WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Yêu nước, chủ nghĩa cá nhân và cách mạng

Thưa quý bạn hữu. Vậy là chúng ta đã có mốc kỷ niệm 1 năm ngày xuống đường thể hiện lòng yêu nước. Trong những ngày chủ nhật đó, hòa giữa dòng người, giữa đất trời thủ đô văn hiến, hội tụ khí thiên 4.000 năm của dân tộc, hô vang khẩu hiệu “Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam”, ai trong chúng ta cũng cảm nhận dòng máu của cha ông cuộn chảy, lòng đầy tự hào, lâng lâng, một cảm giác sung sướng, hạnh phúc vỡ òa, không thể tả được. Cảm giác như quyện cùng non song, đất nước, có thể hy sinh, ngã xuống vì đất nước mà không chút hối tiếc. Lòng yêu nước là đây, lòng tự hào dân tộc là đây, nó lâng lâng, cao đẹp, nó vượt qua mọi cái tầm thường của cuộc sống. Những con người xa lạ, tự nhiên thân thiết như anh em một nhà, như người thân ruột thịt.

Lòng yêu nước nó đẹp, nó cao quý, nó đi vào thơ văn là vì thế.

Rồi cuộc biểu tình yêu nước cũng kết thúc, ai về nhà nấy, về cái tổ ấm của mình: vợ, con, bố mẹ, những người thân yêu. Gia đình nhỏ bé là một động lực mạnh mẽ để chúng ta vượt qua những khó khăn, những khốc liệt của cuộc sống mưu sinh thường nhật.

Như một tất yếu của tự nhiên, đã là con người, không ai muốn chết, muốn khổ sở, liên lụy người thân mình, yêu nước trước hết cũng phải yêu những người gần gũi, thân yêu. Làm sao không yêu, không thương khi vợ là người đầu ấp, tay gối, chung lưng đấu cật với bao lo toan cực nhọc trong cuộc sống, làm sao không yêu, không thương khi con trẻ bi bô tập nói, làm sao không yêu thương, lo lắng cho bố mẹ già, khi họ cả đời vất vả, cực khổ nuôi ta lớn khôn. Khi ta đau, khi ta bệnh, chính những con người này ngày đêm túc trực chăm sóc ta, mong ta khỏe mạnh, thay cho ta từng chiếc áo, bón từng muổng cơm,…Có học giả nói “gia đình là tổ chức nhỏ nhất nhưng bền nhất, vững nhất, hợp lẽ tự nhiên nhất” là vì vậy. Đây là một trong những sợi dây ràng buột, níu kéo lòng nghĩa khí con người nhất, nhiều khi muốn làm nhưng suy đi, xét lại thì không thể làm được. Đây cũng là gót chân Asin mà kẻ cầm quyền triệt để khai thác: làm khó dễ, triệt đường mưu sinh, liên lụy, khốn khổ người thân của những người thể hiện chính kiến trước thực trạng đất nước. Điều đó giải thích vì sao, dù hiện thực đất nước quá bất công, các phong trào yêu nước cũng khó lớn mạnh được

Nhiều người cứ kêu gào lòng yêu nước, cổ vũ sự hy sinh để người khác đứng lên, lãnh cái chết về mình, còn mình ở phía sau lo lắng cho vợ con gia đình, đó không phải là lối hành xử nham hiểm, bá kiến sao?

Với người có trí thức, có ưu tư cho thời cuộc, đất nước, họ không chỉ chăm chăm cái tổ ấm của mình mà quên đi đất nước, vì họ biết rằng: nước mất thì nhà tan, nước nghèo thì dân khổ. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã viết trong án văn bất hủ Hịch Tướng Sĩ “Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị kẻ khác giày xéo mà phần mộ cha ông các ngươi cũng bị kẻ khác bới đào” Chính chủ nghĩa cá nhân chân chính là nơi khởi phát của lòng yêu nước bền vững và sáng suốt. Nếu không cũng chỉ là những cơn bộc phát, nhiều khi mang nhiều thù hận, bạo lực, chiến tranh. Lịch sử cho thấy rất nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc được kích động bỡi lòng yêu nước, sự thù hận giữa các quốc gia, các dân tộc, khi người dân vỡ lẽ ra thì lúc không dừng lại được. Khi đó “chiến tranh dù bên nào thắng, nhân dân vẫn là kẻ bại” rất đau lòng.

Yêu nước thì phải đi đôi với thương dân, làm sao dân có cuộc sống ấm no, thịnh vượng, thái bình, chúng ta thấy nhiều kẻ cầm quyền đã thổi bùng lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc để võ trang khí giới, tốn kém không biết bao nhiêu tiền của, phóng hỏa tiễn này, phóng hỏa tiễn nọ để kích động tinh thần yêu nước trong khi đó dân cơ cực lầm than (Liên Xô, Bắc Triều Tiên là trùm về chuyện này). Bí mật trong các cuộc hô hào yêu nước đó là để củng cố thêm quyền lực cho mình, hoặc có được phần trăm béo bở từ những hợp đồng vũ khí cả tỷ USD.

Có giai thoại kể rằng sau 1975, lãnh đạo VN qua thăm Thái Lan đã tuyên bố đầy tự hào “Chúng tôi tự hào vì đã đánh thắng hai đế quốc to”; nhà vua Thái Lan nhỏ nhẹ hơn “chúng tôi tự hào vì chẳng phải đánh nhau với tên đế quốc nào”. Cái nhân văn, cái giá trị thật của chủ nghĩa yêu nước, tự hào dân tộc là ở chỗ đó.

Trong tình hình đất nước hiện nay. Tôi cho rằng, đã là con người, nhất là người có đạo đức, có nhận thức thì ai cũng phải lo lắng cho mình, cho người thân của mình trước. Vấn đề là chúng ta làm sao mọi người cùng đóng góp vào lòng yêu nước, có cơ chế để cùng làm, có ràng buộc, có thưởng phạt phân minh. Cùng nhau góp phần vào sự chuyển hướng của vận mệnh đất nước mà ai cũng an toàn, ai cũng hưởng thái bình, không còn cảnh hy sinh anh dũng mà sau đó là sự đắng lòng của những mảnh đời có người thân phải chết.

Với mong muốn đóng góp cho vận hội chung của đất nước, tôi xin giới thiệu đến quý bạn đọc bài viết sau: Tiểu luận về tranh đấu cho dân chủ.

Hy vọng nó là một đường hướng khả thi cho chúng ta cùng thể hiện lòng yêu nước, cùng đóng góp cho sự thịnh vượng của dân tộc mà không ai phải chết, phải hy sinh.

 

1 Phản hồi cho “Yêu nước, chủ nghĩa cá nhân và cách mạng”

  1. NON NGÀN says:

    CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

    Ý niệm chủ nghĩa thật sự chỉ là ý niệm quan điểm, nhân sinh quan, lối sống, hay thậm chí mục đích sống. Đó là sự nhận thức hay ý thức của mỗi cá nhân trước thế giới bên ngoài. Chủ nghĩa cá nhân là quan điểm lấy cá nhân làm trung tâm. Chủ nghĩa xã hội là quan điểm lấy xã hội làm trung tâm.
    Thế nhưng đã từ rất lâu, người ta đã lấy ý niệm chủ nghĩa trở thành như một công thức, một khuynh hướng tổ chức hay thực hiện xã hội. Đây chính là quan điểm áp đặt giống như bao nhiêu quan điểm áp đặt khác. Nó cũng giống như chủ nghĩa quốc xã, chủ nghĩa phát xít. Chủ nghĩa xã hội của Mao, của Stalin, của Ponpot nó cũng giống như thế. Đó là cái được gọi là chủ nghĩa tập thể, như Mao lùa mọi người vào nông công trường, Ponpot lùa mọi người vào trong các ăng ca, còn Stalin lùa mọi người vào trong các trang trại, các nhà máy quốc doanh. Người nào không theo kiểu chủ nghĩa như thế coi như đứng ngoài vòng pháp luật. Ý nghĩa của các chủ nghĩa độc tài toàn trị chính là vậy. Giống như Hitler xưa kia tổ chức đội quân SS, giống như Moussolini xưa kia tổ chức các đoàn thanh thiếu niên phát xít mũ nâu.
    Nhưng chủ nghĩa xuất phát từ đâu ? Đó cũng chẳng qua là các lý thuyết hay học thuyết chủ quan do các cá nhân nào đó đưa ra. Kiểu như Hitler viết Mein Kampft đưa ra thuyết chủng tộc tối ưu, kiểu như Mác viết Tư bản luận đưa ra học thuyết đấu tranh giai cấp và chủ nghĩa CS. Hoặc những kẻ quá khích ngày nay trong đạo Hồi của Alqueda đưa ra lý thuyết thánh chiến và khủng bố người ta gọi là chủ nghĩa khủng bố …
    Đúng ra quan niệm sống cá nhân là quan niệm hạn hẹp, ích kỷ, nông cạn.
    Còn quan niệm xã hội là quan niệm nhìn rộng rãi, chan hòa về xã hội trong mục đích sống thế thôi.
    Song cái gọi là chủ nghĩa xã hội theo kiểu xã hội chủ nghĩa lại là một công thức cách mạng. Đó là công thức cách mạng giai cấpl, thực hiện vô sản chuyên chính để đi tới xã hội phi giai cấp, xã hội làm lụng tập thể, không dùng tiền bạc, chỉ có phân công lao động lẫn nhau như kiểu các ăng ca của Khmer đỏ trước đây đã từng áp dụng. Nhưng điều đó quả rất khó, không thể thực hiện, cũng không ai mong muốn, nên Khmer đỏ mới dùng cuốc đập đầu người ta hầu bắt ép mọi người đi vào khuôn khổ, Stalin sử dụng các trại tập trung thời Liên xô hay xô viết trước kia chính là như thế.
    Ôi quả là sự lạm ngôn và sự lộng ngôn về các danh từ.
    Sự lộng ngôn, sự lạm ngôn như thế quả chà đạp lên trên mọi ý nghĩa chính đáng, thiết yếu của cá nhân.
    Nên chủ nghĩa xã hội thô bạo, nhay nháy, công thức còn nghiệt ngã, phi lý chà đạp lên con người tự nhiên còn gấp vận lần chủ nghĩa cá nhân.
    Chủ nghĩa cá nhân nhiều lắm chỉ lợi ích riêng cho một người, không ích gì cho xã hội.
    Chủ nghĩa xã hội kiểu công thức giả tạo, phi tự nhiên thì tai hại hơn nhiều, bởi vì nó nô lệ hóa, loại bỏ mọi cá nhân tự chủ, tự do, chỉ còn như kiểu đàn bầy phải theo các con đầu đàng điều khiển.
    Đó cũng là ý nghĩa của các từ ngữ như yêu nước và cách mạng như người ta thường nói.
    Yêu nước là tình cảm tự nhiên, cao quý, đó là quan điểm xã hội cao quý.
    Yêu nước theo kiểu công thức, giống như cách mạng theo kiểu công thức, chính là những điều phi xã hội, phản xã hội, phi nhân, phản cá nhân chân chính để biến xã hội thành một bộ máy nghiệt ngã khổng lồ và cá nhân chỉ như những yếu tố những con người máy.
    Nên suy cho cùng, ý nghĩa của con người không phải là những danh từ, mà chính con người hiểu các danh từ đó có trong sáng không, có lợi dụng, lạm dụng, gian dối, ngụy biện và giả trá hay không.
    Có người dám nói yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội, trong khi chỉ hiểu chủ nghĩa xã hội như một công thức tiền chế do ai đó đã đưa ra và bắt buộc mọi người phải theo như khuôn đúc, đó chính là thứ ngôn ngữ của bọn điếu đóm, coi thường con người, coi thường xã hội, coi thường đất nước và lòng yêu nước mang tính cao quý và chân chính nhất.
    Nên nói cho cùng, từ đó suy ra chỉ có xã hội dân chủ, tự do thực chất mới là xã hội đúng đắn, cần thiết hay thiết yếu nhất của loài người cũng như tất cả mọi đất nước, dân tộc nói chung. Tức mọi người đều được bình đẳng, cùng thỏa thuận nhau về mọi công thức cộng đồng một cách tự chủ, tự giác, không ai được quyền khống chế hay lãnh đạo ai một cách ngang trái, chủ quan, ức chế và đầy ích kỷ cá nhân hay hạn hẹp. Chính chủ nghĩa cá nhân núp bóng dưới chiêu bài chủ nghĩa xã hội lại là điều tệ hại nhất, còn hơn cả chủ nghĩa cá nhân thứ thiệt đầy tính cách hẹp hòi, riêng tư và thiển cận. Nói khác đi, mọi cái thực chất mới là cái chính đáng, mọi cái nhân danh đều là điều tai quái và phản xã hội khách quan, tự nhiên nhất, giống như nhân danh những giai cấp xã hội giả tạo nào đó chẳng hạn.

    ĐẠI NGÀN
    (11/6/12)

Leave a Reply to NON NGÀN