WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhớ Hàn Mặc Tử

 

( Nhân đọc Bên Dòng Sông Tình Sử-Tập Tùy bút và Đối thoại văn chương của Thế Dũng Nhà xuất bản Lao Động 2010)

Tập sách  là một tập hợp khá ngẫu nhiên các bài viết, tùy bút, tạp văn, phỏng vấn…của nhà văn Thế Dũng khoảng  20  năm trở lại đây,  do bạn bè, đồng nghiệp, người thân còn lưu giữ, gửi lại ( không ít bài viết của anh không có được may mắn này, hoặc thất lạc). Đây là những  trang  tâm huyết, đầy trăn trở về một số khía cạnh còn ít được chú ý  trong hoạt động sáng tạo VHNT (cả trong nước và hải ngoại), rơi vào khoảng cuối  và đầu những năm 2000. Một giai đoạn đầy biến động, cùng với sự xuất hiện của nhiều gương mặt, tác phẩm, trường phái, lối viết… đa dạng.

Đóng góp vào bức tranh này, Thế Dũng đã cho ra đời hàng loạt tác phẩm, bài viết công phu, có sức nặng, các công trình dịch thuật, tùy bút, phỏng vấn có chất lượng., tiếng vang.  Điều đáng quý ở anh, là sự trân trọng lao động sáng tạo của đồng nghiệp, mong muốn sự sáng tạo VHNT phát triển mạnh trong cộng đồng Người Việt, cả trong nước và hải ngoại, góp tiếng nói chung vì Dân tộc Việt Nam trên đường hội nhập, phát triển. Để Việt Nam thực sự có danh xưng trên bản đồ văn học thế giới.

Đọc cuốn sách  này, ta gặp được những mảnh cội nguồn truyền thống: thiên tình sử Chử Đồng Tử- Tiên Dung, Vua Hùng, Hải Thượng Lãn Ông-Lê Hữu Trác… cho đến những trang bản thảo của các em học sinh trường năng khiếu gần đây. Từ những tác giả-tác phẩm trong nước, các thời kỳ , như: Hàn Mặc Tử,  Phạm Tiến Duật, Trần Đăng Khoa,Nguyễn Huy Thiệp, Y Ban… cho đến những tác giả đang làm việc, sinh sống tại các nước,như: Vũ Thư Hiên, Viên Linh, Lê Trọng Phương, Trần nghi Hoàng, Ngô Nguyên Dũng… Thế Dũng như người đi thuyền trên sông giữa đôi bờ, thả sức ngắm, thả sức bình những điều bắt gặp trong thực tế, cũng  như  trong tâm tưởng.

Thế Dũng là một nhà văn sung sức, đi nhiều hiện nay. Anh tốt nghiệp Đại học Sư phạm Văn, đã từng là người lính ở chiến trường Miền Nam. Sau 1975,  anh tham gia hoạt động văn hóa văn nghệ, sáng tác, viết báo, công tác tại Hội VHNT tỉnh Hải Hưng những năm 80…  Sau đó , tháng 4 năm 1989 sang làm việc ở  Đông Đức. Từ 1994, anh được biết tới như là một thi sĩ đại diện cho người Việt Nam làm việc Trung tâm giao tiếp văn hóa Quốc tế tại Berlin ( Kultur ist Plurale.V).  Hiện nay, anh đang là Giám đốc Editon VIPEN, một nhà xuất bản tại CHLB Đức.
Hơn nửa đời người “thiên di”, và lao động sáng tạo, anh đã đưa đến  cho chúng ta 15 tác phẩm văn học, những đứa con tinh thần đáng yêu,  đáng để ngẫm ngợi, gồm nhiều thể loại: thơ, kịch, tiểu thuyết, tùy bút…
Trong Thế Dũng có một ông Thầy. Trong Thế Dũng có một người lính. Một gịong  tự tin, hào sảng khác lạ. Và, chúng ta có thêm một nhà văn đích thực, dấn thân, đầy đam mê ,từng trải- họ Vũ, tên Thế Dũng.
Đà Linh

———————————-
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm sinh Hàn Mạc Tử (1912-2012), chúng tôi giới thiệu nỗi Nhớ Hàn Mạc Tử

rút từ tập “Bên dòng sông tình sử” Tùy bút & Đối thoại văn chương của nhà văn Thế Dũng.

Nhớ Hàn Mặc Tử
… Dâng Em cơn buồn cấm khẩu
Dâng Em nỗi lệ cháy thầm
( Thế Dũng)

Hàn Mạc Tử Thế Dũng
Photo Thai Gottmann
1
…Nhiều đêm tha hương tâm linh lọ mọ với những giọt lệ thơ từ tiền kiếp tôi
hay hình dung về chàng:” thân vóc gày yếu.Tính tình hiền hậu giản phác thích giao du và rất hiếu học”. Thật khó mường tượng về sự trôi dạt của tổ tiên chàng từ Thanh hóa (do ” ông cố tên là Phạm Chương liên can về quốc sự nên người con là Phạm Bồi phải trốn vào thừa Thiên rồi đổi họ Nguyễn theo mẫu tánh và lập nghiệp tại làng Thanh Tân, quận Phong Điền cách Huế chừng 30 cây số) ( theo QuáchTấn). Chàng là nhân vật sáng lập Trường Thơ Loạn và cùng với Chế Lan Viên duy trì vương quốc này với sự tham gia của Yến Lan Lâm Thanh Lang và sau đó là Bích Khê thi sĩ của thần linh. Có lúc tôi thấy Linh Hồn chàng gào thét giữa cô đơn trùng điệp đau thương trong biển hồn mình:

Máu tim ta tuôn ra làm biển cả
Mà sóng lòng dồn dập như mây trôi
Sóng lòng ta tràn lan ngoài xứ lạ,
Dâng cao lên, cao tột tới chân trời
Ôi ta đã mửa ra từng búng huyết
Khi say sưa với lượn sóng triền miên
Khi nhận lấy trong thâm tâm cay nghiệt
Giọng hờn đau trăm vạn nỗi niềm riêng…

Dầu vậy, tôi không muốn lâm mãi vào linh trạng mà chàng đã từng kêu lên:

Ôi ngông cuồng ! Ôi rồ dại , rồ dại
Ta đi thuyền trên mặt nước lòng ta
Ôi ngông cuồng! Ôi rồ dại, rồ dại
Ta cắm thuyền chính giữa vũng hồn ta!
(Biển Hồn Ta- Hàn Mặc Tử)

Tôi muốn trò truyện với chàng để ai đó đã quen đã biết có thể hiểu thêm nỗi niềm của một người cầm bút tha hương vốn cũng nảy nòi từ Loài thi sĩ (đấy là chữ của chàng vì chàng đã nói:” …trừ hai loại trọng vọng là “thiên thần và loài người ta” Đức Chúa Trời phải cho ra đời một loài thứ ba nữa – Loài Thi sĩ”)

Dẫu cho người đời có cả cười mà bảo rằng nhằm nhò gì cũng lại chỉ là tiếng kêu đòi thảm thiết của một linh hồn thương nhớ cảnh chiêm bao thì chí ít chàng và ai đó cũng có thể mỉm cười chia xẻ.

2
Vẫn biết rằng những thảm trạng trong thời hậu chiến cũng là cái trật tự, cái diễn tiến ắt phải có để tâm thức Việt Nam đủ điều nếm trải đặng vận động trở về với Bản Thể Chính Đạo của mình. Từ dạo 1985, 1986 lúc còn lang thang ở Hà Nội với vài ba văn hữu tôi đã rất thích thú những câu thơ tiên đoán ngất ngưởng của Cao Tần Lê Tất Điều trên một tạp chí văn chương hải ngoại (mà lúc đó chúng tôi chỉ dám chuyền tay nhau kín đáo để đọc):

Cuộc chiến cũ chỉ còn là tiền kiếp
Phản động gì cũng sống đến trăm năm
Bồ bịch hết chẳng đứa nào là Ngụy
Chiến thắng quang vinh thất bại cũng anh hùng
( Bài học lớn)
Cho đến bây giờ chắc đã có nhiều thêm những người Việt thích nghĩ như Cao Tần, vấn đề là ở chỗ họ phải để trong bụng hay có thể nói toạc ra. Nhiều năm trước đây, ( cụ thể là từ năm 1987), tôi vẫn hằng tâm tin tưởng theo lẽ huyền vi rằng cái thời khắc chuyển đổi tâm thức ở người Việt đã đến. Lý thuyết về sự tương tác giữa các trường thống nhất trong vật lý học hiện đại của Albert Einstein và Dịch học Đông phương đã làm cho niềm tin của tôi không hề bị lung lạc. Tôi cứ ngang nhiên cho rằng cái thời mà người Việt cần sống trong một sinh thái ý thức xã hội khoan dung, phóng khoáng đã là hiện thực. Chí ít điều đó đã là hiện thực trong tâm linh và trong ứng xử thực tế của tôi. Và tôi cho rằng một khả năng lớn cho sự quy tụ thần trí Việt Nam nằm trong năng lượng tinh thần của những trí thức văn nghệ sĩ, các nhà khoa học và các chính khách. Chưa bao giờ sinh thái xã hội toàn cầu và hiện trạng dân tộc lại thuận lợi cho sự quy tụ này như bây giờ. Một trong những khả năng lớn để quy tụ thần trí Việt Nam chính là tâm não, là nhân cách, là trước tác của những người cầm bút. Từ thế kỷ trước, M.F.Dostoievski đã viết :”…Thật rõ ràng và dễ hiểu đến mức hiển nhiên rằng Cái Ác tiềm ẩn trong con người sâu hơn các ông thầy thuốc XHCN giả định, rằng chẳng ở thể chế nào các vị tránh khỏi Cái Ác, rằng Tâm Hồn Con Người sẽ mãi mãi như thế, rằng sự bất thường và tội lỗi đều xuất phát từ bản thân nó, rằng những quy luật của tinh thần Con Người vẫn chưa được biết đến, vẫn chưa được khoa học tìm hiểu, vẫn còn là bất định và bí ẩn đến nỗi chưa có và chưa thể có những lang y, thậm chí những thẩm phán cuối cùng, mà chỉ có Đấng đã nói :”Sự báo thù thuộcvề ta, ta sẽ báo ứng”. ( Nhật ký Nhà Văn-1877, nhân bàn về Anna Karênina). Có thể sự phê phán của Dostoievski từ 120 năm trước không còn thỏa mãn những nhà lạc quan chủ nghĩa ở đó đây trên thế giới; song ác nghiệt thay những suy nghiệm trên vẫn làm cho ngững người cầm bút Việt Nam đang có ý định đi tìm Con Người trong Con người cần phải suy nghiệm cho hành động. Từ lâu, tôi đã cho rằng, đã là nhà văn thì phải viết, cứ viết. Vấn đề là phải viết cho thật ra trò, bất chấp mọi áp lực từ thể chế này hay thể chế khác. Hãy dám quên hết nỗi đe dọa của các bạo chúa, bạo quyền khi đang kể về tiềng hú hồn khắc khoải, giọng nấc uất cháy bỏng của kẻ bị ruồng bỏ vô căn hay nỗi cô độc hoang dại trong bệnh hoạn đớn đau của kẻ cùng đường đang bị ngộ nhận. Hãy viết đến kiệt cùng trên vùng đất chất chứa sự Sống-Chết của đời mình. Ngoài nước, trên những xứ xở tự do dân chủ thì phải viết cho đã đời. Cho bật tung. Cho hiển lộ ra hết những tiếng động tâm linh, những kích thước tâm tình của từng nhân phận. Trong nước, nghe nói vẫn bị kiểm duyệt gắt gao, bị áp lực tứ phía, bị đe dọa thường ngày, thì dĩ nhiên các nhà văn của chúng ta đành phải có nhiều cách ứng xử trong khi viết và trong cách công bố tư tưởng của mình. Người thì cố viết khôn viết khéo cho kín nhẽ để khỏi bị bỏ tù. Người thì bẻ bút đi làm việc khác cho đỡ phải viết những điều mà hắn không muốn viết theo sự chỉ đạo phiến diện, độc tài. Có nhà văn, nhà thơ bất khuất uống mật đắng cay, trút lên giấy trắng nguồn cơn máu lệ của tư tưởng táo bạo chấp nhận bị thể chế này thể chế kia bỏ tù chứ không chịu tự bỏ tù mình trong sự cam chịu nô bộc. Tôi tin rằng sẽ chẳng có một sự độc tài bạo ngược nào trường thọ đến mức đủ sức ngăn hoại nổi sự giao lưu của các văn nhân thi sĩ và các tác phẩm máu huyết đích thực ở trong và ở ngoài nước giữa thời đại của công nghệ Tin học-Điện tử với một sinh thái xã hội đa văn hóa đang phát triển. Rõ ràng, hiện nay bằng nhiều cách lưu chyển, truyền thông, ở trong nước đang đọc của ở ngoài nước và ngược lại. Người bên lần ranh này đang đọc tác phẩm của lần ranh bên kia với một tâm thức đa nguyên đa cực, một tâm thức cảm thụ nhân sinh đang hằng ngày hằng giờ thăng tiến với kích thước vũ trụ đến nỗi hầu hết người cầm bút ở bên này lẫn bên kia đều tự ngộ ra cái thời hào hùng lãng mạn tội nghiệp thổ tả như là một định mệnh của Việt Nam trong thế sự lưỡng cực toàn cầu. Tuy vậy, tôi vẫn nhận ra một thực trạng “sứ quân” trong tâm lý “cát cứ” như những cù lao trôi nổi đáng buồn hiện nay giữa những người cầm bút ở trong nước và ở ngoài nước cũng như giữa những người cầm bút ở hải ngoại với nhau do chưa nhìn rõ nhau không thấu hiểu nhau. Những thực trạng cảm thông chia xẻ và giao lưu từ tinh huyết giữa những thân phận văn nhân thi sĩ đã từng ở hai vùng ý thức hệ của thế sự lưỡng cực dường như vẫn còn quá mỏng manh và dè dặt. Trong khi văn nhân thi sĩ nên suy tính rằng trái tim khối óc mình không những chỉ chịu sự khắc chế (thuộc quyền sở hữu sai khiến) của một thể chế này hay thể chế khác mà còn có năng lượng dưỡng sinh tương tác cho sự thông thái nhân hậu của các thể chế cho nên họ luôn luôn gắng sức minh định bằng tác phẩm của mình rằng tim óc của người cầm bút là lời thuyết giáo về quyền tự trị của Con Người , về Cái Tôi, về Lòng Tự Tin và về Lòng Yêu Thương Sáng Suốt của Con Người. Còn các thể chế, các chính phủ, các bạo chúa, các bậc minh chủ? Trước khi ngày tận thế xảy ra, bao giờ chả có những thiết chế hữu hình và vô hình ràng buộc từng thân phận người cầm bút như một “nỗi chết không rời”. Nhưng đã mang tiếng là kẻ sĩ cầm bút thì thiết nghĩ cũng không nên lệ thuộc quá đỗi vào những thế lực ấy. Cứ rèn luyện Thân-Tâm và Tâm-Não sao cho đủ Công lực để xử sự với thể chế ấy, với chính phủ ấy, với bậc minh chủ hoặc bạo chúa ấy như những người đồng hành lịch sử với sử mệnh của mình một cách lịch lãm chân thành và bất khuất bằng cả tinh lực Tâm Hồn. Và quả thật nếu như ở đâu đó dù ở ngoài nước hay trong nước xuất hiện được thứ văn chương quân tử của các văn nhân thi sĩ quân tử thì ở đó đích thị đã xuất hiện những điềm lành cho thân phận văn hóa của mỗi chúng ta, cho khả năng quy tụ thần trí của Việt nhân. Nhưng, khó khăn sao để có được thứ văn chương của người quân tử và để có thể làm người quân tử trong văn chương! Cái thứ mà ngày xưa ” Vân Trung Tử cho rằng chỉ mời được nhưng không dụ được, bỏ được nhưng không khinh được” ( Con đường văn học- Nguyễn HuyThiệp, HL số 7- 1992).

3
Thưa chàng, trong cuộc chuyện phiếm hoàn toàn nghiêm túc khi đang sống ở Hà Nội, sau khi ca ngợi thơ Hàn Mặc tử hết lời( đặc biệt là phần ” Đau thương” và phần” Thượng Thanh khí“) tay nhà báo bạn vong niên của tôi đã phiếm luận rất nghiêm túc như sau:” Theo Tam Tài ( gồm Thiên Tài, Điạ Tài và Nhân Tài) mà xét thì tôi cho rằng Văn nhân thi sĩ đích thực là những kẻ thiên về chứa chất nhiều tinh hoa của Trời. Họ là những Thiên Tài nhân. Các Khoa học gia thiên về những tinh hoa của Đất, họ là những Địa Tài nhân, những nhà Vật lý học Hóa học, Thiên Văn học, Nguyên tử học v..v. Còn các chính trị gia, các chính khách lừng danh, họ thiên về những tinh hoa của người, có năng lực trị quốc bình thiên hạ. Có thể nói họ là những Nhân Tài nhân. Tôi kính trọng các Thiên Tài nhân, nghĩa là các văn nhân thi sĩ vì tinh thần tư tưởng của họ biến hóa và dũng mãnh. Họ xứng đáng là người bàn bạc ngang hàng, là kẻ tư vấn đắc lực cho các chính khách biết đau cái đau, khổ cái khổ của người dân, các nguyên thủ quốc gia giầu lòng yêu thương con người bởi họ có khả năng gợi mở, dự cảm báo động cũng như tiên tri về những vấn đề liên quan đến thân phận con người. Những ai hội đủ trong mình những tinh hoa cả Tam Tài ( Thiên-Địa-Nhân) thật sự là những người khổng lồ. Ai có thể vừa là Nguyễn Du vừa là Gia Long vừa là Lê Quý Đôn? Ai có thể vừa là Huy Gô vừa là Napoleon vừa là Pascan? Ai có thể vừa là Dostoievski vừa là Pier Đại đế vừa là Mendeleev? Không biết sang thế kỷ 21 văn hóa tinh thần–kích thước tâm linh của Con người có thể phát triển đa diện cao cường tới mức nào đây? Còn bây giờ, sự khu biệt trừu tượng của anh bạn tôi có một ý nghĩa đáng kể cho sự cảnh tỉnh rầng: cái kẻ sĩ cầm bút cũng như cái người trí thức được gọi là văn nhân thi sĩ của thế kỷ 21, chẳng nên dại dột tự cho mình xếp hàng vào đội quân tiên phong của một ý thức hệ nào đó để đến nỗi không nghe thấu hết, không nhìn thấu hết, không khai quật được đến tận cùng Con Người trong Con người.

4
Thiết nghĩ, trong chốn văn chương cũng có đủ Ngũ Văn như thể cõi Âm-Dương có đủ Ngũ hành. Nghĩa là chốn văn chương cũng có đủ Kim Văn, Mộc Văn, Thủy Văn, Hỏa Văn và Thổ Văn. Tôi cho rằng, Văn Nhân Thi Nhân là gốc là Đất sinh ra văn chương nó tương ứng với hành Thổ, gọi là Thổ Văn. Thổ của Văn là Người Văn, Người Thơ. đâu có người là ở đó có Văn chương. Cho nên,Văn chương có tính nết nhưng không có biên giới. Theo lẽ sinh khắc của thuyết Ngũ hành: từ Văn Nhân sẽ sinh ra Văn Triết. Văn Triết tương ứng với hành Kim và phải chăng Kim Văn thường là sản phẩm của các Văn Nhân có nhiều phẩm hạnh của Triết gia. Văn Sử tương ứng với hành Mộc có thể gọi theo thuyết Ngũ hành là Mộc Văn. Phải chăng Mộc Văn thường là sản phẩm của các Văn Nhân là Sử gia, họ thường ghi chép những biến cố,những sự kiện với những ý thức hệ chính thống. Đã có Văn Sử thì cũng có Văn Ngôn. Văn Ngôn tương ứng với hành Thủy. Thủy Văn thường là sản phẩm của các nhà văn thiên về tự sự, chỉ chú ý mô tả thịt da lông lá bên ngoài của đời sống và họ thường có luôn cả khả năng xuất bản bằng cái miệng lưỡi hùng biện, tràng giang trôi chảy làm mê đắm lòng người. Và cuối cùng trong Ngũ Văn là Văn Tâm, nó là Hỏa Văn. Hỏa Văn, theo tôi, thường là sản phẩm của các Văn Nhân Thi sĩ vừa có năng lực tâm linh mãnh liệt khổng lồ trong việc làm chứng nhân, làm tình nhân lại vừa có một tri thức uyên bác. Bởi lẽ, Hỏa Văn được sinh ra từ Mộc Văn( Văn Sử) theo lẽ Mộc sinh Hỏa. Như vậy có nghĩa là bao gồm: Văn Triết( thuộc hành Kim), Văn Ngôn(thuộc hành Thủy), Văn Sử ( thuộc hành Mộc), Văn Tâm (thuộc hành Hỏa) và Văn Nhân (thuộc hành Thổ). Văn Triết sinh Văn Ngôn giống như Kim sinh Thủy. Văn Ngôn nuôi Văn Sử như là Thủy dưỡng Mộc. Mộc Văn sinh Hỏa Văn giống như Mộc sinh Hỏa. Giống như người ta sinh sự để rồi sự sinh. Sự sinh tất sẽ khiến cho tâm tình thăng giáng hiển lộ. Sử Văn sinh ra Tâm Văn .Hỏa Văn ( tức Tâm Văn) lại sinh ra Văn Nhân( tức Thổ Văn). Con người Văn Nhân Thi Sĩ nếu không tôi luyện trong lò lửa của bát quái Tâm Linh đầy Sử tính của nó thì không thể hội đủ nhân tính,nhân tình để đủ năng lượng và nội lực tinh thần mà trở thành Văn Nhân. Rồi Văn Nhân của thế hệ mới lại sinh ra Văn Triết mới. Rồi Văn Ngôn mới lại từ Văn Triết ấy mà sinh thành…và cuộc đại hóa lưu hành trong chốn Văn Chương cứ thế luân hồi miên viễn. Và Ngũ Văn trong chốn Văn chương cũng tương sinh tương khắc lẫn nhau hệt như Kim, Mộc Thủy.hỏa Thổ trong cõi Âm-Dương. Nhưng thử hỏi trong cõi Âm- Dương của Văn chương đã có được bao nhiêu bậc Văn Nhân ( Thổ Văn) có bút lực quán xuyến và chứa chất cả Ngũ Văn?
Về sự minh định này,thiết nghĩ còn cần nhiều bút mực chiêm nghiệm. Ngay cái phiêm luận rất nghiêm trang của tôi về Ngũ Văn lúc này chưa dễ gì đã lọt tai lọt mắt ai giữa lúc mỗi người cầm bút Việt Nam đang hiện hữu như những ” Cù lao trôi nổi”. Hy vọng được tiếp tục minh biện về Ngũ Văn trong những tình thế học thuật, tâm thuật và nhân thuật tương sinh tương khắc khác nhau.

5
Giờ đây, tôi chỉ muốn nói rằng cái Thổ Văn, tức là cái Đất sinh ra những Văn Nhân Thi Sĩ người Việt đang sống ở Đông Âu. Hầu hết họ là chứng nhân, là nạn nhân hoặc là tình nhân của những sự cố Đông Âu trong những mối liên quan lịch sử bất khả kháng. Cho nên, Văn chương ở đất này dù là Triết Văn hay Ngôn Văn dù là Tâm Văn hay Mộc Văn thì hiển nhiên chủ yếu sẽ là thứ Văn chương Việt ngữ đầy Sử tính và Linh tính, đầy Tâm tính và Giới tính bị khắc chế cũng như được sinh dưỡng bởi những biến cố Đông Âu và toàn bộ thế sự của nó. Lúc này đây, những người cầm bút Việt Nam ( ở trong cũng như ở ngoài nước và ở khắp mọi nơi trên hoàn cầu) cần đọc lẫn nhau với tâm cảm Văn Nhân tràn đầy Sử tính và Linh tính vượt qua giới hạn cá nhân của Tâm tính hoặc Giới tính để thâu nhận Chân Thân của những thần trí đau thương cô độc qua sự biến hóa của Ngũ Văn giữa Cõi Âm-Dương, Trong-Ngoài, Nội- Ngoại của một Việt Nam trong thời đại của kỹ nghệ Điện tử và Tin học.

Thưa chàng, chàng có tin chăng, nhiều người cầm bút là Việt nhân trong thời hậu chiến sống giữa các xứ tự do dân chủ, ôm nặng giữa lòng nỗi cô đơn của người ở xứ nhược tiểu nghèo đói đầy bạo bệnh đã có cảm giác ngoại nhân nhìn mình khinh thị như nhìn một kẻ hủi cùi hủi cụt. Đau thương thay khi cảnh người Việt tàn sát lẫn nhau vì miếng cơm manh áo ở xứ người để có lúc ngoại nhân có ảo giác người Việt nào cũng có thể là một tên sát nhân! Tôi đọc lại những bài thơ đầy Hồn, Đầy Máu, đầy Trăng tràn ngập Linh tính đau thương và rực rỡ hào quang hy vọng của chàng từ năm sáu mươi năm về trước mà cứ ngỡ như đang nghe đâu đây “tiếng kêu rên thảm thiết của một linh hồn thương nhớ cảnh chiêm bao” ( Hàn Mạc tử- Quynhơn 1939). Tôi tin rằng, đã tới tháng ngày mà thần trí của người Việt cầm bút hiện đại đủ công lực để hát vang những câu thơ Thiên Khải của chàng:

Mới hay cõi siêu hình cao tột bậc

Hàn Mặc Tử


Giữa hư vô xây dựng bởi trăng sao
Xa lắm rồi xa lắm hãi dường bao
Ai tới đó chẳng mê man thần trí
Tòa châu báu kết bằng hương kỳ dị
Của tình yêu rung động bởi hào quang
Những cù lao trôi nổi xứ mênh mang
Sẽ quy tụ thâu về trong một mối
Và tư tưởng không bao giờ chắp nối
(Thơ Hàn Mạc Tử)
Ngày xưa, ấy là lời hiệu triệu, sự tiên tri của một linh hồn khao khát cảnh chiêm bao. Lời hiệu triệu rực lửa tự tin ấy đã vượt qua nỗi cô đơn lạnh lẽo của Thi Nhân và không ngừng vang lên trong tim trong óc tôi suốt những tháng ngày tha hương mất nhau, lạc bạn, tìm người. Đâu những người cầm bút Việt Nam? Ai đang sống trong nước? Ai nay đã di cư và đang lưu vong ở xứ người? Ai đang quằn quoại trong nỗi đau phận người, đang khao khát chứa chất cả Ngũ hành ,Ngũ Văn vào bút lực một đời. Cảm tạ chàng. Cảnh chiêm bao mà chàng khao khát kêu đòi từ mấy mươi năm về trước nay đang thành sự thật:

Những cù lao trôi nổi xứ mênh mang
Sẽ quy tụ thâu về trong một mối
Và tư tưởng chẳng bao giờ chắp nối ...

Berlin, 1996

(Trích từ “Bên dòng sông tình sử” tập Tùy bút và Đối thoại văn chương của Thế Dũng do NXB Lao động ấn hành năm 2010)

(Tác giả gửi đăng)

 

1 Phản hồi cho “Nhớ Hàn Mặc Tử”

  1. NON NGÀN says:

    HỠI ÔI ĐÀ LINH VÀ THẾ DŨNG

    Ai đọc bài viết trên của Đà Linh và Thế Dũng cũng thấy toàn tào lao xịt bợp. Đọc mà không thấy cảm, còn thấy nhạt phèo và tức giận. Đà Linh ca ngơi Thế Dũng rất không đúng cách, nghèo nàn, kiểu như nước lã muốn quậy nên hồ. Sự ca tụng vô trách nhiệm và sự khoe khoang vô ý thức. Chỉ cần đọc lướt qua người ta cũng thấy bao nhiêu ngôn từ rỗng tuếch, từ ngữ ngu ngơ. Quả thật đây là cái bệnh khoe chữ mà khoe không đúng cách của số người phạm phải, khiến cho nhiều người đọc phải khó chịu. Đáng lẽ chỉ có thể làm ngơ, nhưng dường như có điều gì quá lạm trong ấy, nên mới phải lên tiếng. Kiểu viết như lối múa gậy vườn hoang, mặc dù toàn bộ nội dung chỉ có lơ mơ và lãng nhách. Cái học chưa chín, sự hiểu biết còn nhiều khoa rỗng, chính là như thế. Còn nói về thơ Hàn Mạc tử, không phải mọi bài thơ của Hàn Mạc tử đều hay, đều đẹp, cũng giống như tình hình thông thường của mọi nhà thơ khác. Thế nên, trích diễn những bài không hay, không xuất sắc của Hàn Mạc tử để nói hươu nói vượn, rõ là chỉ cho thấy sự khoa trương, khoe mẽ vô duyên, phi tích sự, coi thường chợ đời, coi thường văn chương chữ nghĩa hữu lý, chẳng tự biểu hiện đủ tính cách gì hết. Nó giống như sự tung hứng lẫn nhau, sự tung hứng vô duyên và chủ quan một chiều của Đà Linh với Thế Dũng, và của Thế Dũng đối với Hàn Mạc tử. Nó thật giống như kiểu cuồng chữ, khoe chữ một cách lơ mơ, lãng nhách, cho dầu còn lấy cái mã đang là một người Việt đã ở trong linh, đã tốt nghiệp sư phạm Văn, và hiện ở nước ngoài, tức ở Berlin cũng thế. Sự vung vít như vậy chỉ là coi thường người đọc, coi thường cảnh chợ trời văn học đang hoàn toàn phổ biến và công khai hiện nay trên mạng giao thoa quốc tế của toàn thế giới, trong văn chương, tri thức và chữ nghĩa. Chẳng lẽ bảo văn chương của sự dốt nát thì hơi quá lạm, nhưng quả thật nó còn hơn cả thứ văn chương của sự dốt nát khi quả đã cố gắng đọc đi đọc lại.

    BẠT NGÀN
    (15/6/12)

Phản hồi