Luật pháp và kẽ hở của luật pháp
Viết tiếp bài: Con người và những qui luật tự nhiên
Thân tặng bạn hữu – những người con dấn thân cho dân tộc có tương lai tươi sáng
Xã hội hiện đại ngày nay, vai trò của luật pháp là vô cùng quan trọng, điều này thì ai cũng biết. Không nhà nước nào mà không có luật pháp, không có tổ chức xã hội hay cá nhân nào mà không bị luật pháp chi phối.
Từ khi con người sống thành xã hội, với sự chi phối của chủ nghĩa cá nhân, bản tính tham lam, luôn muốn tranh thủ quyền lợi cho mình, những hành vi của người này có thể làm hại người khác: trộm cướp, hiếp dâm, đâm chém nhau, tranh giành đất đai, “mạnh được, yếu thua”. Thời buổi bình minh của loài người đầy bạo lực và loạn lạc. Trong tình cảnh đó, người người khốn khổ, kẻ yếu luôn bị thiệt hại và kẻ mạnh cũng có khi là nạn nhân. Các nhà hiền triết, các nhà tư tưởng bằng bộ óc vượt khỏi đám đông, đi tìm giải pháp cho vấn đề trên.
Rõ thấy ngay nguyên nhân của vấn đề là do chủ nghĩa cá nhân, do lòng tham vô bờ bến của con người gây ra. Rất chính xác! Vậy là tập trung vào yếu tố này, cái nguồn gốc của mọi tai họa. Rất nhiều triết lý đã sinh ra, kêu gọi con người thực hiện để có cuộc sống hạnh phúc, thái bình: Thích Ca với giáo lý Phật pháp, Jesus với Kitô giáo,….. Nho giáo với nhà tư tưởng kiệt xuất: Khổng Tử. Để xã hội tốt đẹp, con người cần có đạo đức-đúng! Quản lý xã hội bằng đạo đức, nghe hay nhưng không thực hiện được, ban đầu rất đẹp nhưng không bền, nó như một chiếc áo giấy cho trẻ con mặc, cựa tý rách bươm. Đạo đức là điều tốt đẹp mà con người nên hướng đến để có một xã hội nhân văn, phát triển hài hòa. Tuy nhiên, đạo đức được dùng để giáo dục xã hội thì tốt, nhưng dùng để quản lý xã hội thì thất bại. Đức trị phải nhường đường cho Pháp trị. Pháp trị đưa ra một hình thức mới để quản lí xã hội tỏ ra hữu hiệu hơn: đặt ra những điều khoản buộc mọi người phải thực hiện: “giết người đền mạng”, “ăn cướp chặt tay”,…. Các điều khoản cứ thế mà tăng lên theo sự đa dạng, phong phú của cuộc sống. Dần hình thành nên những bộ luật. Luật phải được thực thi thì mới có giá trị: bản tính con người luôn muốn có lợi cho mình, luật qui định là vậy nhưng nếu không lợi cho mình và không ai buộc phải làm thì cũng không tuân thủ, kẻ mạnh vẫn đứng trên luật, khi đó luật mất giá trị, mạnh ai người nấy hành động vì lợi của mình, xã hội rơi vào loạn. Vậy là cần một kẻ mạnh nhất để bảo đảm các điều khoản đó thực thi, từ đây Vua và tổ chức nhà nước ra đời. Vua có quyền lực và siêu quyền lực cũng từ đó mà ra.
Với quyền lực có được Vua không chỉ dùng để thực thi luật pháp mà còn bắt đầu ban hành luật pháp, từ đó kéo theo mầm mống cái họa, cái mất tự do, mất dân chủ. Vua cũng là người, cũng bị chủ nghĩa cá nhân chi phối (dù có thần thánh hóa Vua là thiên tử-con trời, là đấng thay trời chăn dân, là đấng sáng suốt, anh minh nhất). Quyền lực tập trung thì quyền lợi cũng tập trung. Vua và bộ phận quan lại sống cuộc đời hoa gấm, trên nhung lụa. Đấng chí tôn có quyền hành tuyệt đối, đất của Vua, thiên hạ của Vua, qui định truyền ngôi: con vua làm vua, ý Vua là ý trời,…. cốt lõi là làm sao quyền lợi mình được bảo đảm an toàn, lâu dài. Một xã hôi mà luật pháp được “sáng tác-thiết kế-điều chỉnh” bởi nhà cầm quyền, theo ý chủ quan của nhà cầm quyền thì đó là nhà nước pháp trị. Nếu luật đúng đắn, Vua anh minh thì dân nhờ, xã hội phát triển, thái bình; ngược lại thì bá tánh lầm than, khốn khổ. Do vậy trong chế độ phong kiến ngàn năm người dân mong chờ minh quân như nắng hạn mong mưa.
Dưới ánh sáng của tư tưởng chính trị hiện đại: quyền lực nhà nước là do dân ủy quyền, lãnh đạo là người làm thuê được trao quyền để thực hiện việc chung: giữ an ninh, chống trộm cướp, trị gian lận, quốc phòng,.. Tất cả những việc đó là phục vụ việc: dân yên ổn làm ăn, sinh sống. Từ đây xuất hiện một khái niệm nhà nước pháp quyền.
Chúng ta cần điểm qua một chút về nhà nước pháp trị và nhà nước pháp quyền. Cả hai dạng nhà nước trên đều quản lý xã hội bằng pháp luật. Nhà nước pháp trị thì luật do nhà cầm quyền đưa ra, cả xã hội phải thực thi (tất nhiên không phải tuyệt đối như vậy, nhưng nét chung là vậy). Ở nhà nước pháp quyền luật do chính người dân đưa ra, thông qua các thỏa thuận dân sự. Luật pháp cuối cùng được xây dựng bởi ý chí của cộng đồng, không có chuyện nhà cầm quyền muốn qui định cái gì cũng được. Đó là lý do vì sao nhà nước pháp quyền là hình ảnh của nhà nước dân chủ.
Trong nhà nước pháp quyền, nhà nước là nơi dân ủy quyền trông giữ, thực thi luật pháp. Luật được xây dựng trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của mỗi cá thể một cách hài hòa, công bằng nhất và không mâu thuẫn với quyền lợi của cá thể khác, của tập thể. Vây nên Luật có độ ổn định rất cao, và có uy lực vô cùng mạnh mẽ trong xã hội vì nó được thực thi triệt để. Mọi cá thể đều tự nguyện sống trong Luật với tinh thần thượng tôn pháp Luật. (Không như Luật ở VN, không có chuyện sáng đúng, chiều sai, mai lại đúng, dân thường dùng câu: Luật thì nhiều nhưng xài Luật rừng là chính). Người ta cần luật, tôn trọng luật, thực thi luật trước là vì cái lợi của mình, không vì cái lợi của mình thì luôn tìm cách vượt qua luật như vậy cái thế và lực để thực thi luật pháp cũng vô cùng quan trọng.
Luật pháp chỉ được thực thi khi nguồn lực xã hội đủ sức mạnh và có cơ chế kèm them để thực thi. Nhiều nhà đấu tranh cho dân chủ với mục tiêu đa đảng, tam quyền phân lập mà không chú ý đến cái thế, cái lực để thực thi thì cũng không mang lại thịnh vượng cho dân tộc, việc này không khác gì thấy kẻ giàu có cái áo sang, mình muốn có một cái để mặc, cứ nghĩ khi đó sẽ giàu, sẽ sang. Rất có lý khi một nhà tư tưởng lớn đã nói “chính nền dân chủ sinh ra bản hiến pháp, chứ không phải bản hiến pháp sinh ra nền dân chủ” vì với quyền lực trong tay, không có lực đối kháng đủ mạnh từ dân thì kẻ nắm quyền luôn lươn lẹo để vượt qua luật. (3 ông đại diện cho tam quyền phân lập, ở 3 đảng khác nhau, ngồi với nhau, nếu có chung quyền lợi và không có sức mạnh của dân chủ thì cũng dễ thỏa thuận để vượt qua, khi đó luật không là cái gì hết). Các cuộc cách mạng ở Nga, Đông Âu, Arap,… không mang lại thịnh vượng cho dân, cho đất nước vì họ chăm chú đến viết cuộc chơi mà quên đi nguồn lực, cái thế để cuộc chơi được tôn trọng. Mô hình nhà nước pháp quyền, “tam quyền phân lập” bảo đảm được thực hiện tốt nhất trong xã hội dân chủ (dân làm chủ khi dân nắm kinh tế). (Suy cho cùng, đối khác cuối cùng của kẻ cầm quyền là dân, nếu dân không có lực thì không thể có dân chủ)
Kẽ hở của luật pháp:
Lòng tham, chủ nghĩa cá nhân của con người như giọt nước, của cả xã hội như dòng sông, luật pháp như cái bờ ngăn, giúp nó chảy đúng hướng, nếu ngăn đúng nó chảy đúng, tạo ra hoa trái cho đời, nếu ngăn sai nó chảy bậy, tràn lan hủy diệt cuộc sống.
Nếu luật pháp do nhà cầm quyền đưa ra, với mong muốn điều chỉnh dòng nước theo chủ ý của mình mà chống lại chủ nghĩa cá nhân của cả xã hội thường thất bại, người chịu sự chi phối của nó luôn vượt qua, như nước thấm qua bờ, ta hay nói là kẽ hở. Nhìn lại lịch sử thời bao cấp, ta thấy rất rõ điều này, với chủ trương tiến lên cái thiên đường xã hội chủ nghĩa, nhà cầm quyền bằng ý chí của mình ra những điều luật bắt dân chúng phải làm theo: hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã mua bán, ngăn sông, cấm chợ,….(người dân hoàn toàn không muốn thế) dù chính quyền ra không biết bao nhiêu là luật, nghị định, thông tư, tung ra một lực lượng khổng lồ công an, dân quân để giám sát, thực thi, bắt bớ, xét xử, tù đày, thậm chí tử hình,…. cũng không ngăn được người dân lén lút buôn bán, hối lộ để được vận chuyển hàng đi; người dân và bộ phận thực thi luật tự thỏa thuận với nhau cùng vượt qua luật (thật may là điều điên rồ đó đã chấm dứt). Sang nền kinh tế thị trường, người dân tự do làm ăn, buôn bán, kinh doanh, tự nhiên các chủ thể cần có những qui tắt để cuộc chơi được tôn trọng, được công bằng. Các điều luật như: sở hữu trí tuệ, tôn trọng bản quyền, thương hiệu, trừng phạt hàng giả, chống gian lận,…. ra đời là đúng với tự nhiên, người dân cần nó vì nó làm cán cân duy trì cuộc chơi diễn ra một cách minh bạch, công bằng nhất. “Như vậy luật, qui tắc của cuộc chơi chỉ được toàn dân tôn trọng, thực thi khi nó cần thiết, xuất phát từ nguyện vọng của cả cộng đồng, do các bên thỏa thuận đưa ra và cần có một bộ máy chuyên chính để thực thi. Bộ máy này được xã hội ủy quyền, là tập hợp của những cá thể tách rời, được giám sát và soi chiếu bởi luật, bộ máy này không có quyền tự ban bố hay sáng tác ra Luật”. Nếu thiếu một trong hai điều trên, luật trở nên là vật trang trí, vô dụng.
Soi vào tình hình VN ta, rất nhiều vụ việc kinh tế, chính trị đổ bể gần đây, khi bị phanh phui thì chúng ta thường cho rằng: kẻ phạm tội đã lợi dụng sự chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ, kẽ hở của luật pháp. Không có luật pháp nào, dù chặt chẽ mấy mà không bị xuyên thủng bởi lòng tham, sự tráo trở của con người, chủ nghĩa cá nhân khi Luật không được sinh ra và vận hành đúng nguyên tắc đã phân tích trên.
Trong hình thức kinh tế quốc doanh, tiền của nhà nước (tiền chùa) đưa cho người khác xài thì dù có một ngàn, một vạn điều luật, qui định cũng không ngăn được nước thấm. Kẻ mua hàng và kẻ bán hàng hoàn toàn có thể cấu kết với nhau để cùng nâng giá món hàng đó lên (vì được lợi, được lại quả %) điều này thì trời cũng bó tay chứ đừng nói đến luật. Chúng ta thấy sự nhộn nhịp của việc chạy hóa đơn, chứng từ để hợp thức hóa chi tiêu trong cơ quan nhà nước là một minh chứng hùng hồn.
Trong kinh tế dân doanh, vì quyền lợi của tôi, ai bán rẻ, hàng chất lượng tôi mua, tôi chỉ cần luật soi chiếu để bảo đảm cuộc mua-bán không gian lận: luật thương hiệu, nhãn mác, luật kiện tụng bồi thường,…. tự nhiên các chủ thể cần luật để bảo vệ mình và tự động tôn trọng luật chơi, lúc này luật do số đông đưa ra nên họ hiểu luật, luôn lấy luật ra soi vào mọi hoạt động của đối phương, mọi quan hệ nên không có kẽ hở nào để tráo trở, vì tráo trở là tự hại mình.
Chúng ta để xảy ra nhiều thảm họa cho xã hội (tham nhũng, lãng phí, mua quan bán chức,….) và đổ rằng do luật pháp chưa chặt chẽ, chưa nghiêm nên nhiều kẻ lợi dụng để hưởng lợi. Điều này là không đúng, chúng ta đã vận hành xã hội, sản sinh ra luật pháp trái qui luật, những con người tham gia cuộc chơi của luật trước hết không vì quyền lợi của mình nên luật pháp ít có giá trị trong cuộc sống, bị các chủ thể cùng bắt tay để vượt qua. (Việc bổ nhiệm quan chức có qui định nhiều thủ tục chặt chẽ nhưng rất đơn giản để vượt qua nếu người bổ nhiệm và người được bổ nhiệm cùng phe, cùng quyền lợi, đây là điều tồi tệ, cái lỗi hệ thống trong các nước độc đảng, mất dân chủ, không có luật nào ngăn được điều này).
Chỉ có trong thể chế kinh tế tự do, dân doanh và nhà nước pháp quyền thì luật mới đúng đắn, được thượng tôn vì nó được sinh ra từ cuộc sống, từ nhu cầu của các chủ thể trong xã hội, và được thực hiện nghiêm minh vì nó có thế và lực, có ràng buộc để thực hiện.
© Nguyễn Văn Thạnh
© Đàn Chim Việt
LUẬT PHÁP VÀ TÍNH NHÂN VĂN HAY TÍNH VĂN HÓA
Xã hội con người là xã hội thực tế. Đó là xã hội sinh học, là điều hoàn toàn khách quan lẫn tự nhiên. Như vậy sự lý tưởng hóa xã hội là một lịch sử phát triển, không bao giờ là một giá trị hay công thức tiền chế. Tính nhân văn hay tính văn hóa, nói khác luôn phát triển lên từ tính tự nhiên, tính khách quan mà không thể hay không phải trên trời rơi xuống. Xã hội hướng về tính nhân văn, tính văn minh là khuynh hướng tất yếu. Nhưng xã hội vẫn cột chặt vào tính tự nhiên, tính sinh học, vẫn là thực tế khách quan không lúc nào gở bỏ được. Nói như vậy để thấy rằng luật pháp là ranh giới phân cách giữa tính thiên nhiên và tính văn minh, văn hóa. Biên giới phân cách này luôn luôn phát triển, đó là khuynh hướng phát triển tự nhiên của pháp luật. Nói pháp luật có kẻ hở cũng chỉ là cách nói cảm tính. Pháp luật chỉ có tính cách phát triển và mức độ hoàn thiện là tùy vào xã hội phát triển. Nói chung lại pháp luật là yêu cầu khách quan, tự nhiên của xã hội. Pháp luật là vách ngăn hạn chế sự kéo về tự nhiên của xã hội. Pháp luật là nền tảng để xã hội tạo cơ sở đi lên văn minh và phát triển. Yêu cầu khách quan của luật pháp chính là như thế. Luật pháp chỉ là phương tiện tự nhiên, thiết yếu của xã hội, chẳng có gì thần thánh, chẳng có gì thấp kém. Các Mác chỉ là tay gàn bướng cho pháp luật là pháp luật của giai cấp, mà cụ thể là giai cấp thống trị. Mác cho rằng lịch sử của loài người chỉ là sự liên tục của giai cấp thống trị này sang giai cấp thống trị khác. Bởi vậy Mác chủ trương thực hiện chuyên chính vô sản để đi tới xã hội không còn giai cấp, không còn pháp luật. Một xã hội không giai cấp là một quan niệm ngây thơ, ngu dốt của Mác. Một xã hội không còn pháp luật là một quan điểm u mê, hạn hẹp của Mác. Một kẻ kém thông minh, phi thực tế, phản thực chất như vậy mà từng có một số trí thức ô hợp tôn lên là đỉnh cao của trí tuệ loài người. Quả thật là nhảm nhí và tầm thường một cách tai hại. Nên nói tóm lại, ý nghĩa tự do dân chủ phải đi đôi với pháp luật. Pháp luật phản tự do dân chủ là pháp luật độc đoán, pháp luật phản động. Đó cũng là thứ pháp luật phi nhân văn, phản nhân văn, hoặc cũng ngang hàng như loại pháp luật bị lợi dụng, bị lạm dụng cho thiểu số. Pháp luật tự do dân chủ là pháp luật khách quan. Pháp luật càng khách quan càng phục vụ được cho đa số và càng văn minh, phát triển, tiến bộ. Ngược lại pháp luật chỉ cho thiểu số, đó là pháp luật phản xã hội, phản nhân bản, phản lịch sử, phản phát triển, phản tiến hóa. Các Mác thực chất là kẻ dở hơi. Nhiều điều ông ta nói hoàn toàn phi lý, nghịch lý, trẻ con, điên loạn. Trong tất cả các khía cạnh đó, có khía cạnh quan niệm về pháp luật, về xã hội, về chính trị, về kinh tế trong tư tưởng của Các Mác. Quan điểm chuyên chính vô sản để tiến tới một xã hội tự do gấp triệu lần, đó là quan điểm ngây thơ và hoàn toàn dốt nát của Mác. Điều ấy chẳng khác gì bảo rằng cần đúc một miếng chắn bê tông cốt thép, cần xây một đập bê tông cốt théo để điều chỉnh dòng chảy của lịch sử loài người, rồi cuối cùng tự tấm chắn bê tông đó, cái đập ngăn tai hại đó cũng tự tan chảy ra nước và hòa thành chung vào trong dòng nước. Chỉ có bọn khờ khạo và trẻ con mới tin chắc một điều hoàn toàn phi lý, ngu muội như thế.
ĐẠI NGÀN
(08/6/12)
Vấn đè Pháp và luật thì không một Quốc gia nào mà không có- Nhưng Pháp luật (hiến pháp) từ đâu mà có? cũng do con người- Tôi đồng ý với những vấn nạn mà Tác giả nêu- Kẻ cầm quyền soạn thảo và đề ra Pháp luật,đâu phải Dân đen làm ra?- Con người Tham sân si ai cũng có thì có khi nào mà “bít đường” ra cho mình hay những ai liên quan tới mình? -Kẻ ngang nhiên xâm phạm pháp luật thì là ai?- Bọn cứ tạm gọi là tội phạm thì như con lươn đấy,nhờ có nhớt nên nó chui bất kỳ rất khó bắt! – Cho nên chỉ trong xã hội Tam quyền phân lập và Đa nghuyên đa đảng thì mới hạn chế được sự sai trái và xấu xa cho xã hội- Độc tài, độc đảng đố một triệu năm không làm gì mà tiêu diệt được nạn tham quan ô lại,bóc lột con người- Hạn chế được xấu xa là tốt lắm rồi.
Bọn độc đảng độc quyền bao giờ cũng ngụy biện.