WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cuộc chạy trốn kinh hoàng trong lịch sử VN

Người dân hối hả di tản trong những ngày cuối cùng trước khi Sài Gòn thất thủ

1. Mở bài

Mỗi năm, ngày 30 tháng tư gợi lại vết thương đau buồn và mất mát của người Việt hải ngoại, người Việt tỵ nạn, người Việt chạy trốn chế độ độc tài Cộng Sản.

2* Chiến dịch “Gió lốc” (Operation Frequent Wind)

2.1. Chiến dịch Frequent Wind

Chiến dịch Gió lốc (Operation Frequent Wind) là một cuộc di tản bằng trực thăng của Hoa Kỳ và của Việt Nam Cộng Hòa, diễn ra từ ngày 29 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Có 50,493 người, trong đó có 2,548 trẻ mồ côi được di tản từ phi trường Tân Sơn Nhất. Các phi công đã bay tổng cộng 1,054 giờ, với 682 chuyến bay trong chiến dịch. Đã có hơn 7,000 người được di tản bằng trực thăng tại nhiều địa điểm khác nhau ở Sài Gòn.

Chiến dịch có 4 phương án:

1. Phương án 1. Di tản bằng phi cơ dân sự tại phi trường Tân Sơn Nhất
2. Phương án 2. Di tản bằng phi cơ quân sự
3. Phương án 3. Di tản bằng tàu thuyền từ cảng Sài Gòn
4. Phương án 4. Di tản bằng trực thăng, bóc người đưa đến các chiến hạm ngoài khơi.
Ngày 28-4-1975, phi trường Tân Sơn Nhất bị pháo kích và bị 5 phi cơ A-37 ném bom, nên di tản bằng phi cơ cánh cố định chấm dứt, và phương án Operation Frequent Wind, di tản bằng trực thăng bắt đầu.

2.2. Giai đoạn chuẩn bị

Đây là một chiến dịch được chuẩn bị trước rất tỉ mỉ. Cả một hạm đội gồm 50 chiến hạm được huy động từ nhiều tháng trước ngày 30-4-1975.

Đầu tháng 3 năm 1975, khu trục hạm USS Kirk được lịnh nhổ neo từ căn cứ San Diego, để đi hộ tống hàng không mẫu hạm USS Hancock. Hàng không mẫu hạm Hancock được lịnh cặp bến Hawaii, để đưa những chiến đấu cơ lên bờ và thay vào đó bằng những trực thăng vận tải của TQLC/HK, rồi trực chỉ đến Biển Đông.

Chiếc USS Kirk bắt đầu vào cuộc, với Chiến dịch Eagle Pull để di tản 300 người Mỹ rời khỏi Phnom Penh. Campuchia thất thủ ngày 17-4-1975. Sau đó, chiếc USS Kirk xuôi xuống phía nam, hướng về Singapore để cùng với khu trục hạm USS Cook hộ tống hàng không mẫu hạm Midway, thả neo chờ tham gia chiến dịch Frequent Wind.

2.3. Kế hoạch bí mật, không chỉ cứu những con tàu

Chiến dịch Frequent Wind do ông Richard L. Armitage phụ trách. Ông nguyên là một sĩ quan HQ/HK, lúc đó là đặc phái viên của Bộ QP/HK, thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch di tản những chiến hạm của HQ/VNCH, cụ thể là giải cứu những chiến hạm và kỹ thuật công nghệ được trang bị trên những chiến hạm đó. Nếu không giải cứu được thì phá hủy, để không bị lọt vào tay CSBV làm chiến lợi phẩm. Nhiệm vụ chính của ông Armitage là cứu những con tàu, không để lọt vào tay VC.

Khu trục hạm USS Kirk cùng thủy thủ đoàn  200 người, được lịnh đến đảo Côn Sơn, là nơi được chọn để tập trung tàu bè và người di tản tại đó.

Một vài tuần lễ trước ngày 30-4-1975, ông Armitage đã có mặt tại văn phòng của người bạn thân là đại tá Đỗ Kiểm, Tư lịnh phó HQ/VNCH. Hai người lập kế hoạch giải cứu những chiến hạm của HQ/VNCH.

Đại tá Kiểm cho ông Armitage biết rằng, muốn đưa những con tàu rời VN, thì phải cần thủy thủ đoàn, nhưng thủy thủ VN sẽ không đi, nếu gia đình của họ không được đi theo. Kế hoạch cứu thoát những con tàu đưa đến việc di tản người lánh nạn Cộng Sản. Ông Armitage không báo cáo với thượng cấp về việc nầy, vì lo ngại chính quyền Mỹ có thể không giải cứu họ.

Cả hai ông, đại tá Kiểm và Armitage không ước lượng được con số người di tản là bao nhiêu.

2.4. Chiến hạm USS Kirk bắt đầu tiếp nhân trực thăng di tản.

Khu trục hạm USS Kirk là mục tiêu cho trực thăng đáp xuống.
Từ sáng sớm ngày 29-4-1975, USS Kirk loan báo, có một sân đáp dành cho trực thăng trên boong, nhưng suốt buổi sáng không có trực thăng nảo đến cả. Mãi đến xế chiều, một trực thăng UH-1 của KQ/VNCH dẫn theo 16 chiếc UH-1, 1 chiếc CH-47 Chinook khổng lồ với 2 chong chóng và 1 chiếc vũ trang Cobra, cùng với 200 người di tản đã có mặt trên chiếc Kirk. Trong số  UH-1, có 1 chiếc của Air America, là hảng hàng không của CIA.

2.5. Hỗn loạn ở Côn Sơn

Ngày 1-5-1975, chiếc Kirk đã có mặt ở Côn Sơn từ hừng sáng. Đã có 30 tàu HQ/VNCH, hàng chục tàu đánh cá và tàu chở hang, đầy khẳm những người tỵ nạn ở khu tập trung nầy.

Ông Kent Chipman, một người thợ máy, lúc đó 21 tuổi, thuật lại: “Những con tàu nhồi nhét đầy người, tôi không thể xem bên dưới lòng tàu, nhưng trên boong tàu thì chật cứng, người san sát nhau”.

Một tài liệu lịch sử cho rằng có khoảng 30,000 người.

Một số tàu không còn chạy được, nên họ cùng lôi kéo nhau đi. Một chiếc quá khẳm nên đang chìm. Nhiều người trên tàu nhảy xuống biển. Một trung úy HQ/VNCH nổ lực giúp hành khách rời khỏi chiếc tàu đang chìm. Hành khách được chuyển sang tàu kế bên bằng một tấm ván gỗ hẹp. Cảnh hỗn loạn xảy ra.

Một người đàn ông ra tay đánh ngã một phụ nữ phía trước anh ta, cô bị rơi xuống biển, và được cứu vớt.

“Người trung úy VN không hề lưỡng lự, anh ta đến ngay sau anh chàng đó, rút súng bắn một phát vào đầu giết chết anh ta, rồi đá xác qua một bên, tiếp tục cứu người. Cú bắn thật kinh hoàng, nhưng ngăn chặn được hỗn loạn”. Ông Stephen Burwinkel, người y tá trên chiếc Kirk thuật lại như thế.

2.6. Các chiến hạm Hải quân Việt Nam Cộng Hòa tự giải giới

Đến thứ ba, ngày 6-5-1975, toàn thể hạm đội di tản của HQ/VNCH gần đến cảng Subic (Philippines).

Lịnh ban ra: “Tất cả những chiến hạm phải tự giải giới hoàn toàn”. Tàu chiến Mỹ cho những Cano cặp vào những chiếc tàu nầy để hốt hết súng ống, đạn dược.

Trên đường đi, thủy thủ và y tá Mỹ cung cấp nước uống, thức ăn, thuốc men và khám bịnh cho người tỵ nạn.

Trên đại dương, ở hải phận quốc tế, chiếc tàu nào đăng ký ở quốc gia nào, mang cờ nước nào, thì được xem như là lãnh thổ của quốc gia đó. Vì thế, một đứa trẻ được sinh ra trên tàu, thì có quyền xin được mang quốc tịch của quốc gia của chiếc tàu.

Qua 6 ngày trên biển, trong 30,000 người tỵ nạn, đã có 3 người thiệt mạng và được thủy táng, vì Philippines không cho phép mang xác chết lên nước họ.

Khi đoàn tàu đến gần Philippines thì thuyền trưởng chiếc Kirk, nhận được một tin không tốt lành gì. Đó là chính phủ của Tổng thống Ferdinand Marcos e ngại rằng sự hiện diện của tàu HQ/VNCH có thể gây khó khăn về ngoại giao của họ, đối với chính quyền CSVN. Hạm trưởng Jacobs của chiếc Kirk kể lại: “Chính phủ Philippines không cho phép chúng tôi vào cảng Subic và đề nghị những con tàu nên trở về Việt Nam”.

Đại tá Đỗ Kiểm và ông Armitage đưa ra một giải pháp buộc Tổng thống Ferdinand Marcos phải chấp nhận. Đó là cờ VNCH được hạ xuống và trương cờ Mỹ lên, chứng tỏ những con tàu nầy là của Hoa Kỳ.

Mà thật, những con tàu nầy là của HK. Cơ sở lý luận là, trong chiến tranh, tàu HK được trao cho VNCH như là một khoản cho mượn để chống Cộng Sản, nhưng bây giờ chiến tranh kết thúc, HK thu hồi những chiếc tàu nầy trở lại. Thế là một cuộc tìm kiếm khó khăn, làm sao có đủ 30 lá cờ Mỹ trong lúc ở trên mặt biển.
Buổi lễ hạ cờ chính thức.

Hàng chục ngàn người VN trên các con tàu bắt đầu hát quốc ca. Cờ VNCH hạ xuống trong những tiếng bật khóc. Khóc. Và khóc… Chưa bao giờ có một buổi lễ hạ cờ đầy xúc động đến như thế.

Lãnh thổ VNCH cuối cùng đã mất thật sự. Cái đau gậm nhấm khôn nguôi của người Việt miền Nam là mất nước. Những người còn lương tri thì không nên quên nổi nhục đó.

3* Chiến dịch di tản trẻ sơ sinh (Operation Babylift)

3.1. Chiến dịch

Tháng 4 năm 1975, miền Nam đang sụp đổ dưới sự tấn công của Cộng Sản Bắc Việt, Tổng thống Gerald Ford lý lịnh cho thực hiện chiến dịch di tản để cứu trẻ “mồ côi”, cho rằng, có thể VC sẽ không nương tay, vì một số là con lai Mỹ.

Hoàn cảnh buộc phải di tản trẻ thơ

Những trẻ mang tên là trẻ “mồ côi”, thật ra là đã có cha hoặc mẹ còng sống, nhưng vì hoàn cảnh nào đó, họ đã từ bỏ các em, đưa vào cô nhi viện, mang tên trẻ mồ côi.

Một số những người chăm sóc các em là những người ngoại quốc vào VN làm công tác thiện nguyện cho các nhà thờ và các tổ chức từ thiện nước ngoài. Họ phải rời VN. Trong hoàn cảnh vô củng hỗn độn của những ngày gần cuối tháng 4 năm 1975, hàng chục ngàn gia đình VN đang chờ di tản. Trẻ mồ côi cũng không thể bị bỏ rơi trong hoàn cảnh hỗn độn đó được. Những người thiện nguyện HK đã nổ lực vận động, đưa các em ra khỏi VN để tiếp tục được chăm sóc và nuôi dưỡng. Các em đã bị cha mẹ bỏ một lần rồi, không thể bị bỏ lần thứ hai, cho nên việc di tản trẻ mồ côi là đầy lòng nhân đạo.

Một điển hình là bà Betty Tisdale, đã nổ lực chạy đôn chạy đáo để hoàn thành thủ tục làm hồ sơ xuất cảnh cho 219 trẻ sơ sinh rời VN. Bà Tisdale thuật lại: “Tôi chạy đến bịnh viện Nhi đồng, xin 225 mẫu giấy khai sanh, rồi điền vào ngày giờ và nơi sanh một cách nhanh chóng. Tôi hoàn toàn không biết những em bé nầy là con của ai, sinh ra lúc nào, nơi nào. Những ngón tay của tôi cứ viết đại để tạo ra những bản khai sanh. Tôi tức tốc đến gặp đại sứ Graham Martin xin phương tiện di tản cho các em. Đại sứ bằng lòng với điều kiện các thủ tục giấy tờ phải được chính phủ VN chấp thuận.”

Ông Edward Daly, chủ tịch World Aiways đang có mặt ở VN, trong lúc đó, thì con gái của ông là một thiện nguyện viên đang ở Colorado, đánh điện xin ông giúp đở cho trẻ mồ côi được ra đi.

Chiến dịch Babylift được thực hiện trong 3 tuần lễ, từ ngày 2-4-1975 đến ngày 26-4-1975. Tổng cộng có 26 chuyến bay, đã đưa 2,548 trẻ mồ côi đến Hoa Kỳ. Sau đó, các em được các gia đình Mỹ nhận làm con nuôi.

3.2. Bắt đầu bằng tang tóc

Chiếc Lockheed Martin C-5A Galaxy, được xem là phi cơ vận tải lớn nhất thế giới, đã từng chở xe tăng và cầu quân sự nặng 70 tấn, từ căn cứ không quân Clark (Philippines) được phái đến Sài Gòn, trong nhiệm vụ di tản trẻ thơ, bắt đầu từ ngày 4-4-1975.

Ngày 4-4-1975, lúc 4:15 chiều, sau khi 328 trẻ em và người lớn, trong đó có nhân viên sứ quán Mỹ và nhiều nhân viên của các đơn vị Mỹ, được đưa lên máy bay. Chiếc C-5 bắt đầu rời đường băng.

Khoảng 12 phút sau, cách phi trường Tân Sơn Nhất 64km, thì một biến cố xảy ra. Cửa sau, nằm dưới bụng phi cơ, là nơi đưa hành lý lên tàu, đã bung ra và bị thổi bay mất. Hành khách bị xô ngã, nhiều người bị thương. Một nhân viên phi hành ngồi gần cửa bị hút bay ra khỏi phi cơ. Những người còn lại bất tĩnh do thiếu dưỡng khí. Hai phi công chính và phụ không còn điều khiển được phi cơ, nên quyết định trở lại Sài Gòn.

C-5 không phải là phi cơ chở hành khách, cho nên những mặt nạ tiếp dưỡng khí không được thiết kế cho trẻ em, vì thế, các em được bế lên cao để gắn mặt nạ dưỡng khí vào. Linda Adam, một y tá quân y kể lại như thế.

Khi còn cách Sài Gòn 5km, phi cơ mất độ cao, lao mình ầm ầm xuống cánh đồng lúa ngập nước, đụng phải con đê, gãy làm 4 khúc, và bình xăng phát cháy.

Trên cánh đồng lúa thuộc khu vực Cát Lái, cảnh tang tóc với những xác người nằm vương vãi trên bùn đất.

153 người thiệt mạng, trong đó có:

98 trẻ em. 34 nhân viên bộ QP/HK. 5 dân sự. 11 nhân viên KQ/HK. Và những y tá của nhiều quốc gia.
175 người sống sót.

Có nhiều giả thuyết về lý do xảy ra tai nạn: cho rằng bị phá hoại do những người thân Cộng muốn phá kế hoạch di tản trẻ thơ, do lỗi thiết kế của công ty Lockheed, và cho rằng phi cơ không được bảo trì chu đáo.

Người chị của một y tá thiệt mạng, đại diện cho các nạn nhân, đâm đơn kiện tập thể, đòi công ty Lockheed bồi thường 200 triệu USD. Việc điều tra được tiến hành, và cho mãi tới năm 1990 vẫn chưa có kết quả.

4* Những di sản của chiến dịch Babylift

4.1. Không có hồ sơ lý lịch cá nhân

Ngày 5-4-1976, tờ Time cho biết, nhiều trẻ em hoàn toàn không có hồ sơ về lý lịch cá nhân, đó là những con người không có họ và tên, không có giấy tờ chứng minh ngày và nơi sinh, quốc tịch…cho nên không thực hiện hồ sơ con nuôi.

Cục di trú và nhập tịch cho biết, có 1,671 em hợp lệ, và 353 không hợp lệ.

4.2.         Bi kịch gia đình

Nhiều trường hợp đau lòng khó xử xảy ra.
-  Bà Hà Thị Võ

Người từng đưa 3 đứa con đi theo chương trình Babylift, khi đến Mỹ, đưa đơn kiện, khi nhận ra đứa con út 3 tuổi tại một gia đình nhận con nuôi, bà đòi con lại. Cậu bé không nhận bà, khiến cho nhà chức trách bác bỏ yêu cầu của bà.

-  Bà Doãn Thị Hoàng An

Bà An ở bang Montana, nhận mình là mẹ ruột của cậu bé Ben, 4 tuổi, được vợ chồng Johnny và Bonnie Nelson nhận làm con nuôi từ chương trình Babylift.

Khi ra toà, cậu bé Ben không nhận bà Hoàng An, không có phản ứng trước những cử chỉ triều mến và thương yêu của bà Hoàng An, dù vậy, tòa phán quyết cậu Ben thuộc về bà mẹ Việt Nam.

Thế là vợ chồng Nelson tiếp tục đưa đơn kiện lên toà thượng thẩm.

5* Trở về cố hương

5.1. Trẻ mồ côi trở về Việt Nam trong vai trung tá Mỹ

Cô Kimberly Mitchell có chuyến về Việt Nam trong vai một trung tá Mỹ.
Gần 40 năm sau khi được một trung sĩ Mỹ, thuộc KQ/HK và vợ ông, nhận làm con nuôi năm 1972, cô Mitchell được biết là một trẻ sơ sinh mang số 899, bị bỏ rơi tại cô nhi viện Thánh Tâm, Đà Nẵng.

Trung tá Mitchell hiện là Phó giám đốc văn phòng Trợ giúp Quân nhân và Thân nhân tại Bộ QP/HK, cho biết: “Tôi muốn cố gắng nối kết lại với quá khứ còn chưa biết của mình. Trung tá Mitchell đã thăm Sài Gòn và Đà Nẳng trong chuyến đi một tuần lễ về VN.

Chuyến thăm tại trại mồ côi Thánh Tâm, nay là một tu viện, được coi là phần xúc động nhất của chuyến đi. Tại tu viện, Mitchell gặp “Sơ” Mary, là người đã từng làm việc trong thời gian tiếp nhận em bé số 899 vào cô nhi viện. “Sơ Mary cho biết, cái tên mà họ đặt cho tôi là Trần Thị Ngọc Bích, nghĩa là viên ngọc quý. Đây là chuyến thăm của một đời người, nghĩa là một lần duy nhất. Tôi chắc chắn sẽ không chờ 40 năm nữa để quay trở lại”, Mitchell thuật lại.

5.2. Phim Ngưòi con gái Đà Nẳng (The daughter from Da Nang)

Phim tài liệu The daughter from Da Nang được đề nghị lãnh giải Oscar về loại phim tài liệu. Phim đã chiếm nhiều giải nhất trong các Đại Hội Điện Ảnh (Film Festival) Hoa Kỳ năm 2002: Sundane Film Festival, San Francisco International, Ojai Film Festival, Durango, Colorado, Texas, New Jersey International, Nashville, Cleveland.

Nội dung phim

Vào những ngày sau cùng của cuộc chiến VN, chính phủ Gerald Ford đã bỏ ra 2 triệu USD để mở chiến dịch Babylift. Gần 3,000 trẻ mồ côi từ VN sang Hoa Kỳ, Canada, Pháp và Úc để làm con nuôi.

Cuộc di tản bắt đầu bằng một tai nạn kinh hồn làm chết hàng trăm trẻ em.

Cuốn phim xoay chung quanh cuộc đời của Heidi Bub và trong chuyến đi tìm mẹ ruột sau 22 năm.

Heidi Bub sinh năm 1968 tại Đà Nẵng, con của bà Mai Thị Kim và một quân nhân Hoa Kỳ.

Chồng bà Kim là Đỗ Hữu Vinh, từ năm 1964, đã bỏ vợ và 3 con ở lại Đà Nẳng, nhảy núi theo Việt Cộng chống Mỹ.

Bà Kim vào làm công nhân trong căn cứ Mỹ ở Đà Nẳng. Ở đó, bà đụng một ông lính Mỹ rồi sanh ra Mai Thị Hiệp (Heidi)

Khi VC đánh vào Đà Nẳng, vì sợ con lai Mỹ bị VC khủng bố, nên bà đưa con vào Hội Cha Mẹ Nuôi lúc Heidi 6 tuổi.

Khi sang Mỹ, Mai Thị HIệp được bà Ann Neville, một phụ nữ độc thân, khoa trưởng ở một trường đại học, nhận làm con nuôi, tên là Heidi Bub.

Bà Ann Neville sinh sống ở bang Tennessee, thánh địa của kỳ thị chủng tộc Klu Klax Klan. Bà che dấu nguồn gốc và cố làm cho Heidi giống 101% như Mỹ để bảo vệ con.
Về vật chất, Heidi không thiếu thốn gì cả, nhưng tình cảm giữa hai mẹ con rất khô khan cằn cỗi, thiếu hẳn những bộc lộ tình thương mẹ con. Bà Ann quá nghiêm khắc. Cuối cùng, bà đuổi Heidi ra khỏi nhà mà không giải thích lý do.

Lúc 6 tuổi, Heidi tưởng rằng mình không ngoan nên bị mẹ ruột từ bỏ. Lúc 22 tuổi, cô có mặc cảm, có lẻ mình quá tệ hại nên đã bị mất mẹ hai lần.

Năm 22 tuổi, Heidi bắt đầu tìm mẹ ruột. Trong lúc đó, ở VN, bà Mai Thị Kim cũng ra sức tìm lại đứa con.

Năm 1991, mẹ con bắt liên lạc được, qua một nhân viên của sứ quán HK. Heidi bắt đầu học tiếng Việt.

Năm 1997, ký giả Trần Tương Như, người VN đầu tiên mà Heidi tiếp xúc tại Mỹ. Trần Tương Như giúp Heidi trong chuyến về VN gặp lại mẹ ruột.

Tại phi trường Đà Nẵng, Heidi gặp lại mẹ ruột và các anh chị cùng mẹ khác cha. Tiếp theo là những tổ chức, như những bữa cơm đại gia đình, viếng thăm hàng xóm, đi chợ…

Chỉ vài ngày sau, Heidi cảm thấy khó chịu, bị sốc vì khác biệt văn hoá. Biên giới riêng tư của mình bị xâm phạm.

Bà Kim muốn ngủ chung giường với Heidi để tâm sự suốt đêm, không muốn rời con, nhưng đối với Heidi thì đó là một cuộc tấn công, lấn át không gian cá nhân. Heidi không có thì giờ để suy nghĩ về những sự việc quá mới, quá xa lạ đối với mình.
Heidi thật sự bị sốc khi các anh chị cho rằng cô có bổn phận phải cung cấp tiền bạc và làm đơn bảo lãnh cho gia đình sang Mỹ.

Heidi nghĩ rằng cô bị bóc lột và bị lợi dụng, nên đã đổi vé máy bay về Mỹ sớm hơn lịch trình ấn định.

Khi về đến Mỹ, cô nhận được thơ của các anh chị khác cha, chủ yếu vẫn là tiền bạc và bảo lãnh. Cô cảm thấy không sốt sắng để trả lời những búc thơ đó.

6* Trí thức Việt kiều giữa hai lằn đạn

6.1. Quê hương là chùm khế ngọt

Người tỵ nạn Cộng Sản đã nhận đất nước đã mở rộng vòng tay cứu giúp và cưu mang mình là quê hương thứ hai. Quê hương nầy, cụ thể là Hoa Kỳ, đã trợ giúp tài chánh bước đầu để xây dựng cuộc sống mới. Con cái người tỵ nạn được có nền giáo dục rất tiến bộ, và nhất là đất nước nầy đã cho ngưòi tỵ nạn một đời sống bình đẳng với người bản xứ, nhân quyền được tôn trọng.

Sống ở quê hương thứ hai, nhiều người cho đó là nơi tạm dung, nên không bao giờ quên quê hương mà mình được sinh ra. Quả thật đó là chùm khế ngọt. Quê hương VN cụ thể là 84 triệu đồng bào của mình trong nước.(Không kể 3 triệu đảng viên CSVN)

Có hai quan niệm và hình thức phục vụ quê hương. Đó là đấu tranh đòi tự do, dân chủ và nhân quyền cho đồng bào trong nước, và một hình thức khác là về nước, phục vụ đảng CSVN góp phần xây dựng quê hương.

6.2. Trí thức Việt kiều bị kẹt giữa hai lằn đạn

Ngày chạy trốn chế độ độc tài CS bằng di tản, vược biên, vượt biển, người tỵ nạn bị VC chửi tơi bời. Tôi xin trích nguyên văn lời của tác giả Tống Phước Hiến như sau:
Trích nguyên văn. “Cộng Sản xem những người vượt biên, vượt biển chạy trốn chúng là bọn phản quốc, phản động, là cặn bã, bọn ăn bám, vong bản, lười biếng…” (hết trích)

Thế rồi Nghị Quyết 36 của đảng CSVN ra đời. Người trí thức tỵ nạn được hoan nghênh khi trở về thành Việt Kiều Yêu Nước.

Những trí thức Việt Kiều Yêu Nước nầy lại bị một lằn đạn thứ hai, cũng không kém nặng nề như những lời chửi bới của Việt Cộng trước kia.

Phục vụ quê hương là không có điều kiện. Tổng thống Kennedy có nói một cây đại ý như sau, ta không nên đòi hỏi tổ quốc phải làm gì cho ta, mà tự hỏi, ta phải làm làm gì cho tổ quốc. Một vị trí thức về nước góp phần xây dựng quê hương, chưa làm được gì mà xin được mua nhà ở VN. Suốt mấy năm không được đáp ứng, bèn than phiền nầy nọ lung tung, khiến cho trí thức chân chính trong nước xem thường ra mặt.

6.3. Câu chuyện mất quyền tỵ nạn của một Việt kiều Pháp

Bài viết của ký giả Xuân Mai trên báo áp phê số 4 tại Paris như sau

“Ông Nguyễn Văn Tuyền, 59 tuổi đến định cư tại Pháp năm 1980. Với lá đơn thống thiết như sau: “Nếu tôi ở lại, nhà cầm quyền CSVN sẽ bắt giam, đánh đập và bỏ tù không có ngày ra. Vì lý do nhân đạo, tôi trân trọng thỉnh cầu nước Pháp, vui lòng chấp thuận cho tôi được tỵ nạn chính trị, sống tạm dung trên mảnh đất tự do nầy, và tôi chỉ trở về quê cũ khi nào quê hương tôi không còn chế độ độc tài Cộng Sản.”.

Nhưng ông Tuyền đã phản bội tư cách tỵ nạn của ông đến 7 lần từ năm 1995 đến năm 2000. (Theo tài liệu của OFPRA=Office Francais de Protection des Réfugiés et Aptride-Cơ quan Bảo vệ Người Tỵ nạn và Vô Tổ quốc
Ngày 27-6-2000, ông Tuyền và 544 Việt kiều Pháp bị OFPRA gởi thơ thông báo rút lại thẻ tỵ nạn, với lý do trở về quê cũ khi còn chế độ độc tài Cộng Sản.

“Chiếu theo điều 1, khoản 2A của Hiệp Định Genève ngày 28-7-1951, chúng tôi thu hồi thẻ tỵ nạn. Đồng thời cũng trình lên Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ, kể từ nay, OFPRA không còn chịu trách nhiệm với ông, về tình trạng cư trú, xin việc làm, hưởng trợ cấp xã hội theo diện người tỵ nạn chính trị”.
Được biết, từ năm 1988 đến năm 2000, tổng số người Việt ở Pháp bị truất bỏ quyền tỵ nạn và quyền lợi, với con số là 22,417.

Bài viết ghi như sau: “Chính phủ Việt Cộng qua các đại sứ từ Võ Văn Sung, Mai Văn Bộ, Trịnh Ngọc Thái đến Nguyễn Chiến Thắng đã coi người Việt Nam là thành phần cực kỳ phản động, cần phải triệt hạ, hoặc áp dụng chính sách gậy ông đập lưng ông. Đó là, dễ giải trong việc cấp chiếu khán cho họ, để họ bị OFPRA cắt quyền tỵ nạn và trợ cấp xã hội. Sau khi cấp chiếu khán, tòa đại sứ thông báo danh sách cho Bộ Nội vụ Pháp biết tên họ của những người vi phạm luật tỵ nạn. Một khi mất thẻ tỵ nạn, thì mất luôn thẻ thường trú (Carte de Séjour) nên không xin được việc làm. Trường hợp đó, muốn sống ở Pháp trên 3 năm, thì phải có Passport của chính phủ CSVN, để trở thành công dân Việt Cộng cho đến mãn kiếp.
Cái thâm độc của VC là như thế.

Việt Cộng nhìn con người ở bản chất. Một bản chất bị cho là “Phản động, phản quốc, cặn bã…”thì khó gột rửa được. Nếu không có tiền gởi về hàng tỷ đô la mỗi năm, thì cái bản chất đó vẫn tồn tại trong đầu óc của VC. Khúc ruột thừa ngàn dậm vẫn luôn luôn là như thế.

Có những câu hỏi cho “trí thức Việt Kiều Yêu nước”:

Quý vị về phục vụ quê hương với thân phận nào đây?

- Quý vị có được đối xử bình đẳng với người dân trong nước không? Tại sao, người dân được tự do mua nhà, còn quý vị thì không.?

- Có ai được giữ chức quản lý, như trưởng toán, trưởng phòng, trưởng ban hay giám đốc không? Quý vị chỉ là những người thừa hành dưới quyền sai bảo của cán bộ đảng viên Việt Cộng mà thôi.

- Quý vị có được tự do phát biểu ý kiến riêng của mình không? Có được quyền binh vực cho công lý, công bằng, lẻ phải, sự thật hay không? Khi thấy những cảnh bất công, đàn áp đánh đập người yêu nước…quý vị có dám đứng về phía đồng bào của mình không? Nếu không, thì quý vị có thể bị xem như a tòng với tội phạm.

-   Về nước phục vụ quê hương mà không dám đứng về phía công lý, lẽ phải của đồng bào mình, thì lương tâm quý vị ra sao?

Hỏi, tức là trả lời vậy.

7* Kết
Ngày 30 tháng 4 mở ra một trang sử đau buồn của dân tộc. Trí thức Việt Kiều nên đồng tâm hiệp lực với trí thức chân chính trong nước, để đòi lại những quyền công dân và quyền con người mà dân tộc 84 triệu người Việt Nam xứng đáng được hưởng ở thế kỷ 21 nầy. Đó là cách phục vụ dân tộc đúng đắn.

Trí thức trong nước rất kiên cường, bất khuất, đã can đảm đòi tự do dân chủ cho đồng bào của mình, thì trí thức Việt Kiều không nên “Áo gấm về làng”, phát biểu linh tinh vô tổ chức để được nhận bằng khen  hoặc xin được mua nhà…

Tấm gương của những trí thức chân chính trong nước như: Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện, Lê Đăng Doanh, Trần Vũ Hải, Nguyễn Huệ Chi, Hoàng Tụy, Chu Hảo, Lê Hiếu Đằng trong việc đòi tự do, dân chủ và nhân quyền cho dân tộc Việt Nam, cần được nên theo.

Làm người, nhất là trí thức, thành phần ưu tú của dân tộc, phải nên có tư cách tối thiểu để có thể ngửa mặt nhìn thiên hạ, ở trong cũng như ở ngoài nước.

Trúc Giang
Minnesota ngày 28-4-2012

 

22 Phản hồi cho “Cuộc chạy trốn kinh hoàng trong lịch sử VN”

  1. nguyenha says:

    Dây không những là “cuộc chạy trốn kinh hoàng của Lịch-sử Vn” mà là của Thế-giới nửa! Tôi ác của CS dã ghi rỏ trong Nghị quyết châu-Âu, dã khắc ghi trên những tượng dài nạn nhân CS trên thế-giới,diển hình tại thủ dô Hoa-thinh dốn! Dó là CS ,nói chung.Còn CSVN lại tàn bạo,dộc ác gấp triệu lần! Vì sao thế/??Dó là Quỷ-Dỏ:
    Thề uống máu..(quốc ca), dólà Giết ,giết nửa …cho thuế mau thu!!,dó là Giết lầm hơn bỏ sót…!! Bà ngọai của tôi,cách dây hơn 60 năm,sau buổi chợ, về nhà ,vừa dặt rổ xuống dả nói với Mẹ tôi:” Ác chi mà ác lắm,già Hồ ơi!” Bà kể VM vừa chôn sống Bé Tý (13 tuổi) bán kẹo dâu phụng,vì thỉnh thỏang có xuống phố dể bán,bọn VM cho là di “chỉ diểm”! Chuyện chặt dầu,chôn-sống người ..dối với VM(CSVN) vào những năm 1945-1947 diễn ra nhan-nhản,như chuyện thường tình ở huyện! nhất là ở Miền Trung,dao phủ
    thủ nổi tiếng chính là :Vỏ nguyên Giáp,lúc y làm Bộ CA!! bạn Anh-Dủng có lẻ “còn trẻ’ dâm ra nghi ngờ Sự-Thật.Ân nhân như Bà Năm,người tình như Bà Xuân…còn bị HCM giết,huống là Dân den! Bạn hảy nghỉ như vậy thì sẽ tìm ra “dáp số”,dó là Sự thật!!.

    • anh dung 0935203070 0988111247 says:

      “Huynh đệ chi binh là gì đó anh Hai? Huynh đệ chi binh là mình cùng chung đời lính, thương nhau khác chi nhân tình!”.

  2. Tán gẫu says:

    Tấm gương của những trí thức chân chính trong nước như: Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện, Lê Đăng Doanh, Trần Vũ Hải, Nguyễn Huệ Chi, Hoàng Tụy, Chu Hảo, Lê Hiếu Đằng trong việc đòi tự do, dân chủ và nhân quyền cho dân tộc Việt Nam, cần được nên theo.

    Lê Hiếu Đằng cùng bọn với Huỳnh Tấn Mẫn là những tên khi xưa ăn cơm Quốc gia thờ ma Cộng sản, vậy ông TG không nên nêu người này làm gương để Trí Thức Hải ngoại noi theo (Xem bài sau:http://boxitvn.blogspot.ca/2012/05/thu-anh-le-hieu-ang.html#more )

  3. nvtncs says:

    CSVN sợ nhất ÁNH SÁNG.

  4. nvtncs says:

    Sự ngắn gọn đáng khen của người Mỹ, nói đến người Bắc Di Cư:

    “Họ đã bầu cử bằng chân họ ( They voted with their feet. ) ”

    Và đối với trường hợp của những người chốn trên ghe bằng đường biển hay qua Cao Miên, sau năm 1975, câu sau của nhà cách mạng Mỹ, Patrick Henry, hoàn toàn chính xác:

    ” Tự do, hay là chết! ( Give Me Liberty Or Give Me Death! )”

  5. NON NGÀN says:

    TẠI SAO PHẢI CHẠY TRỐN HAY KHÔNG CHẠY TRỐN

    Nếu Cách mạng là điều tốt đẹp, tại sao người ta lại chạy trốn. Hồi xưa trong kháng chiến người ta quay về thành như một sự bỏ cuộc. Năm 54, cả triệu người bỏ miền Bắc vô Nam. Năm 75, nhiều triệu người lại vượt bao hiểm nghèo để đào thoát ra nước ngoài. Điều đó có thể người đưa ra học thuyết lạc quan không biết. Nhưng điều đó những người thực hành học thuyết không thể không biết. Biết mà vẫn khiến người ta phải nhiều lần chạy trốn kể cũng là một việc lạ. Điều đó có nghĩa giữa học thuyết và cách mạng có sự dị biệt. Điều đó có nghĩa giữa cách mạng và thực tế hay thực chất con người có sự khác biệt. Vậy cái gì không ổn hay sai trong các trường hợp này ? Hoc thuyết, thực tế cách mạng, con người làm cách mạng, hay những người chạy trốn cách mạng. Tất nhiên sự chạy trốn có thể chỉ là chạy trốn kinh tế, chạy trốn xã hội, chạy trốn chính trị, chạy trốn vì sách động, bắt chước, vì quyền lợi riêng của bản thân, vì sợ trả thù, khủng bố. Có thể có cả trăm ngàn lý do khác nhau, nhưng tựu trung lại là lỗi kỹ thuật, lỗi nguyên tắc, lỗi học thuyết hoặc là lỗi thực hành. Không có lửa không có khói. Nếu lý thuyết không có vấn đề, thực tế sẽ không có vấn đề, thực tế không có vấn đề, mọi con người liên quan cũng không có vấn đề. Như vậy có vấn đề tức là vấn đề phải có hay không thể không có. Vấn đề đó do cái gốc là chính mà chỉ cái ngọn là phụ. Một thực tế khiến nhiều người phải chạy trốn thì không thể chỉ quy trách con người duy nhất, mà phải quy trách nguyên nhân tạo nên hậu quả, tức phải quy trách về mặt lý thuyết hay học thuyết. Cái nhân bản tất nhiên không thể mang lại cái phi nhân bản hay kết quả phản nhân bản. Đó chính là một lý luận sơ đẳng nhất mà rất tiếc rất nhiều người vốn thật sự đã thấy mà không chịu sửa chữa. Không chịu sửa chữa hay không thể sửa chữa được, một lần nữa không hoàn toàn do con người chủ động, mà chính là một sự cố kết xã hội như thế nào đó khiến con người không thể thoát ra, hay không thể chủ động. Sự không thoát ra hay không thể chủ động còn nói lên kết quả mang tính cách đối nghịch lại con người trong thực tế, đối nghịch lại với xã hội và cuộc sống khách quan thực tế mà chính chủ thể của lý thuyết đó mang lại. Nước chỉ chảy xuôi xuống chỗ trũng mà không chảy ngược lên chỗ cao. Tâm lý con người cũng vậy, luôn luôn ưa tự do, thoải mái, ưa sự đúng đắn, sự thật hay khách quan mà không ưa điều ngược lại. Đó chính là lý do của mọi sự chạy trốn từng xảy ra trong nhiều xã hội. Con người với con người thường khi không tốt đẹp gì, nhưng đó là các trường hợp rời rạc, cá lẽ, hiệu quả kinh hoàng của nó không thật sự lớn lắm. Thế nhưng khi mọi con người như thế lại kết thành một hệ thống xã hội cứng nhắc, chặt chẽ, quả thật lại làm cho nhiều người trở nên không lối thoát. Đây chính là nguyên do lớn nhất của mọi sự chạy trốn và kể cả của mọi sự bất trị, mọi sự khó chạy chữa được trong các căn bệnh nguy hiểm của cá nhân và xã hội mà mọi người phải luôn luôn cần biết.

    NGÀN KHƠI
    (05/5/12)

  6. Người Việt Cali.- USA says:

    Bài viết thiếu bức ảnh nổi tiếng: Bám càng trực thăng – Đào thoát …

  7. maison says:

    Hồi ức của NGUYỄN HỮU LOAN

    Ông thấy bộ đội sư đoàn 301 của tôi thiếu ăn nên ông thường cho tá điền gánh gạo tới chỗ đóng quân để ủng hộ. Tôi là Trưởng Phòng Tuyên Huấn và Chính Trị nên phải thay mặt anh em ra cám ơn tấm lòng tốt của ông ta, đồng thời đề nghị lên Sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen ngợi để vinh danh ông. Riêng tôi rất quý mến và luôn luôn nhớ đến ông. Thế rồi một hôm tôi nghe tin gia đình ông ấy bị đấu tố. Hai vợ chồng bị đội đấu tố mang ra cho dân sỉ vả, nhục mạ, rồi chôn xuống đất để hở có cái đầu lên thôi. Xong, họ cho trâu kéo bừa qua lại hai cái đầu cho đến chết.

  8. Nguyễn Việt says:

    Làm người nhất là trí thức thành phần ưu tú của dân tộc, phải nên có tư cách tối thiểu để có thể ngữa mặt nhìn thiên hạ, ở trong cũng như ở ngoài nước. (Trúc Giang 28/4/12). Nói thật hay !
    Đúng vậy, tôi không được may mắn để học cao hiểu rộng, nhưng tôi cũng còn nhớ câu nói của người xưa: ” Quốc gia hưng vong thất phu hủu trách “. Tất cả những vấn đề đã và đang xẩy ra tại Việt Nam hầu như ai ai cũng biết cả. Từ việc trả thù, cướp nhà cướp đất, đàn áp, dối trá tù đày, đến việc tham ô hối lộ bán nước và làm tay sai cho Tàu cọng vân vân…Những tội ác tày trời mà Hồ Chí Minh và bọn tay sai CSVN đã làm cã thế giới nầy đều phải lên án. Trước tình hình đó có những tổ chức chính trị cũng như những nhân sỉ đã phải tỏ thái độ và đã bị đàn áp dã man. Nhưng không vì thế mà họ nản lòng hay lui bước. Tôi và toàn thể nhân dân xin trân trọng vinh danh họ là những vị ANH HÙNG CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM. Tuy nhiên, có một điều tôi lấy làm hổ thẹn cho một số người hay tổ chức bề ngoài đội lốt VNCH nhưng không biét có phải là tay sai của lủ côn đồ Việt cọng hay không ? Làm thì đã không làm mà cứ tìm cách chống phá, vạch lá tìm sâu, hoặc vu khống cho các tổ chức chống cọng ở hải ngoại. Trước hoàn cảnh quốc phá gia vong TẠI SAO không cùng nhau hợp tác tổ chức thành một MẶT TRẬN DÂN CHỦ VIỆT NAM để đấu tranh với đảng CSVN về dân chủ nhân quyền và tôn giáo ? TẠI SAO lại tốn hơi tốn sức để công kich lẫn nhau vô tình làm lợi cho Việt cọng ?
    Tôi cũng như nhiều người rất ghét cái lối khen cá nhân người nầy chê cá nhân người khác rồi lập bè chống đối lẫn nhau. Những chuyện gì đã qua không nhiều thì ít ai mà chẳng biết, hãy tạm thời quên nó lúc nầy đi để cùng nhau tạo thành một khối ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC. Đã là trí thức thì dùng trí tuệ của mình để mưu cầu hạnh phúc cho dân tức là tìm cách chống lại thủ đoạn tàn bạo của lũ CSVN, trí thức trong nước dừng vì một chút quyền lợi nhỏ nhoi mà cam tâm làm tay sai cho đảng CS và tiếp tay đánh lại nhân dân và làm hại bạn mình. Đó là chưa kể một vài diễn đàn lập ra chỉ để khoe khoang đây là diễn đàn dành cho các bậc trí thức mà thôi. Ba mươi bảy năm rồi chỉ nói bằng cái miệng, những cái loại trí thức nầy nói như Trúc Giang không biết có tư cách tối thiểu không đây ? Vậy xin các vị TRÍ THỨC hãy đánh THỨC cái TRÍ TUỆ của mình cho dân nhờ.
    Trăm năm bia đá cũng mòn
    Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ

    Nguyễn Việt

  9. anh dung 0935203070 0988111247 says:

    Hình ảnh CS qua hệ thống Tâm Lý Chiến chế độ Saigon

    Dân cờ vàng chống cộng ngày nay hùng hổ lắm nhưng trong thâm tâm vẫn sợ và nể CS. Chiến thắng của CS đã mở mắt họ ra và dạy cho họ một bài học quý vô cùng . Bài học về cái giá phải trả vì khinh địch. Tại sao lại khinh địch? Đó chính là hệ quả tuyên truyền của hệ thống tâm lý chiến chế độ Sài Gòn.

    Cú hồi mã thương nặng nề các anh chống cộng cờ vàng phải lãnh chính là những luận điệu truyền truyền chiến tranh chính trị của chính quyền Saigon đã đập ngược trở lại lưng họ mà hậu quả của nó vẫn tồn tại hơn ba chục năm sau họ vẫn chưa hoàn hồn, chưa làm cho họ hết run sợ CS, sợ bóng sợ gió, tự tưởng tượng ra mà sợ với nhau. Nghi ngờ một tí là các anh cho rằng có Việt cộng nằm vùng. Những hiện tượng nào không lý giải được thì các anh cho rằng CS đang xâm nhập tinh vi vào cộng đồng. Sợ CS nhưng các anh cờ vàng lại cho rằng những gì CS làm đuợc là mình phải làm được. Thế là các anh tìm cách bắt chước CS để chống cộng.

    Dân công phục vụ chiến dịch Nam Bộ

    Hệ thống tâm lý chiến của Saigon tuyên truyền tạo ra hình ảnh anh cán binh VC ngu đần khát máu chuyên khủng bố, pháo kích giết hại dân lành, và hầu hết những công bộc của chế độ cờ vàng đều tin tưởng như vậy. Những hình ảnh được tâm lý chiến dựng lên như tù binh VC nhếch nhác không quân phục, không giày dép đen đúa bẩn thỉu. Những chiến sĩ miền Bắc thì được họ mô tả là “răng đen mã tấu dép râu” 7 thằng leo cây đu đủ không gãy. Họ mô tả những người CS là những kẻ dốt nát, là những tên thảo khấu chưa hề biết đến văn minh loài người. Người dân thành thị trong chế độ Sai gòn cả đời chưa bao giờ được biết mặt mũi anh cán binh cộng sản ra sao, nếu được thông tin thì hình ảnh toàn là những anh tù binh nhếch nhác bên cạnh những anh hùng lính Cộng Hòa hiên ngang đang nở nụ cười chiến thắng.

    Một cảnh cày đầu người (hoàn toàn bịa đặt) trong phim “Chúng Tôi Muốn Sống”

    Tâm lý chiến chế độ Saigon dựng lên bộ phim “Chúng tôi muốn sống” để tố cáo chinh sách cải cách ruộng đất miền Bắc. Nó hiệu quả đến nỗi cho đến nay người ta cứ tưởng những hình ảnh trong phim là sự thật. Hầu hết những dẫn chứng hình ảnh về sự tàn bạo của chính sách cải cách ruông đất miền Bắc trên hệ thống truyền thông cờ vàng đều trích dẫn từ phim này mà hoàn toàn không hề có dẫn chứng hình ảnh nào khác. Cho đến hôm nay các anh cờ vàng cũng vẫn dùng những hình ảnh trích trong phim này để tố cộng và tha hồ phóng đại lên số nạn nhân. Cuốn tiểu thuyết “ Giải khăn sô cho Huế “ do Nhã Ca, một nhà văn tâm lý chiến được giải thưởng của Nguyễn Văn Thiệu bịa chuyện thì được xem là tài liệu “lịch sử” tố cộng tàn sát dân thường năm Mậu Thân ở Huế. Hệ thống tâm lý chiến Saigon đã làm cho nó trở thành “tài liệu” tố cộng của các anh.

    • D.Nhật Lệ says:

      Những vụ việc ở Tiên Lãng và Văn Giang xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật,mới đây chứ chẳng
      xa xôi gì,thế mà CV.còn mồm loa mép giải …rằng thì là mà…do dân bức xúc mà phá (TL.),do
      nhân dân đồng ý,ngay cả đổ tội cho bọn thù địch diễn biến hoà bình (VG.) v.v.và v.v. hòng chạy tội đàn áp nông dân trong việc cưỡng chế cướp đất nông nghiệp.
      Còn trên diễn đàn ảo này,lại có tên dùng ngòi bút đổi trắng thành đen,biến không thành có như
      thế này thì thật hết nước nói.Thế nhưng,cũng chẳng khó hiểu gì vì thủ đoan của CS.bất cứ ở đâu cũng đều giống nhau.Đó là lặp đi lặp lại hàng 100 lần,hàng 1000 lần hay phủ nhận,phủ nhận và
      phủ nhận thì cũng có thể lung lạc những người nhẹ dạ,ngu xuẩn.Nếu nghĩ vậy là qúa sai lầm,thế
      kỷ 21 với Internet thông tin toàn cầu không phải như cách đây mấy chục năm đâu nhé ! Đừng
      tưởng che mắt bưng tai được người dân như thời trước để NGU DÂN nhé !
      Hãy thức tỉnh đi,đừng nằm mơ giữa ban ngày để đè đầu cỡi cổ dân VN.mà hưởng đặc quyền
      đặc lợi lâu dài ! Lợi ích của các người chẳng ra gì cả nếu lợi ích của đất nước không còn !

    • Banh lòng says:

      Ba mươi bảy năm còn có những con người CS tự cho mình là Anh Dũng , vẫn chưa chịu mở mắt để nhìn nhận sự thật .

      Người Quốc gia sợ CS rất khác với người CS sợ người Quốc gia .

      Người Việt Quốc gia sợ người CS ở cái sắc máu hận thù giai cấp , đấu tố , cào bằng tri thức , cào bằng Tài sản , cào bằng tôn giáo , cào bằng truyền thống tổ tiên . Được thực hiện bằng hình thức thức ám sát , Thủ tiêu , đấu tố , lập toà án nhân dân do Đảng chỉ đạo và kích động . Đấy là chưa kể đến cái lý lịch an ninh ba đời bị đoạ đày khinh bỉ , bị đạp xuống đáy tận cùng xã hội , khimột người Việt bị CS xem là thành phần ác ôn , chống đối phản động .

      Nhưng khổ nỗi cái sợ của người CS đối với người Quốc gia nó lại nằm ngay trong lòng tổ chức của Đảng , nó không nằm trong con người . Nỗi sợ hãi phát xuất ở từ chi bộ Đảng , khiến Đảng phải luôn luôn đề cao cảnh giác , kiểm điểm và đấu tranh .

      ĐCSVN sợ những người chống Cộng , những người Quốc gia đến nỗi nhìn đâu cũng thấy địch . Để rồi cuối cùng tất cả toàn thể nhân dân bị đặt vào thế phải bị theo dõi , phải bị kìm kẹp bởi các bộ phận an ninh chìm nỗi , nhân dân vô tình biến thành kẻ địch của ĐCSVN !!!

      Từ khi cướp chính quyền niềm Bắc , khi chiếm được miền Nam và cho đến tận hôm nay , ba mươi bảy năm sau chấm dứt chiến tranh , Đảng vẫn còn phải lo sợ . Nỗi lo sợ của Đảng càng ngày càng lớn . Tại sao ? Và cái gì đã khiến cho CS đã chiến thắng Quốc gia mà cho mãi đến hôm nay lại mất ăn , mất ngủ , lại còn run sợ ….???

      Phải chăng đó là tinh thần TỰ DO , DÂN CHỦ của người Việt Quốc gia , người Việt không CS , người Việt chống Cộng có được . Nhưng đối với ĐCSVN và Đảng viên sẽ không và không bao giờ có được .

      Tóm lại . ĐCSVN vẫn còn sợ hãi về người Việt Quốc gia . Đây là một sự thật không thể chối cãi được , Đảng ta đã âm thầm thừa nhận khi ám chỉ ” Các thế lực thù địch từ bên ngoài ” trong cơn mê sảng !!!

      • Xích lô says:

        Còn một nỗi sợ lớn nhất của dcs đó là “SỢ SỰ THẬT” được phơi bày.

    • anh dung 0935203070 0988111247 says:

      Và hình ảnh anh lính Cộng Hòa

      Đối lập với những hình ảnh Việt cộng là hình ảnh anh chiến sĩ cộng hòa trang bị tận răng oai phong lẫm liệt . Những nhạc phẩm và phim ảnh ca ngợi anh lính Cộng Hòa phổ biến tràn lan khắp nơi mô tả anh lính không quân đa tình hào hoa phong nhã, anh lính hải quân lãng tử bồng bềnh nghệ sĩ hay những “anh hùng mũ đỏ” bụi bặm oai hùng. Họ mô tả những cuộc hành quân đầy lãng mạn và cuộc đời lính đầy ắp tình cảm em gái hậu phương.

      Vào thời điểm Việt Nam hóa chiến tranh họ đặt những trung tâm tuyển mộ nhập ngũ khắp nơi, quảng cáo rầm rộ cho các binh chủng bằng các hình ảnh oai hùng cùng với số tiền thưởng đầu quân rất hậu hĩ tùy theo mức độ nguy hiểm của binh chủng. Những nơi này tuyển mộ vơ vét nhứng thanh niên đang còn đi học, đang được hoãn dịch hoăc đã từng trốn lính. Việc tình nguyện nhập ngũ rất dễ dàng đến nỗi chẳng cần miếng giấy tùy thân. Thế nên có rất nhiều trường hợp đào ngũ ở đơn vị này rồi tình nguyện vào binh chủng khác để kếm tiền đầu quân.

      Tại các trường trung học trước khi thi tú tài, trường sĩ quan Đà Lạt cho người đến tận trường tuyên truyền chiêu dụ học sinh ghi tên thi vào võ bị. Họ nêu ra những quyền lợi của sĩ quan hiện dịch như bằng sĩ quan tương đương cử nhân khoa học, ra trường có bằng nhảy dù, bằng lái các loại xe, kể cả nhảy đầm. v.v. . để đánh vào tâm lý háo thắng giới trẻ. Họ tô vẽ hình ảnh những sĩ quan Đà lạt phong lưu lịch lãm và oai hùng. Hình ảnh những buổi lễ gắn an pha in ra các tờ bướm cùng với những sĩ quan tương lai lịch lãm dạo phố bên bờ hồ Xuân Hương làm cho những chàng thanh niên đang đi học phải thèm thuồng.

      Đối với các cô gái thì họ tuyên truyền hình tuợng người lính như một tiêu chuẩn của các cô. Hình ảnh những anh sĩ quan trẻ ngồi trên xe jeep bụi bặm chạy trên đường phố luôn được các cô gái mơ ước. Những “anh hùng mũ đỏ”, hay những chàng trai “tung cánh chim sắt” vào bầu trời, những chàng trai lướt sóng gởi những chùm “hoa biển” cho các em gái hậu phương gây ấn tượng mạnh cho giới thanh niên cả nam lẫn nữ.

      Họ tuyên truyền cho thanh niên cái nhìn về quân đội như một nơi đầy ắp những quyền lợi, được mọi người kính nể mà không gợi ra một lý tưởng nào. Mục đích chiến đấu của lính Cộng Hòa được tuyên truyên chỉ là chống cộng sản xâm lược, bảo vệ tự do, rất mơ hồ không thuyết phục được thanh niên cho nên họ phải ra sức tạo ra hình ảnh anh lính với những tố chất đẹp đẽ có thể chất kích thích tuổi trẻ. Người thanh niên vào lính không vì lý tưởng cao cả nào mà chỉ muốn “thỏa chí tang bồng” .

      Có rất nhiều học sinh bỏ học để đăng lính vừa có tiền đầu quân vừa thỏa chí tang bồng như họ tưởng tượng. Quần áo người lính xuất hiện trên đường phố phải được ủi thẳng nếp và hồ cứng, giày bốt đờ sô phải đánh xi bóng loáng làm cho hình ảnh người lính rất đẹp dưới mắt giới trẻ. Nhiệm vụ của người lính được giới trẻ hiểu như là trừ gian diệt bạo, giang hồ hành hiệp kiểu quân tử Tàu mà không được trang bị một lý tưởng vững chắc nào. Chính cái động cơ đi lính như thế đã làm cho quân đội Cộng Hòa rất dễ tan rã khi đối mặt với hiểm nguy.
      Chính cái kiểu tuyên truyền chú trọng vào ca ngợi hình thức đã làm cho không ít thanh niên vỡ mộng khi đối diện với thưc tế chiến truờng làm suy giảm rất lớn đến sức chiến đấu. Khi chiến trường không như mộng mơ phải đối diện với hiểm nguy hằng ngày, sống nay chết mai lại không có động cơ chiến đấu họ trở nên bất cần đời, tìm cách đào ngũ.

  10. Vũ duy Giang says:

    Tác giả Trúc Giang tả rõ những chiến dịch di tản ngày 30 thãng,1975,nhưng lại nhân tiện tuyên truyền chống Cộng một cách”ngây ngô”(Pháp gọi là:anti-communiste primaire)khi đem thí dụ(để dọa!?)trường hợp 22.417 dân VN bị chính quyền Pháp truất bỏ quyền tị nạn chính trị(sau khi rời VN để đi tị nạn ở Pháp,nhưng lại về chơi ở VN!),và quyền lợi(ngửa tay xin tiền trợ cấp xã hội Pháp,để mang về tiêu ở VN?!),theo đúng Điều 1,Khoản 2A của Hiệp định Genève về người tị nạn ở bất cứ nước nào trên Thế giới.
    Ở Pháp có khoảng nửa triệu người VN,đa số là dân tị nạn sau 1975.Nếu VC coi họ là”thanh phần cực kỳ phản động,cần phài triệt hạ”(theo tuyên truyền của TG),thì tại sao VC không tiếp tục”triệt hạ”những người VN còn ở Pháp?Phải chăng vì những người này không lừa dối chính quyền Pháp như những kẻ đã bị Pháp truất bỏ quyền tị nạn?

    Thêm vào đấy,TG đặt câu hỏi”trí thức VK yêu nước”một cách quá”ngây ngô”,vì không rõ tình hình như sau:

    * VK cũng được tự do mua nhà,như người VN trong nước.Nhưng đa số không thèm,mà chỉ có 200 VK mua nhà thôi.

    ** Ít có VK về làm công chức VC(dù là cán bộ cao cấp) để lãnh lương đủ đi uống café! Nhưng có VK Canada làm Viện trưởng Toán ở Saigon,mỗi năm về VN làm việc 3 tháng.Đa số VK làm cho doanh nghiệp Multinatonal nước ngoài,thì không”thừa hành,dưới quyền sai bảo của cán bộ đảng viên CS” nào cả!!!!

    *** Rất nhiều VK ở trong và ngoài nước đã”bênh vực công lý”khi ký các thư ngỏ cùng với các”trí thức chân chính trong nước”(mà TG tôn thờ”tấm gương”! ),để cảnh báo nguy cơ TQ,bô xít Tây nguyên,etc….

    Có lẽ tác giả TG đã nhầm lẫn những bạn VK”Áo gấm về làng”của ông,thuộc loại”danh ca, đánh cá”,với những trí thức VK,nên viết bài “vơ đũa cả nắm” này!Vậy hãy học viết cho đúng đề tài về chiến dịch di tản,rồi viết chống Cộng riêng ra,chớ đừng chống Cộng lằng nhằng qua”trí thức, hay
    “danh cá”VK!

  11. MINH says:

    Này anh dung – 0935203070
    Sao không thấy ông nhắc đến 1 hình ảnh rất đau thương của Hải quân CS trong trận Gạc Ma ? ông không dám đưa ra để tuyên dương cho quân đội của ông bởi vì họ không được quyền chiến đấu để chết cho đất nước của họ như HQ VNCH chứ gì ? Bởi họ chỉ ĐƯỢC QUYỀN LÀM CÁI BIA THỊT để thằng đàn anh ” môi hở răng lạnh ” tha hồ mà tập bắn ! Thậm chí sự hy sinh làm BIA THỊT của họ bị chính đất nước của họ phủi tay ! Bia tưởng niệm họ bị đụt bỏ, người dân không được quyền làm lễ tưởng niệm cho họ, có thương thì tưởng niệm trong …lòng ? vì sao vậy ??? ông há họng phun như con chó điên rồi tưởng người ta tin sao ?? Cái bộ mặt thật của tập đòan BÁN NƯỚC lộ quá rõ qua việc bán biển, đảo, tài nguyên ( hèn với giặc) nay chúng tiến thêm 1 bước là cướp cạn sự sống của nông dân qua vụ Văn Giang, Tên lãng v.v… (ác với dân).Con người còn 1 chút trí khôn , 1 chút sĩ diện thì không thể bênh vực cho 1 tập đoàn hại dân hại nước ! Thương cho mấy anh CAM, nó vứt cho mấy cục xương, nhổ vài bãi ĐỜM, các anh ĐỚP được rồi hồ hởi mà tán bọn chúng lên tận mây xanh …. người ta thấy anh ĐỚP phải bã ĐỜM mà thương cho cái thân …HÈN của anh đấy !

Leave a Reply to MINH