WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Xáo Và Hội Nghị Việt Kiều

Phải đợi cái cô giáo ở Bucharest về rồi mới có người khác đi thay chớ nhưng vé máy bay FOVC chỉ mua loại one way ticket nên cô này bị kẹt. Cả dự án “cử giáo viên dạy tiếng Việt tới những nơi có thể ” (vì thế) cũng kẹt theo, và kẹt luôn cho tới bây giờ.

Ảnh: NgyThanh. Nguồn: trekearth.com

Riêng vụ “tích cực đầu tư cho chương trình dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài,” cũng theo tài liệu chính thức của  FOVC, N.Q. 36 đã thực hiện được một vài thành tích (không lấy gì làm hoành tráng, và chưa chắc đã có thiệt) như sau:

- Hỗ trợ để xây trường dạy tiếng Việt tại Khăm Muộn, Lào.
- Hỗ trợ (một phần kinh phí) để tu bổ lại Trường Mẫu giáo Xiêng Vang, tại Savanakhet, Lào.
- Hỗ trợ (một phần kinh phí) sửa sang lại trường Tiểu học Nguyễn Trãi tại Xê Nô,  Lào.
- Hỗ trợ để mở ba lớp học tiếng Việt cho con em cộng đồng tại Praha, Cheb và Plzen.
-  Xây dựng Trường Tiểu học người Việt Nam tại AtTaPư, Lào.
- Hỗ trợ xây dựng lớp học cho con em người Việt tại phường Svay Pak, Campuchia.

Nói tóm lại là từ khi N.Q 36 ra đời đến nay có ba trường tiểu học (một được xây, và hai có sẵn chỉ cần sửa sang lại) tại Lào, 3 lớp học tiếng Việt (ở Praha, Cheb, Plzen), một lớp học ở Svay Pak – Cambodia, và … chấm hết! Nhưng câu chuyện chưa hết đâu, còn dài, vì bữa nay… tui đang (rất) rảnh.

Rảnh muốn khùng luôn mà nẫy giờ tìm hoài cũng không thấy cái lớp học (do N.Q 36 tài trợ) ở xứ  Chùa Tháp coi hình dáng ra sao. Nó (dám) chỉ có trên báo cáo – cho vui thôi – chớ nếu có thiệt thì (ôi thôi) hình ảnh lưu niệm, diễn văn của lãnh đạo sứ quán đã phổ biến tùm lum trên mạng – chớ đâu có khó kiếm dữ vậy, mấy cha?

Loay hoay một chập, cuối cùng, rồi cũng tìm ra chỗ dậy tiếng Việt ở Svay Pak – nơi còn có tên gọi Mecca for Paedophiles (“Thánh Địa Ấu Dâm”) cách sứ quán Việt Nam 11 cây số – nhưng nó lại tuyệt đối không có dính dáng gì tới N.Q 36.  Báo Người Việt (phát hành từ California, số ra ngày 24 tháng 3 năm 2006) viết về “Lớp Học Tình Thương” này như sau:

“Chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi biết cái lớp học duy nhất của trẻ em người Việt ở xứ có kỳ quan thứ 7 của thế giới; xứ mà xương thịt các thanh niên Việt Nam trong cuộc chiến chống bọn diệt chủng Pôn Pốt vẫn còn vương vãi. Vậy mà thật không ngờ cái lớp học tiếng Việt duy nhất lại trơ trọi đến dường này, hoàn toàn không có đến một mái lá che mưa che nắng. Thầy chỉ vào tấm bảng đen máng trên vách nhà, bên trên có che một tấm ni-lông cũ chống mưa dột và một số bàn ghế xiêu vẹo và cho biết đó là chỗ thầy đứng dạy học. Không có máy ảnh để ghi những hình ảnh này, chúng tôi thấy vô cùng hối tiếc…”

“Chúng tôi muốn biết Sứ quán Việt Nam ở Campuchia có biết lớp học của thầy không và chính quyền Siem Reap có giúp đỡ gì không. Thầy Sang nói giọng chán nản:

- Sứ quán ở tận Phonm Penh, tôi chưa từng gặp ai. Còn chính quyền Cambodia ban đầu nghi tôi mở lớp học có động cơ chính trị nhưng sao này họ hiểu, tuy không giúp gì nhưng cho phép tôi tiếp tục dạy học.

Thầy không trả lời thẳng trong lớp này có bao nhiêu em là con của những cô gái mãi dâm ở khu Ðèn Ðỏ, thầy Nguyễn Hoàng Sang chỉ từ tốn nói:

- Người Cambodia họ trọng thầy dạy chữ như người mình nên tôi có chút uy tín, thỉnh thoảng đứng ra bảo lãnh về nhân thân cho các cô…  “

Người viết thiên phóng sự thượng dẫn, nhà thơ Trần Tiến Dũng, đã không quá lời khi vinh danh lớp học của thầy Bùi Hoàng Sang là một điểm sáng văn hóa.  Và đó không phải là “điểm sáng văn hoá” duy nhất giữa khu mãi dâm Đèn Đỏ của người Việt ở Cambodia.

Ảnh: NgyThanh. Nguồn: trekearth.com

Nhà báo và nhiếp ảnh gia NgyThanh, người có mặt ở Cao Miên vào tháng 8 năm 2009 vừa qua, trong một thiên bút ký của chính ông (tựa là Lẽ Ra Đừng Tới) hiện đang đăng nhiều kỳ trên tuần san Thời Báo, cho biết thêm rằng tuy “lớp học tình thương” của thầy Bùi Hoàng Sang đã đóng cửa nhưng  Svay Pak đang có thêm  những lớp học chữ và học nghề khác (cùng với cơm trưa mễn phí) của Hội Bác Ái Phan Xi Cô, và của VOICE (Vietnamese Overseas Initiative For Conscience Empowerment) do một nhóm chuyên gia, sinh viên  Việt Kiều ở Mỹ, Úc, Canada thay phiên nhau đảm trách.
Còn Việt Cộng thì sao?

“Xáo” tiếp chớ sao nữa. Nghề của chàng mà. Ngày 4 tháng 8 năm 2009 vừa qua, trên website của Bộ Ngoại Giao lại có một vụ nổ lớn (“Việt Nam Chuẩn Bị Dậy Tiếng Việt Ở Hải Ngoại”) nghe cũng chói tai y như năm năm về trước – lúc N.Q 36 vừa mới ra đời vậy:


“Việt Nam đang có một chương trình thử nghiệm dạy Việt ngữ cho người Việt Nam ở nước ngoài, mà phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã ký duyệt, sẽ được thực hiện tại Lào, Campuchia, Nga, Cộng Hòa Tiệp, Mỹ và Canada.

Ông Phạm Gia Khiêm đang cố gắng hâm lại một nồi xáo đã thiu hoặc (không chừng) đã vữa mà cứ thản nhiên y như không có chuyện gì đáng tiếc xẩy ra vậy. Thái độ này nếu không thể gọi là “xáo” hay “láo” thì chỉ có thể giải thích rằng trí nhớ của giới quan chức Việt Nam, rõ ràng, hơi ngắn.

Ký ức của đám đại biểu (sắp về dự Hội Nghị Việt Kiều) cũng thế. Và có lẽ “vì thế” nên thiên hạ mới gọi đây là Hội Nghị Về Hùa, thay vì là Hội Nghị Về Nguồn – như Đảng và Nhà Nước mong muốn.

© Tưởng Năng Tiến

Pages: 1 2

Phản hồi