang tưởng , thế mà VN vẫn chưa hoặc cố tình ngụy biện để kéo dài sự đau thương cho dân tộc . gần một thế kỷ dưới sự cai trị của ĐCS các dân tộc trên thế giới đã bị chết chóc , tụt hậu thảm hại so với các nước tư bản rất nhiều . Buồn lắm thay . Có lẽ phải cần có cuộc CM trên đất nước VN này càng nhanh càng tốt

  8. Bình-Luận-Gia ĐộcLập says:

    Dân ta có truyền thống chống ngoại xâm chứ không hề có truyền thống chống nội xâm, bằng chứng là miền nam Việt Nam Cộng Hoà thua miền bắc vẫn còn đấy. Trước sau gì thằng quan thầy Trung Cộng cũng thịt miếng mồi phương nam, miếng mồi ngon luôn ngoan ngoãn nằm phục ngay miệng cọp không đớp sao được? Lúc đấy mới may ra là lúc dân ta làm cách mạng “cả nước chống Trung cộng bành trướng” chắc chắn sẽ thành công, hàng ngàn năm lịch sử chống ngoại xâm là một bằng chứng rất hùng hồn..

Phản hồi