WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

‘Em bé napalm’ tròn 40 tuổi

Phan Thị Kim Phúc trong bức ảnh sẽ mãi là một cô bé 9 tuổi đang hoảng loạn, thân mình bỏng rát, vừa gào lên thất thanh: “nóng! nóng quá!”, vừa chạy khỏi ngôi làng của em đang bốc cháy.

Mọi người sẽ chỉ nhớ về một cô bé đang trong tình trạng khỏa thân sau khi quần áo và da thịt em bị những giọt napalm nóng bỏng đốt cháy. Cô bé vô tội ấy sẽ luôn chỉ được biết tới với tư cách một nạn nhân vô danh, nếu không có bức ảnh gây chấn động thế giới mang tên “Em bé napalm”.

Khoảnh khắc vô giá này, do nhiếp ảnh gia Huỳnh Công “Nick” Út, phóng viên hãng tin AP chụp được, sắp tròn 40 tuổi. Bức ảnh, với sức mạnh hơn mọi ngôn từ, đã gợi nhớ về một quá khứ kinh hoàng của thời chiến tranh ở Việt Nam, đồng thời một trong những giai đoạn đen tối của lịch sử nước Mỹ.

Bức ảnh chụp ngày 8/6/1972. Các em nhỏ đang khóc và chạy trên đường quốc lộ 1 gần Trảng Bàng, Tây Ninh sau khi bom napalm dội xuống làng của các em. Kim Phúc là cô bé ở giữa. Phía sau các em là binh lính của Sư đoàn 25 của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Tuy nhiên, phía sau bức ảnh vô giá ấy là một câu chuyện ít được biết tới, về cuộc đời của một đứa trẻ đang cận kề với cái chết và nỗ lực của một nhiếp ảnh gia trẻ. Chính khoảnh khắc hỗn loạn và đau thương ấy đã cứu sống một cô bé vô tội và là động lực để cô thay đổi cuộc sống của chính mình.

“Tôi thực sự muốn thoát khỏi hình ảnh bé gái ấy”, bà Kim Phúc, nay 49 tuổi, chia sẻ. “Nhưng dường như bức ảnh đó không chịu buông tha tôi.”

Đó là ngày 8/6/1972, tại ngôi làng ở thị trấn Trảng Bàng, Tây Ninh, khi Phúc đột nhiên nghe thấy một tiếng hét thất thanh: “Rời khỏi đây! Nơi này sẽ bị đánh bom! Chúng ta sẽ chết!”.

Vài giây sau, cô bé khi ấy mới 9 tuổi nhận ra một quả bom với “cái đuôi” màu vàng rơi nhanh xuống Thánh thất Cao đài, nơi hai mẹ con cô bé đang tá túc.

Rồi Phúc nghe thấy những âm thanh ồn ào trên không. Khi cô bé xoay đầu để tìm hiểu xem đang có chuyện gì xảy ra, Phúc nhận ra một chiếc máy bay chiến đấu của quân đội Mỹ đang lao thẳng về phía em, không ngừng dội bom xuống ngôi làng nhỏ bé.

“Bum! Bum!”

Mặt đất rung chuyển. Sức nóng của hàng trăm quả bom tỏa ra mọi hướng.

Lửa bùng cháy trên cánh tay trái, rồi bén vào quần áo của Phúc. Cây cối trở thành những ngọn đuốc rực lửa, trong khi dân làng tìm mọi cách chạy trốn.

“Mình sẽ trở nên xấu xí. Mình sẽ không còn bình thường được nữa”, Phúc nghĩ, khi lấy bàn tay phải cố gắng dập tắt lửa trên cánh tay còn lại. “Mọi người sẽ nhìn mình thế nào.”

Quá hoảng hốt, cô bé thu hết sức chạy ra quốc lộ 1, ngay sau anh trai. Phúc không nhìn thấy các phóng viên nước ngoài khi cô vừa chạy vừa la hét về phía họ.
Sau đó, cô bé bất tỉnh.

Út, nhiếp ảnh gia Việt Nam 21 tuổi, người đã chụp bức ảnh, đưa Phúc tới một bệnh viện nhỏ. Ở đó, người ta nói với ông rằng tình trạng của con bé quá nặng, không thể chữa trị. Nhưng sau đó, ông đã đưa ra phù hiệu nhà báo, yêu cầu các bác sĩ cứu chữa cho cô bé và đảm bảo rằng cô bé sẽ không bị bỏ mặc.

 

Ảnh chụp tháng 3/2009, khi phóng viên AP Huỳnh Công Nick Út thăm thánh thất Cao Đài gần nơi ông chụp bức ảnh nổi tiếng.



“Tôi đã khóc khi nhìn con bé bỏ chạy”, Út nói. Anh trai của ông, người cũng từng là một phóng viên của AP, đã chết khi làm nhiệm vụ tại chiến trường đồng bằng sông Cửu Long. “Nếu tôi không giúp con bé, nếu điều đó xảy ra và con bé không thể qua khỏi, tôi nghĩ sau đó tôi cũng sẽ tự kết liễu chính mình”.

Trở về tòa soạn có trụ sở ở Sài Gòn, ông rửa phim. Khi bức ảnh về cô bé napalm xuất hiện, mọi người đều lo sợ nó sẽ bị cấm bởi chính sách nghiêm ngặt của hãng tin với ảnh khỏa thân.

Tuy nhiên, cựu chiến binh Việt Nam, biên tập viên ảnh Horst Faas đã xem xét nó và biết rằng bức ảnh này đáng để phá vỡ quy tắc. Ông lập luận rằng đây là bức ảnh có giá trị đặc biệt, và điều đó cần được quan tâm hơn bất cứ mối lo ngại nào, và ông đã đúng.

Hai ngày sau khi bức ảnh kinh hoàng được công bố trên toàn thế giới, các nhà báo khác đã tìm ra rằng cô bé vẫn còn sống sau vụ tấn công. Christopher Wain, một phóng viên của ITV, Anh, người đã lấy nước phun nước vào cơ thể đang cháy của cô bé, đã đấu tranh để Phúc được chuyển tới một bệnh viện của Mỹ ở Sài Gòn. Đó là nơi duy nhất ở miền nam Việt Nam có đủ khả năng chữa trị những vết thương nghiêm trọng của cô bé.

“Tôi không hề biết gì về nơi tôi được đưa tới hay điều gì đã xảy ra với tôi”, bà Kim Phúc kể lại. “Tôi tỉnh dậy và thấy mình đang ở bệnh viện với cơ thể đau đớn, rồi các y tá vây quanh tôi. Tôi tỉnh giấc với nỗi sợ hãi tới kinh hoàng.”

30% cơ thể mỏng manh của Phúc đã đã bị bỏng cấp độ ba, trong khi gương mặt cô bé cũng bị ảnh hưởng. Qua thời gian, phần cơ thể từng bỉ bỏng cháy của cô bé dần được chữa lành.

“8 giờ sáng mỗi ngày, các y tá đặt tôi vào một cái bồn tắm để cắt bỏ hết phần da chết của tôi”, bà kể lại. “Tôi chỉ biết khóc và khi không thể chịu đựng nổi, tôi lại ngất đi”.
Sau nhiều lần phẫu thuật và ghép da, Phúc cuối cùng cũng được xuất viện, 13 tháng sau vụ đánh bom. Cô bé nhìn thấy bức ảnh của ông Út, thứ sau đó đã giành được giải thưởng báo chí danh tiếng Pulitzer Prize, mà không hề hay biết sức ảnh hưởng của nó.

Cô bé chỉ muốn được về nhà và làm một đứa trẻ bình thường.

Tuy nhiên, cuộc sống không thể trở lại như trước. Bức ảnh đó rất nổi tiếng, nhưng Phúc vẫn là một cô bé vô danh. Chỉ có những người sống ở ngôi làng nhỏ gần biên giới Campuchia biết cô bé là ai. Ông Út và vài nhà báo khác đôi lúc tới thăm cô, nhưng điều đó cũng chấm dứt sau khi chiến tranh chính thức kết thúc vào ngày 30/4/1975, khi quân giải phóng tiến vào Dinh Độc lập.

Cuộc sống mới khó khăn hơn. Thuốc giảm đau rất hiếm. Những vết thương vẫn khiến Phúc đau đớn. Cô đã học tập rất chăm chỉ và được nhận vào một trường y tế để theo đuổi ước mơ trở thành một bác sĩ. Năm 1982, Phúc được một nhà báo Đức phát hiện. Sau đó, Thủ tướng Việt Nam khi đó, người đã rất cảm động vì câu chuyện của Phúc, đã tạo điều kiện cho cô gái trẻ đi du học và chữa bệnh ở Cuba.

Cô đã có một đời sống tương đối yên bình trong giai đoạn đó, nhưng cuộc sống của Phúc còn rất lâu nữa mới có thể trở về bình thường. “Tôi biết giấc mơ của tôi rằng một ngày kia chú Út sẽ giúp tôi có được tự do”, Phúc nói. “Nhưng tôi ở Cuba. Tôi thực sự rất thất vọng vì không thể liên lạc với chú ấy. Tôi không thể làm được gì”.
Trong khi ở trường, Phúc gặp một thanh niên Việt Nam. Cô chưa từng tin rằng có người thanh niên nào thực sự yêu cô, bởi cô biết mình có vẻ ngoài xấu xí với những vết sẹo trên lưng và cánh tay, nhưng Bùi Huy Toàn dường như còn yêu cô hơn vì những điều đó.

Kim Phúc và chồng trong một lễ ở nhà thờ tại Canada năm 1992. Hai người gặp nhau ở Cuba trước đó.

Cả hai quyết định kết hôn vào năm 1992 và có tuần trăng mật ở Moscow. Khi máy bay chở đôi vợ chồng trẻ dừng chân tại Newfoundland trên đường trở về Cuba, hai người bỏ trốn và quyết định ở lại Canada.

Phúc liên lạc với Nick Út để cung cấp thông tin, và ông đề nghị bà kể câu chuyện về cuộc đời cho thế giới. Nhưng bà không muốn tiếp tục bị chú ý. “Tôi đã có chồng và một cuộc sống mới. Tôi muốn một cuộc sống bình thường giống mọi người”, bà nói.
Giới truyền thông vẫn tìm ra Phúc khi bà sống gần Toronto, và bà quyết định cần phải kiểm soát câu chuyện đời mình. Cuốn sách được viết năm 1999 và một tài liệu cũng được công bố, theo đúng cái cách bà muốn nó được kể. Bà được đề cử làm Đại sứ Thiện chí của Liên Hợp Quốc để giúp các nạn nhân chiến tranh. Bà và Út đã được đoàn tụ nhiều lần để kể câu chuyện của họ, thậm chí được tới London để diện kiến Nữ hoàng Anh.

“Hiện tại, tôi rất hạnh phúc vì được giúp Kim Phúc”, Út, người vẫn làm việc cho AP và , nói. “Tôi gọi con bé là con gái.”

Sau 4 thập kỷ, Phúc, giờ là mẹ của hai cậu con trai, cuối cùng có thể nhìn vào bức ảnh chính bà đang chạy trốn và hiểu tại sao nó vẫn rất có sức mạnh.

“Phần lớn mọi người, họ biết về bức ảnh của tôi nhưng chẳng hiểu nhiều về cuộc đời tôi”, bà nói. “Tôi rất biết ơn rằng giờ tôi có thể chấp nhận bức ảnh như một món quà đầy sức mạnh. Rồi nó là lựa chọn của tôi. Rồi tôi có thể làm việc với nó vì hòa bình.”

Quỳnh Hoa (Yahoo, AP)

 

19 Phản hồi cho “‘Em bé napalm’ tròn 40 tuổi”

  1. Tam Nghiem says:

    Nick út, hình việt cộng giết dân lành ở Huế , giết học sinh ở trường tiểu học Cai Lậy, giết dân bỏ chúng chạy ở Đại Lộ Kinh Hoàng , ném lựu đạn vào chợ, rạp hát giết dân Saigon đâu, sao không chụp đăng lên báo chí. Đúng là đồ khôn nhà dại chợ, ăn cháo đá bát.

  2. Tien Ngu says:

    Quân…giãi phóng vào, thủ tướng…giãi phóng nhìn bức hình rồi…thấy thương, giúp đở tới bến cho chị Kim Phúc đi Cu Ba du học, chửa bệnh…

    Ấy thế mà chị Kim Phúc lại…bỏ trốn khỏi Việt nam…

    Lạ he?

    Ý của chị tác giả bài viết này muốn nói lên rằng thì là chị Kim Phúc thuộc loại…bất lương chắc?

    Được….giãi phóng, được thủ tướng VC thương, rồi….lợi dụng dược thương, được,,,giãi phóng mà…tâu na dơ bòn, vọt qua Tây, né…giãi phóng với thủ tướng. Ăn cháo đá bát…
    Đúng nà chuyện chỉ có xãy ra dưới thời…vẹt.

    Thế giới và cả nước đọc cái tin này, hình ảnh này, qua cái…lề phải, chỉ thấy chị Kim Phúc bị…bỏ bom, te như cái mền rách. Còn vì sao Mỹ Nguỵ lại đi…bỏ bom chị Kim Phúc thì….không biết, không nên tìm hiểu sâu xa chi, cho mệt. Dân ngu ngu và …cán tép cò mồi, chỉ nên…hiểu tới đó thôi.

    Mắc cười quá. hèn chi xưa nay thiên hạ nói…láo như Vẹm, mà Tiên Ngu…ngọng, không biết vì sao mà…đồn rằng như thế. Nay mới rành…

    Được Việt Cộng vào…giãi phóng, ai cũng mừng quá xá. Xúm nhau…vọt mẹ nó hết, đắm tàu hay hãi tặc hãm hiếp, who care? Cả mười mấy năm sau, chị Kim Phúc cũng…vọt. Chúc mừng chị có cơ hội sống thật với lòng mình, với người…

  3. dân đói says:

    Nói láo không phải là dễ.
    - Bất cứ ai trong hoàn cảnh như con bé Napal lúc đó, chắc chắn chỉ nghĩ đến chuyện “Mình sắp chết” và chỉ biết vừa kêu khóc vừa vắt giỏ lên cổ mà chạy chết, chứ đâu thảnh thơi nghĩ đến sắc đẹp “Mình sẽ trở nên xấu xí. Mình sẽ không còn bình thường được nữa”, nhất là đối với một đứa bé quê mới 9 tuổi.
    -Ở trong thánh thất làm sao có thể thấy bom đang rơi xuông mà nhìn thấy cả “cái đuôi màu vàng” nữa.
    -Không biết phải cần bao nhiêu máy bay để thả đươcj cùng một lúc “hàng trăm trái bom”, B52 có thể, nhưng con bé ngoái cổ lại thấy “máy bay Mỹ đang lao về phía em” tức là loại máy bay chiến thuât.
    - Phạm văn Đồng nhìn bức ảnh “cảm động” nên nước mắt cá sấu chảy tòng tòng, không biết hình ảnh người mẹ nuôi từng bảo bọc che dấu Đồng bị đem ra đấu tố cho đến chết Đồng có “cảm động” không ? và những hố chôn tập thể với những dấu vết dao đâm búa đập… còn hàng triệu nạn nhân CS khác kể ra không xiêt. Láo khoét.
    Những đứa trẻ cùng chạy với Kim Phúc kém may mắn hơn vì không ở truồng phỏng 30%, không biết bây giò họ ra sao ? Có thể đang bị ở tù vì dám yêu nước chống bọn Tầu Phù, hay đang là dân oan đi khiếu kiện bị đánh đập vì có tí đất ông cha để lại bị chúng cướp mất.
    (Nick Ut nhận KP làm con gái ? 2 người chênh lệch 12 tuổi nhận làm anh em với nhau có lý hơn. Người ta đồn rằng, Nick Ut là đạo diễn cảnh KP nude ?)

    • DânNamBộ says:

      Đồng ý với bạn đọc dân đói, đúng là ‘Nói láo không phải là dễ’.

      Kinh thật! em Kim Phúc mới 9 tuổi mà đã biết đươc máy bay nào là của Mỹ : ‘Rồi Phúc nghe thấy những âm thanh ồn ào trên không. Khi cô bé xoay đầu để tìm hiểu xem đang có chuyện gì xảy ra, Phúc nhận ra một chiếc máy bay chiến đấu của quân đội Mỹ đang lao thẳng về phía em, không ngừng dội bom xuống ngôi làng nhỏ bé. “Bum! Bum!”

      Người lớn còn phải cắm đầu chạy loạn trối chết, vậy mà em bé Kim Phúc khi bị dính bom napal lại còn nghĩ đến sắc đẹp, sợ bị xấu xí, hí hí đúng là nói láo.

      Tội nghiệp cho đồng bào ở Trảng Bàng, chỉ vì giặc cộng về làng mà đã gây nên bao nhiêu tang thương sầu đau và chết chóc.

    • vĩnh tiến says:

      Tôi cũng đồng ý với bác “dân đói” , tuy đói nhưng bác nhận xét rất chính xác .
      Tác giả Quỳnh Hoa lượm lặt cái tin này ở nhiều nơi rồi bốc phét thêm vào cho nó lâm ly bi đát . Nói láo ,nói xạo một cách trơ trẽn ,xem độc giả như con nít lên ba .

      Kim Phúc chỉ là một em bé nạn nhân trong hàng vạn em bé nạn nhân khác trong chiến tranh,may mắn được một phóng viên chộp ãnh ,còn biết bao nhiêu em bé khác cùng hoàn cãnh ,giờ sống ra sao ?

      Mấy thằng phóng viên chiến trường chỉ thích tìm những bức ãnh giật gân (vi dụ : Nguyễn ngọc Loan bắn VC …) để được nỗi tiếng và kiếm tiền . Chính những thằng này góp phần vào phong trào phãn chiến và một cách gián tiếp đả làm Mỹ phải rút quân và sau đó là sự sụp đổ của miền Nam .

  4. Conrongchautien says:

    Mỹ ác quá !!! Còn CSVN thì hiền lành quá, nhân đạo quá !!! Vậy mà nạn nhân Kim Phúc ( sứ giả hoà bình ) ,cũng phải thừa cơ đang du lịch tìm cách trốn ở lại nước ngoài , không dám tiếp tục về sống chung với cái chế độ hết sức ” hiền lành và nhân đạo ” là sao nhỉ ??? ha ha ..

  5. bo says:

    sao không chụp cảnh thuyền nhân việt nam bỏ nước ra đi chết chóc đủ cảnh,cảnh này có con khỉ gì mà nói hoài.

  6. jason t. says:

    !/Bà KP lúc bị napalm đả gần 10 tuổi. Tác giả Mỷ tính tuổi từ khi bị bom lửa thôi! .
    2/Sinh năm72 không biết.Nhửng kẻ lớn hơn củng chưa chắc biết,Nhửng kẻ trong quân đôi SG củng chưa hăn là biết.Ở nơi gần chiến trân chưa hăn đả biết .Ở SG với cái tuổi của năm 72 đó không biết là thường ,Nay đả 40 năm nếu có biết củng phải biết vì sao có bức ảnh đó . Ai chụp và chụp lúc nào?Không biết thì hỏi, đọc sách.Lớn rồi phải có chút đầu óc ,nghỉa là biết suy nghì .Chớ đâu trên 40 tuổi rồi .cuôc chiến đả qua,bao nhiêu sách vở chuyện kể,lich sử không đọc hay đọc như vẹt rối phán một câu …(xanh rờn): “Nhưng đọc và xem tấm ảnh này thì thấy Mỹ ác quá !!!” Chiến tranh mà !Mà ai gây chiến ? Mỷ hay bọn VC? Bao nhiêu linh đi vào làng ,môt vài tên du kich quăng tráilựu đan hay bắn một phát AK núp trong nhà dân,thế là dân bị giết. VC không cho người ta nguyên nhân ,cho dân thấy cái kết quả và đổ tội cho đối phương . Vụ giết học trò ở Cai Lậy,vụ chôn sống 5,000 dân Huế,vụ …”sao người ta bắt con phá xóm giật cầu/bắt con gài mìn để gieo tang tóc khổ đau/ để đêm con thấy ,/máu của ai như máu của con của mẹ./đêmhômấy mắt con mờ lệ/Ác mộng về con tràn trọc thâu đêm….(CBVC)”. CB này từ Bắc vào đó Hỏi sao chúng vô Nam đánh ai ? Và có phải chúng vô Nam ,Mỷ và đồng Minh đổ bộ qua/ và đó là cái nhân cái quả không ?
    Nói tóm lại kẻ ác độc gây ra sự chết chóc này,tất cả đều là lổi của HCM và đảng CSVN vì nếu chúng không vì Nga ví Tàu nhuộm đỏ cả Đông Dương …và vươn qua các nước khác thì làm gì có máu đổ đầu rơi ,có cộc trốn chạy của người Viet lớn nhất trong lịch sử dân Việt và có bao người nằm lại trong lòng biển.lạnh lẻo oán hân ngút trời xanh.
    Bé KimPhúc sau đó đả được bọn CS đi đâu củng mang theo ,ngay cả trong các trân đấu thể thao XHCN hay Tây Phương củng cho bé Phúc kể lại chuyện của Bé,có “bìên tập” và đạo diển của bọn VHCS.
    Nay thì củng vượt biên (dù là đi về kinh tế hay do CS đưa đi thì củng đả yên thân,nêu không có nhà báo phát hiên và lhq (Mỷ) phong cho chức Đ/S thiên chí ở LHQ thì chẳng ai biết ,chẳng ai hay…).
    VC muốn khơi lại nổi đau thương của chiến tranh ,khai thác sự mất mát của nhửng người dân miền Nam mà nay chúng đả “cưởng chiếm” củng không có tác dụng gì,trừ nhửng kẻ sinh sau 72 như lời góp ý trên ,nhất là ở trong nước.,người từ miền Bắc ồ ạt di dân vào miền Nam, văn minh và trù phú.
    “Cùng thời đó có có mấy chục em bé hoc sinh Cai lậy bị VC pháo kích,và năm Mậu thân Ai giết 5,000 dân Huế? Và hàng ngàn cảnh chết chóc vì plastic bọn CSBV và tay sai đỏ làm là nguyên dân do bọn phản quốc,lưu manh đem quân vào Nam mà thôi .Củng đau cho cảnh hàng vạn người dân chét trên bển cả,rửng sâu,trong trại cải tạo (hard labor camps)….Lổi Ai ? Hay lại là Mỷ?
    Suy nghỉ đi !

  7. Thích Nói Thật says:

    Bất hạnh của Phan Thị Kim Phúc năm 1972 đã giúp cho cô thành người may mắn hôm nay. Trong trận chiến ở Trảng Bàng hôm 8/6/1972 ấy đã có nhiều người chết, nhiều nguời bị thương, nhưng hình như chỉ có Phan Thị Kim Phúc là người bị cháy do bom napalm nhưng may mắn thoát chết, và hôm nay cô thành nguời nổi tiếng. Chúc mừng Kim Phúc

    Khi tấm ảnh gần 40 tuổi thì Kim Phúc bước vào tuổi 49. Những dấu ấn kinh hoàng chắc là khó quên, nhưng nhờ tấm ảnh có hồn của Nick Út chụp hôm đó mà Kim Phúc có ngày hôm nay, còn rất nhiều người khác cũng là nạn nhân, nhưng hình như đã bị người đời quên mất rồi?

    Chiến tranh là đau khổ, là chết chóc, bom đạn không có mắt, tên bay đạn lạc, trúng ai thiệt cho người ấy. Chỉ đáng gọi là kẻ ác khi trực tiếp bắn giết người không có vũ khí tự vệ! Nếu không có chiến tranh thì nhiều người đã không phải chết và Kim Phúc cũng không bị bom napalm đốt cháy.

    Kẻ gây ra chiến tranh phải hoàn toàn gánh chịu trách nhiệm!

  8. Khinh Binh says:

    Nói leo, tiêu đề trong bản tiếng Anh là “Bức ảnh em bé Napalm tròn 40 tuổi”. Bà Kim Phúc đã gần 50.

    • D.Nhật Lệ says:

      Bác nói đúng,vì KP.bị bom Napalm năm 1972 đến nay 2012,
      tức là 40 năm.Xin lỗi,tôi viết thiếu chữ “cô gái napalm” đi sau
      Kim Phúc và trước “40 tuổi” mới chính xác.Đa tạ.

  9. Ba Thanh 0866740210 says:

    Năm 1972 tui sinh tại Saigon chưa hiểu gì , sau này đọc báo mạng chỉ thấy họ kể CS ác . Nhưng đọc và xem tấm ảnh này thì thấy Mỹ ác quá !!!

    • tuan kiet says:

      Việt Cộng dùng hình ảnh “khỏa thân” trong lửa đạn của bé Kim Phúc để tuyên truyền chống Mỹ và thắng cuộc chiến nhưng Việt Cộng đã thua trong hòa bình vì VC ngu dốt không đem lại hạnh phúc cho toàn dân như chúng tuyên truyền ..
      Ngày nay 99% dân chúng Việt Nam đã nhìn thấy rỏ sự thật về tội ác cải cách ruộng đất, chôn sống đồng bào Huếu Tết Mậu thân và lừa gạt cướp đất dân lành từ Bắc chí Nam …
      Bà Kim Phúc đã chào từ giả “già Hồ” và đồng bọn Việt Cộng xin tỵ nạn ở miê`n đất tự do
      Sau 37 năm “phỏng giáI” miền Nam chỉ có bọn Việt cộng biến thành tư bản đỏ hút máu mũ đồng bào, bán đất đai của tổ tiên cho Tàu cộng .
      Hình ảnh hai phụ nữ phải “Khỏa thân phơi Bác Hồ” ở Cái Răng để chống bọn cướp đất Việt Cộng là hình ảnh độc đáo nhất trong năm khiến:
      “Bao năm sống ở trong Lăng
      Chị em phụ nữ dỡ mu ra chào
      Giờ xem phụ nữ cái Răng,
      Tô hô chống Đãng Bác lăng xăng cựa mình.”

    • Phượng 72 says:

      Năm 1972 thì tui cũng ở Saigòn và mới chập chững biết đi, không biết nhiều về chiến tranh. Nhưng bây giờ đọc báo thì mới biết được VC bắt 6 tới 7 ngàn dân thuờn ở Huế trong dịp tết Mậu Thân, cột vào từng chùm rồi đâm bằng dao, đập bằng súng, bắn vào màng tang và chôn sống, đấy mới là tàn ác.

      Còn ở chiến trường hai bên đánh nhau thỉ biết thế nào là ác được. Nếu VC không núp trong dân thì người dân đâu có bị liên lụy?

    • vĩnh tiến says:

      Nếu VC không xâm lược miền Nam và không lấy dân làm bia đở đạn thì sẽ không có chiến tranh và sẽ không có Kim Phúc và hàng vạn em bé nạn nhân khác .

  10. D.Nhật Lệ says:

    Trên đây có lẽ là bản dịch bài báo của hãng thông tấn AP.mà Quỳnh Hoa sưu tầm đã lâu vì đang được đăng
    lại trên 1 diễn đàn trong nước (?)Thế nhưng,mới đây ngày 2-6-2012 nhân ngày Kim Phúc 40 tuổi,hãng APcó
    đăng bài báo “Photo of ‘napalm girl’ from Vietnam war turns 40″ và báo quốc doanh (Người lao động) cũng
    đã đăng bản dịch của Đổ Quyên nhưng khi dịch đã thay đổi một số chi tiết đến mức bịa đặt !
    1-Nhiều đoạn dịch giả ĐQ.thấy không có lợi cho Cộng Việt đã lờ đi.Đó là thời kỳ học ở Cuba,KP.yêu Bùi
    Huy Toàn và hai người đi du lịch Moscow nhưng khi trở về,phi cơ ghé lại Canada thì 2 người xin tỵ nạn ở
    đó và sống đến nay.Cô KP.vẫn đóng vai trò như một đại sứ lưu động của LHQ.
    2-Đoạn bịa đặt trắng trợn để tuyên truyền là khi KP.kể chuyện cô nghe “the soldier’ scream” bảo cô phải
    chạy vì họ sắp bỏ bom thì ĐQ. dựng đứng là cô nghe “tiếng kêu thét của những người lính cách mạng”.
    Thật ra,đàng sau KP.khi đó là những người lình sư đoàn 25 Bộ Binh cũng đang tháo chạy khỏi vùng bỏ
    bom do không quân VNCH.thực hiện để đánh bật bọn VC.đang chiếm giữ Quốc Lộ 1.
    Trước đây,câu chuyện cô gái Napalm này cũng đã bị lợi dụng để tuyên truyền nhưng mọi sự dối trá của
    tuyên truyền đã bị lột mặt nạ trong bài “Chất độc ngọt ngào của sự diễn dịch” (Christian Gapp).Qua đó,
    tác giả cho biết nhiều người trong đó có Horst Faas khẳng định đó là phi cơ VNCH,chứ không phải do
    Mỹ bỏ bom nhưng vì mục đích tuyên truyền dối trá của Hà Nội và chính phong trào phản chiến,nên đã gán
    tội cho Mỹ.Cũng trong hội thảo,có một tên giả mạo phi công Mỹ là John Plummer do Guido Knopp giới
    thiệu nhưng cuối cùng đã bị khám phá ra là ngụy tạo.Còn Kim Phúc đã rất tức giận vì bị J.P.lừa dối.
    Muốn biết toàn bộ sự thật,xin vào đọc bài “Chất độc ngọt ngào của sự diễn dịch” (talawas 28-6-2007)
    sẽ biết rõ hơn sự bịa đặt của báo quốc doanh NLĐ.khị dịch bài báo ngày 2-6 2012 của hãng AP.

    • Lữ Út says:

      Tìm ở trên Net để biết thêm:
      Ngay trong báo lề phải cũng cho biết TT Phạm Văn Đồng chỉ thị cho bộ máy tuyên truyền huấn luyện PKP trở thành cán bộ.
      PKP học gì ở Cuba? nếu không là một khóa gián điệp ?
      Một người ở xứ nghèo như Bắc Hàn mà tài trợ cho chuyến du lịch trăng mật của vợ chồng PKP đi Moscow là chuyện không thể tin được.
      Ngay cả lúc này 2012, nếu bị phỏng 30% độ 3 tại Mỹ thì cầm chắc cái chết đến 95%.
      “bà không muốn bị chú ý “. Láo khoét. PKP đã có một qũy chống chiến tranh với sự góp sức cũa một lũ khuynh tả ăn theo.

Phản hồi