WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Kim Môn Kiều

Tưởng không bao giờ trở lại.

1987, kỷ niệm 50 năm cầu Kim môn, 300.000 đã đi bộ trên cầu.

Năm 1962, có anh sĩ quan trẻ đi du học một mình. Học về môn chiến tranh sinh hóa tại Fort Mc.Clellan, tiểu bang Alabama. Từ Việt Nam phi cơ cánh quạt vượt Thái bình Dương phải ghé đảo Guam, đảo Wake rồi Hawaii. Trạm dừng chân đầu tiên là San Francisco. Tuy đi một mình với khóa học 3 tháng cô đơn nhưng trên đường bay vào Mỹ có các bạn học lớp đại đội trưởng ở Fort Benning. Chúng tôi cùng cư ngụ tại hotel nằm ngay cửa ngõ lối vào phố Tàu. Thời gian tạm trú chờ di chuyển anh em ta chuyên trị lội bộ. San Francisco ngày đó mở ra một thế giới xa lạ và huyền diệu trong giấc mơ Mỹ quốc. Đọc sử thế giới đã từng nghe nói đến các hội nghị quốc tế tại Cựu Kim Sơn. Vì vậy chương trình thăm viếng đầu tiên là phải đến Kim Môn Kiều, Golden Gate Bridge.

Vào đầu thập niên 60, cây cầu vàng khánh thành năm 1937 vừa được 25 cái xuân xanh. Như vậy là mình còn hơn cô nàng mấy tuổi. Bốn anh em đi bộ đến bến xe điện du ngoạn cho hết con đường rồi lấy taxi thăm Kim Môn Kiều. Dưới ánh nắng chiều Golden Gate hiện ra rực rỡ. Từ phía thành phố ngó qua, hai ngọn tháp dường như chuyển động giữa trời xanh mây trắng. Nhìn từ phía dưới, ngọn tháp phía bắc còn cao hơn cả dẫy núi bên kia quận Marin. Kim Môn Kiều nằm dài như hình ảnh của người đẹp đợi chờ ta cả ngàn năm. Anh em hăng hái đi bộ suốt lộ trình qua bờ Bắc rồi quay trở lại. Niềm say mê cảnh đẹp giữa xứ lạ quê người làm ai nấy như đi trong mộng.

Cảnh thanh bình của nước văn minh làm động lòng các sỹ quan từ xứ chiến tranh đến Mỹ du học.

Sau khi đi học ở Albama trở về, tôi lại có dịp ghé lại Kim Môn Kiều chụp hình kỷ niệm.

Rồi chúng tôi chia tay, tưởng chừng đôi ngả cách biệt sẽ không bao giờ trở lại.

Nhưng thật không ngờ, suốt thời gian 21 năm quân vụ, tôi còn may mắn trở lại công tác tại Mỹ. Lúc thì du hành quan sát, lúc thì đi học về quản trị, mỗi lần ghé San Francsico là một lần thăm Golden Gate.

Cô nàng trải qua bao năm tháng vẫn giữ mãi vẻ đẹp huyền ảo. Hai cột trụ vươn cao như 2 cánh buồm có lúc chìm trong màn sương của vịnh Cựu Kim Sơn u tịch.

Dù gặp đi gặp lại đôi lần, nhưng cũng không bao giờ lại nghĩ rằng có dịp chúng tôi sẽ định cư ngay tại Bay Area như ngày nay.

Cho đến bây giờ, mùa lễ chiến sĩ trận vong năm nay, được tin San Francsico sẽ đốt pháo bông. Chưa bao giờ người ta vui mừng đốt pháo vào ngày lễ tưởng niệm như vậy. Nhưng thành phố Vịnh quả thực sẽ đốt pháo mừng vì đúng vào dịp cô Kiều sinh nhật 75 tuổi. Đó là ngày 27 tháng 5 năm 1937.

Lịch sử cây cầu vàng.

Vào đầu thế kỷ thứ 20, sự phồn thịnh của nước Mỹ phát triển nhờ chuyển vận. Đất nước mênh mông ráp ranh 2 đại dương đã thành cường quốc kinh tế nhờ đường xe lửa và xa lộ. Trong hệ thống giao thông chằng chịt thì các cây cầu là nhu cầu then chốt. Cầu Golden Gate là bài toán khó nhất tại miền Tây.

Kỹ sư Joseph Strauss mà tượng đài của ông hiện đặt ở đầu cầu là người đã phác họa hình dáng cây cầu từ kỹ thuật cho đến mỹ thuật.

Tháng giêng năm 1933 công trường khởi sự và hoàn tất vào năm 1937. Ngày 27 tháng 5-1937 cho người đi bộ và ngày hôm sau bắt đầu cho xe hơi chạy qua.

Đây là cây cầu treo đầy sáng tạo và mỹ thuật của thế giới. Ý tưởng mới lạ và táo bạo của các nhà chuyên môn thực hiện cây cầu không có chân. Chỉ treo lên bằng dây thép được gắn vào 2 ngọn tháp. Những sợi dây cáp bằng thép dùng để treo thân cầu tính ra dài đến 80 ngàn dặm.

Thời kỳ miền tây Hoa Kỳ xây cầu Golden Gate là lúc cả nước Mỹ lâm vào cảnh đại suy thoái. Cả vùng Bay đều đói kém, thất nghiệp. Các đạo luật về xã hội được ban hành và các công trình công cộng được thực hiện để cứu Hoa kỳ thoát khỏi cơn khủng hoảng hết sức lớn lao.

Sau đó nước Mỹ dần dần hồi sinh và khi cô Kiều ra đời đã đóng góp vào sự hưng thịnh của cả miền duyên hải Bắc Caifonia.

Thành quả một cuộc đời.

Nếu ví Kim Môn Kiều là một phụ nữ thì cuộc đời nàng sẽ còn dài  cả ngàn năm. Tuy nhiên chỉ riêng trong trong 75 năm qua Golden Gate đã sống trong lòng Cali với những thành tích hết sức tốt đẹp.

Khu quần cư đông đảo của dân chúng vùng Vịnh đã chiếm gần một nửa dân số Cali. Vì vậy sau cây cầu vàng và thêm một cây cầu Bay Bridge xây cất tiếp theo đã giải quyết vấn đề lưu thông cho cả triệu dân. Trước đây dân chúng khổ sở phải chờ đợi qua phà. Ngày nay riêng Golden Gate có 110 ngàn xe qua lại mỗi ngày. Người ta cũng ghi nhận vẻ đẹp quyến rũ của Kim Môn Kiều làm cho 1600 người tìm đến nhẩy cầu tự tử. Trong số đó hơn 30 năm trước có một cô gái Việt Nam ở San Jose đã tìm được cái chết tại đây. Từ trên thành cầu nhẩy xuống biển ở đoạn giữa sẽ có được cái chết chắc chắn vì khoảng cách xa mặt nước là 220 feet và biển vịnh San Francsico có đô lạnh hết sức nguy hiểm.

Trải qua 75 năm số người tự vẫn lên đến 1.600 xem ra quá nhiều. Trong số 10 triệu du khách đến thăm cô Kiều mỗi năm, người ta vẫn tự hỏi ai là người từ phương xa đến để xin nằm lại dưới đáy vịnh Cựu Kim Sơn.

Vào buổi xế chiều, gió thổi mạnh, trời mù sương, bạn đi lại một mình. Đi tới rồi đi lui, vẻ mặt mang nỗi buồn u uẩn. Thế nào nhân viên an ninh cũng đến gần hỏi thăm. Đây cũng là chuyện dễ hiểu vì Kim Môn Kiều đã nổi danh thế giới là nơi nhiều người muốn đến để tự kết liễu cuộc đời.

Hướng dẫn du lịch.

Sống ở San Jose hơn 30 năm. Năm nào cũng có hơn một lần phải làm anh chàng hướng dẫn du khách. Bạn bè từ các tiểu bang về chơi. Bà con bên vợ từ Canada đến. Ta lại làm 1 chuyến San Francsico. Đi vào buổi sáng cuối tuần rong ruổi trên xa lộ 280 vào mùa xuân, hoa nở 2 bên đường. Bà con ta ở vùng đồng khô cỏ cháy cứ suýt soa khen phong cảnh hữu tình. Từ 280 luôn luôn đi thẳng đường số 1 mà đến Golden Gate . Đậu xe vào bãi đầu cầu. Xe cộ tấp nập chở du khách 4 phương chụp hình quay phim. Rủ nhau đi bộ 1 đoạn rồi ta lại phóng qua cầu sau khi nộp tiền đường. Qua phía bên kia lại chụp những bức hình cả cây cầu lẫn thành phố. Sau khi chụp hình với nàng Kim, chúng tôi trở về phố Tàu. Nhưng trên đường đi lại phải ghé đến con đường dốc có 9 khúc quanh co. Đây cũng là 1 thắng cảnh lạ lùng của San Francsico.

Nếu phái đoàn thăm viếng không có nhiều thì giờ hay còn lưu luyến mua sắm tại khu thương xá nổi danh Union Square thì có thể bỏ qua nhiều nơi danh tiếng. Nhưng bao giờ cũng phải có tấm hình  bên Kim Môn Kiều. Vậy cây cầu này đã được xây dựng ra sao.

Kỹ thuật và mỹ thuật.

Kim Môn Kiều nổi danh từ 1937 vì nhu cầu nối liền Marin County và thành phố San Francisco. Vì địa thế không thể làm các chân cầu nên ý kiến cầu treo hết sức đơn giản đã đưa ra. Nhưng đến khi thực hiện thì quả thực là trần ai.

Thoạt tiên phải xây 2 cây trụ thật cao ở 2 bên cách xa 4 ngàn 200 Feet. Chiều cao của trụ cầu là 746 Feet có thể so sánh với cao ốc 70 tầng. Tiếp theo là kéo 2 sợi dây thép khổng lồ chạy 2 bên cạnh trên đỉnh trụ cầu. Hoàn tất được công trình vĩ đại này mất 3 năm dài. Sàn cầu được làm từ 2 trụ cầu. Dùng các sợi dây cáp treo lên 2 sợi dây lớn. Từ phần giữa của sàn cầu xuống mặt nước là 220 Feet tương đương với cao ốc 20 tầng.

Ý tưởng làm cầu treo vào 75 năm trước đơn giản như chuyện trẻ con, nhưng khi hoàn tất đã trở thành một công trình kỹ thuật và mỹ thuật không thể tưởng tượng được vào năm 1937.

Năm 1964 tại Nữu Ước đã có thêm cây cầu treo dài hơn Golden Gate 60 Feet tức là 4,260 xa cách giữa 2 trụ cầu. Được coi là dài nhất nước Mỹ. Tuy nhiên Kim Môn Kiều vẫn còn vô địch về tất cả mọi mặt. Đến năm 1998 Nhật Bản hoàn tất cây cầu treo dài nhất thế giới với 6,532 Feet giữa 2 trụ cầu. Lại thêm một lần nữa Golden Gate vẫn mãi mãi là mối tình đầu bất diệt của nhân loại. Trị giá của cây cầu vàng tính theo tiền bạc của thế kỷ 21 là một tỷ 200 triệu mỹ kim. Nhưng giá trị của kỹ thuật và mỹ thuật thì không thể so sánh được. Đây là cây cầu của Thái bình Dương, của sự kết hợp Đông và Tây phương và là biểu hiệu của văn minh nhân loại qua kiến trúc. Đó chính là tiêu biểu của miền đất Hiệp chủng quốc, đất của cơ hội, đất của dân chủ. Từ phương xa dù mới đến hay trở về San Francisco, qua cầu Golden Gate sẽ được chào đón không phải trả tiền. Nếu đi khỏi San Francisco dù là giã từ vĩnh viễn hay chỉ rời xa chốc lát là phải trả tiền cầu.

Bây giờ thương mại địa ốc tạm thời đi xuống, chỉ có nghề bán cầu là may ra phát đạt. Ai mà mua được cây cầu Golden Gate, sáng sáng đem vợ con ra thu tiền. Mệt nghỉ.

Có anh lính Sài Gòn ngày xưa, gần 30 tuổi, năm 1962 lần đầu tiên gặp cô Kiều San Fran lúc nàng 25 tuổi. Đem lòng yêu thương, nhưng chỉ chụp được những tấm hình. Rồi duyên may trở lại đôi lần cho đến ngày Kim Môn Kiều sinh nhật 50 năm, vào tháng 5-1987. Bây giờ, 25 năm sau thật may mắn còn ngồi đây mà viết cho ngày sinh nhật 75 vào 27 tháng 5-2012 của nàng Kiều mãi mãi trẻ trung như cô gái 25 tuổi vào năm 1962, ta mới gặp nhau. Nhưng anh chàng sỹ quan 30 tuổi đứng trên du thuyền lộng gió chạy quanh vịnh Cựu Kim Sơn dưới chân cầu Golden Gate năm xưa bây giờ ở đâu.

May 24-1987 kỷ niệm 50 năm Golden Gate, 300 ngàn người đứng trên cầu. Giữa sàn cầu trùng xuống 7 feet. Tuy chưa nguy hiểm kỹ thuật nhưng vì sợ mọi người kinh hoàng nên phải giải tỏa. Còn gần một triệu người chờ đợi lên cầu nhưng không có cơ hội. Bên trái, kỷ niệm của tác giả năm 1963 trên tầu của USNavy trong vịnh San Francisco. Hình cũ do cố vấn in lại trên báo.

© Giao Chỉ

© Đàn Chim Việt

6 Phản hồi cho “Kim Môn Kiều”

  1. Người San Jose says:

    Trạng Lợn.

    Nhìn lại, nhìn lui kiếm chổ lùi.
    Cái anh Trạng Lợn thế mà vui.
    Phĩnh-phờ mây chó nơi đầu núi.
    Ru ngũ nồi kê trước cửa môi.
    Giường ấm, cơm ngon, con học giõi.
    Job thơm, tiền tốt, vợ hơn người.
    Dại gì chống Cộng cho thêm rậm.
    Đà-điểu an-toàn chổ cát chui.

    Người San Jose

  2. Builan says:

    “‘…Đây là cây cầu của Thái bình Dương, của sự kết hợp Đông và Tây phương và là biểu hiệu của văn minh nhân loại qua kiến trúc. Đó chính là tiêu biểu của miền đất Hiệp chủng quốc, đất của cơ hội, đất của dân chủ. . Từ phương xa dù mới đến hay trở về San Francisco, qua cầu Golden Gate sẽ được chào đón không phải trả tiền. Nếu đi khỏi San Francisco dù là giã từ vĩnh viễn hay chỉ rời xa chốc lát là phải trả tiền cầu.
    **Với tôi thật là xúc động- đẹp , hay, và ý nghiã !

    _Cùng vơí Nam Quan Nguyễn & nhiều người nữa _ hy vọng là thế !
    Cảm ơn bác GIAO CHỈ !
    _Thật thú vị được đọc ! Một dấu mốc gắn liền với cuộc đời cuả tôi !
    Tôi cũng từng trên dưới 10 lần qua lại cây cầu nầy !

    _Tôi thật sự lúng túng không hiểu cho ra lẽ ! Nhờ NT Giao Chỉ hay qúy vị nào thông suốt ..Giải thich thêm cho rõ caí phần BOLD như là câu hoỉ – théc méc ! TRẢ TIỀN và KHÔNG TRẢ TIỀN ??.
    Xin chân thành cảm ơn.!

    • Tien Pham says:

      Tưc là chỉ có thu lệ phí (toll) 1 chiều. Trở về SF thì kô thu. Đi khỏi SF thì bị thu.

      • Builan says:

        Thì ra là như vậy !
        Cảm ơn sự quan tâm, cùng tấm lòng cuả Tien Pham

  3. CĐ16 says:

    Tác-giả đã diễn-tả, lột gần hết tình, ý của Golden Gate của San Francisco – mà dịch thành tiếng Việt là Kim-Môn-Kiều thì cũng hết ý. Tôi không muốn bàn đến lịch-sử cây cầu này, giá-trị tính bằng USD của cây cầu này, v.v…Người ta, tài-liệu, nhất là tác-giả bài viết này đã nói nhiều rồi. Tôi cũng không đề-cập đến cảm-nghĩ, kỷ-niệm của chính tác-giả, một niên-trưởng của tôi – hình như khóa 10 Vỏ-Bị Đàlạt, VNCH thì phải – và tôi cũng không muốn nhắc đến kỷ-niệm của riêng tôi vào 20 năm trước cũng thường qua lại trên Kim Môn Kiều này, khi lui tới tiếp-xúc với IRCC mà tác-giả bài viết là Giám-đốc cơ-quan ở San Francisco trong những ngày tháng đầu-tiên đến Mỹ và tìm việc làm. Không gắn bó nhiều với IRCC nhưng biết đến ông ấy. Tôi chỉ muốn đưa ra đây một thắc-mắc nho-nhỏ. Kim-Môn-Kiều nay đã 75 cái xuân xanh – hay xuân già cũng được -. Không biết tác-giả có ví Kim-Môn-Kiều với hai Kiều của thi-hào Nguyễn Du hay không. Hoặc xa hơn, với hai Kiều mà Đỗ-Mục đời Đường, Trung-hoa với những câu thơ ‘ Chiết kích trầm sa thiết vị tiêu…Đông phong bất dữ Chu lang tiện, Đồng tước xuân thâm tỏa nhị kiều ‘. Hai Kiều, một là vợ của Chu Công Cẩn, và một là vợ của Tôn Sách – anh Tôn Quyền, vua Đông Ngô – không có sự-kiện nào nổi-bật, ngoài sắc đẹp, nên Tào Tháo thực-hiện xây đền Đồng-tước, để khi đánh thắng Đông Ngô, sẽ bắt hai Kiều về Lạc dương để vui tuổi già ; nhưng đại quân của Tào đại-bại trong trận Xích-Bích khiến giấc mộng không thành, và cũng là đề-tài cho Tiểu-Đỗ sau này viết lên bài thơ trên. Và ngày nay nhiều người còn đọc, còn thưởng-thức, và Nguyễn Du cũng mượn ý đó viết ‘ Một nền Đồng tước khóa xuân hai kiều ‘. Còn hai Kiều của Nguyễn Du thì tương-phản nhau. Chúng ta không bàn đến Thúy Vân, không phải vai trò chính trong tác-phẩm của Nguyễn Du. Chỉ nói đến Thúy Kiều. Thúy Kiều – mặc quan-niệm cho số-phận, định-mệnh là tác-động chính trên cuộc đời của Thúy Kiều – đã chủ-động quyết-định đời mình, đưa đến những thăng-trầm của đời mình ; khác với Kim-Môn-Kiều, thản-nhiên, lạnh-lùng trong 75 năm qua từ lúc sinh ra, đã được o-bế, nâng-niu, tu-bồi ( nếu không thì đâu có thọ lâu như vậy, mà tác-giả nói là có thể cả 1000 năm nữa kia). Không những vậy, Kim-Môn-Kiều còn chứng-kiến tại chỗ hàng ngàn vụ tự-tử. Tôi không biết có nhà văn nào thật-sự lột hết những ý-tưởng, những cảm-nghĩ của Kim-Môn-Kiều, chắc là đồ-sộ, vĩ-đại cho một tập nhật-ký của KMK. Vì hằng ngày, KMK đã ngắm nhìn và thấy hết những lượt người, xe cộ qua lại, hẳn sẽ có vô-cùng suy-tưởng. Mong tác-giả bài viết, bằng cách nào đó, nói được – khi nhân-cách-hóa KMK – những cảm-tưởng của KMK, thì thật là vô-cùng thú-vị.

  4. NamQuan Nguyen says:

    Cám ơn bác Giao Chỉ về một bài viết cảm động.

Leave a Reply to Builan