Thời sinh viên ở Sài Gòn
Nhân dịp đọc bài viết của Hoàng Thanh Trúc trên Dân Làm Báo và qua đó đọc thêm các bài viết khác Không hổ thẹn về một thời trai trẻ của một nhóm tác giả và Cuộc họp mặt “có một không hai” của Huỳnh Tấn Mẫm trên báo Tuổi Trẻ sau buổi hội thảo “tầm vóc và ý nghĩa của phong trào đấu tranh của sinh viên – học sinh trí thức, văn nghệ sĩ… tại các đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975” được tổ chức tại Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) trong hai ngày 19 và 20-5-2012, tôi chợt nhớ lại một bài thơ tôi viết từ lâu lắm cũng có nhắc đến các anh chị này.
Bài thơ Đêm cuối đi qua trường Luật viết ra trong những ngày mới đến Mỹ nhưng bắt nguồn từ những ý hiện lên trong một đêm mưa tháng Sáu 1981 ở Sài Gòn. Tôi không ghi lại ngày tháng viết bài thơ nhưng có in trong tập thơ đầu tay ở Mỹ năm 1991. Bài thơ khá dài, dưới đây là một đoạn có liên quan đến bài viết này:
Trời Sài Gòn tháng Sáu mưa đêm
Như từng nhát dao chém xuống đời vội vã
Tôi ra đi dặn lòng quên tất cả
Những hẹn thề toan tính thuở hoa niên
Bốn phương trời lưu lạc một bầy chim
Đã lạc lối về sông Dương Tử
Tổ quốc Việt Nam
Bốn nghìn năm lịch sử
Còn lại hôm nay là những tang thương
Tôi nhìn qua bên góc kia đường
Tấm bảng Hội Liên Hiệp Sinh Viên
Vẫn còn đong đưa trên vách
Chợt nhớ ra tên các chị các anh
Những Huỳnh Tấn Mẫm, Trịnh Đình Ban
Những Nguyễn Hoàng Trúc, Võ Như Lanh
Các anh, các chị
Giờ nầy chắc vẫn còn đang thức
Để viết xong bài tự kiểm trước nhân dân
Nhớ viết thật nhiều về những chiến công
Đã đốt bao nhiêu xe Mỹ Ngụy
Đã bán đứng bao nhiêu bè bạn anh em
Đã cắm được bao nhiêu cờ mặt trận
Tôi không hề trách các anh
Vì chẳng bao giờ ai trách
Những tên cầm cờ, khiêng kiệu
Hãy cố cong lưng và thu mình thật nhỏ
Hãy biết dại khờ và biết ngây ngô
“Độc lập, Hòa Bình, Thống Nhất, Tự Do”
Phải nhớ luôn luôn là tất yếu
Kể cả chuyện tình yêu trai gái
Cũng phải học thuộc lòng
Định nghĩa mới hôm nay
Đừng bao giờ nhắc những chuyện không may
Như những Ủy Ban Đòi Quyền Sống
Những Phong Trào Dân Chủ Tự Do
Dân Việt Nam bây giờ
Không có gì đáng để lo
Hơn những chuyện cháo rau, khoai sắn
Và không có một chút quyền
Dù chỉ là quyền để than thân trách phận.
Tôi từ Đà Nẵng vào Sài Gòn cuối tháng Tám 1972. Nơi tôi ghi danh học đầu tiên là trường Luật. Có thể nói tôi là một trong những tân sinh viên nộp đơn vào năm thứ nhất niên khóa 1972-1973 trễ nhất. Ghi danh vào trường Luật không cần phải thi, chỉ cần trình bằng tốt nghiệp Tú Tài phần hai là đủ. Phòng ghi danh là một khu nhà lụp sụp phía sau trường chung một hàng rào với đại học Kiến Trúc. Tôi được phát một thẻ sinh viên tạm. Số sinh viên của tôi dài tới năm số. Tôi không nhớ chính xác nhưng hai số thứ tự đầu đã lên đến trên mười ngàn. Trường Luật, được chính thức thành lập dưới thời Đệ nhất Cộng Hòa, là một trong những trường già nua về cả hình thức lẫn chiều dài lịch sử, trong số các trường đại học thuộc Viện Đại Học Sài Gòn. Trường không có nhiều đất trống ngoại trừ khoảng sân không mấy rộng giữa trường. Cổng trường còn lại những viên ngói đỏ rêu phong từ khi mới thành lập. Giảng đường chỉ là những phòng học dài nối nhau. So với các trường trung học như Gia Long, Petrus Ký, trường đại học Luật Khoa Sài Gòn nhỏ hẹp và chật chội hơn nhiều. Vì số thẻ sinh viên của tôi cao trên mười ngàn nên có lần tôi viết câu thơ mô tả trường Luật “mười ngàn sinh viên trong giảng đường vài trăm chỗ / học suốt năm không thấy mặt thầy”.
Công việc đầu tiên của một tân sinh viên sau khi ghi danh, nhận lớp, là đi mua “cua” tức sách giáo khoa giảng dạy của các thầy, từ dân luật, hình luật đến cổ luật. Vì hiếm khi gặp mặt thầy, không có “cua” là rớt. Sau khi ghi danh ở Luật, tôi sang ghi danh Ban Kinh Tế khoa Khoa Học Xã Hội ở đại học Vạn Hạnh. Khoa Khoa Học Xã Hội ở Vạn Hạnh phải thi vào nhưng cũng chỉ thi cho đúng thủ tục vì tôi không nghe ai thi rớt vào khoa Khoa Học Xã Hội ở đại học Vạn Hạnh bao giờ.
Trường Luật chật hẹp mà sinh viên lại quá đông, chúng tôi thường la cà trong những quán cốc. Nhiều nhất là chung quanh công trường Quốc Tế, thường gọi là Hồ Con Rùa, bên ngoài trụ sở “Tổng Hội Sinh Viên” số 4 Duy Tân hay góc Thư Viện Quốc Gia trên đường Gia Long. Các quán cà phê thường không có tên. Ngoài quán cà phê Bà Vú bên ngoài đại học Vạn Hạnh, phần lớn các quán chung quanh trường Luật do sinh viên tự đặt tên bằng địa điểm để dễ hẹn nhau. Số sinh viên ghi danh vào Luật cao nhưng bỏ trường ra đi sớm rất đông và thi rớt cũng nhiều. Trong số những người bỏ cuộc có tôi. Tôi học cả hai trường và vì kỳ thi cuối khóa cùng ngày nên tôi không theo đuổi việc học Luật hết năm thứ nhất. Bạn bè tôi phần đông học Luật nên mỗi tuần tôi đều trở lại trường. Ở đó, dưới những gốc me, vỉa phố, bên những ly cà phê đen, cà phê sữa, trên những ghế thấp, cạnh những chiếc bàn vuông, chúng tôi để cho những thao thức về chiến tranh và số phận đất nước có dịp tuôn trào. Tuổi đời còn rất trẻ nhưng chiến tranh đã làm chúng tôi già sớm hơn tuổi mười tám của mình.
Khi sang Vạn Hạnh tôi có dịp học với thầy Trần Văn Tuyên môn Chính Trị Quốc Nội và thầy Vũ Quốc Thông môn Luật Hiến Pháp Đối Chiếu. Đây là hai môn học tôi thích nhất. Luật Sư Trần Văn Tuyên không mang theo sách vở hay tài liệu giảng dạy gì và những bài giảng của thầy là kinh nghiệm sống trong thời hoạt động chính trị. Vì thầy dạy không theo giáo khoa nên giảng đường lúc nào cũng đông. Sinh viên phải có mặt để ghi lời thầy giảng. Tôi thường tìm cách gần gũi thầy Trần Văn Tuyên để hỏi những chuyện đất nước trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954. Thầy Trần Văn Tuyên đơn giản, tóc cắt cao và thường mặc áo sơ-mi trắng ngắn tay. Thầy Vũ Quốc Thông thì khác, lúc nào cũng đường bệ, chuẩn bị kỹ càng và luôn đến lớp với một cặp-táp (le cartable) đầy tài liệu giảng dạy. Tôi hay thắc mắc với thầy Vũ Quốc Thông về cách dùng chữ. Ví dụ thầy dùng chữ “Chủ nghĩa Tập Sản” thay cho “Chủ nghĩa Cộng Sản”. Tôi cho rằng khái niệm “Chủ nghĩa Tập Sản” hay “Chủ nghĩa Bình Sản” được nhắc đến nhiều trước năm 1975, chỉ là một phạm trù thuần kinh tế, nghĩa hẹp nhiều so với chủ nghĩa Cộng Sản vốn là cả một hệ thống triết học giải thích toàn bộ đời sống con người, xã hội và vũ trụ. Thầy chăm chú lắng nghe ý kiến nhưng không thay đổi cách gọi “tập sản” của mình. Thầy Vũ Quốc Thông dạy tận tụy và trích dẫn nhiều từ các sách Pháp, trong đó có cả Tuyển tập Marx-Engel. Thầy chúng tôi, Giáo sư Trần Văn Tuyên chết trong tù Cộng Sản năm 1976 và Giáo sư Vũ Quốc Thông chết năm 1987, chỉ một thời gian ngắn sau khi ra khỏi nhà tù. Tình nghĩa thầy trò ở miền Nam, dù tiểu học, trung học hay cả đại học đều thắm thiết, thân thương, đáng kính, đáng yêu và đáng nhớ. Tôi cố gắng rất nhiều nhưng không phải là người tự học. Kiến thức của tôi là của các thầy cô trao lại. Đứa sinh viên năm thứ nhất ngày xưa không còn trẻ nữa nhưng mỗi khi nghĩ đến các thầy cô tự nhiên thấy mình nhỏ lại thật nhiều.
Thời gian từ năm 1973 đến năm 1975 là thời gian yên tỉnh. Chương trình bình định đại học khá thành công. Mùa hè năm 1973, một nhóm sinh viên chúng tôi đại diện cho trường tham dự trại hè sinh viên toàn quốc do Bộ Giáo Dục và Thanh Niên tổ chức ở Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu. Đông sinh viên du học cũng về tham dự trại. Dĩ nhiên không có “lãnh tụ sinh viên” đường phố nào. Đó là những ngày vui nhất của mùa hè. Không chỉ sinh viên Sài Gòn, Vạn Hạnh, Minh Đức mà cả Huế, Cần Thơ, Đà Lạt và các trường đại học tư mới thành lập cũng cử phái đoàn tham dự. Buổi tối chúng tôi quây quần trong sân cờ của trường Thiếu Sinh Quân trao đổi kinh nghiệm học hành, chuyện đất nước và hát nhạc Du Ca như có lần tôi đã kể lại trong bài viết Khi bài hát trở về. Ngoại trừ các nhóm chống chính phủ bốn mùa của các bà Ni Sư Khất Sĩ Huỳnh Liên, Phong Trào Phụ Nữ Đòi Quyền Sống của bà Ngô Bá Thành, năm 1973, các phong trào sinh viên tranh đấu ở Sài Gòn do Cộng Sản tổ chức phần lớn đã được dập tắt. Các “lãnh tụ sinh viên học sinh” mặt nổi như Huỳnh Tấn Mẫm, Trịnh Đình Ban, Trần Thị Lan, Lê Văn Nuôi, Võ Như Lanh, Nguyễn Xuân Lập v.v. đã bị kết án và vừa được trao trả tù binh.
Nhắc đến chuyện trao trả tù binh không thể quên tác phẩm Tù Binh và Hòa Bình của nhà văn Phan Nhật Nam, trong đó anh dành trọn một chương để viết về những người mà anh gọi là “Những người lỡ làng”. Hôm đó, buổi chiều ngày 27-3-1973, những “lãnh tụ sinh viên” sắp được trao trả về phía Cộng Sản đang tụm nhau ngồi trong một chiếc lều để chờ được nhận. Những bài hát của Phạm Thế Mỹ, Trịnh Công Sơn được cất lên từ chiếc lều nhỏ. Họ gồm Võ như Lanh, Trịnh đình Ban, Cao thị quế Hương, Trần thị Lan, Trần thị Huệ, Nguyễn thành Công. Không ai biết họ hát để nung cao khí thế hay hát để che đi sự lo âu trước tương lai mờ mịt núi rừng đang chờ đợi họ. Trong quan điểm đấu tranh giai cấp, dù các anh chị là đảng viên Cộng Sản cũng chỉ là đảng viên thành phố, gốc tiểu tư sản, vừa gia nhập và không được tin tưởng hoàn toàn. Nhà văn Phan Nhật Nam tả cảnh anh Nguyễn Thành Công khi tiếp xúc với viên Đại Tá Hungary trong “đôi mắt có vẻ lạc thần, giọng nói đã đượm màu mệt mỏi”. Anh Phan Nhật Nam viết đoạn đó thật cảm động. Anh không giận hay trách móc những tù binh gốc sinh viên anh sắp sửa trao trả mà cảm thông cho sự bồng bột tuổi trẻ của họ nhiều hơn:
“Phải, tôi hiểu rằng nhóm sinh viên đang ngồi ở dưới tàn cây cao su, đang gảy nên những âm thanh trầm lắng với tiếng hát nhiệt thành trong sáng kia quả tình không thể nào là những người cộng sản được. Họ không thể nào là những người cộng sản chuyên chính, dù cho họ đã vào khu học tập, dù đã là cán bộ nội thành làm nhiệm vụ sinh viên vận theo đường lối và kỹ thuật đấu tranh phát xuất từ Cục R, kiểm soát và điều hành bởi ủy viên thanh niên thuộc thành ủy Sài Gòn-Chợ Lớn. Họ cũng không phải là cộng sản dù có chứng minh thư xác nhận là thành viên của đảng lao động, hoặc thành viên của đoàn thanh niên trong mặt trận giải phóng…Vì tiếng hát, điệu đàn, nét mặt và lời nói tất cả vẫn là phản ảnh của một hoài bão, hoài bão bất diệt của tuổi trẻ. Muốn thoát khỏi hoàn cảnh bít bùng của đời sống hiện tại, đấu tranh và xây dựng một quê hương rạng rỡ tốt đẹp hơn. Và chính phát xuất từ ý định đẹp đẽ mơ tưởng này, hoài bão của họ đã được đồng hóa với mục tiêu chiến thuật đoản kỳ của cộng sản. Và họ trở thành loại cán bộ tiền phong đắc lực thực hiện những mục tiêu hạn chế trong đường phố Sài Gòn, nơi Giảng Đường, trong lòng cộng đồng tuổi trẻ Việt Nam.”
Trong bài viết Những người đi tìm tổ quốc trên talawas năm 2006, tôi cũng viết về các anh chị đó:
“Thời sôi nổi trong giảng đường đại học, trên đường phố Sài Gòn đã là dĩ vãng, giữa rừng cao su Lộc Ninh họ là những thanh niên thành phố đang bước vào một cuộc đời mới ở một nơi hoàn toàn xa lạ. Như những con cá bị vớt khỏi sông và bỏ vào trong chậu, ngơ ngác, rụt rè, sợ hãi. Họ không còn là bè bạn của nhau, không còn gọi nhau bằng tên, bằng thứ mà sẽ là đồng chí. Đồng chí cũng đồng nghĩa với nghi ngờ, kiếm soát và dò xét lẫn nhau. Họ hối hận không? Họ thật sự có phải là Cộng sản không? Họ có phân biệt được, dù chỉ là căn bản, những điểm khác nhau giữa xã hội mà họ vừa bỏ lại và xã hội mà họ đang tìm đến không? Không ai hỏi và họ cũng sẽ không trả lời thật với lòng. Có những tâm sự, sống giữ kín chết mang theo, chứ không bao giờ chia sẻ với ai. Hồi xưa tôi cũng có cái nhìn khắt khe về những người bỏ đi. Các anh có quyền biểu tình, có quyền chống độc tài, chống tham nhũng, chống độc diễn nhưng khi bỏ đi sang hàng ngũ của những người ném lựu đạn vào quán ăn, pháo kích vào trường học, đặt mìn trên quốc lộ, các anh đã phản bội quyền sống trong hoà bình của nhân dân miền Nam. Giống như những đứa con lớn lên trong một gia đình nghèo, có bà mẹ bịnh tật, có người cha say rượu hay đánh đập con cái và còn một bầy em nhỏ dại. Thay vì khuyên răn người cha, săn sóc người mẹ, che chở cho đám em khờ, các anh lại bỏ đi, và chẳng những đã bỏ đi mà còn dắt kẻ gian về đốt phá nhà mình.”
Ngày nay, các tài liệu của Đảng đều xác nhận hoạt động của các phong trào chống đối chính quyền VNCH chẳng phải là tự phát chống bất công, độc tài, độc diễn gì mà đều được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thành Đoàn Thanh Niên Cộng Sản trực thuộc Thành ủy Sài Gòn Gia Định nhắm vào mục tiêu duy nhất là đánh sụp chế độ Cộng Hòa non trẻ ở miền Nam và áp đặt chế độ Cộng Sản độc tài toàn trị trên phạm vi cả nước. Tất cả tổ chức, phong trào, tôn giáo, đoàn thể đều được Đảng khai thác, vận dụng một cách tinh vi để phục vụ cho mục đích cuối cùng của đảng Cộng Sản.
Những tên tuổi, hình ảnh được báo chí đối lập và thân Cộng ở Sài Gòn đánh bóng mà nhà văn Phan Nhật Nam nhắc đến chỉ là những khuôn mặt đấu tranh công khai trên đường phố Sài Gòn. Họ không biết những đảng viên Cộng Sản nòng cốt thực sự điều khiển phong trào từ bóng tối là ai. Những kẻ mài dao giết người thường trốn kỹ trong rừng. Những kẻ trao lựu đạn cho sinh viên để ném vào nhà hàng, trường học, chợ búa thường giấu mặt. Họ không gọi nhau bằng tên thật, bằng mày tao thân tình trong quán cà phê bên ngoài khuôn viên đại học Văn Khoa, Luật Khoa mà gọi bằng bí danh, bằng thứ tự.
Những “anh ba”, “chị năm” đó bây giờ đang sống trong những biệt thự cao sang, có kẻ hầu người hạ và những chàng sinh viên một thời bồng bột nay chỉ là những “kẻ lạ của hoàng hôn” “lặng nghe những dư âm sâu lắng của quá khứ đọng lại, rồi trôi theo những món ăn với một vị đắng đắng” như anh Hạ Đình Nguyên, một trong những “lãnh tụ phong trào sinh viên” đã viết trong bài Về một vị đắng sau buổi họp mặt kỷ niệm “Phong trào Đấu tranh của Thanh niên-Sinh viên-Học sinh Sài gòn” năm ngoái.
Khi tôi vào năm thứ nhất, nhiều trong số anh chị tham gia xuống đường vài năm trước vẫn còn học năm thứ ba, thứ tư, và qua họ tôi biết con số sinh viên tham gia biểu tình không đông như báo chí thân Cộng mô tả và cũng không mang tầm vóc “quốc tế” chỉ với vài chàng thanh niên phản chiến Mỹ như bài ký thổi phồng của anh Huỳnh Tấn Mẫm. So với nhiều chục ngàn sinh viên liên khoa thuộc đại học Sài Gòn và các đại học tư tại miềm Nam thời đó, vài trăm anh chị bị xúi giục xuống đường chỉ là con số nhỏ. Thành thật mà nói, phần đông những sinh viên đi biểu tình là những người nặng tình cảm dành cho đất nước nhưng vô cùng nông nỗi. Các anh chị bất mãn trước các bất công trong xã hội và phẩn uất khi nhìn cảnh điêu tàn đổ nát do cuộc chiến gây ra nhưng không nhận thức đúng nguyên nhân sâu xa của thực trạng bi thảm đang diễn ra trên đất nước và không đủ trưởng thành để cân nhắc trước một chọn lựa sinh tử của đời mình.
Tuổi trẻ ở đâu cũng thế, nhiệt tình, phản kháng, cương trực, vô tư, nhưng như tôi có lần đã viết, tại Việt Nam những đặc tính đó của tuổi trẻ bị Đảng Cộng sản lợi dụng tận cùng, không chỉ tiếng hát lời ca, mà còn cả thịt xương và từng giọt máu.
Bài hát quen thuộc trong giới sinh viên trước năm 1975 nói lên một mơ ước chân thành của thế hệ trẻ “Rồi hòa bình sẽ đến, đến cho dân tộc Việt, đôi bồ câu trắng rủ nhau về làng xưa…”, nhưng sau năm 1975, đàn bồ câu đã biến thành bầy kiến gặm nhấm vết thương dân tộc đang mưng mủ. Tiếng hát của các anh chị trên đường phố được thay bằng những tiếng rên của những bà mẹ đang bán máu ở các nhà thương. Lời ca của các anh chị sau được thay bằng là tiếng khóc của em thơ trên các vùng kinh tế mới. Đất nước chìm đắm trong độc tài và đói khát. Hàng triệu người phải bỏ nước ra đi, chết trên biển cả, chết dưới bàn tay hải tặc.
Các anh các chi, có thể không phải là thủ phạm nhưng không thể phủ nhận là những người đã góp phần gây ra những điêu tàn đổ nát hôm nay. Xin đừng im lặng nữa. Nếu không đủ sức để hành động, hãy viết, hãy nói, hãy kể lại cho các thế hệ trẻ những bài học dù thất bại, những ước mơ dù bị phản bội, những kinh nghiệm dù được đổi bằng xương máu của mình. Là những người có lương tâm, hôm nay, không có tòa án nào kết án các anh chị nặng bằng tòa án lương tâm của chính các anh chị. Là những người vốn nặng tình cảm, hôm nay, không có tình cảm nào cấu xé các anh chị bằng tình cảm các anh chị đã từng dành cho đất nước. Xã hội Việt Nam băng hoại, trụy lạc, tha hóa ngày nay là chiếc gương, các anh chị hãy soi vào đó để thấy lại chính mình.
Chế độ dân chủ non trẻ mà các anh chị góp phần đánh gục, đã quỵ xuống sáng ngày 30-4-1975 nhưng không chết. Và tại Việt Nam hôm nay, các gía trị dân chủ quý giá đó không chỉ là của miền Nam thôi, không chỉ là của Việt Nam Cộng Hòa thôi mà đang là tài sản, hành trang và mục tiêu chung của cả dân tộc.
Dân chủ là khúc khải hoàn ca đang được nhân loại cất vang trên mọi nơi của quả địa cầu, từ Bắc Phi sang Đông Á nhưng không có nghĩa chỉ mới bắt đầu vài năm qua mà từ nhiều ngàn năm trước. Có người bàn về dân chủ như một mục đích đòi hỏi nhiều tiền đề và điều kiện. Điều đó không đúng. Dân chủ không phải là hải đảo xa xôi phải cần ghe tàu, lương thực, thời gian mới đạt tới nhưng là một thực tế gần gũi trước mắt và thậm chí có thể nắm bắt trong tay. Dân chủ không phải món quà của ai ban cho khi đến tuổi trưởng thành mà là quyền làm người bắt đầu từ trong bụng mẹ.
Quốc gia Mông Cổ, một quốc gia không có truyền thống dân chủ, là một ví dụ. Nhiều người cho Mông Cổ khó có thể trở thành một nước dân chủ sau một giai đoạn phong kiến hàng ngàn năm nối tiếp bằng một chế độ Cộng Sản chuyên chính chư hầu Liên Xô suốt hơn bảy chục năm. Khi tôi viết bài này, nhân dân Mông Cổ đánh dấu tròn 20 năm được sống dân chủ. Đôi cánh thiên thần đó đã giúp đưa Mông Cổ từ một quốc gia cô lập, bất ổn cùng hạng với Afghanistan, Nigeria và Somalia trở thành một trung tâm du lịch an toàn và đầy hấp lực văn hóa. Hai mươi năm trước đường phố thủ đô Ulaanbaatar gần như hoang vắng nhưng ngày nay tấp nập và phồn vinh. Theo tạp chí Economist, dù kinh tế thế giới còn đầy khó khăn, mức phát triển kinh tế của Mông Cổ trong ba tháng giữa 2011 đã tăng 21% so với cùng thời kỳ trong năm trước đó. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế dự đoán kinh tế Mông Cổ sẽ tăng trung bình 14% từ 2012 đến 2016. Là một quốc gia trong vị trí trái độn với vỏn vẹn 2.5 triệu dân và không có chiều dày truyền thống dân chủ như nhiều quốc gia khác, Mông Cổ sẽ còn gặp nhiều khó khăn nhưng cơ chế chính trị mới giúp cho người dân sống yên tâm trong tự do, thanh bình, no ấm và nỗ lực vì một tương lai tươi đẹp cho con cháu họ.
Việt Nam thì khác.
Sau 37 năm, tiếng súng đã vắng đi trên đất nước Việt Nam, non sông liền một dải nhưng người dân vẫn sống trong nỗi bất an lo sợ, hàng trăm ngàn người con gái Việt phải rời bỏ quê hương đi ăn mày, làm điếm, ở đợ khắp thế giới, phần lớn trong số hơn hai triệu người Việt hải ngoại vẫn còn bị xem là “thành phần phản động bám theo chân đế quốc”, và trong nước, những quyền căn bản như ngôn luận, đi lại, thờ phụng của người dân vẫn chưa có được, hàng ngàn người yêu nước vẫn còn bị tù đày. Đó là sự thật, không ai tuyên truyền ai, không ai xúi giục ai.
Sau 37 năm, mấy chục ngàn thân xác thanh niên làm bia đở đạn cho đảng CSVN trong chiến tranh biên giới năm 1979, hàng ngàn xác thanh niên Việt Nam bị đốt cháy thành than trong trận Lão Sơn 1984, hàng trăm xác thanh niên Việt chìm sâu quanh bờ đảo Gạc Ma năm 1988, hàng trăm ngư dân Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi bị bắn thủng ngực, hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa thân yêu như đôi mắt Việt Nam bị đã bị kim Trung Quốc tẩm thuốc độc đâm sâu và đang chảy máu. Đó là sự thật, không ai tuyên truyền ai, không ai xúi giục ai.
Nhìn những gì đang xảy ra trên thế giới đã làm những người Việt đang quan tâm đến vận mệnh đất nước không khỏi cảm thấy thẹn thùng. Dù ban ngày vẫn phải sống bằng thái độ tích cực, trả lời phỏng vấn bằng ngôn ngữ tự tin nhưng ban đêm thế nào cũng gác tay lên trán âm thầm tự hỏi tại sao Liên Xô, Đông Âu cho tới Bắc Phi, Miến Điện nhưng viễn ảnh một Việt Nam tự do, dân chủ, hùng mạnh vẫn còn là một mục tiêu chưa đến. Nỗi lo lắng và niềm đau xót này không phải của riêng ai mà của tất cả người Việt Nam còn biết xót xa, còn biết hổ thẹn trước sự lạc hậu của Việt Nam so với đà tiến quá nhanh của nhân loại.
Một câu hát trong bài Tự Nguyện quen thuộc trong giới sinh viên trước năm 1975 “nếu là hoa, tôi sẽ làm một đóa Hướng Dương”, chưa bao giờ hơn lúc này Việt Nam cần những người yêu nước biết vươn cao, đứng thẳng như những cành Hướng Dương Dân Tộc. Con người đến và đi nhưng lịch sử Việt Nam như dòng sông không ngừng chảy. Đất nước sẽ vượt qua và lớn lên như đã từng vượt qua và lớn lên sau ngàn năm Bắc Thuộc.
© Trần Trung Đạo
bác Đại Ngàn thở ra thơ như khói
khói ngàn khơi mệt mỏi lưng chừng đồi
bầu máu lạnh sôi như băng trong tuyết
từng mặt người vinh nhục nắng bốc hơi…
TỪ ĐẠI NGÀN ĐẾN NGÀN KHƠI
Đại ngàn đó lẫn vào mây chót vót
Ngàn khơi kia sóng xô giạt ngút ngàn
Kìa thượng ngàn vượt xa tầm nhân thế
Và non ngàn cao vút khỏi nhân gian
Thơ bởi vậy khác gì như sương khói
Làm thơ chơi đâu mệt giữa cuộc đời
Bầu máu nóng nung sôi ngàn băng tuyết
Để người đời vinh nhục biết nhau thôi
Họ cứ tưởng điều gì vinh hay nhục
Chẳng nhìn lên mây cao vút trên trời !
THƯỢNG NGÀN
(19/7/12)
bài thơ PA biết của tác giả Chim Xanh
Không nhớ tựa bài
Đường tranh đấu hôm nay dừng bước lai
Nhìn mây chiều vương vấn góc trời xa
Nghe vang lên tiếng gọi của san hà
Lòng rạo rực trước hồi chuông cứu quốc
Đã hẹn sống ngang tàng trên mặt đất.
Chí tự cường quyết thắng nỗi gian lao.
Khí hùng thiêng khi vút tận trời cao
Dù ngược gió không hề thay đổi hướng…… còn nữa.
TRIẾT GIA
Triết gia nào há chẳng ưu thời
Bởi thấy thời cơ chửa đến nơi
Cách mạng một ngày chi dễ biết
Thái bình muôn thuở phải đâu chơi
Kinh luân một túi gìn thao lược
Thánh triết hằng mong dịp thử đời
Ánh đuốt bão bùng đây vẫn đốt
Lửa từ bi đấy dám đâu vơi
VÕ NAM QUẢNG
(1963)
Có một lưc lượng VN như thế.
Đó là lực lượng chống csvn hiện nay, đấu tranh vì Độc lập, Dân tộc, Dân chủ, Tự do đa nguyên đa đảng. Nhưng cũng không phải là của xác chết chính trị thối rửa VNCH điên cuồng bám gót giày ngoại bang, trong quá khứ đã bị nhân dân VN ngoãnh mặt từ bỏ.
Đây là lực lượng tuyệt đại đa số người dân VN (trong và ngoài nước) chân chính yêu và bảo vệ đất nước, yêu tự do hòa bình công bằng và bác ái, không hận thù cá nhân. Lực lượng này có gồm cả các cá nhân tốt trong chế độ VNCH, cá nhân tốt trong chế độ CSVN và người nước ngoài ủng hộ nhân dân Việt Nam. Lực lượng này mãi mãi tồn tại trong trái tim của hàng triệu và hàng triệu người VN.
Thật buồn chán , thất vọng vô cùng vì giọng điệu ngu xuẩn , mạt hạng của tên Vẹm này …. .
Nghe giọng lưỡi cay cú của anh DanSG với “cái xác chết thối rữaVNCH” như thế này, tôi đồ anh đúng là dân SG ngày 30 tháng tư đã “hồ hởi” cầm cờ ra tận Bẩy Hiền đón đoàn quân “phỏng giái” , rồi sau đó, “thừa thắng xông lên” anh nhẩy lên làm “cách mạng 30″ …có nghĩa là anh đã “tham gia cách mạng giải phóng dân tộc” vào đúng ngày 30/4/1975….
Điều đặc biệt là hầu hết những “đồng chí CM 30″ ngày ấy lại là thành phần đầu đường xó chợ, đứng bến, dắt mối hay đá cá lăn dưa…cho nên có tinh thần rất là “nhiệt tình cách mạng” .
Người Sài Gòn hồi đó có câu : Sợ “cách mạng” thứ thiệt thì ít, mà sợ mấy ông bà “cách mạng 30 tháng tư” thì nhiều .
Tưởng là “có công với cách mạng” thì thế nào chả được cách mạng “thưởng công”, không ngờ – cũng như toàn bộ những anh “cách mạng 30/4″ hồi đó, anh DanSG sau vài tháng hăng say “tham gia chính quyền cách mạng” ….thì bị các “đồng chí” từ bắc vào thay thế dần và cuối cùng cho các anh các chị DanSG “30 tháng tư” ra rìa .
Thế là ngày nay, anh DanSG lại muốn làm cách mạng “chống csvn, đấu tranh vì Độc lập, Dân tộc, Dân chủ, Tự do đa nguyên đa đảng” , Nhưng mà, vốn là người “chất phát”, nên anh vẫn quen miệng chửi rủa cái “xác chết chính trị thồi rữa VNCH” như anh đã ra rả hàng ngày trong suốt thời gian “tham gia chính quyền CM”
He he he ….Trong khi đám “trí thức XHCN”, và ngay cả lãnh đạo đảng cũng đang mon men đến gần cái “xác thồi rữa VNCH” để dựng dậy làm “chủ nhân pháp lý” của Hoàng Sa, Trường Sa…thì đám “cách mạng 30″ lại vẫn còn quen mồm chửi bậy .
MỘT LẦN NỮA
Trần Trung Đạo ? – PHAN CHU TRINH hồn nhâp
Trí tuệ, tinh hoa _ Nhân Kiệt Điạ Linh
Sông nuí, hồn thiêng-_ Thấu lý đậm tình
Xin gơỉ trọn NIỀM TIN YÊU HY VỌNG !
Anh đã sống hơn nửa đời đáng sống
Vượt lên trên bao baõ sóng trùng khơi
Văn thơ anh maĩ lưu lại cho đời
Xin diù bước ! _ PHAN CHU TRINH linh hiển !
BÌNH TÂM …ĐỂ XÉT …
Xin hãy bót nóng nãy ..Xét toàn bộ xã hội lúc đó . Xét mình …xét mình… Bớt trách , bớt trách để xay dựng một đối trọng sao cho cân xứng với ba triên đãng viên cọng sãn và hơn 80
triêu con tin…Không nhận ra đuợc trách nhiệm mình trong sụp đỗ to lớn chung đó thì chắc không thể lột vỏ cuả mình , không vuợt nỗi lên mình để tìm ra mẫu số chung với những nguời khác mà tất cã trong đó có mình đếu lãnh chung một hậu quả, một số phận .
Điều cần thiết lúc này là bình tỉnh , bìmh tỉnh, ngừng đổ trách nhiệm cho kẻ khác …..và dang tai với tới nhau. ..
Nếu thắc mắc , kẻ này trộm nghĩ tốt nhất liên lạc email hỏi thăm tác giả Trần Trung Đạo động cơ nào khiến lúc đó ông ta như thế … Bỡi vì không phải một mình ông mà là nhiều lắm , nhiều lắm như các nhà văn Thiếu Sơn , như Nguyễn Hiến Lê…lại là những trí thức với phẫm chất guơng mẫu đã là guơng sáng cho nhiều thế hệ thanh niên , sinh viên .
MỖ i nguời một tâm tư ..tâm tư gộp lại ,cùng nhau phân tích …tìm ra bài học …Cho tới nay , có lẽ Mỹ đã tìm ra bài học…mà ta thì chưa ! Vì chưa nên còn chiả tay vào mặt nhau !
Vấn đề lúc này cùng nhận trách nhiệm , tìm ra bài học và tìm huớng cho tuơng lai..
Hi hi…
Trích: “Xin đừng im lặng nữa. Nếu không đủ sức để hành động, hãy viết, hãy nói, hãy kể …”
Không biết những người mà ông Trần Trung Đạo kêu gọi đừng im lặng nữa là ai nhưng có những người không hề im lặng và khoe thành tích biểu tình của mình dưới thời VNCH. Những người đó sau 75 hăng say phục vụ cho chế độ độc tài CS, một chế độ cấm dân biểu tình, đánh người biểu tình, đạp vào mặt người biểu tình, bắt người biểu tình bỏ tù, nhưng họ lại khoe thành tích đã từng chống chế độ độc tài Thiệu Kỳ và trưng cả ảnh thời xưa họ biểu tình rất là anh hùng. Những người đó dường như là không thấy rằng khi trưng ra tấm ảnh họ biểu tình dưới chế độ VNCH thì tự tấm ảnh đó nói rằng chế độ mà họ phản đối, lên án là độc tài, đòi lật đổ là chế độ để cho dân được biểu tình, còn chế độ mà họ tích cực phục vụ thì lại độc tài gấp bội, cấm dân biểu tình. Làm sao họ có thể vừa lên án một chế độ là độc tài nhưng chế độ đó lại để cho dân được quyền biểu tình, vừa phục vụ cho một chế độ độc tài hơn cấm dân biểu tình? Những người đó cũng được gọi là trí thức nhưng dường như họ không có khả năng dùng óc để suy xét để thấy những sự mâu thuẫn trong những điều họ nói ra .
Đúng ra người Việt Hải ngoại có tinh thần dân tộc muốn tránh sự chia rẽ , nên tránh nhắc lại những vấn đề có tính chất chính trị chung chung như thế này .
Một con sâu có thể làm ” rầu ” một nồi canh . Nhưng nồi canh đó không phải là nồi canh sâu .
CS lợi dụng biểu tình , nhưng biểu tình của Phật giáo , SVHS tại miền Nam không phải vì CS .
CS sau 75 vì muốn khoe khoang thành tích nên lên tiếng cho rằng tất cả các cuộc biểu tình đều do CS lãnh đạo ? Chúng ta dựa vào đây để chà đạp hình ảnh những người xuống đường biểu tình cho hành động này là Ăn cơm Quốc gia , Thờ ma CS , là thân Cộng , là tiếp tay cho CS . Làm điều này chẳng khác gì vô tình đánh bóng thêm cho thành tích CS , bôi nhọ tinh thần tự do của miền Nam .
Chính trị của miền Nam trước năm 75 có một tính chất rối ren , một nền chính trị thập Cẩm , mỗi người mỗi hướng …. Chính trị thiếu sự nhất thống , thì biểu tình là chuyện không tránh khỏi , đâu cần gì phải có CS giật giây .
Có biết bao nhiêu người đã tham gia vào các cuộc biểu tình xuống đường tại miền Nam đã chạy đi tị nạn CS ở khắp nơi trên thế giới , họ vẫn tiếp tục giữ vững lập trường chống Cộng .
Không nên vơ đũa cả nắm , cái mủ CS chụp bậy cho sướng miệng là việc làm rất nguy hiểm cho ta và rất có lợi cho CS tuyên truyền .
Đã mất rồi Sài gòn thuở ấy .. Và chỉ còn trong kỷ niệm.. Mớ kỷ niệm quý giá mà chúng ta không thể nào tìm lại được : ở VN hơn 37 năm về trứơc .. Tôi có cha , tôi có mẹ .. Mái ấm thân yêu .. Ai đã sống ở south VN thì biết rồi .. Nếu không có những thiền sư hổ mang : trí Quang , nhất hạnh .. Nếu không có những tên tình báo ăn cơm Quốc gia thờ ma cộng sản như Hà lâu , Chánh ần vv.. Thì có lẽ hòn Ngọc viên đông năm xưa đã toả sáng vô cùng …
Đã xa rồi .. Xa như xứ xở của 1 câu chuyện thần tiên .. Sao nghe lòng đau nhói
Nhìn lại hình ảnh chợ Bến thảnh , nhả thờ Đức bà … Con đường Tự do … Mà ngở rằng có mình đang hiện diện ở đó .. Dù biết rằng có những bàn tay vì ham chút danh vọng hảo mà trốn lên bưng thời nào để giết hết những con người vô tội sau mùa xuân chúng tràn về và vội vả rút êm
Ta mất hết .. Bạn bè , thầy cô ( có những người mang danh trí thức cũng cố tình vấy máu đồng bào
Ta chấp nhận ra đi ..xa hẳn mái nhà yêu dấu .. Gục đầu trong tay mẹ để tóc ước bởi giòng nước mắt khổ đau
Lăn chiên khắp chốn bụi đời .. Hết vùng kinh tế mới này đến vùng kinh tế mới khác
Lênh đênh trên mặt Đại dương , tưởng chừng đã chết .. Sài gòn ơi ,.. Có còn nhớ thương ta .. Lời chia tay dịu dàng thêm nụ cười của lần cuối khi giã từ nhau trong sân trường Đại học .. Đâu hết rồi
Ta chẳng còn gì sau mùa Xuân 75 ấy .. Màu áo thô không mang chút cảm tình của đám người tràn về bên kia bờ vĩ tuyến .. Có biết trách ai vả vì sao ta mất Sài gòn … Mất tuổi thiên thần không hở ?
Hoc sinh hồi dó đượckích đông đi biểu tình chống chính phủ là đi ngay.Đa số không phải là CS hay thân cộng.Một hoc sinh một trường công lập lớn,sau này đả vào lính,đả bị tù,đả đi theodiện HO, nói thất lòng ,lúc đó chỉ cần ai kêu có biểu tình là ùn ùn kéo nhau đi để được quyền nghì học,được vui và la hét ,phản đối,vung tay vung chân với bạn bè chống đối phe bên kia (PG/CG hay CG/PG). (Quáchthitrang bị lạc đạn củng có lẻ là ham vui,ham chơi mà thôi.Chẳng ai nhắm bắn cô. Viên dạn vô tình trúng ai nấy chịu .Xui tận mạng nhưng hên vì tuị tranh đấu VC đả vinh danh cô,nhạc sỉ viết bài ca ngợi cô và còn làm tượng như một danh nhân.một anh thư bất đắc dỉ như anh hùng bất đắc nhỉ nvtrổi.)Toàn là bi lừa,đạp phải kít,thúi như “kít “cả. Còn sinh viên thì một số bị bạn bè là VC gài vào trường dụ dổ,ngoài ra sợ đi linh sợ chết…. Ghét Mỷ là ghét hiện tựơng chớ không nhìn thấy cái đại thể. Cáí ghét này gióng như là kỳ thị,nhưng cao hơn một bậc ,hay nói như VC là nâng quan điểm lên cao.ghét Mỷ.sinh ra chống Mỷ. và được cái phương danh yêu nước.Tóm lại chống Mỷ là yêu nước,thì chống tay sai VNCH củng là yêu nước vì VNCH là theo Mỷ là Việt gia,ại trùng hợp với tuyên truyền của VC vì chúng chỉ mong có thế.
Cuộc chiến thua vi chúng ta có quá nhiều tự do ,dân chủ mà một nước,trong chiến tranh không nên có.Dân trí thấp,không phải thiếu học vấn mà quan nệm học làm quan ,tham nhủng để giàu sang,mau lên cấp bậc…Hổtrợ nhóm là CS htấnnẩm,nguyểnvănnuôi..Ngôquyến (đả qua Mỷ).Nguyểnđanquế hay ĐVHoạt vacác đảng phái trí thức khác củng có một mối bận tâm là mình phải vì mình trước (không thì trời chu đất diệt). Cho nên chẳng ai nghe ai.Cái TA trước…Ai củng thua ta hết.Ai củng là vô học hay trí thức kém,hiểu biết không bằng ta.(Ngày nay củng vậy ,ta là nhất ,cón cha ông huynh đệ thuôc thế hệ củ là ngu hết như lập đi lập lại của nhửng góp ý trên đây.!)
Năm 75,có người B/S đả hăng hái đi làm việc ,đả hăng hái vào tù,và ngày 2/9 ca ngơi HCM là chúa là Phật và trên cả chúa phật nửa. Nhưng vì tin CS nên đả thất vọng ,đả tự tử….Nhưng có nhửng kẻ trí thức vẩn còn u mê. Có người nói nhửng người như ĐVH,NĐQ …mải mải có máu chống đối.Giả thiếtlật đổ xong CS,thiết lập tự do dân chủ như MĐ củng chống đối…
Trường Vạn Hạnh là trường của PG.,do các thầy lập ra. Phần lớn được Mỷ đưa đi học nhưng không có nghiả là Mỷ nuôi dưởng chúng mà không biết gì .VNCH củng biết nhưng không thể giải tán . SVVạn Hạnh phần lớn là CS,là trốn lính (củng như có nhiều CBCS vào tu ở chuà và sau đó ẩn thân vào ĐH VH. Các g/s thân công củng lấy cổng trường VH làm vật che chắn…)..
Bây giờ thì đả rỏ ai là kẻ yêu nước ai là kẻ bán nước, Và giửa chủ nghỉa QG,tự do dân chủ theo Mỷ và TâyPhương và CNCS độc tài áp bức thì ,nếu chọn ,ta chọn ai là bạn ?…
Còn trung lập ,còn quốc gia quá khích,một mình một cỏi thì trong cái thế giới này ,củng khó sống lắm !
Cho nên bọn chưởi NGỤY ,chưởi MỶ thì chỉ cho cái kết luận là VC hay hoà hợp với VC chống VNCH,vì cái bọn VC đó nó củng thi hành nghị quyết củng xúi dục,củng khich bác,củng huà theo ta để làm thoả mản tự áí tự cao tự đaị của ta,và hướng chúng ta về việc chống đối NGỤY và Mỷ cho chúng. Ví dụ thì ở đâu củng có…
“Hảy để cho tuổi trẻqua đi” như người ta đả nói nghỉa là nhửng sai lầm,nhửng suy nghỉ bồng bộtnên bỏ qua. Nhưng đến cái tuổi trên 50,60 cón hành xử như thời không có trên30 năm về trưóc,và lại mang thân phận lưu vong,đấy nước đang bị bọn tay sai ngoại bang (TC)manh tâm.xâm chiếm thành một huyện ,một tỉnh của chúng thì thật khó thuyết phục ai là nhửng người TN,nhửng quân nhân VNCH (một sô nhỏ) mang lòng sân si hận thù chính VNCH..là họ đang chống cộng…(hay đang phò cộng).
Lời thật mất lòng…
Viết đúng. Nhiều người sợ chết, sợ đi lính và biểu tình cho vui
TTĐ làm gì lúc đó? Có biểu tình không? có đi theo Mẫm không? Đi theo và không bằng Mẫm nên bỏ trốn hay ?
Vạn Hạnh là cái ổ Vc. Điều đó đúng.