WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Không thoát khỏi bàn tay Phật tổ

Chắc hẳn, từ bé các bạn đã say mê bộ phim Tây Du Ký, một trong những nhân vật hấp dẫn  khán giả là Tôn Ngộ Không. Trong tập phim “Đại náo thiên cung”, sau khi đánh cho liểng xiểng đám thiên binh, thiên tướng nhà trời, tự tin với tài năng của mình, Tôn Ngộ Không lên tiếng thách đố với Phật Tổ. Sau khi dùng phép “cân đẩu vân” bay xa hàng ngàn dặm, Tôn Ngộ Không cứ ngỡ rằng mình đã thoát khỏi bàn tay Phật tổ, bay đến “trụ trời”, còn tự tin tè vào trụ trời để làm dấu, nhưng không biết rằng trụ trời đó chính là các ngón tay của Đức Phật. Tôn Ngộ Không vẫn không thoát khỏi bàn tay của Ngài và bị đè xuống núi Ngũ Hành Sơn suốt 500 năm, trước khi được Đường Tăng cứu.

Đó là chuyện phim, nhưng ngẫm kỹ nó không chỉ có trong phim mà còn hiện diện trong cuộc sống. Với thiết chế chính trị hiện nay, rất nhiều người thấy ra một cái thế để làm ăn rất ngon: đó là kết hợp với kẻ nắm quyền, thông qua nhậu nhẹt, hối lộ, kết bè cánh, lập sân sau, sân trước,… Thật sự là những cách làm ăn rất hiệu quả hiện nay. Cách này đã tạo ra một lớp tỷ phú nức tiếng mà lâu nay ta luôn nghe nói. Rất có lý khi cộng đồng có một biệt danh cho họ là tầng lớp tư bản đỏ. (Lý luận cho số đông, không có ý định quơ đũa cả nắm.)

Từ lâu, cả xã hội đã nói đến những bất công, những tàn phá, những hậu quả do kiểu làm ăn như vậy (bất công giàu nghèo, tham nhũng, môi trường ô nhiễm, đạo đức xuống cấp, kinh tế yếu kém, giáo dục phá sản,….), nhưng không thể thay đổi được. Một trong những lực cản lớn là những kẻ hưởng lợi đó (cả kinh doanh và nắm quyền) không muốn thay đổi vì họ đang hưởng lợi và một trong những nguyên nhân không kém nữa là những kẻ trí thức, có học vấn thấy một cơ hội cho mình, tự tin mình cũng sẽ “chạy chọt” được, cũng sẽ thành công nên cũng không lên tiếng. Xã hội cứ thế tiến bước!

Rồi mùa xuân qua, khúc hoan ca chấm dứt. Cuộc chơi đó đưa đến một thực tế tất yếu hôm nay: những tập đoàn nhà nước siêu vĩ đại Vinashin, Vinaline nợ nần đầm đìa. Một định luật luôn đúng “tiền không tự nhiên sinh ra, mà không tự nhiên mất đi”. Với hàng trăm ngàn tỷ “bốc hơi”, tạo ra một cái lỗ thủng siêu khổng lồ. Ta cũng biết rõ một điều rằng: chính quyền không phải là nơi làm ra tiền, nó chỉ có thể lấy tiền chỗ này bỏ qua chỗ khác. Sau một hồi ảo thuật giấu diếm, xảo trá sổ sách, bao che, vay mượn, bán trái phiếu, lấy chỗ này đắp chỗ kia nhưng việc gì đến tất phải đến.

Hơn 200.000 tỷ là số nợ của chỉ 12 tập đoàn nhà nước và đây cũng chỉ là nợ trong nước, dù dùng nhiều ảo thuật, mị dân, làm an dân để che đi con số thật cuối cùng nhưng theo các chuyên gia ước đoán số nợ của tổng doanh nghiệp nhà nước không ít hơn 120 tỷ USD (hơn 2 triệu tỷ). Lấy tiền đâu ra trả? Thuế, vay mượn cũng không đủ bỏ vào những cái tàu há mồm đó. Cuối cùng còn cách duy nhất là in tiền. Những tên nắm chính quyền, ngoài nắm quyền, nắm khẩu súng, dùi cui còn một vũ khí vô cùng lợi hại nữa là máy in tiền.

Tiền được in ào ạt ra để cứu những quả đấm thép, để khoanh nợ, giãn nợ, xóa nợ.

Có một nghịch lý, mọi người ai cũng phải vất vả để kiếm tiền và bảo vệ túi tiền, nếu không có những qui định chung bắt buộc như thuế, phí thì không bao giờ nhà nước có thể lấy tiền của dân, người dân sẽ phản đối, chống trả đến cùng; nhưng với biện pháp in tiền, phá giá tiền, nhà nước không nhọc công mà vẫn lấy được tiền như thường. Một minh họa dễ hiểu, nếu nhà nước phá giá 10% đồng tiền, bạn có 100 triệu thì nhà nước lấy mất 10 triệu, bạn có 1 tỷ thì mất 100 triệu. Một con số quá lớn mà nếu lấy hợp pháp thì không bao giờ được. Có chuyên gia nói: lạm phát là thuế đánh lên toàn dân, là cách cướp đoạt trắng trợn giữa ban ngày, quả không sai. Nếu tính theo sức mạnh thanh toán qua giá vàng, giá lương thực, giá dịch vụ thì giá trị đồng tiền phá ít nhất 5 lần từ 2006 tới nay. Phá giá đến 500%, điều này có nghĩa nếu bạn có 5 triệu thì bạn đã mất trắng 4 triệu, 5 tỷ thì bạn bị cướp 4 tỷ. Một cách cướp tiền êm ái và nhẹ nhàng.

Câu chuyện không chỉ có thế, khi lạm phát xảy ra thì đầu vào tăng lên: giá nguyên vật liệu, nhân công tăng,….mà đầu ra bán không được, chưa hết, bạn còn chịu lãi suất ngân hàng cao (hơn 20%/năm), tất cả những cái đó làm bạn dù có giỏi như Tôn Ngộ Không cũng không thoát khỏi cảnh tài sản bị bốc hơi, thậm chí bần cùng, phá sản.

Câu chuyện vẫn chưa dừng lại ở đây, khi kinh tế suy thoái, như một cuộc đuổi gà để giết thịt, sẽ diễn ra cảnh tháo chạy, trong cảnh hoảng loạn đó, những kẻ nào thân tín với chính quyền, chẳng những thoát khỏi bị giết thịt mà còn nhân cơ hội bắt thêm gà, điều này giải thích tại sao trong lạm phát, kinh tế tiêu điều rất nhiều đại gia đã xuất hiện. (Việc này rất đơn giản, nếu bạn là con cháu thủ tướng bạn sẽ biết khi nào in tiền, vàng lên, khi nào giá xăng tăng, chỉ cần xuất chiêu thì bạn đã có hàng tấn “thịt gà” ngon lành).

Trong khung cảnh hoảng loạn trên tất yếu  sẽ có nhiều, nhiều con gà là nạn nhân cực kỳ thê thảm. Sự phá sản, sạt nghiệp của các đại gia chứng khoán, bất động sản là một minh chứng hùng hồn.

Dù rất ngưỡng mộ tài năng kinh bang tế thế, làm ăn, bắt tay quan chức của Bầu Đức, tài năng đó không chỉ được khẳng định ở VN mà tầm quốc tế với Lào, Campuchia, Myanma nhưng sự bốc hơi tài sản của ông ở tầm 7.000 tỷ hoặc viễn cảnh ông phá sản cuối năm nay thì cũng không có gì lạ. Với hơn 15.000 tỷ ông gây dựng cả đời, không là gì để trám cái lỗ khổng lồ 2 triệu tỷ. Ông là nạn nhân vì ông là một con gà quá lớn nên phải đem thân chịu trận, rất khó xoay trở. (Bầu Đức rất thông minh khi tiên đoán về khủng hoảng bất động sản, đã chủ động hạ giá căn hộ đến 40% nhưng cũng không thoát, với hàng ngàn căn hộ tồn kho và hàng ngàn tỷ đồng vay mượn, mỗi ngày ông bị “thịt” ít nhất là vài tỷ đồng mà không thể làm được gì, thật đau đớn cho ông).

Giỏi như “Tôn Ngộ Không” nhưng Đoàn Nguyên Đức cũng không thể thoát khỏi bàn tay “Phật Tổ”.

Đây là tình cảnh bị giết thịt của các doanh nhân, và điều bất ngờ là số thịt đó suy cho cùng đã chạy vào “tủ lạnh” của một số chóp bu (chỉ thật sự chóp bu, còn làng nhàng cũng bị thịt tất), kẻ mà trước kia là “ân nhân” của ông. Thật là công dã tràng.

Chúng ta chỉ có thể giàu có bền vững, đáng tự hào khi chúng ta làm giàu lên từ môi trường minh bạch, từ luật pháp nghiêm minh.

Thân gửi các doanh nhân tài năng (và các chính trị gia tầm tầm), ngày đêm xuôi ngược, nhậu nhẹt, bắt tay, ngựa xe xúm xít, “hai tay xoay tít, cái đít cong vòng”,…..chúng ta có nên tiếp tục tham gia vào một sân chơi như thế này nữa không hay cùng chung tay thay đổi để có tương lai bền vững, tươi sáng không chỉ đời chúng ta mà cả đời con cháu chúng ta.

Hãy nghĩ đến cái họa mất nước, đó là cái họa chung, khi đó dù là tài năng Tôn Ngộ Không thì cũng bị giết thịt ráo.

© Nguyễn Văn Thạnh

© Đàn Chim Việt

———————————————-

Bạn hữu ủng hộ chủ trương của Thạnh, vui lòng tham gia vào phong trào thanh niên cứu quốc và trợ giúp gửi bài viết này đến các tầng lớp doanh nhân, quan chức (trừ chóp bu)! Làm điều này là gia tăng lực đẩy, hạn chế lực (níu) kéo cho cỗ xe DC-2012 của chúng ta.

 

5 Phản hồi cho “Không thoát khỏi bàn tay Phật tổ”

  1. Dân Việt says:

    Tôi thấy cha Thượng Ngàn mâm nào cũng có chả, còm dài dòng, nói lăng nhăng, chẳng đâu ra đâu.

    • ĐẠI NGÀN says:

      TÊN DÂN VIỆT

      Tên Dân Việt này là tên không xuất xứ. Nó không cho thấy mục đích phát ngôn của nó là gì cả. Điều đó càng cho thấy nó có khác gì một giống vật sống không quan điểm, không tư tưởng, không mục đích hữu ích nào cho ai cả. Nó có vẻ giống như con sâu cái kiến, chỉ biết sống cuộn mình. Thà nó đi làm công an hoặc làm một tên nấu bếp mà còn có lý hơn. Làm công an để làm người ta ngán, còn làm đầu bếp để chuyên ngửi mùi thức ăn cho sướng. Kiểu cái đầu của một đứa con nít như vậy mà lại nói leo vào chuyện người lớn. Thật là hạn đẳng và lếu láo không còn gì để đáng nói cả. Cái óc bằng hạt sạn lại cứ tưởng mình như thông minh, nhạy bén, hoặc sâu sắc lắm.

      NGÀN KHƠI

      • nt says:

        nội bộ mất đoàn kết và sai phạm, tiêu cực trong quản lý sản xuất kinh doanh Đặc biệt trong thời gian vừa qua, lãnh đạo Vinalines không thực hiện đúng pháp luật về đầu tư và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc đầu tư xây dựng Dự án Nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam, gây thiệt hại về kinh tế, mất lòng tin của xã hội

      • Ngàn Khơi says:

        NGUYÊN LÝ KHÁCH QUAN

        Xã hội dân sự là nguyên lý khách quan. Xã hội hành chánh, quyền lực hay quản lý chỉ là cái nề, cái lõi, cái công cụ trợ lý cho nguyên lý khách quan đó. Nó là tập hợp con về thưc tại ở trong một thực tại bao quát, lớn hơn. Đó là tính kinh tế, xã hội của xã hội dân sự. Do đó khi hành chánh muốn vươn lên thành bao cấp, thành chủ đạo, đó là nghịch nguyên lý, sai nguyên tắc, cơ bản phải luôn thất bại. Ý chí hay nguyện vọng muốn thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước mạnh chỉ là ảo tưởng và sai lầm. Giải pháp đáng lý ra hậu thuẫn, ủng hộ những tập đoàn kinh tế tư nhân. Bởi tư nhân luôn thuộc xã hội dân sự. Ý nghĩa của học thuyết Mác không đúng, không phù hợp với nguyên lý khách quan, thực tế chính là như thế. Lấy cái chủ quan, duy chí chí, duy nguyện vọng để khống chế, làm nền cho cái khách quan thực chất là trái khách quan, phi thực tế, nên luôn luôn không thể bao giờ thành công được mà lại còn phí phạm, tạo điều kiện phát sinh tiêu cực lẫn vô ích. Khoa học là đi đúng chân lý khách quan. Khoa học không thể bao giờ là sự chủ quan hay sự tưởng tượng. Con người không thần thánh, xã hội không thần thánh, thần thánh hóa cái không thần thánh chỉ là phản thực tế, phá hoại thực tế. Trí tuệ của con người là để thích nghi thực tế, uốn nắn thực tế, không phải nhằm tạo ra các thực tế mới một cách tưởng tượng đi ngược lại mọi nền tảng khách quan, đúng đắn. Xã hội dân sự là xã hội khách quan, nó không bao giờ cần đến tính chất bao cấp, bởi vì tự nó luôn luôn là thực tế sinh động, đầy đủ nhất, chủ đạo nhất, hiệu lực nhất, và cũng bao quát nhất.

        Thượng Ngàn

  2. NGÀN KHƠI says:

    CON ĐƯỜNG CỘNG SẢN

    Con đường CS là con đường mà Mác đã dạy, Lênin đã dạy, bác Hồ đã dạy. Cộng sản lả phải làm ăn tập thể, kinh tế tập thể, xã hội tập thể. Đó là giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội lại là giai đoạn đầu của xã hội cộng sản trong tương lai. Xã hội cộng sản là xã hội hoàn toàn phân công tự giác, tự nguyện với nhau, không dùng thị trường, không dùng tiền tệ, chỉ có xã hội vô sản của nhà nước chuyên chính, tất cả là kinh tế tập thể, không còn là kinh tế sản xuất tư nhân gì nữa. Bởi kinh tế tư nhân là có giai cấp, có bóc lột. Đó là điều mà Mác đã đưa ra, đã chủ trương, hay đã tiên liệu cho xã hội tương lai hoàn toàn thần tiên, cách đây đã gần hai thế kỷ. Thế nên, không lý gì mà ngày nay có ai lại dám coi nhẹ các tập đoàn kinh tế quốc doanh, các tập đoàn lớn của kinh tế nhà nước. Dầu có lổ lã, dầu có bị quản lý tồi dở, dầu có bị rút ruột, có tham nhũng, tham ô, dầu có các hiện tượng bất chấp trách nhiệm, hay kể cả có được thành lập bát nháo chăng nữa, cũng nhất quyết phải cứ đi theo. Bởi vì nếu không đi theo như thế, là đã có nguy cơ trở về lại với nền kinh tế tự do, kinh tế tư sản, tư bản chủ nghĩa. Kinh tế quốc doanh, hay các tập đoàn kinh tế nhà nước, bởi vậy luôn luôn cần phải được bơm tiền bạc, tài chánh của nhà nước vào, để có được vai trò chủ đạo. Nguyên lý đã là như thế, thì có mà ngu mới đi ngược lại. Đi ngược lại, tưc là mất lập trường, quan điểm, thì làm sao để tập thể hóa mọi mặt xã hội vào tay nhà nước. Cho nên, kinh tế thị trường hiện nay cũng chỉ là cái bề ngoài, cái vỏ, cho dù nó có là thể phồn vinh giả tạo. Nhưng cốt lõi quan thiết nhất cần phải duy trì, đó là phát huy kinh tế nhà nước, vì chỉ đó mới thật sự là nền tảng của chủ nghĩa xã hội, là phương châm và mục tiêu dài lâu của chủ nghĩa cộng sản, mặc dầu nó đang gặp khó khăn tứ bề thật sự. Nên dầu có những trường hợp lổ thật, phá sản thật, nhưng đó lại chính là cái lổ chính đáng, sự phá sản cần thiết, để giữ vững được quan điểm, lập trường, nguyên lý của con đường tiến tới xã hội cộng sản trong tương lai, ý nghĩa của nó chính là như thế đấy. Đây là sự lãnh đạo của “bề trên”, nhân dân tại sao lại cứ thắc mắc ? Con đường đi lên xã hội thần tiên của Mác, của Lênin, của Bác đã vạch ra như thế, là đã chắc chắn quá rồi, có ai có quyền lực gì mà vứt bỏ hay đi ngược lại được, dẫu là ý nguyện của toàn dân có muốn chơi ngược lại cũng vậy thôi. Toàn dân thì làm sao mà sáng suốt, hay có thiên tài ngang tầm với chính trí tuệ đỉnh cao của cả loài người, như rất nhiều cán bộ vô cùng thông minh đã đúc kết và dạy dỗ như thế ?

    THƯỢNG NGÀN
    (14/6/12)

Phản hồi