WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Câu chuyện của Đàn Chim Việt

Nhà báo Hoàng Khởi Phong và đạo diễn Trần Văn Thuỷ

LTS: Trong thời gian gần đây, trên hệ thống Internet toàn cầu người ta hay bắt gặp các bài viết và những bản tin liên quan tới tạp chí Đàn Chim Việt, một cơ quan ngôn luận phát xuất từ Ba Lan, và có thể coi như tiếng nói đối lập duy nhất ở Đông Âu đối với nhà cầm quyền Hà Nội. Sự khác biệt giữa tạp chí Đàn Chim Việt và những tờ báo xuất bản ở Mỹ là xuất xứ của những người làm báo. Nếu như chúng ta, những người làm báo ở Mỹ xuất thân từ miền Nam, thì những người chủ trương tờ Đàn Chim Việt ra đi từ miền Bắc, và có thể nói ngay là đa số những người này nếu như chịu nghe ngoan số phận của mình, thì chắc chắn khi về nước họ có một chỗ đứng khả quan trong chế độ. Thế nhưng những gì họ thấy ở Tiệp Khắc, Ba Lan, Hung Gia Lợi và ngay cả tại Nga sau khi chế độ Cộng Sản sụp đổ tại những nước này, đã khiến cho những người chủ trương Đàn Chim Việt sẵn sàng đối đầu với chế độ, bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Và cũng chính vì vậy mà tờ Đàn Chim Việt đã bị đại sứ quán của Hà Nội tại Tiệp tìm mọi cách để ngăn chặn việc phổ biến tờ báo này tại Praha, một trong những nơi tập trung đông đảo người Việt nhất tại Đông Âu. Qua hệ thống E Conference, dưới đây là cuộc nói chuyện giữa nhà văn Hoàng Khởi Phong và các anh Cao Ngọc Quỳnh, người sáng lập cùng với ba anh Lê Diễn Đức, Trần Ngọc Thành và Nguyễn Thanh Sơn, là những nhân vật từ những ngày đầu đứng mũi chịu sào cho tạp chí này.

Từ trái: Nguyễn Thanh Sơn, Trần Ngọc Thành, một thân hữu, Cao Ngọc Quỳnh, Lê Diễn Đức

Hoàng Khởi Phong: Thưa anh Quỳnh, cách đây 5 năm khi tờ Đàn Chim Việt vừa mới ra lò chúng ta đã có một cuộc gặp gỡ khi anh qua Mỹ. Xin đi thẳng vào vấn dề chính, vì lý do gì anh rút ra khỏi chức vụ chủ nhiệm tờ Đàn Chim Việt. Có phải vì những thủ đoạn trù dập của nhà cầm quyền Hà Nội đối với bản thân anh và gia đình?

Cao Ngọc Quỳnh: Không phải, nếu vì những lý do đó thì đã không có tờ Đàn Chim Việt ra đời. Tôi nhớ trong lần gặp gỡ đầu tôi có nói thoạt kỳ thủy tờ báo này chỉ là một lá thư ngỏ, được photocopy làm nhiều bản, phổ biến rộng rãi tại các cửa hàng của người Việt tại Warsaw. Sự góp mặt của tờ báo chẳng qua chỉ là một phản ứng của cá nhân tôi, trước những việc làm không thể chấp nhận của môt số người mang danh trí thức, bỏ quê hương sang Ba Lan kiếm tiền mà vẫn xu nịnh tòa đại sứ, sống thiếu nhân cách, ngậm miệng ăn tiền. Phản ứng quá đà của đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan đã khiến cho tôi làm tới, do đó chỉ sau ba số báo lem nhem về hình thức, nội dung nghèo nàn, nhưng rõ rệt về đường lối độc lập đã thu hút được một số anh em khác còn dầy nhiệt huyết. Dần dà tờ báo được cải tổ cả nội dung lẫn hình thức. Ban đầu, nó chẳng khác gì những tờ truyền đơn bỏ lửng tại những nơi công cộng, nào ngờ có khá nhiều người đọc. Đến khi có sự tiếp tay của nhiều anh em khác, đột nhiên nó trở thành một tờ báo chuyên nghiệp hồi nào không hay, và được sự hưởng ứng nồng nhiệt của độc giả. Tôi trở lại vấn đề chính, tôi rút ra khỏi chức vụ chủ nhiệm chỉ vì tôi không phải là người sinh ra để làm báo, mà được đào tạo để dậy học. Những gì đã xẩy ra ở Đông Âu đã khiến cho tôi không muốn trở về nước nữa, và rồi sau vài số báo Đàn Chim Việt ra đời thì tôi tự hiểu là đường về Việt Nam muôn trùng xa cách. Họ đã không cấp thị thực cho tôi khi tôi muốn về thăm mẹ già. Vì Ba Lan tiến khá nhanh trên lãnh vục dân chủ, họ chưa thể với dài cánh tay sang tận Ba Lan, cho nên tạm thời họ còn để cho tôi được yên. Giờ đây Đàn Chim Việt đã bắt đầu có đủ cao độ để bình phi, tờ báo phải được điều hành bởi những người thật sự có khả năng làm báo, để nó có thể sống lâu, duy trì được tiếng nói đối lập của người Việt ra đi từ miền Bắc.

HKP: Anh hoàn toàn phủi tay sau khi rút khỏi chức vụ chủ nhiệm của Đàn Chim Việt?

CNQ: Giả dụ Đàn Chim Việt là một đứa trẻ, giờ này mới chập chững biết đi, thì không một người nào đã khai sinh ra nó lại hoàn toàn quay lưng lại. Tôi cũng vậy, cách đây hai năm vì sinh kế đã có dạo tôi cư trú ở Pháp cả năm, giờ đây tôi đang tạm trú ở Mỹ, cho dù tôi có là người làm báo chuyên nghiệp tôi cũng không có đủ ba đầu sáu tay để mà ở một nơi cách xa tờ báo hàng vạn dặm, mà vẫn có thể quán xuyến tờ báo. Nhưng chúng ta đang ở vào thời đại điện toán, với kỹ thuật hiện đại tôi vẫn có thể đóng góp một phần khả năng suy nghĩ, đôi khi cả tài chính để tờ báo càng ngày càng tốt đẹp hơn.

HKP: Hiện giờ ai thay anh làm chủ nhiệm của Đàn Chim Việt. Anh có thể cho biết một cách tổng quát về sự thay đổi chức vụ này có ảnh hưởng gì đến đường lối của Đàn Chim Việt hay không?

CNQ: Tôi xin cải chính một danh từ, vì chúng tôi xuất thân tại miền Bắc, chức vụ chủ nhiệm của các báo xuất bản ở Mỹ được chúng tôi gọi bằng Tổng Biên Tập. Dường như chúng ta đang trò chuyện dưới hình thức E Conference, người thay thế tôi là anh Lê Diễn Đức đang lắng nghe chúng ta nói chuyện. Anh có thể hỏi thẳng anh Đức về quá trình hoạt động cũng như về sự thay đổi nhân sự của Đàn Chim Việt. Trước khi nhường lời cho anh Đức, tôi chỉ muốn đoan chắc với anh một điều là Đàn Chim Việt đã nhắm hướng bay thật kỹ, và chắc chắn nó không thể bay chệch đường bay Độc Lập, bởi vì nếu nó bay lạc hướng thì chẳng có ma nào thèm đọc.

HKP: Chào anh Lê Diễn Đức, hôm gặp anh trong Đại Hội Truyền Thông Hải Ngoại chúng ta không có thời giờ trò chuyện nhiều. Nhân đây xin anh cho độc giả của Người Việt biết một chút tiểu sử của anh.

Lê Diễn Đức: Tôi sinh năm 1952 tại Nghệ An, nhưng quê cha đất tổ là Hưng Yên, làng tôi chỉ cách Hà Nội mười mấy cây số. Tôi là một học sinh giỏi Toán, được tuyển chọn vào học tại trường Toán đặc biệt ở Nghệ An, và được đi du học tại Ba Lan từ năm 1969, tại trường đại học tổng hợp Wroclaw. Thời đó du học sinh chúng tôi bị cấm đoán đủ thứ, cấm để tóc dài, cấm mặc quần jean, cấm xem phim của tư bản, cấm đi làm lao động kiếm thêm tiền, cấm yêu…Năm 1973 tôi bị tòa đại sứ kỷ luật, trục xuất về nước chỉ vì tội yêu một nữ sinh viên Ba Lan. Và chỉ vì cái tội này mà ngay khi về tới Hà Nội, tôi bị Bộ Công An bắt giam tại Thanh Liệt Hà Đông, rồi Hỏa Lò những 18 tháng trời . Năm 1975 tôi được phóng thích, kế đó nhờ quen biết nên được vào làm việc tại một cơ quan nghiên cứu. Năm 1981 tôi được cử làm phiên dịch cho đại diện hàng hải, sau đó là tòa lãnh sự của Ba Lan tại Sài Gòn. Năm 1989 nhân một chuyến được cử đi công tác với lãnh sự Ba Lan qua Warsaw để giúp các công ty Việt Nam có hàng xuất khẩu triển lãm, tôi quyết định không quay trở lại Việt Nam, vì đúng lúc đó cả Đông Âu đang là những lò thuốc súng bùng nổ. Khối Xã Hội Chủ Nghĩa hệt như một tảng băng trôi bị tan dưới ảnh hưởng của tự do dân chủ như sức nóng của ánh mặt trời. Đó là một cơ hội ngàn năm một thưở, tôi ở lại để chứng kiến tận mắt những thay đổi của Đông Âu, để mơ những thay đổi này có ngày lan đến Việt Nam.

Chính vì sự mơ ước ấy tôi dấn thân vào làm báo, và dồn hết nhiệt tình, năng lực còn lại cho Đàn Chim Việt, diễn đàn tự do ngôn luận duy nhất còn sót lại tại Nga và Đông Âu.

HKP: Trong vị trí tổng biên tập của Đàn Chim Việt, anh có ước mong gì?

LDĐ: Xuất thân từ nước VN xã hội chủ nghĩa thì ai nấy đều có tới một triệu ước mơ, nhưng nếu chỉ ước mơ suông thì tôi không thích. Tôi muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc thúc đẩy cho những ước mơ của mọi người được hiện thực, mà tôi nghĩ là ước mơ của toàn thể người Việt hiện nay là tự do dân chủ. Chính nước Nga nơi khai sinh xã hội chủ nghĩa còn phải vứt bỏ nó, nhưng trước khi quay 180 độ, nước Nga, đặc biệt là ông Gorbachev đã cực kỳ khôn ngoan khi bật đèn xanh cho khối Đông Âu thay đổi trước, rồi mới tới nước Nga để tránh những khủng hoảng không có gì cứu vãn nổi. Tôi không hiểu vì đâu mà Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba còn khư khư ôm lấy một chủ nghĩa mà từ khi ra đời cho đến khi bế mạc, trải hơn 70 năm đã làm kiệt lực mấy chục quốc gia.

HKP: Theo anh công tác hàng đầu của Đàn Chim Việt hiện nay là gì?

LDĐ: Hiện nay giữa người Việt tị nạn tại các quốc gia Tây Phương, đặc biệt là tại Mỹ và người Việt tại Đông Âu có một khoảng cách bị chi phối bởi hoàn cảnh sống hoàn toàn khác nhau. Hơn thế nữa tuy cùng là nạn nhân của một chế độ đã lỗi thời, phi nhân bản, song cái quá khứ trước 75 và sau đó là sự đàn áp của Hà Nội đối với những sĩ quan, viên chức của VNCH khiến hàng triệu người đã phải bỏ đất nước ra đi đã làm cho đôi bên chưa hoàn toàn “cảm thông” với nhau. Thí dụ ngay chỗ này đây, nếu tôi dùng chữ “nhất trí” với nhau, là lập tức sẽ có nhiều người ở Mỹ đã định đưa tay ra bắt tay tôi có thể sẽ rụt về. Cho nên chúng tôi luôn tìm hiểu và cố gắng dùng những chữ nào khiến cho những người Việt đang vận động cho tự do và dân chủ ở Đông Âu và người Việt chống Cộng tại Mỹ, cả hai bên càng ngày càng xích lại gần nhau trên cơ sở tương kính và tôn trọng ý kiến của từng cá nhân trước một vấn đề cần tranh luận. Nói một cách giản dị là Đàn Chim Việt tình nguyện làm một cây cầu kết nối và chia xẻ tâm tư, tình cảm và trao đổi thông tin giữa người Việt ở Đông Âu và người Việt tị nạn Cộng Sản ở Tây Phương. Ít nhất nếu chúng ta chưa đủ lòng tin tuyệt đối để nắm tay nhau đi trên cùng một con đường, thì điều thiết yếu là chúng ta không thể trở thành đối nghịch, vì một mục đích và mơ ước chung là tự do dân chủ cho quê hương Việt Nam.

HKP: Theo anh vì lý do gì đại sứ quán Việt Nam tại Tiệp lại tìm mọi biện pháp ngăn chặn Đàn Chim Việt được bầy bán tại các tiệm Việt Nam ở Praha.

LDĐ: Một phần là do sự phát triển quá nhanh của tờ báo, đã ảnh hưởng phần nào đến suy nghĩ của người Việt tại Đông Âu. Phần nữa là do Đàn Chim Việt là tờ báo duy nhất ở Đông Âu đã tham dự Đại Hội Truyền Thông Hải Ngoại cách đây mấy tháng. Nghĩ cho cùng thì việc tham dự đại hội truyền thông của ba anh em chúng tôi chỉ là một giọt nước cuối cùng làm tràn cái ly đã đầy.

HKP: Nếu như anh định làm một chiếc cầu thông cảm bắc qua hai đại lục, thì việc đầu tiên phải làm là phát hành tờ Đàn Chim Việt rộng rãi ra khỏi Đông Âu, đặc biệt là tại Mỹ?

LDĐ: Về câu hỏi này tôi xin chuyển cho anh Trần Ngọc Thành, người đã từng ngủ tại nhà anh một đêm trong kỳ qua Mỹ tham dự đại hội truyền thông vừa rồi. Tôi tin là anh Thành cũng đang lắng nghe những gì anh trao đổi với anh Cao Ngọc Quỳnh và tôi.

HKP: Xin chào anh Trần Ngọc Thành, tác giả bài viết “Đất nước này đâu phải của riêng các anh”, mà chúng tôi đã đăng lại trên Trang Diễn Đàn của báo Người Việt. Anh có thể cho độc giả Người Việt biết qua một chút tiểu sử của anh, và nếu nói theo ngôn ngữ của người Việt trong nước thì “yêu cầu” anh thành khẩn khai báo cái “lý lịch trích ngang” của anh.

Trần Ngọc Thành: Cái lý lịch trích ngang của tôi nó cũng “ngang” lắm. Năm nay tôi 55 tuổi, tốt nghiệp đại học ở Ba Lan năm 1973. Trong thời gian theo học ở đây, tôi được thở cái không khí của cuộc nổi dậy ở Ba Lan vào năm 1968, và được biết về Mùa Xuân Praha 1969. Hai vụ biến động này quả là hai quả trùy đánh vào thái dương tôiKế đó năm 1970 là cuộc tổng đình công của công nhân vùng biển Ba Lan bị chính quyền đàn áp khốc liệt…

Tôi về nước với những câu hỏi lớn trong đầu. Do những câu hỏi cứ lởn vởn mãi ở trong đầu suốt 17 năm làm việc tại Cục Đường Biển, cảng Nghệ Tĩnh, khiến cho tôi như người lơ mơ ngủ, kể cả lơ mơ trong lúc xin vào đảng, giữ một vài chức vụ trong đảng, chính quyền nhưng càng ngày càng bất đồng chính kiến, và càng phải đối đầu với những đấu tranh nội bộ. Sau chót tôi hiểu rõ không thể nào thay đổi được những gì đã quá cũ kỹ, những đầu óc đã hóa thạch… Năm 1989 tôi xin đi nghiên cứu sinh tại Ba Lan, đúng vào lúc khối XHCN sụp đổ. Từ Ba Lan tôi bay qua Praha, Budapest, rồi sau đó còn leo qua bức tường Bá Linh để thấy tận mắt những gì đang xẩy ra tại các quốc gia này. Về tới Ba Lan tôi không còn lơ mơ như 17 năm trước. Tôi viết rất nhiều kiến nghị phân tích tình hình các nước Đông Âu, đề nghị Việt Nam sửa đổi…. Những kiến nghị của tôi rút cục chỉ là đấm vào bị bông. Tôi quyết định trả thẻ đảng, ở lại Ba Lan để rồi khi tờ Đàn Chim Việt vừa mới ra đời, tôi đã tung cánh chim bay về họp đàn với các bạn khác.

HKP: Trong cương vị của người phụ trách phát triển tờ báo, anh có những dự định gì?

TNT: Theo cách nhìn của tôi thì Đàn Chim Việt đáp ứng đúng với nhu cầu độc giả ở Đông Âu, nhưng với độc giả tại các nước Tây Phương như Mỹ, Úc, Canada… thì có lẽ chúng tôi còn phải tìm hiểu một thời gian. Hơn thế nữa trong kỳ tham dự Đại Hội Truyền Thông, tôi đứng trước một rừng báo Việt ngữ. Tất nhiên trong đó có những tờ báo hay, và cả những tờ báo dở. Chuyện hay dở thì khoan hãy bàn, nhưng điều tôi nhìn thấy trước tiên là Tự Do Ngôn Luận, Tự Do Phát Biểu được tôn trọng tuyệt đối. Từ điểm nhỏ nhặt này, tôi nhìn ra xa hơn để thấy rằng một quốc gia muốn có tiến bộ, muốn có phát triển thì người dân phải có những quyền tự do căn bản nhất. Thế rồi tôi nhìn ngược lại nước Việt của tôi, để thấy rằng nước Việt của tôi cái gì cũng có, nhưng chỉ có cái vỏ ngoài mà thôi, còn bên trong trống rỗng. Theo tôi Đàn Chim Việt, có hai địa bàn phải phát triển. Thật ra hai nhưng mà một là cải thiện tờ báo làm sao cho vừa với khẩu vị của người Việt ở Đông Âu cũng như ở Mỹ. Như anh Lê Diễn Đức đã trình bầy, chắc chắn chúng tôi phải mở đường sang Mỹ, thì mới có hy vọng lập một đầu cầu để từ đó mới có thể tiếp cận, bắt tay và làm một vài việc chung. Thế mà tại Mỹ đã có vài trăm tờ báo, tôi tự hỏi phải làm sao chen chân cho lọt trong một thị trường quá đa dạng và quá phức tạp. Hiện giờ con số độc giả dài hạn của ĐCV ở Mỹ chưa có bao nhiêu, thế nhưng chúng tôi tự ấn định cho chúng tôi trong vòng ba năm nữa chúng tôi phải có một ấn bản tại Mỹ. Nghĩa là sẽ được in ấn tại Mỹ để phát hành tại Mỹ và Canada. Ngoài ra trong thời đại điện toán chạy vù vù như thế này, mà mỗi tháng chỉ bắn được có một phát đạn thì tôi thấy quá chậm. Chúng tôi đang dồn sức để có thể nâng Đàn Chim Việt lên thành bán nguyệt san.

HKP: Anh có quá lạc quan khi bắt người đọc phải mua với một giá khá đắt, trong khi người Việt ở Mỹ chỉ quen đọc báo “biếu”? Ở Mỹ có vài tờ báo bán chuyên về văn học, những tờ báo này đều đã hiện diện trên mười năm, nhưng rút cuộc mỗi tờ chỉ có bốn năm trăm độc giả dài hạn và may lắm là hòa vốn.

TNT: Sau khi tham gia đại hội truyền thông, và nhìn thấy phần lớn các tờ báo ở Mỹ, chúng tôi tin là chúng tôi không lạc quan. Trước tiên DCV không bao giờ là một tờ báo quá nặng về văn học, nó cũng không phải là một tờ báo quá khô khan về chính trị. So với các tờ báo lâu đời ở Mỹ chúng tôi có quá nhiều nhược điểm, vừa sinh sau đẻ muộn, vừa không phải là đất của mình. Nhưng bù lại chúng tôi có một ưu điểm là cái thế của những người chủ trương ĐCV. Tôi muốn nói tới chúng tôi không có chỗ để lùi, ở vào cái thế bắt buộc phải xốc tới. Bản thân chúng tôi không một ai sống vì tờ báo, ai cũng có một nghề để sinh nhai, và có thể chúng tôi đã cung ứng một món ăn vừa miệng nhiều thành phần độc giả.

HKP: Sau cùng tôi xin được tiếp chuyện với anh Nguyễn Thanh Sơn, người hiện đang chăm sóc cho bộ mặt của DCV. Xin chào anh Sơn, anh có thể cho biết qua về đời tư của anh?

Nguyễn Thanh Sơn: Chào anh HKP. Cái lý lịch trích ngang của em cũng không ngay hàng thẳng lối gì. Có điều em còn khá trẻ. Là dân Hà Nội chính hiệu, nhưng năm 75 em mới có hai tuổi chứ mấy, nên không đủ tiêu chuẩn để được làm du học sinh như các anh Quỳnh, Đức và Thành. Giữa thập niên 80, bố em được đi hợp tác lao động ở Nga, là đội trưởng tại một thành phố thuộc Ucraina.

Sau khi học hết cấp Ba, em cùng mẹ sang thăm bố. Việc em có mặt tại Ba Lan cũng là một chuyện hết sức tình cờ. Năm 1991 nhân có một người bạn sang Ba Lan làm ăn, bố mẹ em liền gởi gấm chú “cho cháu nó sang đó chơi vài tháng”. Rồi em quyết định ở lại luôn. Giờ nghĩ lại không rõ vì lý do gì mà mình đã quyết định như vậy. Và sự xuất hiện của DCV, như cá gặp nước, em tham gia luôn. Em hiện đang trông coi phần kỹ thuật cho tờ báo.

HKP: Sơn có đi học gì về điện toán không mà ĐCV mỗi số báo là một tiến bộ thấy rõ, ít nhất là trên phương diện hình thức. Dưới nhãn quan của độc giả tôi thấy ĐCV cách đây một năm và bây giờ khác nhau như  cả chục năm.

NTS: Tuy không được đi học ở trường, nhưng ở đây đâu có ai cấm em học hỏi nơi các bạn, ở sách báo. Ban đầu em cũng hãi lắm, nhưng rồi nghề dậy nghề, cứ mầy mò mãi thì cũng có lúc phải khá. Vả lại nghề nào cũng vậy, cũng có một số nguyên tắc chính khi mình đã nắm vững những nguyên tắc căn bản rồi thì trăm hay không bằng tay quen anh ạ. Ngoài ra những thay đổi có chiều hướng tiến bộ mà mình đạt được chính là tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nghề, yêu đến quên ăn quên ngủ. Điều này có lẽ các bạn trẻ cùng lãnh vực sẽ rất chia sẻ với em. Công việc chính của em bây giời cũng không ngoài lãnh vực này, như thiết kế quảng cáo, lắp đặt máy vi tính. Ngoài ra em cũng quản lý một cơ sở internet.

HKP: Ngoài Sơn ra còn ai lo về phần kỹ thuật cho DCV không?

NTS: Mặc dù mỗi tháng chỉ có một số báo, nhưng công việc nhiều vô kể. Đặc biệt là bẩy tháng vừa qua, khi mà tờ báo quyết định cải tiến về mọi mặt. Với 72 trang mà trong đó 1/3 là trang mầu. Chưa kể là trong tương lai, DCV có tham vọng tiến lên bán nguyệt san, việc kiếm người cùng phụ trách là điều phải xẩy ra. Hơn thế nữa, anh em đang định nhìn tờ Times và tờ Newsweek để làm cái đích noi theo. Chỉ mới nghe các anh ấy bàn định mà em đã thấy bở hơi tai. Em sẽ cố hết sức để cho tờ báo đến tay người đọc và không một ai trong ban biên tập phải hổ thẹn vì nó. Điều này chắc chắn em sẽ đạt được.

HKP: Xin thành thật cám ơn các anh Cao Ngọc Quỳnh, Lê Diễn Đức, Trần Ngọc Thành và Nguyễn Thanh Sơn. Thay mặt cho một số anh em của Ban Biên Tập Nhật Báo Người Việt, chúng tôi xin chân thành chúc Đàn Chim Việt thành tựu được những ước mơ chung đối với độc giả, cũng như của chính ban biên tập DCV. Riêng phần tôi, xin chúc các anh dồi dào sức khỏe, đầy đủ nghị lực để đi trọn vẹn con đường thiên lý mà các anh đã chọn. Xin hẹn gặp các anh trong một ngày rất gần. Tới chừng đó chúng ta trực tiếp trao đổi với nhau, chứ không phải qua hệ thống E Conference đầy phiền nhiễu như buổi nói chuyện hôm nay.

© www.danchimviet.com

15 Phản hồi cho “Câu chuyện của Đàn Chim Việt”

  1. Hi x Pham says:

    Bai phuc cac ban da co the hop tac voi nhau, Cac ban co biet chinh sach cot loi cua cac ngai giac Cong
    la giet bot dan Viet di de ho tho ngai Mao chu tich de dang : “Giet giet nua ban tay khong ngung nghi,
    Cho ruong dong lua tot thue mau xong ; Cho dang ben lau chu nuoc chung long, Tho Mao chu-tich
    Xit ta Lin bat diet”. de de be dua dat Viet vao dat Tau Cong : …”Ben nay bien gioi la nha, Ben kia bien
    gioi cung la que huong”… Toi nhac cac ngai hay pho bien rong rai hang ngay nhieu lan de toan the dan Viet, nhat la cac ban tre hieu va nho muu mo cua cac ngai giac Cong muon triet pha dan Viet, dat Viet theo y cua ngai Mao.

  2. thi mẹt says:

    chào anh Hoàng khởi Phong;

    Miết cho tới những ngày gần đây ,thị- mẹt em mới bớt hà tiện _chịu chi tiền /móc được vào internet (nghe dạy rằng nó là thê-giới ảo/rất khó tin !).
    Vào trang này; Mẹt em khoái dựa cột ngồi nghe các các vị am tường thế sự bàn chuyện bắt tay làm việc lớn (giải trừ cộng-sản/xây lại tự-do/công chính cho quê nhà).
    Thi Met em rất trân trọng những người có lòng với đất nước
    kính ./.

  3. Dao Cong Khai says:

    Tôi thấy Danchimviet BaLan này bây giờ tiến bộ hơn trước nhiều, năm ngoái tôi có vào đọc và năm nay thấy thay đổi khá hơn về hình thức và nhất là về nội dung. Năm ngoái tôi thường vào dcvonline ở Mỹ nhưng năm nay thì thấy bên Ba Lan có nhiều nội dung phong phú hơn, và những dị biệt giữa 2 nền văn hoá và chính trị do chiến tranh VN gây ra cũng bớt tác động trong diễn đàn này hơn.

    Tôi có thể nói khác biệt đó là những vô tình, có thể là tự nhiên do bẩm sinh trong một guồng máy xã hội, nhưng nó mang rất đậm nét chính trị. Là dân sinh ra trong nền chính trị đối nghịch với nguồn gốc của những người danchimviet ở đây, tôi cũng bị nhiễm nọc là vì cũng từng phải sống dưới chế độ XHCN nhiều năm, mặc dù cố tránh né ngay từ khi đối diện với “nọc độc”. Tuy nhiên, có những lúc tôi lại muốn và cố tình xài lại những thứ nọc độc đó ra trong thông tin, bởi vì những mục đích đặc biệt, và đôi khi phải có như thế mới chứng tỏ rằng mình đã từng trải qua những năm tháng dưới nọc độc CS.

    Khác biệt về ngôn từ, về hình thức thông tin,… thì còn dễ thông cảm; nhưng khác biệt về tư tưởng thì khó thông cảm hơn, và khác biệt về chính trị hay ý thức hệ thì lại càng khó thông cảm hơn nữa. Tuy nhiên khi loại bỏ ra ngoài những thứ nguồn gốc từ bên VN của mình thì không có gì để khó nói chuyện với nhau khi còn xử dụng cùng một ngôn ngữ.

    Xin có một vài nhận xét nói chung về tư tưởng phía đó (không phải nói riêng về danchimviet), chưa thông cảm với con đường QG của những người chống cộng, vì còn nhiều người vẫn khó chịu khi người ta treo cờ VNCH ở hải ngoại. Quý vị có thể từ bỏ cờ VC thì được, nhưng đòi hỏi chúng tôi từ bỏ cờ VNCH thì đó là một chia rẽ trầm trọng. Lý do, chúng ta có thể thù CS hay cụ thể là VC; không có lý do gì để chúng tôi (kể cả mọi người) thù QG hay cụ thể là VNCH. Quý vị có quyền không chấp nhận VNCH, nhưng trong cộng đồng mà quý vị chống lại VNCH có nghĩa là rất MẤT ĐOÀN KẾT.

    Tôi như vậy là vì tôi bị trót sinh ra ở VN, và nó như vậy. Chúng tôi không thể nào phủ nhận chính mình và quá khứ hay những kỷ niệm của mình. Hồi sống ở miền Nam dưới thời VNCH, tôi không ý thức điều đó là của mình; nhưng chỉ đến khi tôi được GIẶC TỪ MIỀN BẮC đến “GIẢI PHÓNG”, thì tôi mới thấy đó, VNCH là của mình. Có ai tự hỏi tại sao mình bị sinh ra ở VN, mà không được sinh ra ở Mỹ không? Tại sao con người ngay từ lúc sinh ra đã phải chịu những bất công sâu sắc như thế? Bởi thế, tôi chẳng thấy cần độc lập, hay “truyền thống dân tộc” làm gì cho mệt, ai bảo vệ tự do cho chúng tôi thì chúng tôi gắn bó với nó. Chế độ VC nói chung, tàn ác, độc tài. Chế độ VNCH NÓI CHUNG, KHÔNG TÀN ÁC, KHÔNG ĐỘC TÀI. Tiếc rằng nó dân chủ hơn nên VC mới lợi dụng dân chủ để tuyên truyền và chống phá chính trị VNCH, xích hoá đồng bào chúng tôi. VNCH hôm nay không còn cai trị nữa, mà chỉ đấu tranh cho dân chủ của VN; ngược lại VC đang thống trị VN, người ta có nhiệm vụ phải đấu tranh chống lại những kẻ thống trị bóc lột là VC. Bài xích VNCH (những kẻ đang đấu tranh cho dân chủ) là cố tình chia rẽ dân tộc, là VC hoặc tay sai VC.

    Chúng tôi có thể hoàn toàn thông cảm với những người phía bên đó nếu họ thực sự cảm thấy VC là kẻ thù của họ. Và nếu thực sự ý thức như vậy thì không lý do gì họ “kỳ thị” VNCH hoặc cờ VNCH nữa. Tôi nhắc tới VNCH đơn thuần ở tính chất chống cộng của nó. Thực tế hôm nay chúng ta chỉ cần chống cộng, và muốn xây dựng điều gì thì cũng phải loại bỏ CS ra ngoài (hay từ bỏ CS) trước đã. Chúng tôi sẵn sàng rời bỏ quê hương để có thể trốn tránh CS, chuyện đó liên quan tới cả sinh mạng chúng tôi, vậy thì không còn gì quan trọng hơn điều đó.

    • MP Đăng says:

      Tôi là độc giả thầm lặng của Đàn Chim Việt, kể từ khi ĐCV chưa cho đời tờ báo mạng. Nhưng khi ĐCV chai hia, tôi lại thích đọc DCVOnline ở HK nhiều hơn. Riêng mục “Ý kiến Bạn đọc” của tờ DCVOnline thì phong phú, linh động, sáng tạo…hơn ĐCV Balan rất nhiều.

      Đa tạ!

      • danoan says:

        Tôi cảm thấy không ai có quyền bắt người khác từ bỏ lòng hoài niệm về quốc gia của mình. Chúng tôi đã là công dân của nước Việt Nam Cộng Hòa thì không bao giờ chúng tôi từ bỏ lá cờ vàng ba sọc đỏ cả.

  4. D.Nhật Lệ says:

    Xin lưu ý BBT/ĐCV.về chú thích tấm hình là không đúng :
    Thật ra,đạo diễn Trần Văn Thủy thì có,chứ làm gì có đạo diễn Trần Giao Thủy.TGT.là tên 1 tác giả
    từng đóng góp bài vở trên ĐCV.bộ cũ hồi chưa tách làm 2 !
    Thân chào.

    BBT: Cám ơn bạn. Chúng tôi sẽ sửa lại.

  5. nvtncs says:

    Đảng CSVN và tất cả những đảng viên cũ hay mới, không thể tin cậy được cho nên chúng ta không nên ngồi xuống bàn chuyện HHHG với họ.

    Cứ mỗi lần họ yếu thế, họ lột da, kêu gọi liên minh hợp tác với họ trước hiểm họa của đất nước. Ngày xưa thì chống Tây, sau chống Mỹ, bây giờ lại chông Tầu.

    “Ngày 11 tháng 11 năm 1945 Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán để giấu sự liên hệ cộng sản với nhà nước mới thành lập, lấy tên gọi mới là Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương, mọi hoạt động công khai của đảng từ đây đều thông qua Mặt trận Việt Minh. Song trên thực tế, đảng vẫn hoạt động và chỉ đạo công cuộc kháng chiến.”

    Năm 1968, CSVN dùng Hoa Kỳ tiêu diệt cái gọi là MTDTGPMNVM, mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam, để đỡ vướng vứu chân tay sau khi họ lấy miền Nam.

    Hội nghị Genève 1954, Hội nghị Paris 1973, không lần nào CSVN tôn trọng điều họ ký kết.

    Theo thiển ý Đ̣àn Chim Việt là một con ngựa thành Troie củ CSVN dùng để kêu gọi HHHG một lần nữa, và dùng chiêu bài Trung Quốc là mối đe dọa mới và cũ của Việt Nam.

    Cũng theo thiển ý, TQ dùng VN là một thứ cordon sanitaire, cũng như TQ dùng Bắc Hàn, để chống lại sử vây quanh của Hoa Kỳ.

    Ngày nào còn TQ, ngày đó còn CSVN tay sai của TQ. Cho nên CSVN dùng TQ làm mối đe dọa là một sư lưà bịp dân VN, một lần nưã lợi dụng lòng yêu nước cũa dân ta để củng cố địa vị đang lung lay vì họ đã hết mất chính nghiã từ lâu.

  6. hoango says:

    Cảm ơn Đàn chim việt!
    Chúc ban biên tập luôn dẽo dai để tụi mình ở trong nước có được một tờ báo cho ra hồn để đọc.
    Một tờ báo quá yêu dân tộc này.
    Chúng mình muốn xô đỗ lũ lừa dân này nhưng chưa biết phải làm cách nào.
    Quan chức bây giờ quyền lực vô tận và giàu có vô cùng. Thật là căm .

  7. D.Nhật Lệ says:

    Vấn đề chính không phải là cách ăn nói mà là cùng nhắm đến mục đích chung cao cả : tự do dân chủ.Những việc gì tiếp đến sẽ được điều chỉnh sau,chứ chưa chi đã tạo sự ngăn cách như trên thì có lẽ không nên vì như thế đã đẩy sự nghi ngờ (người khác) ra trước một cách không mấy thích
    hợp và vô tình làm “cụt hứng” bất cứ một cuộc đối thoại nào !
    Tôi thiết tưởng mình tự hào về một sự thật thì cũng còn đáng qúy hơn tự hào một điều giả trá,hoành
    tráng không có thật,cường điệu qúa mức v.v.như những quan chức chóp bu hiện nay ở trong nước thường phát biểu kiểu “tự sướng” theo…phép “thắng lợi tinh thần” AQ. (của Lỗ Tấn) !
    Đáng lên án là kiểu tuyên bố như trên của quan chức nhằm đánh lừa người dân theo kiểu cho “ăn bánh vẽ” để quên đi thực tế “dầu sôi lửa bỏng” của đất nước trước hiểm họa Bắc triều !

  8. TrucTruong says:

    Từ-chối lới khen tức là muốn được khen thêm nữa!?,
    Giảbộ khiêmcung cũng nghĩa là trong lòng mong được người thêm tôntrọng?!?
    Đến cái gã ”chuácha” mà cũng muốn ra oai, làm tàng và hốnghách,
    Xưng tađây…là cái ”đấng” toànnăng xìxằng, pháchlối,…thối,
    Muốn đè đầu, cỡi cổ, và ngự ”chị”, ngự ”em” luôn!
    Thế thì lẻ tấtnhiên là cháu con và giống dòng đều phải là như thế!!!

    Bạn có biết, khi một thằng ăn cướp nó khiến ngườita sợhãi là nó phải dùng dao, dùng súng?!,
    Và như thế rõràng nó là một thằng hèn khi phải dùng vũlực để khuấtphục những người yếuđuối…
    Thượngđế cũng thế đấy, hắn ta chỉ là một gã hèn không hơn và không kém,.. cho nên chúngta hãy
    nhớ đừng baogiờ khoekhoang tàinăng, hay dùng đến kwyềnhành, sứclực…để mà mong mọi người sợhải, kínhnhường… Nó hèn lắm!!!

  9. nvtncs says:

    Lê Diễn Đức, 58 tuổi, nói:
    “Tôi là một học sinh giỏi Toán, được tuyển chọn vào học tại trường Toán đặc biệt ở Nghệ An.”

    Đây là cách ăn nói của người Bắc dưới thời xã hội chủ nghiã.

    Người Bắc 54 nói như thế này:
    “Là một học sinh có chút khiếu về toán học, tôi may mắn được etc…”

    Người Bắc bây giờ khoe khoang, thiếu khiêm nhượng, có lẽ khó gây thiện cảm, trong công việc bác cầu giữa người Bắc và người tị nạn CS ở Hoa Kỳ.

    • @ Bác nvtncs thân mến !

      Dù sao chúng ta cũng cám ơn những Nhà Sáng lập ra ĐÀN CHIM VIỆT – Hy vọng 2 ĐÀN CHIM VIỆT.com và ĐÀN CHIM VIỆT.net trở thành những tờ báo có uy tín tại ngay Việt Nam CÀNG SỚM CÀNG TỐT để biến QUYỀN LỰC THỨ TƯ thành SỰ THẬT như các tờ báo uy tín ở Mỹ Anh Pháp như Time, Newsweek , Le Monde …..

      *Thân chúc Nhà báo Hoàng Khởi Phong và các anh Cao Ngọc Quỳnh, người sáng lập ĐÀN CHIM VIỆT cùng với ba anh Lê Diễn Đức, Trần Ngọc Thành và Nguyễn Thanh Sơn

      MẠNH KHỎE và thành công mọi dự tính …

      Thân chào !

      Nguyễn Hữu Viện

      • sjman says:

        rất đồng ý với bác Viện,
        tại sao phải canh me từng câu, vặn từng chữ, yes, có thê? cách diễn tả khác nhau nhưng cái ý muốn nói mới quan trọng.
        Tôi rất biết ơn sự dấn thân của các anh chị, chính vì lối nói, cách diễn đạt, và suy diễn của các anh mà người dân miền bắc mới hiểu được cái mục đích mà các anh chị đang tranh đâ’u.
        vô cùng trân trọng việc làm của các anh chị trong dcv,
        sjman

Leave a Reply to Hi x Pham