WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giết người trong mộng hay nửa hồn thương đau

 

Hãy cứ tưởng tượng nếu nhạc sĩ tài hoa Phạm Đình Chương sống dậy thưởng thức nhạc phẩm “Nửa Hồn Thương Đau” hay “Giết Người Trong Mộng” của mình qua giọng ca nghẹn ngào, ray rứt của ca sĩ Ngọc Anh cùng với lối diển xuất như trút hết đam mê lên từng cung nhạc của cô thì cái chắc niềm hạnh phúc và nỗi đớn đau trong ông sẽ trỗi dậy mạnh mẽ đến ngần nào?

Xưa kia, cũng hai nhạc phẩm này, giới yêu văn nghệ cùng thế hệ với người viết chắc cũng đã từng được thưởng thức không chỉ một mà qua nhiều giọng ca. Ca sĩ Thái Thanh với tiếng hát được mệnh danh vượt thời gian của mình, ngay cả giọng ca cao sang của ca sĩ Lệ Thu hay miên man buồn của Julie cũng đã từng đóng góp. Gần hơn có giọng ca yểu điệu ý Lan, bên nam giới với giọng ca gai góc tinh luyện không lẫn vào đâu được của ca sĩ Tuấn Ngọc hay mượt mà cao vút của hai ca sĩ Đức Tuấn và Bằng Kiều v.v…. nhưng phải thú nhận, qua hai nhạc phẩm này, tiếng hát mịt mùng ray rứt của ca sĩ Ngọc Anh đã chinh phục trọn vẹn sự ngưỡng mộ của đại đa số giới thưởng ngoạn. Nói vậy, không có nghĩa là người viết phủ nhận những tiếng hát đã thành danh như đã nêu trên. Lẽ dĩ nhiên là “mỗi người mỗi vẻ” mà “vẻ” của Ngọc Anh chắc là đại đa số khán giả đắc ý nhất. Có lẽ chất giọng khàn khàn vừa nghẹn ngào vừa ray rứt cùng lối diễn xuất độc đáo của cô hạp với thể nhạc bi lụy này chăng?

Người ta vẫn không thường nói, có những ca khúc làm nên tên tuổi của ca sĩ và ngược lại đó sao! nhưng với Ngọc Anh và nhạc phẩm này thì không thể nói “lấy của thằng miền xuôi nuôi thằng mạn ngược” được mà là ngược xuôi, cả hai đều được cả.

Vâng, nếu ai đó nhận hết được nét hạnh phúc lộ rõ trên gương mặt của nhạc sĩ Lam phương trong Thúy Nga Paris By Night khi ông thưởng thức nhạc phẩm “Em Đi Rồi” của mình qua tiếng hát đầy giao động và sầu cảm dữ dội này, cho dù ông đang bị khống chế bởi chiếc xe lăn thì mới cảm hết sức cuốn hút của nó? Thiết nghĩ lời nhạc cũng như âm điệu càng bi lụy, càng ray rứt bao nhiêu, Ngọc Anh càng chứng tỏ bấy nhiêu lối nhập vai giao động quyền biến của mình mà chinh phục bao trái tim của giới thưởng ngoạn. Phải nói, đây là tiếng hát có sức cuốn hút lạ thường, tiếng hát ấy khi cất lên như ẩn chứa nhiều đam mê, nó chẳng những có khả năng khơi dậy cả một vùng trời xuyến xao trong lòng người nghe mà còn đưa giới thưởng ngoạn ngập chìm vào một không gian dạt dào xúc cảm.

Tôi cũng sẽ chẳng nghi ngờ nếu ai đó bảo rằng Ngọc Anh phải là một người đàn bà hết sức đam mê và biết yêu mãnh liệt lắm lắm mới có thể diễn đạt hết ý những nhạc phẩm bi lụy đến như vậy. Nghĩ rằng, chỉ nghe Ngọc Anh hát không chưa đủ mà phải thưởng thức Ngọc Anh diển xuất bằng mắt bằng môi và bằng cả đôi tay thon dài lúc hụt hẫng khi chới với của cô nữa thì mới thấm, nó như là điều kiện ắt có và đủ.

Trở về với nhạc sĩ tài hoa Phạm Đình Chương và nhạc phẩm Nửa Hồn Thương Đau, giới am tường văn nghệ không ai phủ nhận tài phổ nhạc của ông. Cho đến nay hấu hết những nhạc phẩm ông phổ từ thơ đều được xem là đạt đến đỉnh điểm của nó, nhất là những tình khúc dở dang nhiều bất trắc, nếu ai đó chịu khó đem so với những nhạc phẩm phổ thơ của những nhạc sĩ khác mà nhạc phẩm “Nửa hồn thương đau” là một điển hình. Trong những nhạc tình nổi tiếng của ông, hình như thơ có vị trí không khiêm nhường chút nào, nó như là hương là sắc và chỉ cần trang điểm thêm những thanh âm rung cảm đồng điệu thì bỗng nhiên chắp cánh, nó là cô gái lọ lem chờ lọt vào mắt xanh của hoàng tử. Có ai ngờ rằng chỉ với vỏn vẹn 2 câu “Đôi khi anh muốn tin, Ôi… những người khóc lẻ loi một mình” trong thi phẩm Lệ Đá xanh của thi sĩ Thanh Tâm Tuyền mà ông đã phổ diễn thành nhạc phẩm bất hủ “Nửa Hồn Thương Đau”. Tôi chắc rằng, nếu không có Nửa Hồn Thương Đau của Phạm Đình Chương thì mấy ai biết đến Lệ Đá xanh của Thanh Tâm Tuyền. Cũng vậy, nếu ai đó bất chợt đọc được đâu đó một bài thơ hay, đố mà người ấy nhớ được lâu những lời thơ và tên tác giả nếu không chịu khó học thuộc lòng? Phải chăng chính nhờ những thanh âm của nhạc sĩ tài hoa mà những lời thơ hay mới ăn sâu trong lòng người thưởng ngoạn. Chắc có lẽ bắt nguồn từ sự rung cảm đồng điệu giữa nhạc sĩ và thi nhân cũng nên. Cái khả năng của nó là làm cho cả hai quyện vào nhau mà cùng chắp cánh.

Giới yêu văn nghệ Sài Gòn ngày xưa làm sao có thể quên được những nhạc phẩm nổi tiếng được nhạc sĩ tài hoa Phạm Đình Chương phổ từ thơ như Đôi mắt người Sơn Tây của thi sĩ Quang Dũng qua giọng ca của Duy Trác hay Mộng dưới hoa (Tự tình dưới hoa) của thi sĩ Đinh Hùng qua giọng ca của Jo Marcel vào giữa thập niên 60, Màu kỷ Niệm của thi sĩ Nguyên Sa qua tiếng hát của Thái Thanh, Người đi qua đời tôi của Trần Dạ Từ với giọng ca của Lệ Thu. Đặc biệt gần đây, trong đêm nhạc riêng của mình ở Sài Gòn với chủ đề “Khung Trời Ý Lan” tại phòng trà Đồng Dao, cũng nhạc phẩm “Người đi qua đời tôi” này, ca sĩ Ý Lan đã mời nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 lên đệm piano cho mình, để rồi do quá xúc động mà cả kẻ hát lẫn người đàn đều rưng rưng lệ, sau đó Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã không nén nổi cảm xúc, chia sẻ: “Cách đây 40 năm tôi đã đệm đàn cho Thái Thanh hát ca khúc này, giờ đây tôi lại được hân hạnh đệm đàn cho ái nữ của cô ấy. Đúng là duyên văn nghệ mà tôi có được trong sự nghiệp âm nhạc của mình. Ý Lan đã cho tôi sống lại những ký ức của một thời xuân trẻ”.

Câu nói “Ý Lan đã cho tôi sống lại những ký ức của một thời xuân trẻ” đủ để gợi cho ai đó cả một bầu trời thương nhớ cũ, Sài Gòn thuở xưa, Sài Gòn của những thập niên 60, giới trẻ lúc bấy giờ có cái mốt thưởng thức nhạc ở phòng trà, với cà phê, với khói thuốc với những suy tư về thân phận và song song với nó là nơi bưng biền hay những vùng ven đô, những tiếng súng bất an đang manh nha gây hấn, rồi chiến tranh lan dần và ngày thêm khốc liệt, có những vùng quê nhen nhúm màu sắc của điêu tàn, có những thị trấn đánh động nỗi bất an thì cũng là lúc nơi quân trường hàng hàng lớp lớp thanh niên đang đổ mồ hôi trong tôi luyện để chiến trường bớt đổ máu…..

Lúc bấy giờ những quán nhỏ của sinh viên cũng được giới trẻ nhiệt tình chiếu cố, Quán Văn sau trường Đại học Văn khoa, Quán Tre của Khánh Ly  ở đường Đinh Tiên Hoàng, Quán Thằng Bờm ở đường Đề Thám, Quán Đà Lạt gần sân vận động Cộng Hoà v.v…. Những La Pagode,  Brodard hay Givral sang trọng hình như chỉ hiện diện một thiểu số giới trẻ con nhà giàu nào đó thôi. Nhân đây người viết cũng xin có đôi nét về phong trào văn nghệ Sài Gòn một thời. Sau hiệp định Geneve năm 1954, đất nước bị chia đôi, một số ca nhạc sĩ nổi tiếng Hà Nội di cư vào Nam, dù chỉ với “hai bàn tay trắng” mà họ đã làm nên “biết bao nợ nần”. Vâng, chính họ đã góp phần không nhỏ trong việc tạo cho phong trào văn nghệ Sài Gòn trở nên đa dạng với nhiều dòng nhạc dành cho mọi tầng lớp thưởng ngoạn. Thị trường âm nhạc bỗng nhiên sôi động hẳn lên cùng với đa số những ca sĩ nổi tiếng người Hà Nội góp mặt ở các phòng trà.

Thưởng thức nhạc ở phòng trà là một nét văn hóa của Sài Gòn lúc bấy giờ, phòng trà mọc lên khắp nơi, trước có Văn Cảnh, Đức Quỳnh, Anh Vũ sau có Queen Bee, Tự Do, Ritz, Maxim’s, Đêm Màu Hồng với các ban nhạc tên tuổi và các giọng ca sáng giá. Sau này có một loại phòng trà ca nhạc khác nữa là phòng trà sinh viên như đã nói trên. Trong khi các phòng trà nổi tiếng là nơi dành các khán giả có điều kiện thì phòng trà sinh viên do sinh viên mở ra nó bình dân hơn và lẽ dĩ nhiên là cũng để dành cho chính họ. Sau sự kiện 30-4-1975 cái gọi là giải phóng, các phòng trà này cũng được giải phóng nốt.

Người dân Miền Nam không thể nào quên được chuyện “kẻ chiến thắng” ra lệnh cấm và thiêu hủy những sản phẩm văn hóa của Miền Nam trong đó có sách vở, băng nhạc, phim ảnh và lẽ dĩ nhiên, những văn nghệ sĩ Miền Nam cũng đã được họ đặc biệt chiếu cố. Cả một bộ máy tuyên truyền của chế độ lên án những nhạc phẩm của Miền nam, họ cho đây là loại Nhạc Vàng đồi trụy, phản động để rồi chuyện cấm kỵ này kéo dài lây lan đến gần cả hai thập niên. Bây giờ lẽ dĩ nhiên đã khác, nghe nói mới đây đôi ca sĩ Tuấn Vũ & Hương Lan đã mang nhạc vàng Sài Gòn cũ ra chinh phục Hà Nội. Họ trình diễn tại nhà hát lớn vào đêm 16-10-2010 sau khi đại lễ Ngàn Năm Thăng Long kết thúc. Đôi song ca này đã mở đầu show diễn vào ngày 11-8-2010 và được khán giả Hà Nôi đón nhận nhiệt tình, giá vé dù có đắt, tương đương với mấy mươi đô la Mỹ nhưng mỗi show diễn đều bán sạch và kéo dài mấy tuần liền, đến nỗi nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc phải viết một bài mang tựa đề : “ Khi Đặng Thái Sơn không thể “ địch” lại Hương Lan Tuấn Vũ” với những dòng như sau :
“Có lẽ Đặng Thái Sơn mà biểu diễn tới đêm thứ 3 ở Hà Nội bây giờ chắc cũng chẳng có mấy ai xem. Không thể “địch” lại với Hương Lan, Tuấn Vũ, Tuấn Ngọc… Hồi cuối tháng 8 vừa qua, show diễn hát theo yêu cầu của họ ở Nhà Hát Lớn giá 1 triệu rưỡi đến 1 triệu 7 cho 1 vé. Biểu diễn hàng nửa tháng trời mà vẫn kín chỗ, không có vé mà mua. Mà hình như họ ăn khách Thủ đô đến ngỡ ngàng, vượt cả sự tưởng tượng của chính họ, nên họ lại đã quảng cáo biểu diễn tiếp tại Nhà hát lớn sau Đại lễ 1000 năm”

Nhắc đến phong trào văn nghệ Sài Gòn thuở ấy là nhắc đến biết bao kỷ niệm buồn vui nhưng cũng đừng quên nhắc đến Sài Gòn cũng là  nhắc đến mưa, đến nắng đến những ánh đèn vào đêm trên những đường phố trung tâm hay những con hẻm lầy lội dưới mưa. Nhắc đến Sài Gòn thuở ấy là nhắc đến những tụ điểm ăn chơi, những tiếng rao khuya, những tiếng gõ chào mời trong đêm vắng hay những xe đẩy hàng ăn trên phố. Có một điều thú vị ít ai chú ý là cho đến nay dù là đã thay tên đổi họ, dân Sài Gòn chính tông chẳng bao giờ chịu gọi Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh, thậm chí là thành phố Sài Gòn, không có từ thành phố đi chung với nó. Chỉ khi nào với hàm ý gì đó thì lại khác. Cứ hãy thử tưởng tượng vào phòng trà thưởng thức nhạc tình mà mặc áo vet đội nón cối xưng đồng chí với nhau thì tréo cẳng ngổng biết chừng nào. Thế nhưng Sài Gòn bây giờ đã khác, đâu rồi một Sài Gòn của thời xa vang bóng “nghìn năm hồ dễ mấy ai quên”.

Đêm nay tôi đưa em về

Đường khuya sao trời lấp lánh

Đêm nay tôi đưa em về

Mắt em sao sáng long lanh

 

Đêm nay khi em đi rồi

Đường khuya riêng một mình tôi

Đêm nay khi em đi rồi

Tôi về đếm bước lẻ loi

…………………………….

Đêm mai không ai đưa về

Người ơi xin đừng hờn dỗi

Đêm nay cô đơn đi về

Xin người hãy nhớ tình tôi

 

Đây là một nhạc phẩm hay của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 mà một thuở người viết vẫn thường nghêu ngao hát. Cảm ơn nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã dâng cho đời những cung bậc rung cảm nhẹ nhàng mà cũng đầy da diết.

Trở lại với nhạc sĩ Phạm Đình Chương, năm 1979, ông vượt biên, rồi định cư ở Hoa Kỳ, tình cờ đọc được bài thơ “Đêm, Nhớ Trăng Sài Gòn” của thi sĩ Du Tử Lê trên trang báo, không để mất cơ hội, ông chộp lấy và xuất thần chuyển vào ngôn ngữ của âm nhạc, thế là ca khúc “Đêm, Nhớ Trăng Sài Gòn” ra đời và trở thành tuyệt khúc qua tiếng hát của nữ ca sĩ Lệ Thu lúc bấy giờ.

Phải nói ở bên kia dốc đời của nhạc sĩ tài hoa Phạm Đình Chương là cả một cung nhạc thảm sầu, nó vừa là nạn nhân mà cũng vừa là tác nhân, nó vận vào ông để ông cảm tác những bài tình ca bất hủ.

Số là, vào những năm 57, 58 thì phải, giới yêu văn nghệ Sài Gòn xôn xao không ít, báo chí phải tốn nhiều giấy mực bởi phải đăng nhiều kỳ vụ ly dị giữa nhạc sĩ Phạm Đình Chương và người vợ tài sắc của ông là ca sĩ Khánh Ngọc, đến nỗi tòa phải xử dai dẳng mới đi đến kết thúc. Như đã biết, Khánh Ngọc từng được giới mộ điệu mệnh danh là “Ngọn núi lửa”. Cô vừa làm ca sĩ, vừa làm tài tử điện ảnh có một nhan sắc quyến rũ và một thân hình nóng bỏng. Tài nghệ và nhan sắc của cô đã làm say đắm bao lòng khán giả mỗi khi cô xuất hiện.

Dù nhạc sĩ Phạm Đình Chương trước khi ly dị cũng đã nghe phong phanh đâu đó vợ của mình ngoại tình nhưng ông vẫn bỏ ngoài tai vì tình yêu và tin tưởng ở tình yêu của vợ. Chỉ đến khi một số bạn thân văn nghệ làm chỉ điểm để ông bắt được tại trận ở Nhà Bè thì sự việc mới vỡ lẽ. Tin tức lan nhanh như nước lũ mùa lụt, báo chí Sài Gòn lúc bấy giờ khai thác triệt để, nhất là nhật báo Sài Gòn Mới của bà Bút Trà. Thế là vụ “ăn chè Nhà Bè” được suy diễn hơn cả mức độ “chả nem” của nó. Lẽ dĩ nhiên, nhân vật thứ 3 và cũng là thủ phạm đã được dư luận nhiệt tình chiếu cố. nhưng nói cho cùng, người đau nhất vẫn là nhạc sĩ Phạm Đình Chương và nạn nhân thứ hai là chị ruột của mình. Tuy vẫn còn yêu vợ, nhưng ông không đủ can đảm đạp lên dư luận mà đi nên đành phải gạt lệ đâm đơn li dị. Nghe nói, lúc ấy thủ phạm cũng đã từng cầu cứu đến Bộ Thông Tin, yêu cầu báo chí thôi làm ồn và cho ngưng những loạt phóng sự “Nhà Bè” này.

Sau khi li dị, nhạc sĩ Phạm Đình Chương phải chịu cảnh gà trống nuôi con, sau một thời gian ông đã cố gắng duy trì cuộc sống trở lại bình thường sau đó ông đã hát và sáng tác trở lại. Một đêm, tình cờ trên một sân khấu đại nhạc hội, không hẹn mà gặp và ông đã bị từ chối khi ngỏ ý muốn đưa người cũ của mình về nhà vì trời đang mưa. Quá đắng cay, ông lặng lẽ về căn nhà với chập chùng kỷ niệm, nhìn mưa rơi mà lòng tan nát, tủi thương cho thân phận, ý định tìm chết bỗng chớm trong ông, nhưng tiếng khóc của trẻ thơ đã làm ông bừng tỉnh mà níu ông lại! Nhạc phẩm “Nửa hồn thương đau” được ra đời cũng vào cái đêm mưa hôm đó.

Tôi lan man viết lại chuyện tình buồn này của nhạc sĩ Phạm Đình Chương như một chia sẻ mà cũng là để lòng tri ân đến ông cùng những nhạc sĩ khác, những người chỉ vì một bất hạnh nào đó trong đời sống tình cảm để rồi sự đáp trả của họ là dâng cho đời những tình khúc bất hủ.

Tôi trân trọng những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cho dù cá nhân người nghệ sĩ sáng tác ấy dưới mắt một số người thậm chí nhiều người là có những khuyết điểm. Chúng ta vẫn không thường nói “nhân vô thập toàn” đó sao? Tâm hồn chúng ta vốn dĩ đã nghèo nàn thì dại gì phải để nó lâm vào cảnh túng thiếu khi mà chỉ vì không chấp nhận tư cách cá nhân của một người nghệ sĩ tài hoa nào đó để rồi phải loại ra những tác phẩm nghệ thuật có giá trị mà họ đã dâng cho đời.

Viết đến đây tôi chợt nhận ra có một ưu điểm mà thế hệ chúng tôi được thừa hưởng ở miền nam đó là sự trưởng thành trong văn hóa ứng xử. Nhờ đó mà người nghệ sĩ tài năng ở giai đoạn này luôn có được thuận lợi trong sáng tác cũng như phổ biến những đứa con tinh thần của mình, quyền tự do tư tưởng ít ra cũng được tôn trọng cho dù người nghệ sĩ tài năng đó có như thế nào? màu sắc “chính trị” có ra sao? thường thì họ vẫn có chỗ đứng và được quần chúng chấp nhận thậm chí còn được bảo bọc và lẽ dĩ nhiên giới cầm quyền ít nhất cũng phải tôn trọng. Nghĩ rằng, lối ứng xử này cần phải củng cố mà tạo thành tập quán, nhất là cho thế hệ tiếp nối, cho dù bạo quyền CS ngày nay có tàn ác đến đâu, có bất nhân đến mấy… rồi cũng qua đi, nhưng nếu dân tộc đánh mất đi cái tính tối thiểu của tự do dân chủ, cái tình tối thiểu của lòng nhân ái, đánh mất đi cái giềng mối đạo đức căn bản của con người thì khó mà phục hồi được?

 

© Sông Lô

© Đàn Chim Việt

 

33 Phản hồi cho “Giết người trong mộng hay nửa hồn thương đau”

  1. Người San Jose says:

    Chỉ là một bài quãng-cáo thối mà !
    Người San Jose

  2. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Lời nói đầu:
    Xin Ban Biên Tập vui lòng đừng kiểm duyệt như các lần trước,
    cắt bỏ hết lời các bài hát hay, bởi tôi đã tuyển lựa kỹ khi giới thiệu về Phạm Đình Chương

    Thưa tác giả và bà con,

    Trước tiên xin cám ơn Sông Lô (SL) thừa thắng sông pha, viết bài bàn về văn nghệ văn gừng thuần túy.
    Hay hay không hậu xét, tôi ca ngợi và có cảm tỉnh SL, bởi SL bày tỏ thật lòng mình theo đúng kiểu “yêu ai cứ bảo là yêu, ghét ai cứ bảo là ghét …”, mà không xu thời hùa theo đám đông.
    Tôi nghĩ, bàn về cái hay cái đẹp trong văn học nghệ thuật thì vô chừng, năm người mười ý. Chả khác gì về chính trị cũng thế, cứ loạn màu lên trong hai cái cực xanh và đỏ ! Tuy nhiên cái còn lại là sự TRUNG THỰC, có sao nói vậy người ơi !

    Cũng như lần trước, đang bấn xúc xích theo dõi vụ Văn Giang, rồi cả vụ án voi già Beckham bị sát hại dã man ở VN, rồi các diễn biến bất ngờ ở quốc tế, từ kết quả bàu cử ở Pháp, rồi khủng hoảng chính trị chút chút ở Hòa Lan, trò hề ở Nga giữa hai anh hề diễu dở Putin và Medvedev (Putin làm tổng thống còn Med xuống làm thủ tướng), cho nên tôi cũng sẽ chỉ bàn vớ vẩn thật nhanh, gọi là góp gió thành bão :-) !

    Tuy nhiên để thay đổi không khí, tôi sẽ ko bàn sâu về chuyện văn nghệ,
    mà về TÌNH DỤC (SEX), bởi vụ trên có dính đến nó, với nhiều đồn thổi linh tinh.

    Xin Ban Biên Tập vui lòng đừng kiểm duyệt, cắt lời các bài hát hay đã tuyển lựa kỹ của Phạm Đình Chương

    1/
    Về sáng tác văn nghệ, hay âm nhạc, tôi tạm chia tác phẩm của Phạm Đình Chương (PĐC) ra ba loại:

    1.1/
    - TÌNH CA, mà bài tôi thích nhất là MỘNG DƯỚI HOA.
    Đây là lãnh vực sở trường của PĐC. Tình ca của ông ác liệt ko thua bất cứ ai !

    Ông cũng nổi danh qua phổ nhạc vào thơ, làm thơ cất cánh bay cao đến chín tầng trời !
    Chính Mộng Dưới Hoa phổ từ thơ của cố thi sĩ Đinh Hùng, cùng thời với thi sĩ Vũ Hoàng Chương.

    Lời 1

    Chưa gặp em tôi vẫn nghĩ rằng
    Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng
    Mắt xanh lả bóng dừa hoang dại
    Âu yếm nhìn tôi không nói năng

    Ta gặp nhau yêu chẳng hạn kỳ
    Mây ngàn gió núi đọng trên mi
    Áo bay mở khép niềm tâm sự
    Hò hẹn lâu rồi – em nói đi

    Nếu bước chân ngà có mỏi
    Xin em dựa sát lòng anh
    Ta đi vào tận rừng xanh
    Vớt cánh rong vàng bên suối

    Ôi, hoa kề vai hương ngát mái đầu
    Đêm nào nghe bước mộng trôi mau
    Gió ơi, gửi gió lời tâm niệm
    Và nguyện muôn chiều ta có nhau

    Lời 2

    Tôi cùng em mơ những chốn nào
    Ước nguyền chung giấc mộng trăng sao
    Sánh vai một mái lầu phong nguyệt
    Hoa bướm vì em nâng cánh trao

    Hy vọng thơm như má chớm đào
    Anh chờ em tới hẹn chiêm bao
    Dưới hoa tưởng thấy ngàn sao rụng
    Hòa lệ ân tình nuôi khát khao

    Bước khẽ cho lòng nói nhỏ
    Bao nhiêu mộng ước phù du
    Ta xây thành mộng nhìn thu
    Núi biếc, sông dài ghi nhớ

    Ôi, chưa gặp nhau như đã ước thề
    Mây hồng giăng tám ngả sơn khê
    Bóng hoa ngã xuống bàn tay mộng
    Và mộng em cười như giấc mê

    Sáng tác năm 1957

    1.2/
    - DÂN CA nhưng lại soạn cho hát với ban nhạc giao hưởng, như HỘI TRÙNG DƯƠNG, mà theo tôi thuộc vào hàng tuyệt phẩm (masterpiece). Ở đây ta vẫn thấy âm hưởng của ngũ cung như
    Tôi nghĩ Hội Trùng Dương được soạn theo cung cách chả khác gì ba bài Hòn Vọng Phu của Lê Thương

    Nhạc Trưởng Trần Chúc & BHX Ngàn Khơi. Hòa âm Trần Chúc
    http://www.youtube.com/watch?v=blK110hQ3sY&feature=related

    TIẾNG SÔNG HỒNG

    Trùng dương, trùng dương, trùng dương …

    Trùng dương …..chốn đây ngàn phương, có ba dòng sông cuốn xuôi biến Đông nhớ câu chờ mong.Về khơi sóng muôn triền tới, nước non buồn vui đây hội trùng dương đầy vơi. Sóng muôn triền tới, sóng xô về khơi, như muôn tình mới, vươn sức người dựng giữa đời.

    Chiều nay nước xuôi dòng đại dương có em tên sông Hồng dâng sóng tuôn trên nguồn. Vẩn vơ nắng quái vươn trên phù sa có những cô thôn mờ xa đón bầy dân đánh cá. Ngày qua trai gái sống vui một miền, quanh năm anh cuốc em liềm vun xới ruộng mùa lúa chiêm.

    Từ thượng du nước trôi về trung châu, ấp êm đồng ruộng sâu bên người áo nâu dãi dầu.

    Hò ơi ….. Gối đầu trên Lào Cay Việt Trì, em nằm tóc xõa bãi cát dài thả hồn mơ tới Thái Tình qua Sơn Tây. Hò ơi ….. Nhớ ngày nao dân chúng lên đường đem thịt xương ngăn giữ nương đồng đem vinh quang thắm tô sông Hồng.

    Nằm mơ, xuân vinh quang, trở về, cho non sông, và ngày nao nơi nơi xiết chặt nguồn thương là ngày em mơ duyên người lập công.

    =====================

    TIẾNG SÔNG HƯƠNG

    Miền Trung vọng tiếng, em xinh em bé tên là Hương giang, đêm đêm khua ánh trăng vàng mà than. Hò ơi, phiên Đông Ba buồn qua cửa chợ, bến Vân Lâu thuyền vó đơm sâu. Hỡi hò, hỡi hò. Quê hương em nghèo lắm ai ơi, mùa đông thiếu áo hè thì thiếu ăn. Trời rằng, trời hành cơn lụt mỗi năm à ơi, khiến đau thương thấm tràn, lấp Thuận An để lan biển khơi, ơi hò ơi hò.

    Hò ơi…… Ai là qua là thôn vắng, nghe sầu như mùa mưa nắng cùng em xót dân lều tranh chiếu manh.
    Hò ơi…… Bao giờ máu xương hết tuôn tràn, quê miền Trung thôi kiếp điêu tàn cho em vang khúc ca nồng nàn.

    Ngày vui, tan đao binh, mẹ bồng, con sơ sinh, chiều đầu xóm xôn xao đón người trường chinh. Ngậm ngùi hân hoan tiếng cười đoàn viên.

    =========================

    TIẾNG SÔNG CỬU LONG

    Ồ ồ ồ Đây Miền Nam
    Nước sông sông cao cá lội ngù ngờ
    Nước xanh xanh lơ có thêm cây rừng
    Về về đây miền Đồng Nai có Cửu Long
    Cuộn chảy dâng miền Nam mạch sống
    Một sáng em ra khơi Vĩnh Long tươi cười
    Và Cần Thơ, Long Xuyên lừng vườn cau lửa chín
    Đời vươn lên thuyền ghé bến
    Sống no nê dân quê một miền
    Kìa Hắc Dương, Sơn Đây nắng khô đồng lầy
    Chiều chiều tới. Hò lơ hò lơ, hò là hò lơ

    Chẻ tre bện sáo cho dầy, ơ chứ anh lên sông Mỹ có ngày . . . gặp em

    Ô hò ơi ra . . . biển khơi
    Trùng Dương . . . Ba chị em là ba miền Đem nhưng tình thương nối liền
    Gặp nhau bên trời biển Đông thắm duyên
    Hẹn nhau . Tha hồ sống lại bốn phương trời, đem tự do tranh đấu bao người, cho quê hương ấm no muôn đời
    Giờ đây bao tâm tư, rộn ràng như câu thơ
    Hội Trùng Dương tay tay xiết chặt nguồn thương
    Dựng đời vinh quang hoa đời tự do

    1.3/
    - bài hát mà tôi xin tạm gọi là về “CHÍNH SỰ”, như ANH ĐI CHIẾN DỊCH khá hay.
    Lúc học nhạc ở trung học đệ nhất cấp (cấp hai) nơi trường Nguyễn Trãi với nhạc sĩ Chung Quân (tác giả bài Làng Tôi), ông đã dậy chúng tôi một số bài hát loại này. Chẳng hạn Không Quân Việt Nam, Lục Quân Việt Nam, Hồn Tử Sĩ …

    Anh đi chiến dịch xa vời, lòng súng nhân đạo cứu người lầm than
    Thương dân nghèo ruộng hoang cỏ cháy
    Thấy nỗi xót xa của kiếp đoạ đầy anh đi

    Không quên lời xưa đã ước thề, dâng cả đời trai với sa trường
    Nam nhi cổ lai chinh chiến hề, nào ai ngại gì vì gió sương
    Hôm nay ruộng đồng trong chiến dịch
    Kìa sáu chốn miền Đồng Nai lên niềm tin
    Nghe như lúa reo đời sống lành, nghe như đất vui nhịp quân hành

    Anh đi chắc hẳn anh còn nhớ, đôi mắt u uẩn chiều tiễn đưa
    Của người em nhỏ thơ ngây quá, chưa biết cười lên hẹn đợi chờ

    Có những chiều mưa phơn phớt lạnh, đem cả hồn Thu tới lòng người
    Bao nhiêu chàng trai tay xiết mạnh, thầm hẹn ngày về non nước ơi
    Im nghe từ đồng hoang phố phường, còn mênh mang một niềm thương như trùng dương
    Hôm nay có anh miền chiến dịch, ôm súng mơ ngày về quang vinh

    (còn tiếp)

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Kết, Phạm Đình Chương là một nhạc sĩ có tầm vóc lớn. Người người sẽ không quên ông và người ta sẽ còn hát nhạc ông dài dài ! Bởi trước tiên ca từ hay, mang đậm tính nhân bản; thứ đến nhạc điệu (melodie) lôi cuốn không bút mực nào tả xiết (xin lỗi hơi cường điệu, nhưng cứ xem bài Hội Trùng Dương, cũng như Anh Đi Chiến Dịch thì rõ)

      2/
      Cái đau sót nhất cho Phạm Đình Chương nói riêng, và cho đại gia đình ông nói chung là vụ án tình được người thời đó biết đến và đàm tiếu qua thành ngữ ĂN CHÈ NHÀ BÈ !

      Tuy nhiên trước khi đi vào “chính chuyện”, xin cho phép tôi méo mó dài dòng một chút về cái đề tài vốn xưa nay bị xem là vùng cấm địa, điều cấm kỵ (tabou) trong xã hội Á Đông lạc hậu như ở xứ ta, là TÌNH DỤC (SEX) !

      2.1/
      Khoa học phương Tây hiện nay chứng minh rõ rằng, Sex chỉ là một nhu cầu thuộc bản năng, như ăn ngủ, tiêu tiểu … Tất cả đều lệ thuộc vào kích thích tố (hóc-môn) nam hay nữ, mặc dù người ta có thể tu tập để chế ngự nó, nhưng cũng khó mà diệt dục vô cùng. Các con vật khi tới mùa động đực hay cái là do hóc môn tăng cao đang luân lưu tùm lum trong cơ thể, xúi dục chúng làm lắm “trò khỉ” ! Chẳng hạn con cọp hay sư tử thì sẽ làm tình trong ba ngày liên tục, bất kể đêm ngày, và cứ mỗi giờ lại giở quẻ một lần thật nhanh. Và đúng là theo ý nghĩa truyền giống hơn là “enjoy” !

      Riêng con người thì thực ra cũng chả hơn con vật, nếu vào thuở xa xưa, hàng ngàn vạn năm trước. Cũng sống bày đàn, ăn lông ở lỗ, cũng khi động tình thì đàn ông, tức con đực, dùng sức mạnh đè con cái ra hiếp, và tôi nghĩ thuở đó chắc là làm tình như kiểu thú vật, tức đánh “tập hậu” từ sau tới trước, chứ làm gì có cảnh “ngả bàn đèn”, do bởi làm gì có giường chiếu hay chăn ấm nệm êm. Cho nên khảo sát về cơ thể học (anatomie; anatomy) ta thấy cửa mình, tức chỗ vào âm đạo (vagina) ở sát ngay lỗ đít (hậu môn; anus). Cho nên con đực chỉ việc đè đầu con cái, hay con cái tự động chổng khu lên, là đức anh chường “bị gậy” đâm thọc ngay vào cửa chính cái một; mà lỡ có đâm nhầm vào cửa kia cũng chả sao !

      Sau này nhờ có đầu to nhiều não bộ hơn, con người tìm mọi cách “cải thiện” cuộc sống lẫn trò làm tình (làm tội con cái). Theo thời gian cuộc sống thăng hoa, như ngày hôm nay về mọi mặt, kể cả sex, tức có đủ trò chơi (nghe nói những ba mươi sáu trò, trong đó có trò hay nói tới là 69, vác cày qua núi ….).
      Chả thế mà các cụ ta ở phương Đông đã tỏ bày bằng từ ngữ TỨ KHOÁI, ám chỉ những cái sướng của nhu cầu bản năng như ăn ngủ đụ ỉa !

      2.2/
      Con người rút kinh nghiệm qua cuộc sống, và trong lúc hình thành xã hội cho có tổ chức hơn. Chẳng hạn thấy không nên quan hệ tình dục với những người có cùng một huyết thống. Có thể do thấy nảy sinh ra những thế hệ sau yếu kém hơn. Nhưng cũng có thể như thế sẽ khó gọi nhau là cái chi chi khi liên hệ chòng chéo trong cùng một giòng họ.
      Nói ngắn gọn, đó là cội nguồn của các luật lệ bất thành văn, rồi thành văn trong xã hội ! Cũng như đẻ ra các món ăn cao cấp, điển hình như đạo đức học ….

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      2.2/
      Con người rút kinh nghiệm qua cuộc sống, và trong lúc hình thành xã hội cho có tổ chức hơn. Chẳng hạn thấy không nên quan hệ tình dục với những người có cùng một huyết thống. Có thể do thấy nảy sinh ra những thế hệ sau yếu kém hơn. Nhưng cũng có thể như thế sẽ khó gọi nhau là cái chi chi khi liên hệ chòng chéo trong cùng một giòng họ.
      Nói ngắn gọn, đó là cội nguồn của các luật lệ bất thành văn, rồi thành văn trong xã hội ! Cũng như đẻ ra các món ăn cao cấp, điển hình như đạo đức học ….

      Thực ra đạo đức cũng thay đổi theo thời gian. Bởi đạo đức cũng chỉ là cái “khung” do con người sáng tạo ra mà thôi. Cái khung nay tròn mai méo là sự thường tình trên thế gian này.

      Ta lấy thí dụ thời cụ Đồ Chiểu có màn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga khỏi tay đạo tặc. Nguyệt Nga định vội vén màn kiệu ra thưa chào cám ơn, thì Vân Tiên vội và xua tay mà rằng: Khoan khoan ngồi đó chớ ra / Nàng là phận gái ta là phận trai !
      Vâng ngày xưa theo Nho giáo NAM NỮ THỤ THỤ BẤT TƯƠNG THÂN ! Thậm chí có thời ngặt nghèo đến độ người con gái để cho người con trai thấy được gót chân mình là coi như bị thất tiết !

      Với thời gian thì nam nữ được thấy mặt nhau, thậm chí học chung lớp, làm bạn học với nhau, cũng như thày trẻ kèm tư gia học sinh nữ ở tuổi gần cập kê (thày trò hơn nhau đâu chừng 5 tuổi là nhiều). Tuy nhiên vẫn chưa cặp đôi tay trong tay và con gái cha mẹ đặt đâu con ngồi đó.
      Thời mẹ tôi còn có tục tảo hôn, nên mẹ tôi về làm dâu lúc mới 13 tuổi và bố tôi hơn mẹ tôi có một tuổi, còn cắp sách lên tỉnh học trung học (mẹ tôi đang học tiểu học cũng phải bỏ học lấy chồng. Ông ngoại tôi thương con buộc nhà chồng phải cho mẹ tôi đi học tiếp lên trung học, bên nhà chồng cũng OK. Nhưng về bên chồng thầy em chồng bằng tuổi mình ở nhà không học tiếp, cũng như bà con nhà chồng ai cũng thế cả, nên bỏ học ở nhà làm nàng dâu ngoan lúc bé tí tuổi đầu).
      Còn dì ruột kế mẹ tôi lại học chung lớp với chồng tương lai (với cả chú họ bên chồng), và từng chia phe đánh nhau chí chát với phe nhà chồng vốn là ở làng bên qua học nhờ trường.
      Thời mẹ tôi vẫn coi trọng việc THỦ TIẾT THỜ CHỒNG, và mẹ tôi từng được tiếng thơm bên họ nhà chồng đến tận giờ là giữ trọn TIẾT HẠNH KHẢ PHONG, bởi ở vậy nuôi con lúc goá chồng chưa đầy 30 tuổi cho đến nay đã hơn 90 tuổi !
      Nhất Linh viết một truyện LẠNH LÙNG, nối tiếp ĐOẠN TUYỆT, để đả phá cái thói tục xưa ấy, đã khiến cho người phụ nữ phải tự trói buộc tình cảm riêng tư mà chôn chặt mỗi tình riêng, cũng bởi “hủ tục” Tiết Hạnh Khả Phong !

      • songlo says:

        Cảm ơn chị Thụy Vi, anh LMC đã bổ túc thêm những chi tiết về nhạc sĩ mà tôi chưa được biết cũng cảm ơn những phê bình thật lòng của anh Lâm Vũ anh Trần Minh cùng quý bạn đọc.

      • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

        Trương Chính: NHÀ VĂN NHẤT LINH
        “Điều đặc biệt là Nhất Linh viết tiểu thuyết hay viết truyện ngắn đều ký thác ít nhiều tâm sự. Đó là tâm sự của một người đau khổ phải xung đột với những người thân nhất của mình để giải phóng cho cá nhân; tâm sự của một người đã nhìn thấy chế độ cũ, có nhiều chỗ chưa hợp lý, muốn hành động cho đời mình và đời kẻ khác đẹp đẽ hơn, tươi sáng hơn. Đành rằng đó là tâm sự của nhiều nhà văn khác trong Tự Lực Văn Đoàn, nhưng ở ông, tâm sự ấy sâu sắc, thành thực hơn. Chưa bàn đến con đường ông theo đuổi để thực hiện lý tưởng đó ra sao, nhưng nội điều đó đã cho thấy tính chất tiến bộ rõ rệt, phù hợp với thanh niên trí thức tiểu tư sản sống khoảng các năm 1934-1940. Quan niệm giải phóng cá nhân, giải phóng phụ nữ khỏi vòng lễ giáo phong kiến, dứt khoát sống theo đời mới, ông đã bày tỏ trong hai cuốn Đoạn Tuyệtvà Lạnh Lùng. Trong Đoạn Tuyệt, không những ông làm cho người đọc có cảm tình với Loan, người con gái cương quyết sống đoạn tuyệt với cái cũ, ông còn bố trí cho Loan giết chồng để có dịp đưa Loan ra tòa và chánh án có cơ hội thay thế ông nói lên ý kiến riêng của ông. Sang Lạnh Lùng ông để cho sự việc nói nhiều hơn. Cuối truyện chưa thấy Nhung ngã ngũ ra sao, nhưng mối tình vụng trộm giữa Nhung và Nghĩa cùng hình ảnh tấm biển“Tiết hạnh khả phong”đã làm mọi người thấy nền đạo đức luân lý cũ đã trói buộc con người, khiến họ trở thành giả dối, cần phải phá bỏ.”

        Đến thời tôi thì mọi sự thay đổi rất nhiều, trai gái tán tình nhau, rủ nhau đi xi nê, đi phố, đi ăn tiệm, cầm tay hôn hít thậm chí sờ soạng linh tinh. Tuy nhiên TRINH TIẾT vẫn còn coi trọng hàng đầu. Lấy vợ thì chính mình là người đầu tiên “bóc tem” vợ mình, nếu không sẽ mang tiếng là lấy “vợ thừa” !
        Tóm gọn, nam nữ thọ thọ rất thân, nhưng cái cửa động đào vẫn còn khoá kín.
        Người thiếu nữ lấy chồng mà mất tân thì coi như … mất thớ với chồng và nhà chồng, thậm chí có thể bị ruồng rãy mà chẳng ai thương tình, thông cảm tại sao lại … mất trinh trước khi về nhà chồng !

        Giờ đây ư ?

        Trinh tiết xin lỗi phải thưa ngay rằng: “Xưa rồi Diễm ơi” !

        Thậm chí có đức anh chường nào đó mà không làm nổi đầy đủ nghĩa vụ gối chăn, lại bị chê cười là thứ “chung vô diệm” (chim vô dụng) ! Và tôi đọc báo ở phương Tây có bà kiện chồng tội trên, nên được ly dị tỉnh queo ! Chắc chẳng bao lâu nữa ở ta cũng thế thôi. Bằng chứng là trò sống chung không kết hôn (live together ; samenwonen) đã phổ biến ở ta ngay từ trong giới sinh viên (góp gạo thổi chung + chia chung chiếu giường …).
        Lúc tôi sống Hòa Lan vào giữa thập niên 80 đã thấy phổ biến cái trò LAT (Living Apart Together), nghĩa là về tình cảm thì đối xử với nhau như vợ chồng, nhưng mỗi người ở riêng một nhà, có đời sống riêng biệt hẳn, từ công ăn việc làm đến tài chính … !
        Ít lâu sau lại có trò “mẹ một mình” (alleen-staande moeder), tức người phụ nữ có con nhưng ko có chồng, và con của ai cũng chẳng cần biết (có thể thụ thai nhân tạo bằng sự xin tinh trùng của ai đó; hoặc chỉ làm tình nhân với ai đó rồi thụ thai …) Ở phương Tây ta thấy nổi tiếng có Madona; ở Việt Nam có ca sĩ Phương Thanh (tên tục là Chanh). Rồi nam giới cũng rứa, chẳng hạn như danh ca Michael Jackon, bỏ tiền thuê người mang bầu dùm qua cách thụ thai nhân tạo mà tinh trùng là của chính anh ta !

        Thực ra ở trong miền Nam, do chịu ảnh hưởng của văn hóa Pháp từ thời thuộc địa, cho nên thoải mái hơn nhiều. Cũng như đó là vùng đất khai hoang sau này, ở xa triều đình, tập hợp dân tứ xứ, thường là những kẻ “coi trời bằng vung”, cho nên cái khung đạo đức ở miền cố cựu như vùng đồng bằng Bắc bộ trở nên chật hẹp, cần phá bỏ.
        Tôi nhớ trong một bài viết nào đó, Nguyễn Gia Kiểng đã kể lại rất thú vị về đặc tình đó ở miền Nam ngay từ thời thập niên 40, 50. Đó là khi anh bạn trai nào đó giới thiệu cô vợ mới của mình với bạn bè, thì đừng ngạc nhiên khi bị hỏi một câu mà không bị coi là vô duyên hay xúc phạm : Vợ cưới hay vợ theo ?
        Vợ cưới là có cưới hỏi đàng hoàng. Vợ theo là ko cưới hỏi, cứ thế mà sống với nhau !

        3/
        Phần viết này tôi căn cứ chính yếu vào hai tài liệu, cùng một số tài liệu bổ sung tìm thấy trên internet, để bình luận:

        HỐI KÝ PHẠM DUY : Thời phân chia Quốc-Cộng; chủ yếu vài trang đầu của Chương 8, kể sơ qua nguyên do Phạm Duy phạm tội “loạn luân” !

        CHUYỆN TÌNH CÁC NHẠC SĨ TIỀN CHIẾN: tác giả nhạc sĩ Lê Hoàng Long, tên thật Hoàng Đức Luân, phần viết về chủ đề Phạm Đình Chương: Nửa Hồn Thương Đau, trang 34-49, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội 1996

        Theo Chương 5 hồi ký Phạm Duy thời Quốc-Cộng, vào tháng 7 năm 1956 ông xuống tàu La Marseillaire, để đi du học tự túc sang Pháp, nhằm bổ túc cái vốn Nhạc không chính qui của mình, sau khi từng theo chân bạn bè tham gia hoạt động chính trị ti tỉnh, để có được các bài học vỡ lòng và làm quen với các chính khách đủ loại vào thời nhiễu nhương đó; cũng như nhờ đó mà xin được visa đi du học như đã nói.
        Mới sang chưa có quyết định việc học, nên ông có thì giờ rong chơi và quan sát xã hội Pháp lúc đó, vào cái thuở gọi là phong trào HIỆN SINH đang bành trướng, với chủ soái là triết gia Jean-Paul Sartres; rồi từ đó nảy nòi ra những cuộc tình với các em gái “mắt xanh hay mắt nâu, tóc vàng sợi nhỏ“ đủ hạng, kể cả loại gái đíếm đứng đường. Chính ông thú nhận đó là chất liệu giúp cho ông phổ nhạc thật hay hai bài thơ mang tựa đề Tiễn Em và Mùa Thu Paris, của nhà thơ trẻ Cung Trầm Tưởng vào năm 1959 tại Sài Gòn.
        Bản tính của PD vốn đã phóng túng từ thời trẻ trước khi lập gia đình mà ông kể rõ trong Hồi ký thời Cách Mạng Kháng Chiến, nên gặp dịp này đúng là “chuột sa chỉnh gạo” là lẽ thường tình. Mà thực ra thiếu gì thanh niên VN du học thời đó đã lấy vợ đầm và xin nhận nơi đó làm quê hương !

        Hồi hương bằng máy bay sau 17 giờ ngồi phi cơ đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, ông may mắn vào lúc chính quyền cụ Diệm đã vững tay chèo chống, và được giám đốc Đài Phát thanh Quốc gia ở Sài Gòn là Đoàn Văn Cừu “tiếp đãi ân cần” (sic), “cho làm nhạc trưởng của một ban nhạc và lại đề nghị dự thi soạn quốc ca” (sic) !
        Nói chung PD may mắn như “cá gặp nước”, tha hồ thi thố tài năng riêng; chưa kể PD nH ai cũng rõ là người rất nhanh nhậy trong việc đánh hơi thời cuộc, thị hiếu của dân và sở thích của các ông quan to súng ngắn, cho nên ông tung hoành ngang dọc mọi thời mọi lúc như chốn không người.

        Đúng như cụ Tiên Điền Nguyễn Du đã nêu bật qua truyện Kiều cái thuyết Tài Mệnh Tương Đố mà cụ đã ngắn gọn nhắn nhủ CHỮ TÀI LIỀN VỚI CHỮ TAI MỘT VẦN !

        Ta hãy xem thử một chút tâm sự của ông nhé:

        “Nhưng vào năm 1956 này, đổ vỡ đã đến qua một tai nạn ái tình xẩy ra giữa tôi và người vợ của em rể (LMC: ông viết sai chỗ này, phải là người vợ của em vợ mới đúng). Đây là lúc chúng tôi bị lôi cuốn vào một ngành nghệ thuật rất mới mẻlà điện nH. Tôi vừa ở Pháp về và cộng tác chặt chẽ với anh bạn Đỗ Bá Thế mà tôi quen khi còn ở Paris và hứa sẽ cùng anh đivào công việc thực hiện phim nH Việt Nam. Lúc đó hai hãng phim lớn ở Sài Gòn là Đông Phương của Đỗ Bá Thế và Tân Việt của Bùi Diễm đang thi đua làm phim “tố Cộng“ với hai cuốn phim Đất Lànhvà Chúng Tôi Muốn Sống. Đây cũng là lúc tôi hung hăng (!) với những thành công qua dễ dãi của mình — trongcả hai địa hạt âm nhạc và điện nH– quên hẳn bài học bị bắt giam ở bót Catinat và cái chết của Hồ Hán Sơn, tất cc những chuyện đó xẩy ra cũng vì cái tính háo thẳng của tuổi trẻ“ (sịc)

        Đó chính là khởi đầu của Tội Lỗi, của Tai Ương !

  3. thụyvi says:

    NGƯỜI TÌNH TRONG
    ” NỬA HỒN THƯƠNG ĐAU” CỦA PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG

    Lời ngỏ: “Tôi là người đàn bà sống để yêu thương và viết. Trong loạt bài Người Tình Trong Tình Khúc do tôi sưu tập và viết lại không với ý nghĩa là một công việc “ thóc mách” mà viết với tâm cảm chia sẻ để chúng ta cùng chiêm nghiệm và chiêm ngưỡng những cuộc tình đẹp, mãi đẹp… dù phải chia lìa, hay vẫn có nhau bên đời này”

    Công chúng hiếm khi bắt gặp được tấm hình chụp chung cả đại gia đình như tấm hình chúng ta thấy trên gồm có Phạm Duy và người đàn bà người ta đồn chính sự phụ bạc của Khánh Ngọc khiến Phạm Đình Chương phỏng thơ Thanh Tâm Tuyền thành ca khúc ” Nửa Hồn Thương Đau” thật xuất thần!

    Trước khi chúng ta trở về quá khứ để lần lại sự thật, người viết xin nhắc lại một chút về người nghệ sĩ tài hoa này.

    Nhạc sĩ Phạm Đình Chương sinh năm 1929 tại Bạch Mai, Hà Nội. Khi soạn nhạc ông lấy tên thật là Phạm Đình Chương. Đi hát có tên là Hoài Bắc. Quê nội ở Hà Nội còn quê ngoại ở Sơn Tây. Ông xuất thân trong một gia đình mang truyền thống âm nhạc, thân phụ là Phạm Đình Phụng. Người vợ đầu của cha ông, sinh được 2 người con trai tên Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm. Phạm Đình Sỹ lập gia đình với nữ kịch sĩ Kiều Hạnh và có con gái là ca sĩ Mai Hương. Còn Phạm Đình Viêm tức ca sĩ Hoài Trung, trong ban hợp ca Thăng Long như đã nói. Người vợ sau tức mẹ ruột Phạm Đình Chương sinh 3 người gồm trưởng nữ là Phạm Thị Quang Thái, tức ca sĩ Thái Hằng vợ nhạc sĩ Phạm Duy. Con trai thứ là nhạc sĩ Phạm Đình Chương, và cô con gái út là Phạm Thị Băng Thanh, tức nữ ca sĩ Thái Thanh.

    Khánh Ngọc là một ca sĩ thành danh trong làng nhạc từ những năm giữa thập niên 1950 đến đầu thập niên 1960, cô là một ca sĩ được nhiều người biết với tên gọi “ngọn núi lửa”, bởi cô có bộ ngực hấp dẫn và thường quyến rũ khán giả say đắm mỗi khi cô lên hát.
    Ngoài ra cô còn là một diễn viên điện ảnh nổi tiếng trước cả Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng, Trang Thiên Kim, Kiều Chinh…Khán giả ngày hôm nay có thể không biết đến cô, nhưng trong ký ức những khán giả miền nam trước năm 1975…và nhất là những khán giả tuổi 60-70 thì Khánh Ngọc là một trong những ngôi sao thuộc thế hệ đầu tiên sáng chói trong làng điện ảnh Sài Gòn.
    Từ nhỏ, lúc còn đi học cô rất thích ca nhạc, nên năm 12 tuổi đã theo học nhạc với nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và Minh Trang, lúc đó cặp nghệ sĩ này giữ phần ca nhạc ở Đài Phát Thanh Pháp Á và Quốc Gia. Cuộc đời nghệ thuật của cô bắt đầu từ đó. Bản nhạc đầu tiên cô trình diễn là bản “Tiếng Hát Lênh Đênh” của Từ Pháp, hát ở rạp Nam Việt, Saigon. Lúc đó trước khi trình chiếu phim luôn có những chương trình phụ diễn tân nhạc và Ca sĩ Khánh Ngọc đã hát hằng tuần ở các rạp Nam Việt, Nam Quang, Văn Cầm, Đại Nam và đi lưu diễn nhiều nơi khác.
    Đến năm 13, 14 tuổi Ca sĩ Khánh Ngọc hát ở các Đài Phát Thanh và hát trong các chương trình đại nhạc hội ở Saigon, các tỉnh, Đà Lạt, và ra Miền Trung, Sau đó Ca sĩ Khánh Ngọc gia nhập Ban Gió Nam trong đó có Thái Thanh, Thái Hằng, Hoài Trung và Hoài Bắc, rồi ra Bắc thì có Trần Văn Trạch, Nhạc sĩ Võ Đức Thu và ban ca nhạc nhảy múa là Lưu Hồng, Lưu Bình. Vào năm 1955 có phái đoàn ngoại quốc đến Saigon để tìm các diễn viên cho phim “Ánh Sáng Miền Nam”. Đạo diễn phim này là người Phi Luật Tân cũng chọn nhiều diễn viên, nhưng qua một chương trình nhạc cảnh “Được Mùa” do Ban Hợp ca Thăng Long trình diễn tại rạp Việt Long, Đạo Diễn Phi Luật Tân “chấm” Cùng lúc là minh tinh của ba bộ phim đều thành công, Khánh Ngọc cũng được khán giả mến mộ nhiều nên cô đã ca hát mỗi tối ở các vũ trường lớn của Saigon, Chợ Lớn lúc bấy giờ. Khánh Ngọc là một vì sao sáng chói nhất của vòm trời ca nhạc điện ảnh Việt Nam.

    Khánh Ngọc cũng chính là người vợ thương yêu của Phạm Đình Chương. Thời gian này nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã nghe phong phanh Khánh Ngọc ngoại tình nhưng vì tình yêu nên ông vẫn tin tưởng vợ và bỏ ngoài tai tất cả những nguồn tin “lá cải” ấy. Cho đến khi biết được sự thật không thể phủ nhận được. Vào những năm của thập kỷ 60, báo chí Sài Gòn xôn xao vụ ly dị của vợ chồng ca nhạc sĩ Phạm Đình Chương – Khánh Ngọc. Có thể nói rằng sự tan vỡ của gia đình tiếng tăm thời bấy giờ được dư luận quy cho môt cuộc tình vụng trộm giữa ca sĩ Khánh Ngọc và “tình địch” không ai chính là nhạc sĩ Phạm Duy!
    Đó là một chia tay bất ngờ, không thể oan trái hơn, giữa ông và nữ ca sĩ Khánh Ngọc.
    Thảm kịch với sức chấn động và, dư chấn dội lại dài lâu từ dư luận, thân, tâm, đã dập tắt mọi tiếng cười. Khóa chặt mọi nẻo đường dẫn tới tiếng hát.

    “Thăng Long”’ bị chôn sống sau địa chấn.

    Nhà văn Mai Thảo kể, rời bỏ đầu tiên khỏi “bản doanh” đại gia đình Thăng Long ở đường Bà Huyện Thanh Quan là Phạm Duy và Thái Hằng. Phần còn lại gồm cả “Bà mẹ Thăng Long” (thân mẫu nhạc sĩ Phạm Đình Chương), dọn về một ngôi nhà nhỏ ở đường Võ Tánh.

    Đó là thời gian họ Phạm sống những ngày gần như cắt đứt mọi liên hệ xã hội. Ông chỉ tiếp xúc với một số bằng hữu thân thiết, giới hạn.

    Vẫn theo lời kể của nhà văn Mai Thảo, đang từ một “tay chơi” một “star,” thần tượng của giới trẻ thời đó, Phạm Đình Chương đã lột xác thành kẻ khác.

    Ông thay đổi hoàn toàn. Từ sự không còn một chút để ý quần áo, ăn mặc, tới sự tắt ngấm nụ cười. Ông trở thành một người không chỉ kiệm lời, đôi khi còn bẳn gắt nữa.

    Mai Thảo, tác giả tiểu thuyết “Mười đêm ngà ngọc,” một truyện dài viết về gia đình Thăng Long, nói:

    “Nhiều khi cả ngày Hoài Bắc không mở miệng…Nhưng số anh em thân, vẫn lui tới, không bảo nhau, chúng tôi tôn trọng sự im lặng của Hoài Bắc. Chúng tôi tìm mọi cách, nghĩ đủ mọi chuyện chỉ với mục đích sao cho bạn vui. Bạn có thể có lại nụ cười…”

    Trái với một vài bài viết cho rằng ngay sau đó, họ Phạm đã sáng tác một số ca khúc như “Nửa hồn thương đau” hay “Người đi qua đời tôi,” “Khi cuộc tình đã chết”… Như một phản ứng tức khắc với phần số.

    Sự thực dư chấn của thảm kịch đã giảm thiểu mọi hoạt động của nhạc sĩ Phạm Đình Chương một thời gian khá dài. Nó như một dấu lặng (bất thường) trong âm nhạc!

    Bản nhạc “Nửa hồn thương đau ” viết xong vào năm 1970, tại Đêm Mầu Hồng, đường Tự Do theo yêu cầu của anh Quốc Phong, giám đốc Liên Ảnh Công Ty, để dùng cho cuốn phim Chân Trời Tím do công ty này sản xuất.
    Toàn bản nhạc do chính Phạm Đình Chương đặt lời. Chỉ duy nhất có hai câu cuối bài trích ở tác phẩm Lệ Đá Xanh, thơ Thanh Tâm Tuyền, nhạc Cung Tiến mà thôi.

    Khi được hỏi tại sao chỉ còn hai câu chót mà “Nửa hồn thương đau” lại phải mượn nhạc Cung Tiến thì Phạm Đình Chương cho biết:

    “Khi tôi nhận lời viết một nhạc phim chi phim “Chân trời tím,” Quốc Phong chi ngay tiền tác quyền. Trước sự điệu nghệ của bạn, tôi đã bắt tay vào việc sáng tác. Thời gian tôi dành cho ‘Nửa hồn thương đau’ không nhiều lắm. Nhưng khi tới phần “coda” tức là lúc phải đi ra, kết thúc ca khúc, tôi loay hoay không biết phải viết sao cho hợp với nội dung bản nhạc…Nghĩ thời hạn “nộp bài” còn xa, tôi cất nó đi. Bất đồ, một buổi tối Quốc Phong ghé lại ‘Đêm mầu hồng’ đòi nợ! Bảo, mọi chuyện đã sẵn sàng. Ê kíp quay đã ‘bấm máy’. Chỉ còn thiếu nhạc phim thôi. Quốc Phong gia hạn cho tôi, tối đa, hai ngày! Ông biết mà, tôi làm gì được với hai ngày phù du đó! May sao, khi ấy, trên nóc chiếc piano của tôi, lại có bài ‘Lệ đá xanh’ của Cung Tiến, phổ thơ Thanh Tâm Tuyền. Tôi thấy cái coda bài này có vẻ thích hợp với ‘Nửa hồn thương đau,’ thêm nữa, cả hai đều là bạn rất thân; thế là… ‘a lê hấp’, tôi dùng ngay cai ‘coda’ đó. Và, tôi có ghi rõ là tôi ‘mượn’ của Cung Tiến…”

    Nhìn lại giai đoạn “hậu địa chấn” bi kịch vùi dập đời riêng của họ Phạm, kể từ cuối thập niên (19)50 tới 1967, những người theo dõi sáng tác của ông trong giai đoạn này, hầu như không tìm thấy một ca từ nào mang tính kết án, nguyền rủa hay, thù oán… Mà trái lại.

    Ngay ca khúc “Nửa hồn thương đau” được dư luận nhắc tới, bàn tán nhiều nhất và, đề quyết rằng, họ Phạm viết ca khúc này nhằm gửi tới người bạn đời đã chia tay trong quá khứ của ông thì, “đỉnh điểm” của ca từ cũng chỉ là những câu hỏi ném ngược về quá khứ. Như một tỏ-tình- với-dĩ-vãng. Một nâng-niu-vết-sẹo-định-mệnh: “Nhắm mắt ôi sao nửa hồn bỗng thương đau / ôi sao ngàn trùng mãi xa nhau / hay ta còn hẹn nhau kiếp nào? / Anh ở đâu? / Em ở đâu?” (Lời hoàn toàn của Phạm Đình Chương.)

    Từ góc độ này, có người đã kết luận, nhạc sĩ Phạm Đình Chương không chỉ lớn lao ở tài năng, mà ông còn lớn lao ở phong cách đối mặt với thảm kịch và, ăn ở với người, với đời nữa. *
    Ngay với ca khúc tựa đề “Người đi qua đời tôi” thì họ Phạm cũng đã chọn câu thơ như một câu hỏi, có thể làm nao lòng người nghe là: “Em đi qua đời anh / không nhớ gì sao em?”

    Bà Khánh Ngọc giờ ra sao?
    Sau khi ly hôn và giao đứa con trai khoảng 4 tuổi lại cho nhạc sĩ Phạm Đình Chương nuôi. Năm 1961 bà Khánh Ngọc qua Mỹ học về điện ảnh. Trong một cuộc phỏng vấn được đưa lên Youtube do bà Tuyết Mai thực hiện tại Florida vào năm 2007 (**), người viết thấy bà Khánh Ngọc còn đẹp, nhất là nhìn hấp dẩn lắm, ánh mắt rất đa tình, ác liệt, miệng rộng, hơi móm nhưng duyên dáng. Bà nhắc lại những giai đoạn ca hát như ở trên. Có lẽ bà Tuyết Mai nóng ruột tò mò muốn hỏi về những chuyện riêng của “ ngày xưa” nhưng ý tứ không dám sổ sàng. Riêng bà Khánh Ngọc lúc nào cũng cười, khi nhắc đến ban hợp ca Thăng Long, thái độ bà rất thản nhiên, bà cho biết, khi qua Mỹ bà gặp một du học sinh và hai người hiểu nhau rồi kết hôn. Hiện bà có 3 người con và đang sống hạnh phúc tại Losan. Bà vẫn thường xuyên đi đây đó ca hát trong những hội đoàn cộng đồng bè bạn và ao ước được về sống tại Việt Nam trong những ngày cuối đời.

    Người viết chưa thấy tài liệu nào nói ông Phạm Đình Chương có gặp lại bà Khánh Ngọc lần nào không. Nhưng trong bài Tưởng mộ Phạm Đình Chương của Mai Thảo, và trong bài tưởng mộ Mai Thảo của bà Lê thị Huệ có nhắc đến bà Ý Liên, người vợ sau của nhạc sĩ Phạm Đình Chương và vẽ lại hình ảnh bà như sau: “Hai lần tôi gặp Liên trong hai đêm tối. Một lần ở nhà Phạm Đình Chương ở ngôi nhà vùng Norwalk, khi tôi ngó thấy Ý Liên lần đầu tiên tôi nói với Mai Thảo và Phạm Đình Chương Liên là Liên tiểu thuyết. Liên im ắng nhìn tôi và ngồi yên trong vị trí tôi đặt định cho Liên. Đêm nay tôi gặp lại Liên hai ông kia không còn. Nhưng một người đàn ông khác, ông Đặng Trần Thức quay lưng lại mời Liên ngâm một bài thơ. Đêm sâu và giọng Liên nhung êm: “Trời cuối thu rồi em ở đâu. Nằm trong mồ lạnh chắc em sầu” Tình yêu Liên rút lòng ra rũ rượi như bóng ma da đêm. Đâu đó thấy hai chiếc bóng Phạm Đình Chương và Mai Thảo in trên tường nhà Trần Diệu Hằng đêm nay!…” (***)

    Chúng ta hãy nghe lại bài hát này với giọng ca Thái Thanh, để khắc khoải, buồn cho một cuộc tình không trọn vẹn, như của tôi, như của bạn, như của những người chung quanh chúng ta…

    .thuỵvi

    Cảm ơn, và, xin phép được trích:
    (*) Trang Du Tử Lê
    (**) Mời xem Khánh Ngọc hiện nay. Youtube do Tuyết Mai thực hiện:
    http://www.youtube.com/watch?v=nkLjrxrrRZ0

    (***) Trang Gió o
    (****)Nguyễn Việt

    • Lâm Vũ says:

      Cám ơn bạn Thụyvi đã cho bằng chứng rằng khi viết bản Nửa Hồn Thương Đau vốn dĩ PĐC không phổ nhạc bài thơ Lệ Đá Xanh – điều mà mọi người tin và tôi vẫn nghi ngờ, như viết trong ý kiến bên dưới.

  4. Lê Thiện Ý says:

    Dù sao, cũng xin cám ơn Sông-Lô nhắc nhớ không khí văn nghệ sôi động thập kỷ 60/70; ảnh hưởng không nhỏ đến tâm tư tình cảm thời tuổi trẻ cuả nhiều người. Nó cho thấy TỰ DO KHÁC CS ĐỘC TÀI (cụ thể là giới văn-nghệ-sĩ toả hết tính sáng tạo, phát huy tài nghệ cá nhân được quần chúng ủng hộ, mến yêu; khác với “quản-lý-văn-nghệ-cs” cứng nhắc và đơn điệu).
    Tiếng hát cuả ca sĩ thì mỗi người có chất giọng đặc thù riêng, mỗi người mỗi vẻ; tùy “gu” người nghe thích ai nhiều ít mà xếp hạng theo nhãn quang riêng. Bài viết cuả SL chỉ diễn tả “cảm xúc cá nhân” vào thời ấy, bài hát ấy, thiết tưởng ta không nên đi sâu bàn bạc về giọng hát nào hay hơn, e mất đi “cái hồn” cuả bài viết
    Phạm Duy thật có tài nhưng cũng lắm tật (chắc ai cũng dư hiểu) nhưng vào cuối đời Ông quyết định “đầu hàng cs” để đ̣ược cán bộ hoan hô và chân dài phục vụ. “Cái nết đánh chết không chừa” là thế !

Leave a Reply to thụyvi