WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Khói hương Quân sử

Hội ngộ muộn màng.

Thứ bẩy ngày 12 tháng 5-2012 vừa qua tại miền Nam Cali có một cuốn sách được giới thiệu. Khoảng 300 quan khách tham dự trong đó có đến 40 cựu đại tá của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Ban tổ chức không thể đọc hết danh tính các sĩ quan tham dự. Tất cả đều là độc giả chờ đợi của cuốn sách. Đến dự để đọc một đoạn hồi ký về chính cuộc đời mình.

Cuốn sách có tựa đề là Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng Hòa nhưng phần quan trọng chính là tiểu sử của các tướng lãnh và đại tá. Gần như 100% tên tuổi các tướng lãnh có đầy đủ và có thể 80% các sĩ quan cấp đại tá. Tên họ, sinh quán, binh nghiệp, xuất thân, cấp bậc, gia cảnh, thuyên chuyển, di tản, tù đầy và sống chết ra sao. Lược sử này ghi lại đủ cả.

Cuốn tiểu sử của 170 tướng lãnh và gần 600 đại tá tổng cộng gần 800 người chỉ đơn thuần ghi lại các dữ kiện căn bản. Ai cũng có tên cả, không phân biệt hoàn cảnh và binh nghiệp của mỗi người. Người ở lại thì ghi năm ở tù, người di tản thì ghi là không bị tù cộng sản. Đủ cả Trung Nam Bắc.

Sách cũng ghi rõ ai chết trong tù, ai chết tại Việt Nam, ai qua đời tại hải ngoại. Thăng cấp ra sao và đã trải qua các đơn vị như thế nào. Về con số tướng lãnh thì đại tá Thống cho biết có vào khoảng 40 tướng chết trước 1975. Sau 75 có 36 vị vào tù. Số còn lại ra hải ngọai cũng đã qua đời, nay chỉ còn 6,7 chục thôi. Cấp đại tá cũng vậy.
Tác phẩm mong đợi.

Ngay từ cuối năm 1975 những người được ông phó đề đốc Hồ văn Kỳ Thoại gọi là can trường trong chiến bại cũng đã từng mong có được 1 cuốn niên giám sĩ quan để gọi là ghi lại chứng tích của một đạo quân. Nhưng chẳng ai có. Vì vậy cấp bậc và binh nghiệp anh em có thể thêu vẽ tùy tiện.

Phần anh em ở trong tù, hoàn cảnh cá chậu chim lồng, tương lai bất định, ai còn nghĩ tới cái binh nghiệp của cả 1 đạo quân. Đã tan hàng nhưng không cố gắng như anh em nhẩy dù vẫn thường cất tiếng trong hàng quân. Vậy mà đã có một người tù không án kéo dài 13 năm từ Nam ra Bắc vẫn thai nghén một tác phẩm như thế. Khi đại tá Trần Ngọc Thống ra khỏi tù cộng sản, ông theo chương trình HO qua Mỹ 1991. Hành trang gồm một số tài liệu của bộ tổng tham mưu ông tìm cách đem theo và một số dữ kiện quan trọng giữ kín trong đầu. Tuy nhiên cũng phải chờ đợi 13 năm sau ban biên tập mới thành lập vào năm 2004. Ba vị sĩ quan, đại tá Thống, thiếu tá Hồ đắc Huân và trung úy Lê đình Thụy hợp tác để soạn thảo cuốn sách tưởng chừng không thể hoàn tất được.

Được 4 năm thì anh Thụy qua đời, mới 63 tuổi chưa lãnh tiền già. Còn lại bác Thống và ông Huân tiếp tục.

Bây giờ cuốn sách hoàn tất tháng 5-2012. Khổ lớn trên giấy 8×11 và dầy 900 trang. Một công trình biên khảo rất công phu.

Duyên nợ công tác.

Đại tá Thống năm nay đã 90 tuổi. Ông là niên trưởng số 1 của khóa 1 Nam Định. Người thứ nhì của khóa năm nay 89 tuổi là đại tá cục trưởng quân vận Nguyễn Tử Khanh ở San Jose. Ông Khanh vẫn quay phim chụp hình cho cả khóa. Ông Thống thì nghiên cứu soạn tài liệu. Còn các vị khác tuổi xuân từ 82 trở lên. Mới đây khóa 1 Thủ Đức và Nam Định đã họp mặt 60 năm và tuyên bố dứt khoát kỳ này làm quy mô lần cuối. Sau đó quý vị tùy tiện họp tự do. Ngày mới đến Mỹ, ông Thống sinh hoạt với anh em cùng khóa đã giãi bày nguyện ước. Trung tướng Nguyễn Bảo Trị cũng là thành viên khóa 1 đã có cơ duyên giới thiệu anh Huân và anh Thụy để làm thành một bộ ba soạn giả.

Cả ba vị đều chưa quen với công việc soạn sách và in sách tại Hoa Kỳ nhưng thiện chí có thừa. Năm 2004 khi ban soạn giả bắt đầu thì anh Thụy 59 tuổi, anh Huân 67 tuổi và ông Thống 82 tuổi. Công việc của đại tá Thống bắt đầu vào năm 82 tuổi như vậy quả thực e rằng hơi muộn. Ai ngờ đâu anh chàng soạn giả trẻ tuổi nhất lại đi trước, ủy nhiệm gánh nặng cho ông già vốn đã yếu lại còn hằn dấu vết của 13 năm tù đầy. Lá xanh lại rụng trước lá vàng.

Trong suốt 8 năm soạn sách. Viết đi viết lại, đánh máy ky cóp ngày đêm. Vẽ sơ đồ tổ chức. Tra cứu tài liệu, tất cả trong tay vị cao niên tổng quản trị của bộ Tổng tham mưu.

Ông thiếu tá Hồ Đắc Huân, là người cộng tác mật thiết với đại tá Thống trong công tác sưu tầm, soạn thảo. Ngoài ra ông phụ trách liên lạc bên ngoài. Ông đi tới đi lui gặp gỡ nhiều tướng lãnh và đại tá. Biết bao nhiêu thư từ điện thoại ngày đêm.

Được cái hầu như liên lạc với ai thì đa số đều sốt sắng cho tài liệu. Nhưng xa xôi cách trở, làm sao có được đầy đủ. Vì vậy thời gian cứ kéo dài.

Ai người độc giả.

Kể từ 1975 đến nay là 36 năm trôi qua. Những độc giả chính của tác phẩm này không thể chờ đợi. Từ đệ nhị cộng hoà chúng ta có trước sau đến 3 ông tổng thống, 1 tổng tham mưu trưởng và 4 tư lệnh vùng vào ngày cuối cùng, nay chẳng còn ai.

Còn các độc giả gần gũi cố gắng ở lại đợi chờ tác phẩm là những ai. Qua điện thoại đường dài tôi hỏi bác Thống và ghi nhận được tâm sự. Ông nói rằng ở dưới này các bạn Trần khắc Kính, bác sĩ Bẩy, thi sĩ Cao Tiêu là người vẫn bàn bạc chờ đợi sách, nhưng rồi cũng rủ nhau đi cả. Mới đây đại tá Sáu cố gắng ở lại chờ nhưng tên tuổi đã được đăng cáo phó trên báo. Còn ở trên San Jose, Nguyễn bá Cẩn khóa 1, rồi ông Bùi Đình Đạm, hết lòng khích lệ. Trước khi mất ông tướng còn điện thoại hỏi sách đến đâu rồi. Sau cùng đến ông Lại Đức Chuẩn trưởng phòng nhất cũng muốn xem qua cái bìa sách mà không kịp. Bác Thống nói trong nghẹn ngào: Ra sách được thì mừng, nhưng cũng rất buồn. Chúng tôi đi không kịp, ở tù quá lâu. Định cư trì trệ, soạn sách mất nhiều thì giờ. Làm cái gì cũng muộn màng. Để quí vị đợi chờ không được, bỏ đi hết, thật đáng tiếc. May còn ông xếp cũ là bạn đồng khóa. Tôi vẫn còn nhớ trung tướng Khuyên. Phải gửi ngay cho ông một cuốn kịp thời cũng là may.

Nội dung quân sử.

Dù tôi gọi là quân sử nhưng thực sự các soạn giả chỉ gọi là tài liệu sơ lược về tổ chức quân lực. Không đủ phương tiện đi sâu vào chi tiết của toàn quân và lại càng không đủ sức tổng hợp về chiến sử. Phải ghi nhận một cách lạ lùng là hiện nay chúng ta có khá nhiều các tác giả trẻ trung đã viết rất nhiều về chiến sử quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Sách tổng hợp của Hải quân, Không quân, TQLC, Nhẩy dù, Biệt động quân, các binh chủng, các đại đơn vị và các nguyệt san, tuần san chuyên về quân đội. Thiên hạ tha hồ tham khảo. Ông Huân cho biết cũng phải mua tất cả về đọc, nhưng rất tiếc không ghi nhận được nhiều tin tức liên quan đến tiểu sử các vị lãnh đạo quân đội. Tài liệu trong cuốn lược sử phần lớn tham khảo từ xuất xứ của bộ Tổng tham mưu đồng thời sưu tầm trực tiếp qua các nhân vật. Kết quả xin ghi nhận rằng quân đội có 170 vị tướng lãnh, gồm 1 thống tướng (5 sao), 5 đại tướng (4 sao), 48 trung tướng (3 sao), 49 thiếu tướng (2 sao) và 87 chuẩn tướng (1 sao). Những vị tướng này xuất thân từ nhiều nguồn gốc, nhiều quân trường, có cả tướng cảnh sát và các tướng đồng hóa từ giáo phái. Tác giả truy cứu ghi được 36 vị tướng bị tù. Tuy nhiên cũng phải tính đến các vị đã qua đời tại Việt Nam và như vậy số còn lại đi được năm 1975.

Về cấp đại tá có khoảng 900 vị. Trước 75 một số tử trận hay qua đời vì nhiều lý do. Danh sách ghi được 460 đại tá bị tù cộng sản và như vậy còn lại là con số ra đi từ 75. Trong số ở lại đi tù cho đến khi ra khỏi tù đã có thêm 10% qua đời.

Sau này có trên 400 vị hoặc vượt biên hoặc đi HO hay đoàn tụ tại Hoa kỳ. Những vị đã từng bị tù cộng sản thì cấp đại tá và tướng lãnh luôn luôn bị giam giữ từ 13 năm trở lên. Tất cả các con số kể trên được coi như lần đầu tiên công bố không thể chính xác 100% nhưng gần với sự thật nhất.

Những dữ kiện đặc biệt.

Cuốn tài liệu này đã dành chương quan trọng cho các tướng lãnh, sỹ quan và chiến binh tự vẫn vào 30 tháng 4-1975.

Danh sách các tướng lãnh được truy thăng sau khi tử trận cũng là một dữ kiện đặc biệt bởi vì có nhiều vị chúng ta chưa từng biết tên trong danh sách tướng lãnh đương thời. Tướng Bẩy Viễn tuy về sau trở thành tội đồ của đệ nhất Cộng hòa nhưng lược sử vẫn ghi đủ danh tính, tiểu sử vì các soạn giả coi đây là di tích lịch sử.

Cũng như vậy, chuẩn tướng nằm vùng duy nhất Nguyễn Hữu Hạnh cũng vẫn có tên trong tài liệu.

Trong hàng ngũ thiếu tướng người ta cũng thấy tên ông Nguyễn Cao Kỳ với ghi chú ở đoạn cuối là ông trở về Việt Nam. Một trong cuộc đời tướng lãnh nổi trôi cay đắng nhất là chuẩn tướng Lê văn Tư, một thời là tư lệnh sư đoàn 25 Bộ binh. Theo nguyên văn tác phẩm, ông tốt nghiệp khóa 5 Hoàng Diệu tại trường Đà Lạt.Trải qua nhiều đơn vị cho đến 1961 là thiếu tá tỉnh trưởng Cần Thơ rồi trung đoàn trưởng của SĐ 21 BB. Năm 1965 ông tham gia đảo chính bị bắt vào tù, giáng xuống cấp binh nhì cho giải ngũ, ông về lái Taxi. Cuối năm lại được tái ngũ cấp trung tá như cũ, tư lệnh phó SĐ 7, tỉnh trưởng Gò Công, rồi qua Long An, Gia Định, tư lệnh sư đoàn 25 Bộ binh. Năm 1973 lên chuẩn tướng mặt trận nhưng cuối năm 74 thì bị giam ở Chí Hòa chờ điều tra. Tội danh chưa xác định. Đến tháng 4-75 thì ở lại và đi tù cộng sản.
Chuẩn tướng Lê văn Tư là anh của đại tá Lê văn Năm cũng đã làm tỉnh trưởng nhiều năm. Còn vụ án của ông Tư khi bị giam tại Chí Hòa chưa xử nên vẫn còn là 1 nghi án. Cuộc đời một tướng lãnh như ông Lê văn Tư quả thực hết sức lạ lùng. Tỉnh trưởng 4 tỉnh miền Nam, trung đoàn trưởng rồi tư lệnh sư đoàn. Cách chức xuống binh nhì, giải ngũ. Hai lần tù Việt Nam Cộng Hòa, sau cùng được tự do qua thời gian dài đi tù cộng sản. Nay định cư tại Hoa Kỳ. Ai biết được số mạng con người.

Là người đọc sách tôi xin phép nhắc riêng trường hợp chuẩn tướng Lê văn Tư phản ảnh phần số của con người, nhưng đây không phải là điển hình của hàng tướng lãnh. Ngoài ra, đại tá Thống có nhận xét hết sức đặc biệt. Ông viết riêng cho tôi:”Trong suốt cuộc chiến tranh, chỉ có 12 đại tá tử trận hay hy sinh vì công vụ. Nhưng khi hết chiến tranh rồi , số đại tá chết trong nhà tù cộng sản hay chết khi vừa ra khỏi nhà tù, chưa kịp đi định cư khoảng 50 người, gấp 4 lần lúc đang có chiến tranh” Với tin tức kể trên, chúng ta phải hiểu rằng cuộc chiến Quốc Cộng chưa hề chấm dứt sau1975. Vì sự tổn thất vẫn còn tiếp tục. Riêng với người thanh niên sinh năm 1924 tại Hà Nam, 24 năm quân vụ, 13 năm tù cộng sản, cuộc chiến vẫn còn mãi với đại tá Trần Ngọc Thống, dù năm nay ông đã 90 tuổi.

Chung cuộc.

Xin ca ngợi nỗ lực của ban biên tập hoàn tất cuốn tiểu sử sĩ quan rất cần thiết. Đây là chung cuộc của nhiều cuộc đời binh nghiệp, đây là hình ảnh của một đạo quân. Một cuốn sách chúng tôi rất hân hạnh tiếp nhận để trong viện bảo tàng thuyền nhân và Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng vẫn có một số đề nghị xin ghi lại trong tình xây dựng. Tôi có nói chuyện với bác Thống và anh Huân sau khi đọc xong và đọc rất kỹ cuốn sách.
Tôi nghĩ rằng sách này nên dành 3 phần riêng biệt cho lục quân, không quân và hải quân, như vậy sắp xếp thuận tiện hơn. Con số các tướng tá nên có bảng tổng kết đơn giản vào 1 trang để tiện tham khảo. Phần đại tá, hình ảnh và tiểu sử nên đi cạnh nhau. Bác nào chưa có hình thì tạm thời cứ để đó. Các tướng lãnh đồng hóa từ giáo phái nên dành một khu vực riêng. Phải nhìn nhận rằng các vị này không phản ảnh quân đội thuần túy. Đây là các nhân vật chính trị chứ không phải cuộc đời hoàn toàn theo binh nghiệp. Đó là những cấp bậc danh dự hoặc là các “hàm tướng”.

Cấp bậc sau cùng của mọi người thì đã rõ ràng nhưng chức vụ sau cùng là điều cần xét lại. Có vị suốt đời binh nghiệp chỉ qua dân sự vài tháng hay vài ngày không thể coi như đây là công việc chính. Thí dụ chuẩn tướng Chấn cục trưởng Công binh vốn là chức vụ ý nghĩa nhất trong binh nghiêp cần được ghi lại. Chuẩn tướng Chức cũng cần ghi lại là cục trưởng Công binh thay vì chức vụ dân sự hoặc là tổng cục trưởng tổng cục tiếp vận

Cũng như vậy, trung tướng Khuyên thực ra vẫn chỉ là tham mưu trưởng bộ tổng tham mưu. Dù có giấy ủy nhiệm của đại tướng, nhưng thực tế ông Khuyên không hề chính thức là người thay tướng Cao văn Viên trong chức vụ tổng tham mưu trưởng cuối cùng. Những chức vụ đảm trách vào ngày cuối cùng của tướng Vĩnh Lộc hay các vị khác trong giai đoạn hỗn loạn đều chỉ là biến động thời sự khoảnh khắc mà không thực sự phản ảnh binh nghiệp.

Có thể viết thành 1 trang phụ bản kiểu như chuyện bên lề mà không phải phần chính của lược sử hay quân sử. Ngoại trừ trường hợp tổng thống Trần văn Hương và tổng thống Dương văn Minh thì dù cho không lâu dài nhưng có được sự chuyển quyền công khai và chính thức. Trang mở đầu nên có đầy đủ hình ảnh của các vị lãnh đạo quốc gia và đồng thời cũng là tổng tư lệnh quân đội qua các giai đoạn. Tổng thống Diệm, chủ tịch Minh, quốc trưởng Sửu, quốc trưởng Khánh, chủ tịch Thiệu, tổng thống Thiệu, tổng thống Hương và tổng thống Minh. Các vị tổng trưởng quốc phòng và các vị tổng tham mưu trưởng cũng cần một trang như vậy.

Lẽ dĩ nhiên một cuốn sách sưu tầm về quân đội đã tan hàng với hàng trăm ngàn chiến binh tù đày chắc phải có đôi điều thiếu sót.

Tuy nhiên đây chỉ là một phần của khói sương quân sử. Giá trị tinh thần trong công tác tự nguyện của các tác giả là điều quan trọng. Nhưng tinh thần không chưa đủ. Mong rằng mỗi gia đình có tên và hình ảnh trong tác phẩm nên có 1 cuốn để lưu giữ hương khói của binh nghiệp.Cuốn sách soạn và in trong 8 năm dài với nhiều tin tức và tài liệu quí giá. Vì vậy xin kêu gọi các chiến binh thân hữu của tôi, hãy liên lạc về địa chỉ H. HO. PO. BOX 1711 Westminster, CA 92684 …Giao Chỉ-San Jose Giaochi12@gmail.com

 

164 Phản hồi cho “Khói hương Quân sử”

  1. Thanh Nguyen says:

    Bich Huyen:
    VIỆT NAM (NV)- Lái xe về quê chơi, cọ quẹt với người cỡi xe gắn máy dẫn đến ấu đả, một Việt kiều Mỹ bị côn đồ đâm chết.

    Ông Việt kiều Pháp trước khi nhảy xuống đất tự vận. (Hình: VTC News)
    Án mạng xảy ra khoảng 7 giờ đêm 3 tháng 6 tại khu vực cầu Hưng Lợi thuộc quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Nạn nhân là ông Võ Thành Ðức 43 tuổi, Việt kiều Mỹ.
    Theo báo Người Lao Ðộng, ông Ðức lái chiếc xe mini van 7 chỗ hiệu Toyota chở bốn người, trong đó có ca sĩ kiêm người điều khiển chương trình truyền hình của đài đài truyền hình ở Sài Gòn là ông Tạ Minh Tâm. Họ đang trên đường từ quê của ông Tạ Minh Tâm trở lại Sài Gòn.
    Lúc xe băng ngang qua cầu, xe của ông Ðức cầm lái cọ quẹt với hai thanh niên chở nhau trên một chiếc xe gắn máy. Hai bên dừng xe cãi vã dữ dội và dành phần phải về mình, không ai chịu thua ai. Một trong hai thanh niên đi xe gắn máy thình lình dùng dao đâm vào người ông Ðức khiến ông này gục tại chỗ.
    Ông Ðức được đưa vào bệnh viện Cần Thơ cứu cấp nhưng đã chết vài tiếng đồng hồ sau vì thương tích quá trầm trọng.
    Một số nhân chứng cho biết lúc ông Ðức dừng xe cãi nhau với hai thanh niên đi xe gắn máy, ông Tạ Minh Tâm cùng những người khác vẫn ngồi yên trong xe và không kịp trở tay khi án mạng xảy ra.

    Tại Sài Gòn chiều cùng ngày, một Việt kiều Pháp đứng ở lan căn lầu 2 một căn nhà đang được xây dựng ở đường Tôn Thất Tùng, quận 1 toan nhảy lầu tự tử. Ông này nói lảm nhảm những câu rằng “chỉ mới về Việt Nam được ba ngày và trú ngụ tại huyện Bình Chánh, nhưng bị lừa lấy hết tiền.”
    Ðông đảo người hiếu kỳ bu coi vụ ông Việt kiều Pháp đòi tự tử đông nghịt, trong đó có nhiều người cố khuyên lơn ông ta “đừng nên tìm cái chết.”
    Cuối cùng, nhân viên Sở Cứu Hỏa quận 1 đã phải giăng một tấm nệm để đỡ lấy kẻ chán đời khi ông này rơi xuống mặt đất từ độ cao khoảng 12 thước. Ông ta chỉ bị xây xát nhẹ và nghe đâu ông vẫn đang trong tình trạng căng thẳng, hoảng loạn.
    Ông này tên Nguyễn Thanh Sang 28 tuổi, Việt kiều Pháp. (PL)

  2. Long Trần says:

    ĐÔNG ĐÔ ĐẠI PHỐ-CHINA TOWN Ở VIỆT NAM

    Đất nước ta có 54 dân tộc anh em đang sinh sống và hình thành một xã hội, một nước Việt Nam. Ngoài dân tộc Kinh nguồn gốc Lạc Hồng, trong số các dân tộc anh em đó thì người Hoa chiếm một phần không nhỏ. Đa số người Hoa có mặt ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 70s của thế kỷ thứ 17, tuy rằng từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên cũng đã có rồi nhưng con số không đáng kể.

    Năm 1671 Mạc Cửu đến vùng Man Khảm nay là Hà tiên khai khẩn đất hoang lúc này còn quyền kiểm soát của Vương quốc Khmer. Sau đó Mạc Cửu thần phục nhà Nguyễn-Mạc. Cửu cũng là một trong thành phần phản Thanh phục Minh.

    Năm kỷ mùi 1679 tổng binh Thành Long Môn Quảng Tây Dương Ngạn Địch, phó tướng Huỳnh Tấn cùng các tổng binh khác vùng Châu Cao, Châu Liêm, Châu Lôi thuộc Quảng Đông là Trần Thượng Xuyên, Trần An Bình dấy lên phong trào phản Thanh phục Minh và cuối cùng bị quân nhà Thanh đánh tan bỏ chạy, dẫn binh tướng theo đường biển vào Đà Nẵng qui hàng chúa Nguyễn và xin làm dân Việt. Họ được chúa Nguyễn nhận và cho vào khai khẩn vùng đất phương Nam, một vùng trù phú nhưng hoang vu và đầy chướng khí – dưới sông sấu lội trên bờ cọp kêu. Đó là vùng Định Tường-Gia Định (Đông Phố) Đồng Nai, Biên Hòa (Cù Lao Phố)… Cộng đồng người Hoa này chuyên về thương mại và khai khẩn đất hoang và được gọi là người Minh Hương (có nghĩa là hương hỏa của nhà Minh). Đến năm 1827 vua Minh Mạng sợ động chạm đến nhà Thanh nên đổi chữ hương trên thành chữ hương khác nghĩa là làng và được gọi là làng trong sáng nên từ đó có câu:

    Gỏi chi ngon bằng gỏi tôm càng,
    Đố ai lịch sự bằng làng Minh Hương?

    Từ đó người Hoa sinh sống rải rác các vùng kể trên và một bộ phận không nhỏ tập trung về vùng Sài Gòn-Bến Nghé khi vùng Phiên Trấn-Bến Nghé-Sài Gòn được hình thành vào năm 1698. Khu Gia Thạnh Chợ Lớn được người Hoa khuếch trương thương mại mua bán sầm uất và phần lớn qui tụ nhiều ở khu vực bao gồm Quận 5,11,10,6,8 thuộc Tp Sài Gòn ngày nay. Nơi đây cộng đồng người Hoa sinh hoạt tất cả mọi mặt văn hóa, thương mại, tôn giáo, giáo dục và các dịch vụ khác. Trong quá trình này họ đã xây dựng những ngôi chùa nổi tiếng như Chùa Bà Thiên Hậu, chùa Ông, các trường học và các hội quán. Khu thương mại Chợ Lớn sau bị cháy được xây lại và gọi là chợ Bình Tây nhưng dân Sài Gòn vẫn quen gọi là Chợ Lớn mới cùng các dãy phố mua bán sầm uất nhất là trung tâm Quận 5, Quận 6.

    Sỡ dĩ tôi lan man ngược dòng lịch sử người Hoa ở VN là muốn mở ra một tầm nhìn xa hơn về thời gian ban đầu của công cuộc mở đất phương Nam để lượng giá âm mưu Hán hóa Việt Nam của Trung Quốc và những quan tâm cần có đối với những vùng nhạy cảm như trên.

    Sau vụ biên giới Việt-Trung 1979 rồi vịnh Bắc bộ, kéo dài đến biên giới Tây Nam, rừng núi Tây nguyên nóc nhà của đất nước VN và liên tục các trận hải chiến từ năm 1974,1988 và những năm gần đây khắp vùng biển đông thềm lục địa VN, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa… Lưỡi bò Trung Quốc đã và đang liếm dần da thịt của tổ tiên ta. Từ khi Tây Nguyên một dãi điệp trùng tập đoàn CSVN cam tâm bán nước giao cho Trung Quốc khai thác tài nguyên chiếm đóng thì lực lượng người Trung Quốc tràn ngập vùng rừng núi cao nguyên.

    Các gói thầu EPC trên cả nước hết 90% là của Trung Quốc thực hiện. Trên cơ sở này Trung Quốc ngang nhiên đưa nguyên vật liệu (hay vũ khí) đội ngũ kỹ thuật (hay chuyên gia cố vấn chính trị, quân sự) và kể cả lao động phổ thông (hay quân lính) một cách hợp pháp – rải rác chiếm lĩnh tất cả những nơi trọng yếu mà chuyên gia quân sự của Trung Quốc với danh nghĩa chuyên viên kỹ thuật đã định sẵn. Những nơi này phía VN, từ cán bộ đến các thành phần khác và dân chúng đều không được vào; có nghĩa là bất khả xâm phạm. Đây là mối nguy cực kỳ lớn mà đảng CSVN không thấy được hay có thấy cũng không dám hé môi vì chủ trương thần phục Thiên triều.

    Tình hình biển đảo, biên giới là vậy. Một mối đe dọa khác cũng không kém phần nguy hại; đó là Trung Cộng đã cài người vào các hải cảng, các vùng bờ biển trọng yếu của Việt Nam trong suốt nhiều năm qua với sự làm ngơ hoặc âm thầm hợp tác của một số các quan chức đảng CSVN. Người Trung Quốc đã ngang nhiên tự do thoải mái, lập nên những cơ sở nuôi và bán buôn hải sản ngay bên sườn hải cảng tối quan trọng Cam Ranh, cảng Vũng Rô nổi tiếng là yếu điểm trên vùng biển dọc dài của Việt Nam. Từ đây, với tầm nhìn của các nhà quân sự, gián điệp thì chuyện gì sẽ đến với chúng ta?

    Công An CSVN luôn vênh váo khua môi với tất cả các nước trên thế giới là có một trình độ nghiệp vụ cao, nhạy bén, tinh tường. Đối với nhân dân thì một mảnh nhỏ để che chỗ kín thì công an cũng đều biết rõ. Nồi cơm xoong cá nhà nào ra sao, ăn gì, sướng khổ đều không qua khỏi cặp mắt cú vọ của an ninh. Nhà nào có người thân đến ở thăm chơi một vài ngày không khai báo là có giấy công an gọi lên tra xét ngay. Thế mà trong một thời gian dài người của Trung Quốc xâm nhập vào vùng trọng yếu, đội lớp ngư dân nuôi hải sản, lấy vợ sinh con đẻ cái ở Cam Ranh mà bộ máy công an không hề hay biết!? Một điều thật vô lý, ngàn lần vô lý.

    Bây giờ vỡ lẽ ra, nhân dân cả nước đều biết. Sự kiện bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ công du tới VN mà điểm đầu tiên lại là cảng Cam Ranh cũng cho thấy tầm quan trọng về mọi mặt, nhất là quân sự, của cảng Cam Ranh. Trước sự lên tiếng của dư luận, các quan chức của đảng CSVN mới phải thừa nhật, “vào cuộc” điều tra nhưng vẫn tuyên bố… chuyện không có gì nghiêm trọng, đồng thời dàn xếp cho một vài tên Trung Quốc chuồn êm như con sâu “Chí Dũng” bò đi trong đêm trường lúc mà nhân dân đang chìm trong ác mộng.

    Tại Sài Gòn với hơn 500 ngàn Hoa kiều sinh sống, nếu có người của Trung Quốc trà trộn vào, vàng thau lẫn lộn – tuy rằng Hoa kiều đã bao đời gắn bó và xem Việt Nam là quê hương thứ hai- sẽ tạo thêm nhiều hệ luỵ.

    Ngoài Sài Gòn thì các tỉnh rải rác với số lượng cũng không nhỏ người Hoa sinh sống, như Đồng Nai 95 ngàn, Sóc Trăng 65 ngàn, Bạc Liêu 20 ngàn, Bình Dương 19 ngàn, Bắc Giang hơn 18 ngàn v. v… Tổng cộng dân số người Hoa gần đến 1 triệu người. Số người Hoa này đa phần tập trung ở thành phố, hầu hết kinh doanh thương mại, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và hầu như ít nhiều có đủ trên 63 tỉnh thành cả nước. Xem như thế thì ta cũng thấy cái khó khăn phức tạp một khi Trung Quốc ý đồ manh nha thôn tính nước ta.

    Đây chính là mối lo sinh tử của Việt Nam khi tập đoàn bành trướng Bắc Kinh triển khai các mũi xung kích từ Tây Nguyên, Tây Nam, biên giới phía bắc và suốt dọc dài hơn 3000 KM bờ biển, kết hợp đoàn binh công nhân trá hình ở các dự án trên khắp nước, cùng với khối người Trung Quốc đang lẫn lộn với những người Việt gốc Hoa – cùng lúc phát pháo báo hiệu giờ “G”… còn tại Ba Đình thì các quan thái thú của đảng CSVN đã sẵn sàng giao nộp bản dư đồ tổ quốc và nhận ấn chư hầu. Thôi rồi đất nước VN ta ơi!!!

    Những âm mưu mà tập đoàn Bắc Kinh soạn sẵn cho chương trình Hán hóa Việt Nam không phải chỉ trong một lúc mà nó kéo dài từng bước một như những sự kiện đã nêu.

    Đông Đô Đại Phố-Một China Town ở VN-Một Âm Mưu Thâm Độc

    Đây là một trong những cái vòi bạch tuột của Trung Quốc len lỏi vào Việt Nam bằng cách kết hợp với tập đoàn tư bản đỏ, các quan chức CSVN để xây dựng một China Town tại Bình Dương. Nằm trên một diện tích 26ha trong một thành phố mới, nơi mà dự kiến sẽ là trung tâm đầu não của tỉnh. Trong lúc này xu thế của các tỉnh miền Đông nam bộ như Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương… sẽ xây dựng một khu vực thành phố mới đặc biệt để dời các cơ quan hành chánh, đầu não của tỉnh về nơi đó.

    Riêng Bình Dương thì nơi đó đã sắp đặt sẵn ngay trong dự án, một khu dành riêng cho khu phố Trung Quốc! Đây rõ ràng là một quyết định xuất phát từ một âm mưu có hệ thống. Khi xây dựng các công trình công cộng, hạ tầng cơ sở cho chương trình dời đô thì công trình China Town cũng được song hành!?

    Đây là một dự án đầu tiên được xây dựng dành riêng cho cộng đồng người Hoa, nhưng thực chất là mượn danh nghĩa Hoa kiều để thực hiện mưu đồ dài hạn của Trung Quốc trong kế hoạch Hán hóa Việt Nam. Khu Đông Đô Đại Phố tập trung nhiều hạng mục như các khu nhà ở, văn phòng, phố ăn uống, thương mại mua sắm cùng các cơ sở giáo dục, thông tin, dịch vụ và các khu liên hợp thể thao tín ngưỡng… Tất nhiên là kiến trúc mang đậm sắc thái văn hóa Trung Hoa. Rõ ràng, từng bước Trung Quốc đã và đang gầy dựng những hạt mầm, những vương quốc riêng cho Đại Hán trên đất nước VN, làm hậu phương cho mưu đồ lớn hơn là thêm sao trên nền cờ bá quyền của chúng.

    Nhìn xa hơn, những đặc khu của người Hán-Trung Quốc trên đất Việt sẽ có một đặc quyền và sẽ có luật lệ riêng của nó một khi VN đã là thuộc quốc hoặc vùng lãnh thổ của thiên triều. Lúc bấy giờ người VN sẽ không được tự do hoặc tuyệt đối không được vào những đặc khu đó. Những nơi giải trí vui chơi sẽ có cửa nhỏ dành riêng cho người VN và thú vật vào. Còn cửa chính là của người Hoa. Giống như tình cảnh người TQ trong thời gian bị Bát Cường xâu xé tả tơi trong những năm đầu thế kỷ trước. Với sự tàn độc và gian manh của cộng sản Trung Quốc thì không việc gì mà chúng không làm được. Trước mắt tại Đà Nẵng đã có một Casino, và tại Mống Cái nơi địa đầu biên giới phía bắc đã có một sân Golf mà hai nơi này dân VN không được vào từ mấy năm qua.

    Bây giờ với những âm mưu thành lập các đặc khu cho Trung Quốc nằm chung trong những nơi mà các tỉnh thành chuẩn bị dời đô cũng là một tính toán của cộng sản Trung Quốc lẫn Việt Nam. Theo dự tính của bọn cướp nước và bán nước là không trước thì sau những cơ quan đầu não, hành chính, quân sự, an ninh của tỉnh thành đó cũng phải bàn giao cho các thái thú thiên triều tiếp quản mà thôi. Vì vậy khi xây dựng khu hành chính mới phải kèm theo một China Town.

    Độc hại hơn nữa là trước mắt khu Đông Đô Đại Phố sẽ có những nơi vui thú như xóm Bình Khang… mà bọn chúng cố tình gieo vào đầu, tiêm vào máu thanh thiếu niên nam nữ VN những chất vô cùng độc và di hại về sau cho nhiều thế hệ để đánh gục bao lớp trẻ VN. Mục tiêu lại giống như cuộc chiến tranh nha phiến vào những năm 40s của thế kỷ 19 mà Trung Hoa lúc đó đã đắng cay nếm phải và kết quả là phải ký 2 điều ước Nam Kinh và Bắc kinh bán cả Hương Cảng, Tân Giới, Cửu Long cho Hoàng Gia Anh thời hạn 99 năm dưới triều vua Đạo Quang và Quang Tự.

    Những “Đông Đô Đại Phố” này khi màn đêm buông xuống, những cuộc vui bất kể thời gian, khi tất cả quay cuồng theo cơn lốc điên rồ mà quên đi mối thù vong quốc.

    Biết bao bướm lả ong lơi…
    Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm…

    Thương nữ bất tri vong quốc hận.
    Cách giang do xướng hậu đình hoa!

    (Kiều – Nguyễn Du)

    Trong tương lai rất gần, nếu nhân dân VN không nắm tay cùng nhau đứng lên đạp đổ độc tài hèn với giặc ác với dân thì họa mất nước sẽ không tránh khỏi. Người dân Việt Nam sẽ không còn được làm chủ trên chính mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình.

  3. Thanh Đoan says:

    Khi Bài Hát Trở Về
    Tran Trung Dao

    Nếu phải xếp hạng những bài hát được sinh ra và lớn lên cùng với thăng trầm của đất nước, với thao thức của thanh niên, sinh viên, học sinh, với tâm trạng của những người lính trẻ trong cuộc chiến tranh tự vệ đầy gian khổ ở miền Nam trước đây, tôi tin, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang sẽ là một trong những bài ca được xếp hàng đầu.

    Không giống như một số hành khúc quen thuộc trong giới trẻ trước 1975 như Dậy Mà Đi của Nguyễn Xuân Tân, Tổ Quốc Ơi Ta Đã Nghe của La Hữu Vang thiết tha, mạnh mẽ nhưng chỉ giới hạn trong các phong trào sinh viên tranh đấu và ngay khi ra đời đã bị Đảng sử dụng cho mục đích tuyên truyền trong các trường đại học, các đô thị miền Nam, hay Việt Nam Việt Nam của Phạm Duy chan chứa tình dân tộc, kêu gọi người người thương mến nhau nhưng thiếu đi cái hùng khí, sôi nổi của tuổi trẻ, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của Nguyễn Đức Quang không dừng lại ở nỗi đau của đất nước mà còn nói lên cả những bi thương, công phẫn, thách đố của tuổi trẻ Việt Nam trước những tàn phá của chiến tranh và tham vọng của con người. Trong vườn hoa âm nhạc Việt Nam, Việt Nam quê hương ngạo nghễ nổi bật lên như một biểu tượng cho khát vọng của một dân tộc đã vượt qua bao nhiêu gian nan khốn khó để tồn tại và vươn lên cùng các dân tộc khác trên mặt đất nầy.

    Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang
    Lê sau bàn chân gông xiềng của thời xa xăm
    Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loang xoang.

    Lời nhạc của Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ tương đối khó nhớ nhưng nhờ cách sử dụng ngôn ngữ trẻ trung, mạnh mẽ, tượng thanh, tượng hình như “tiếng cười ngạo nghễ”, “xích kêu loang xoang”, “trên bàn chông hát cười đùa vang vang” hay “Da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng gân trời” đã làm cho Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ trở thành độc đáo, không giống như những bài ca yêu nước khác với những ý tưởng quen thuộc và lời ca phần lớn là lập lại nhau. Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ đẹp tự nhiên như một đoá lan rừng, không mang màu sắc chính trị, không nhằm cổ võ hay biện minh cho một chủ nghĩa nào, không cơ quan nhà nước nào chỉ đạo thanh niên sinh viên học sinh phải hát và bài hát cũng chẳng nhằm phục vụ lợi ích riêng của chính quyền, tôn giáo hay đảng phái chính trị nào.

    Trước 1975, từ thành phố đến thôn quê, từ các trường trung học tỉnh lẻ đến đại học lớn như Huế, Sài Gòn, từ các phong trào Hướng Đạo, Du Ca đến các tổ chức trẻ của các tôn giáo như Thanh niên Công giáo, Gia đình Phật tử, từ các quân trường Đà Lạt, Thủ Đức, Quang Trung, Nha Trang đến các tổ chức, đoàn thể xã hội từ thiện đều hát Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ.
    Sau 1975, bài hát theo chân hàng trăm ngàn sĩ quan và viên chức miền Nam đi vào tù. Nhiều hồi ký, bút ký kể lại Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ đã được hát lên, kín đáo hoặc cả công khai, ở nhiều trại tù khắp ba miền đất nước. Trong tận cùng của đói khát, khổ nhục, đớn đau, Việt Nam quê hương ngạo nghễ đã hoá thành những hạt cơm trắng, hạt nếp thơm nuôi sống tinh thần những người lính miền Nam sa cơ thất thế.

    Những năm sau đó, bài hát, như tác giả của nó và hàng triệu người Việt khác lên đường ra biển tìm tự do. Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ lại được hát lên giữa Thái bình dương giông bão, hát lên ở các trại tị nạn Palawan, Paula Bidong, Panat Nikhom trong nỗi nhớ nhà, hát lên ở Sungai Besi, White Head trong những ngày chống cưỡng bách hồi hương, hát lên ở San Jose, Santa Ana, Boston, Paris, Oslo, Sydney trong những cuộc biểu tình cho tự do dân chủ Việt Nam, hát lên ở các trại hè, trại họp bạn Hướng Đạo, các tổng hội sinh viên Việt Nam tại hải ngoại.
    Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, trong buổi phỏng vấn dành cho chương trình Tiếng Nói Trẻ đã kể lại câu chuyện ra đời của Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ trong âm nhạc Việt Nam: “…Thế bài Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ cũng vậy, nó không phải là một bài ca tôi nghĩ là quá lớn, nhưng lúc bấy giờ khi tôi kết thúc tập Trường Ca vào năm 1965, cuối 1965 hay đầu 1966 gì đó, khoảng thời gian đó, 10 bài trường ca, những bài như Nỗi buồn nhược tiểu, Tiếng rống đàn bò, Lìa nhau, Thảm kịch khó nói v.v. những bài nói về đất nước của mình rất là khổ sở, tôi nghĩ nên kết nó bằng một bài hát có tiếng gọi hùng tráng và tha thiết hơn. Thành ra tôi viết bài Việt Nam quê hương ngạo nghễ một cách rất là dễ dàng. Tất cả những ý đó tôi đem vào hết trong bài hát đó để nó vượt qua cái khốn khó, vượt qua cái quê hương nhỏ bé, nhược tiểu mà trở thành một nước to lớn, và lòng người cực kỳ dũng mãnh.

    Viết xong bài đó tôi nghĩ chỉ kết thúc tập Trường Ca mà thôi, không ngờ về sau càng ngày đi các nơi càng thấy nhiều người ưa thích bài đó, có lẽ đáp được ước vọng của nhiều người, tôi nghĩ tiếng gọi đáp ứng đúng được tiếng của nhiều người, không riêng gì giới trẻ đâu, cả người lớn tuổi ở các hội đoàn về sau này, rồi đi vào trong quân đội, đi rất nhiều nơi. Thành ra, tôi cho đó là một bài hát tự nó trưởng thành nhưng khi viết tôi chỉ đúc kết cho tập Trường Ca lúc đó mà thôi.”

    Thật đơn giản và tự nhiên như thế. Không một ông bộ trưởng Bộ Chiêu Hồi nào đặt hàng hay một ông tổng ủy trưởng Dân Vận nào chỉ thị anh phải viết. Anh viết không phải để thi đua sáng tác hay mong mang về giải thưởng, huân chương. Trong tâm hồn của một nghệ sĩ chân chính, tình yêu nước bao giờ cũng là sự thôi thúc tự nguyện. Anh viết Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ để kết thúc tập trường ca của riêng anh nhưng cũng nối tiếp tập trường ca lớn hơn của đất nước.

    Sau ba mươi năm, nhiều nhạc sĩ, ca sĩ đã trở về qua nhiều ngã, trong nhiều tư cách khác nhau, một số tình ca sáng tác trước 1975 đã được nghe lại trong nước, nhưng đây là lần đầu tiên một bài hát đã về lại quê hương qua ngã của trái tim, trở về trong vòng tay nồng ấm của tuổi trẻ Việt Nam.

    Bất ngờ và cảm động, một buổi sáng tuần trước, khi đi dạo một vòng qua các blog Việt ngữ, tôi bắt gặp không chỉ những mẩu tin nóng viết vội vàng trên đường phố, những đoạn phim biểu tình vừa mới đưa lên YouTube, những tấm hình ghi lại cảnh xô xát giữa đồng bào, sinh viên với công an, nhưng còn được nghe lại bài hát quen thuộc Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ. Tôi cảm nhận qua lần gặp gỡ đó một niềm vui chung khi có một bản nhạc mà các em sinh viên Việt Nam ở California, Washington DC, Oslo, Paris, Hà Nội, Sài Gòn cùng hăng say hát trong những cuộc biểu tình chống Trung Quốc bành trướng bá quyền mà không cảm thấy ngần ngại, nghi ngờ, xa cách.

    Ta khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người
    Nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi
    Nụ cười xa vời nụ cười của lòng hờn sôi
    Bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian.

    Trong số một trăm em đang hát trong nước hôm nay có thể hơn chín mươi em chưa hề nghe đến tên Nguyễn Đức Quang lần nào, và nếu có nghe, có đọc qua bộ máy tuyên truyền của Đảng, cũng chỉ là một “nhạc sĩ ngụy đã theo chân đế quốc”. Biết hay không biết, nghe hay không nghe không phải là điều quan trọng. Điều quan trọng là bài hát đã đáp ứng được ước vọng về tương lai và tình yêu tổ quốc của tuổi trẻ. Tổ quốc, vâng, không có gì lớn hơn tổ quốc.

    Văn hoá không phải chỉ là đời sống của một dân tộc mà còn là những gì giữ lại được sau những tàn phá, lãng quên. Việt Nam quê hương ngạo nghễ sau 30 tháng Tư 1975 hẳn đã nằm trong danh sách các tác phẩm “văn hoá đồi trụy” mà Đảng tìm mọi cách để xóa bỏ, tận diệt.

    Thế nhưng, như giọt nước rỉ ra từ kẽ đá và như bông hoa mọc giữa rừng gai, bài hát đã sống sót, đã ra đi và đã trở về. Để tồn tại, một bài thơ, một bản nhạc cũng phải trải qua những gạn lọc, những cuộc bỏ phiếu công bằng không chỉ của người nghe, người đọc dưới một chế độ chính trị nào đó mà còn của cả lịch sử lâu dài. Bài hát phát xuất từ tình yêu nước trong sáng như Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ sẽ ở lại rất lâu trong lòng tuổi trẻ Việt Nam hôm nay và nhiều thế hệ mai sau.

    Là một người thích tham gia các sinh hoạt văn nghệ cộng đồng, bài hát mang tôi về thời trẻ tuổi của mình. Tôi còn nhớ, mùa hè 1973, khi còn là sinh viên năm thứ nhất, Việt Nam quê hương ngạo nghễ cũng là nhạc sinh hoạt chính của trại hè sinh viên toàn quốc quy tụ đại diện sinh viên các trường đại học và cả sinh viên du học về nghỉ hè, do Bộ Giáo Dục Và Thanh Niên tổ chức lần đầu và có lẽ cũng là lần cuối tại trường Thiếu Sinh Quân, Vũng Tàu. Đêm trước ngày chia tay, chúng tôi không ai ngủ được. Ngày mai sẽ mỗi người mỗi ngả, chị về Huế, anh về Đà Lạt, em về Cần Thơ và đa số chúng tôi sẽ trở lại Sài Gòn. Cùng một thế hệ chiến tranh như nhau, khi chia tay biết bao giờ còn gặp lại. Những ngày tháng đó, cuộc chiến vẫn còn trong cao điểm.

    Mỹ đã rút quân nên máu chảy trên ruộng đồng Việt Nam chỉ còn là máu Việt Nam. Thảm cảnh của mùa hè đỏ lửa chưa qua hết. Trên khắp miền Nam, đâu đâu cũng có đánh nhau, đâu đâu cũng có người chạy giặc. Mơ ước của tuổi trẻ chúng tôi là được thấy một ngày đất nước hoà bình, một ngày quê hương không còn nghe tiếng súng. Đêm cuối trại hè, chúng tôi ngồi quây quần thành một vòng tròn rộng quanh cột cờ trường Thiếu Sinh Quân và hát nhạc cộng đồng như để vơi đi những vương vấn, lo âu đang trĩu nặng trong lòng. Bài hát được hát nhiều nhất trong đêm đó là Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ, và khi điệp khúc cất lên cũng là khi chúng tôi hát trong nước mắt:

    Máu ta từ thành Văn Lang dồn lại
    Xương da thịt này cha ông miệt mài
    Từng giờ qua cười ngạo nghễ đi trong đau nhức không nguôi.
    Chúng ta thành một đoàn người hiên ngang
    Trên bàn chông hát cười đùa vang vang
    Còn Việt Nam triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng.
    Những giọt nước mắt của tuổi sinh viên nhỏ xuống xót thương cho dân tộc mình. Tại sao có chiến tranh và tại sao chiến tranh đã xảy ra trên đất nước chúng tôi mà không phải tại một quốc gia nào khác? Mấy tháng sau, tháng Giêng năm 1974, bài hát Việt Nam quê hương ngạo nghễ đã được hát vang trên đường phố Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ sau khi Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc. Những bản tin đánh đi từ Đà Nẵng, danh sách những người hy sinh được đọc trên các đài phát thanh làm rơi nước mắt. Và hôm nay, ba mươi ba năm sau, trong cái lạnh mùa đông trên xứ người, những lời nhạc Việt Nam quê hương ngạo nghễ từ YouTube phát ra như xoáy vào tim. Tôi lại nghĩ đến các anh, những người đã hy sinh ở Hoàng Sa tháng Giêng năm 1974, ở Trường Sa tháng Ba năm 1988. Các anh khác nhau ở chiếc áo nhưng cùng một mái tóc đen, một màu máu đỏ, một giống da vàng, cùng ăn hạt gạo thơm, hạt muối mặn, cùng lớn lên bằng giòng sữa mẹ Việt Nam, và cùng chết dưới bàn tay hải quân Trung Quốc xâm lăng.

    Việt Nam, sau ba mươi ba năm “độc lập, tự do” vẫn chưa thoát ra khỏi số phận nhược tiểu bị xâm lược, vẫn chưa tháo được cái vòng kim cô Trung Quốc trên đầu. Việt Nam có một lãnh hải dài trên ba ngàn cây số nhưng thực tế không còn có biển. Cả hành lang Đông hải rộng bao la từ Hải Nam đến Hoàng Sa và xuống tận Trường Sa đã bị Trung Quốc chiếm. Nếu vẽ một đường cung dọc theo lãnh hải đó, ngư dân Việt Nam chỉ còn có thể đi câu cá ven bờ chứ không thể đánh cá như ngư dân Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan hay các quốc gia khác trong vùng biển Đông. Phía sau tấm bảng in đậm “mười sáu chữ vàng” hữu nghị thắm thiết giữa hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc là thân xác của ngư dân Việt Nam trôi bềnh bồng dọc các hải đảo của tổ tiên mình để lại.

    Trong suốt dòng lịch sử, hoạ xâm lăng từ phương Bắc vẫn là mối đe doạ thường xuyên. Khác với các thời đại trước đây, cái bất hạnh của Việt Nam ngày nay không phải chỉ là mất đất nhưng mất đất mà không đòi lại được ngay. Cuộc kháng Nguyên lần thứ nhất trong hàng vương tước nhà Trần chỉ có mỗi Trần Nhật Hiệu chủ trương “Nhập Tống” và lần thứ hai chỉ có Trần Ích Tắc và đám hầu tước Trần Kiện, Trần Văn Lộng, Trần Tú Viên chủ trương “Hàng Nguyên” nhưng ngày nay, về mặt lập trường quan điểm, Việt Nam có đến 14 Trần Ích Tắc và 160 Trần Kiện. Trận đụng độ giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra tại Trường Sa năm 1988 theo tác giả Daniel J. Dzurek trong biên khảo “Xung Đột Trường Sa: Ai có mặt trước?” (The Spratly Islands Dispute: Who’s on First?) chỉ kéo dài vỏn vẹn 28 phút và Việt Nam chịu đựng hầu hết thương vong. Với một giới lãnh đạo tham quyền cố vị và sự chênh lệch quá xa về kỹ thuật chiến tranh như thế, cuộc đấu tranh giành lại hai quần đảo sẽ vô cùng khó khăn.

    Dù sao, tuổi trẻ Việt Nam, khác với các thế hệ Tân Trào, Pác Bó trước đây, thế hệ Hoàng Sa, Trường Sa ngày nay có nhiều cơ hội tiếp xúc, học hỏi và so sánh giữa chế độ các em đang sống với các tư tưởng tự do dân chủ, khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhờ đó, hy vọng các em sẽ có những chọn lựa đúng cho mình và cho đất nước phù hợp với dòng chảy của văn minh nhân loại.
    Trong cuộc chiến Việt Nam dài mấy mươi năm Đảng đã sản xuất ra không biết bao nhiêu bài hát, bài thơ kích động lòng yêu nước nhưng tại sao các em không đọc, không hát nữa? Như một độc giả trong nước đã trả lời, đơn giản chỉ vì chúng nhạt nhẽo. Ý thức sâu sắc đó đã được thể hiện không chỉ trong khẩu hiệu các em hô mà ngay cả trong những bài hát các em hát. Sau những “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, “Dậy mà đi”, “Nối vòng tay lớn” của những ngày đầu phong trào, các bạn trẻ trong nước đã đi tìm những nhạc phẩm nói lên lòng yêu nước trong sáng, tích cực, không bị ô nhiễm, chưa từng bị lợi dụng và họ đã tìm được Việt Nam quê hương ngạo nghễ.

    Ta như giống dân đi tràn trên lò lửa hồng
    Mặt lạnh như đồng cùng nhìn về một xa xăm
    Da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng gân trời
    Ôm vết thương rỉ máu ta cười dưới ánh mặt trời.

    Mỗi khi nhắc đến những khó khăn đất nước, chúng ta thường nghe đến những “bất hạnh”, “nỗi đau”, “tính tự ti mặc cảm”, vâng đó là một thực tế hôm nay, thế nhưng dân tộc Việt Nam “vốn xưng nền văn hiến đã lâu, nước non bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác” như Nguyễn Trãi khẳng định, không phải chỉ biết đau, biết tự ti mặc cảm mà thôi nhưng từ những nỗi đau đã biết lớn lên bằng tự hào và kiêu hãnh làm người Việt Nam. Chỗ dựa tinh thần của tuổi trẻ Việt Nam hôm nay không có gì khác hơn là lịch sử. Không thể làm nên lịch sử mà không cần học lịch sử. Lịch sử sẽ là vũ khí, là hành trang trong hành trình tranh đấu cho một nước Việt Nam mới, cũng như để xây dựng một Việt Nam tươi đẹp sau nầy.

    Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người
    Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam
    Làm người ngang tàng điểm mặt mày của trần gian
    Hỡi những ai gục xuống ngồi dậy hùng cường đi lên.

    Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ như giọt nước mắt bi tráng của tuổi trẻ Việt Nam ngày nào nhỏ xuống trên quê hương chiến tranh khốn khổ, đã bốc thành hơi, tụ thành mây và sau bao năm vần vũ khắp góc bể chân trời đã trở về quê hương qua ánh mắt của em, qua nụ cười của chị, qua tiếng hát của anh, hồn nhiên và trong sáng. Từ “vết thương rỉ máu” của một dân tộc đã từng bị nhiều đế quốc thay phiên bóc lột, lợi dụng và hôm nay còn đang chịu đựng trong áp bức của độc tài đảng trị, Việt Nam quê hương ngạo nghễ cất lên như một lời khuyên, hãy sống và hãy vững tin vào lịch sử, sẽ có một ngày, sẽ có một ngày.

    Trần Trung Đạo

  4. Đòan Phạm says:

    Cám ơn anh Phước Phan, các ơn Bà Bích Huyền, những bài viết thật xúc tích, cảm động. Bà Bích Huyền đã đem tiếng nói của người dân VN đi khắp nơi trên thế giới.
    Cám ơn ông Lê Tất Điều, cám ơn quý vị đã lên tiếng nói cho chúng tôi.

Leave a Reply to Đòan Phạm