WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cầu thủ nội, cầu thủ ngoại

Khi các hội tuyển nộp danh sách những cầu thủ sẽ khoác áo đại diện cho quốc gia dự tranh EURO 2012, điều các viên chức của Liên Đoàn Bóng Tròn Âu Châu UEFA nhận ra ngay là phần lớn những hội may mắn lấy được vé tranh giải lại là những hội có rất nhiều cầu thủ “ngoại”, tức những cặp chân vàng sinh trưởng hay từng sinh sống ở nước khác trước khi họ nhập tịch và trở thành những khuôn mặt nổi bật của làng banh da thế giới.

Trong số 16 đội đang so giày trên sân Ba Lan và Ukraine, chỉ có 3 hội gồm Anh, Tây Ban Nha và Cộng Hòa Czech có quyền hãnh diện khoe 100% cầu thủ sinh trưởng trong nước, 12 hội tuyển còn lại có khá nhiều cầu thủ sinh trưởng ở hải ngoại và đã từng có lúc mang quốc tịch của một nước khác.

Đứng đầu danh sách các hội có nhiều cầu thủ “ngoại” nhất là Cộng Hòa Ireland với 8 cầu thủ sinh trưởng ở Anh, kế đến là đoàn tuyển thủ Croatia có 6 cầu thủ sinh ở những nước khác, kể cả một mở mắt chào đời tại Bosnia-Herzegovina và một làm giấy khai sinh ở Australia. Với Ukraine và Liên Bang Nga, trong số cầu thủ của 2 hội này có tới 40 anh sinh trưởng ở một quốc gia không còn hiện diện trên bản đồ thế giới: Liên Bang Xô Viết.

Một điểm khác cũng được chú ý tới: không phải tất cả các cầu thủ đang có mặt tranh tài ở EURO 2012 đều là người… Âu Châu! Bằng chứng rõ ràng nhất là Ecuado của Croatia sinh tại Brazil (tổng cộng có 3 anh gốc Brazil đang đá cúp vô địch Âu Châu), anh Patrice Evra của hội tuyển Pháp sinh tại Senegal, đoàn quân Xứ Gauloisse còn có Steve Mandanda sinh tại Zaire, trong khi một khuôn mặt nổi bật ở vòng bảng của hội tuyển Bồ Đào Nha là anh Nani lại sinh tại Cape Verde, anh Jores Okore đang đá cho Đan Mạch thì sinh tại Bờ Biển Ngà, hội tuyển Hy Lạp có Avraam Papadopulos từng mang quốc tịch Australia, hay Behrang Safari của Thụy Điển sinh ra và lớn lên tại Iran…

Những cầu thủ “ngoại” chuyển thành “nội” này dựa vào 3 tiêu chuẩn: họ theo gia đình ra nước ngoài và sau đó trở thành công dân quốc gia họ đang cư ngụ, hoặc có liên hệ huyết thống với quốc gia họ muốn khoác áo đại diện (thí dụ như cha mẹ, ông bà là người Đức và quay về Đức đá cho hội tuyển quốc gia), hay họ là dân nước ngoài nhưng được một nước khác chú ý tới và mời tham gia, sẵn sàng cho họ “đặc biệt” được nhập tịch mà không phải trải qua thời gian chở đợi như những người bình thường khác.

“Thế giới thay đổi, quy định của chúng tôi cũng thay đổi theo” là giải thích được ông Tổng Thư Ký Jerome Valcke của Liên Đoàn Bóng Đá Thế Giới (FIFA) đưa ra trong cuộc họp báo ở Nam Phi cách đây 2 năm, để trả lời câu hỏi về chuyện cầu thủ đổi quốc tịch để đá cho hội tuyển quốc gia họ chọn. Ông Valcke cho rằng cũng như các môn thể thao khác, luật lệ liên quan đến các cầu thủ đổi quốc tịch mà FIFA soạn thảo “nhắm vào mục đích tạo cơ hội thăng tiến cho các Liên Đoàn Bóng Tròn địa phương bằng cách giúp họ có thể kêu gọi những cầu thủ tài giỏi nước ngoài tham gia”, đồng thời tạo cơ hội cho các cầu thủ “khoác áo đại diện những nước mà họ có liên hệ, thấy phù hợp với ý muốn của họ” miễn là “mọi chuyện phải được thực hiện công khai và minh bạch”.

Điều đáng tiếc là ngay trong lãnh vực thể thao, chuyện “công khai và minh bạch” là điều chẳng đơn giản, điển hình là chuyện 3 nữ vận động viên bóng bàn của Singapore sau ngày chiếm huy chương bạc Olympic Bắc Kinh 2008.

Cả 3 tay vợ nữ này -tên Wang Yuegu, Li Jiawei and Feng Tianwei- đều sinh trưởng và tập luyện ở Trung Quốc, được chính phủ Singapore mời sang định cư với nhiều bổng lộc -đương nhiên có kèm theo cái passport để xác nhận họ là người Singapore-. Thành công của họ không đủ làm cho người dân quốc gia nhỏ bé ở Đông Nam Á này hài lòng, mà ngược lại, dấy lên dư luận ngay trong nước cho rằng chính phủ đã chú trọng quá nhiều đến việc “nhờ vả” vận động viên nước ngoài thay vì “sử dụng khoản tiền đó” vào một chương trình huấn luyện cho những vận động viên trong nước.

Cuộc tranh cãi sôi nổi tới mức đích thân Thủ Tướng Lý Hiển Long phải nhảy vào can thiệp. Ông bảo rằng thông thường, “chúng ta chỉ gửi chừng 25 vận động viên dự tranh Olympic, trong đó phân nửa là những người mới nhập tịch Singapore. Tại sao chúng ta lại cần họ? Trung Quốc có 1.3 tỷ người, Singapore chỉ có 4 triệu. Nếu chúng ta muốn thể thao và những lãnh vực khác phát triển thì phải hiểu không thể nào chỉ trông chờ vào người trong nước. Chúng ta đón chào tất cả những ai sẵn lòng giúp chúng ta, sẵn lòng xem đất nước này như quê hương của họ”.

Cũng chính cuộc tranh cãi này đã giúp một số người đặt thẳng câu hỏi với FIFA, đề nghị tổ chức thể thao quyền uy nhất thế giới nên có quy định về số cầu thủ “ngoại” các câu lạc bộ có thể thuê mướn và số cầu thủ “ngoại” mà các nước có thể “đặc biệt” mời tham gia hội tuyển, đồng thời thúc dục FIFA nên dành một ngân khoản nhiều hơn giúp các nước đang phát triển tổ chức những chương trình huấn luyện cầu thủ ngay từ lúc còn nhỏ, để có đủ người tài năng trong tương lai. Đến giờ, FIFA mới hứa thực hiện điều thứ nhì, còn chuyện giới hạn cầu thủ “ngoại” vẫn đang nằm trong vòng thảo luận với các Liên Đoàn địa phương, nhất là với UEFA.

Trong lúc chờ đợi quyết định của FIFA, một số cầu thủ “ngoại” đang khoe tài ở sân EURO 2012 chắc cũng chẳng vui gì khi thấy “quê mẹ” đang gặp khó khăn, trong lúc hội bóng của “quê hương thứ hai” mà họ đang khoác áo lại hùng dũng tiến bước. Điều này có thể được áp dụng với 2 siêu sao Lukas Podolski và Miroslav Klose của cỗ xe tăng Đức Quốc. Hầu như chẳng có trở ngại nào có thể cản đoàn quân Đức tiến vào vòng tứ kết, nhưng “quê mẹ” Ba Lan của 2 anh cầu thủ nổi tiếng này chưa chắc đã vượt qua được vòng bảng.

Tường thuật từ Warsaw

 

5 Phản hồi cho “Cầu thủ nội, cầu thủ ngoại”

  1. Lão Ngoan Đồng says:

    Thưa bà con,

    Chiều và tối thứ sáu hôm nay 15 tháng sáu sẽ diễn ra hai trận quan trọng ở bảng D. Đó là trận giữa tuyển Ukraine vs Pháp và Thụy Điển vs Anh.

    Trận đầu Ukraine thắng TĐ 2-1 do công của cựu binh Shevchenko, một mình ghi hai bàn thắng bằng cú đội đầu tuyệt đẹp, còn tiền đạo Ibrahimovic của TĐ gỡ lại một trái. Tuyển Anh Pháp hòa nhau 1-1.
    Kết quả: Ukraine ba điểm đứng đầu bảng; Anh và Pháp cùng chia nhau hạng hai, được một điểm; TĐ không điểm cầm đèn đỏ.

    Lần này tuyển Pháp phải thi đấu hết mình mới mong đi sâu vào vòng trong. Đội chủ nhà Ukraine đang bừng bừng khí thế sau trận thắng lịch sử trước TĐ, cũng như Ukraine rất muốn dành một xuất vé đi tiếp vào vòng trong, nếu như ăn gỏi con gà trống Pháp, đã từng bị thiến ở giải Vô địch Thế giới tại Nam Phi năm 2010.
    Là một trong hai nước đăng cai giải, nên được hưởng lợi thế không phải tham gia vòng đấu loại, nhưng nếu chưa gì đã bị loại từ vòng bảng, thì cũng không vui vẻ gì cả. Cho nên phải cố hết sức để tạo một sức bật mới cho nền thể thao nước nhà, nhất là ở ngành bóng đá.
    Chính quyền Ukraine bị mất mặt nhiều ngay trước khi giải khai mạc, do vi phạm nhân quyền khi bắt giam và hành hạ đối lập, cũng mong qua những chiến thắng về bóng đá, hình ảnh nhà nước Ukraine sẽ được cứu vãn phần nào, trước hết với công chúng trong nước và sau đó đối với quốc tế.

    Số phận tuyển Anh cũng không khá gì hơn tuyển Pháp.

    Huấn luyện viên Trần Công Minh của câu lạc bộ túc cầu tỉnh Đồng Tháp, cựu hậu vệ đội tuyển Việt Nam, đã tiến đoán khá lý thú như sau:

    - khi Ukraine đã có 3 điểm, cánh cửa vào vòng 2 đã mở ra với họ thì sẽ vô vàn khó khăn chờ đón tuyển Pháp. Ông nói: Ukraine sẽ tính toán thận trọng để giành vé đi tiếp. Đối đầu với Pháp, tất nhiên họ được đánh giá yếu hơn. Họ sẽ triển khai lối chơi phòng ngự chủ động và phản công dựa vào sự nhạy bén của thủ quân Shevchenko. Ngược lại, sau khi có 1 điểm, Pháp rất cần chiến thắng trước Ukraine để đặt nắm nhiều cơ hội vào vòng hai. Laurent Blanc tất nhiên sẽ chọn lối chơi tấn công nhưng khó khăn để họ khoan thủng hàng thủ chủ nhà được tổ chức chặt chẽ. Trận đấu sẽ hòa 0-0 hoặc 1-1

    - HLV Công Minh cũng dự đoán khó khăn chờ đón tuyển Anh nếu họ không thay đổi lối chơi trước Thụy Điển. “HLV Hodgson đang xây dựng tuyển Anh chơi phòng ngự. Ông đã thành công trước Pháp. Tuy nhiên chiến thuật ấy chỉ cần đối với các đội bóng ngang cơ. Ông cần đưa Anh trở lại sở trường tấn công thì mới có khả năng giành chiến thắng trước Thụy Điển. Trong khi đó, sau trận thua Ukraine, Thụy Điển cần phải có 3 điểm trước Anh nếu muốn giành quyền đi tiếp nên họ sẽ đôi công với Anh. Tuyển sẽ thắng nhưng nhọc nhằn, tỷ số có thể là 1-0 hoặc 2-1”

    =====

    Xin phép trở lại những bình luận về trậnh Anh-Pháp trước đó

    Subject: RE: Eurocup 2012
    Date: Tue, 12 Jun 2012 02:54:51 +0000

    Anh và Pháp bất phân thắng bại

    Kết quả hòa 1-1 có thể xem là hợp lý, khi Pháp gây áp lực tốt hơn nhưng Anh cũng thi đấu kiên cường và có sự cách tân tích cực trong lối chơi.

    Đội hình thi đấu

    ANH: Hart, Johnson, Terry, Lescott, Cole, Parker, Gerrard, Milner, Oxlade-Chamberlain, Young, Welbeck.
    Dự bị: Green, Butland, Jagielka, Baines, Jones, Henderson, Downing, Walcott, Carroll, Defoe.

    PHÁP: Lloris, Debuchy, Evra, Rami, Mexes, Cabaye, Ribery, Nasri, Malouda, Diarra, Benzema.
    Dự bị: Mandanda, Carrasso, Reveillere, Koscielny, Clichy, Valbuena, Matuidi, M’Vila, Martin, Ben Arfa, Giroud, Menez.

    Lão Ngoan bình loạn

    Khởi đầu trận đấu, cả hai đội ra quân dưới màu cờ sắc áo chính thức. Đội Anh đồng phục trắng toát từ đầu đến chim, quên chân ! Đội Pháp xanh đậm cũng từ đầu đến đít ! Nhờ thế trên nền sân cỏ màu xanh tươi mát đội hình hai bên hiện ra thật rõ ràng phân minh (chí ít ra dưới cặp mắt bị loạn thị và mù lục đỏ của tôi đấy nhé)
    Theo tôi đánh giá, hai đội thi đấu tận tình, đội Pháp đá có phần lấn sân hơn, sở hữu quả banh nhiều hơn, nhất là ở cuối trận đấu đội Pháp dâng lên tấn công tới tấp dồn đội Anh về thế thủ. Tuy nhiên trình độ hai đội trong trận này chỉ vào hạng hai chứ ko ở hạng nhất, như trong trận Tây Ban Nha và Ý.

    Trong các đợt tấn công của đội Pháp, tôi thấy rõ sự THIẾU MẠCH LẠC, cho nên không hiếm khi thấy các cầu thủ Pháp không hiểu ý nhau. Chẳng hạn sau những màn dàn xếp đá “bật tường” với nhau và kết thúc bằng thọc bóng thật dài vào sâu trong phần đất đối phương, nhưng lại không thấy một chiếc áo xanh nào lao theo banh vào vùng cấm địa, để uy hiếp khung thành đối phương. Tóm lại, chưa thuộc bài bản, hay chưa nhuần nhuyễn trong chiến thuật công thành.

    Đội Pháp cũng ưa chuộng những màn giao bóng một nhóm nhỏ rồi thọc banh dài dâng lên tấn công, gần như chiến pháp của đội Tây Ban Nha (TBN rất hiếm khi câu bóng vượt tuyến để tấn công). Đội Anh chơi rất giống đội Ý, nên các màn công thành của Anh rất nguy hiểm. Tuy nhiên đội Anh chơi lép vế hơn, thường bị dồn vào thế thủ, nên lắm lúc ta thấy họ đan kín hai lớp phòng vệ trước khung thành đội nhà.

    Nhìn chung, trận đấu không có gì gọi là khởi sắc, rất hiếm khi có các màn căng thẳng đến nghẹt thở như trong trận TBN với Ý, hay giữa Đức với Bồ Đào Nha, hoặc giữa Hòa Lan vs Đan Mạch. Chính vì thế mà tôi rất lơ là khi theo dõi trận đấu. Tuy nhiên màn dàn xếp của đội Anh mở màn tỉ số khá đẹp mắt. Rất tiếc tôi không coi được màn đội Pháp gỡ hòa 1-1.

    Xin khép lại bằng sự trông chờ các trận thi đấu kế tiếp sẽ rất căng thẳng, bởi mang tính quyết định ở một số bảng là đội nào sẽ sớm sách va li về nước. Trong đó có đội Hòa Lan thân mến của tôi. Thua trong trận đấu với xe tăng Đức thì kể như cơn lốc màu da cam trở thành cơn gió thoảng mà thôi !
    Patrick Kluivert đã tin tưởng là đội HL sẽ thắng, bởi bị dồn vào thế chân tường, được ăn cả ngả về không, nên phải tung hết sức thi đấu để dành ba điểm qúi giá với cơ may trụ lại được để vào vòng trong!
    Sau trận đụng độ với đội Đức là trận quyết tử HL với Bồ Đào Nha. BĐN đã từng hạ HL trong EK 2004 ở trận bán kết để vào chung kết với đội chủ nhà Hy Lạp và rồi thua 1-0 trong tức tửi.

    Xem tin nơi Đàn Chim Việt made in “Ba Lan” cho hay, trận giữa tuyển Nga và Ba Lan cũng gây nhiều căng thẳng, vì lý do chính trị hơn là chuyên môn bóng đá

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Thưa bà con,

      Tôi không sành sõi về đội tuyển Anh và Thụy Điển, xin chọn lọc bài bình luận của chuyên gia bóng đá nội địa để gửi gấm thay cho bình loạn cá nhân như thường lệ.

      Trong trang mạng VN Express Doãn Mạnh có bài bình luận rất chi tiết về những khó khăn mà dội tuyển Anh sẽ gặp phải trong ngày hôm nay, khi đối đầu với đội Thụy Điển. Bài có tựa đề TUYỂN ANH PHẢI CHƠI BÀI NGỬA VỚI THỤY ĐIỂN.

      Các khó khăn đáng kể nhất là KHỦNG HOẢNG NHÂN SỰ, nằm gọn ở hai khâu chính yếu:

      1/
      Khủng hoảng huấn luyện viên, do “HLV Fabio Capello đột ngột ra đi hồi tháng 2 – tức là chỉ 4 tháng trước khi vòng chung kết bắt đầu. Đến tháng 5, Roy Hodgson mới chính thức kế nhiệm – nghĩa là ông chỉ có một tháng để làm quen và truyền đạt các bài tập cho học trò.” (sic)

      2/
      Khủng hoảng cầu thủ, qua phân tích chi tiết: “Trong quãng thời gian ngắn ngủi đó, khi mà người ta còn chưa kịp biết tuyển Anh làm ăn ra sao, cơn bão chấn thương đã ập đến cuốn phăng 3 trong số những cầu thủ quan trọng bậc nhất của đội gồm Frank Lampard, Gareth Barry và Gary Cahill. Trong hai lượt trận đầu tiên, họ còn không có sự phục vụ của Wayne Rooney vì án treo giò.” (sic)

      3/
      Đứng trước tuyển Pháp “bất bại 21 trận liên tiếp (trong đó có 15 chiến thắng), tuyển Anh chấp nhận chơi như một đội cửa dưới. Họ nhún nhường ở khu trung tuyến, tập trung phòng ngự số đông nhưng bất thần tung ra một nhát dao để vươn lên dẫn bàn. Không thể giữ trọn vẹn 3 điểm nhưng tuyển Anh không có gì phải nuối tiếc. Họ hầu như không cho Pháp cơ hội tiếp cận khung thành, và cú dứt điểm ghi bàn gỡ hòa của Samir Nasri phần nhiều mang đậm dấu ấn cá nhân của cầu thủ đang khoác áo Man City.” (sic)

      4/
      Doãn Mạnh đã tiên đoán cho trận thứ hai của đội Anh trong bảng D đại cương như sau:
      Tối nay, “kẻ thức thời” Hodgson chắc chắn sẽ có những điều chỉnh về lối chơi. Đề cao sự an toàn là điều cần thiết, nhất là khi Thụy Điển sở hữu chân sút lừng danh Zlatan Ibrahimovic. Nhưng, cách tiếp cận trận đấu của tuyển Anh sẽ không còn dè dặt như khi gặp Pháp. Nếu phát huy được hết sức mạnh tấn công, họ hoàn toàn có thể giành 3 điểm tối nay. (sic)

      Lão ngoan Đồng

  2. Lão Ngoan Đồng says:

    Thưa qúi hữu

    Đội Đức đoạt 6 điểm sau hai trận đấu vòng bảng và chỉ còn đấu trận chót với Đan Mạch.
    Theo tôi đội Đức chắc chắn đoạt được một xuất vào vòng trong rồi đó ạ.

    Trong khi đó hai đội hạng nhì và ba là Bồ Đào Nha và Đan Mạch mới chỉ có ba điểm sau hai trận; còn Hòa Lan không điểm.

    Thực tế mà nhìn thì chắc chắn đội Đức dành một xuất vào chung kết, cho dù thua đội Đan Mạch. Cũng nói thực, đội Đức khó mà thua Đan Mạch lắm. ĐM thủ hòa với Đức là may mắn lắm rồi, bởi đội Đức rất mạnh như qua hai trận đụng đầu vừa qua ta thấy rõ sức mạnh của cổ xe tăng Đức. Chơi tấn công ở trận Hòa Lan rất hay. Nói rõ là “dĩ độc trị độc”, lấy sở trường của địch đánh địch, và các hảo thủ Đức chứng tỏ lần này họ trên chân các danh thủ Hòa Lan (khác với tranh tài ở WC 2010 Đức giỏi nhưng Hòa Lan lại chói sáng trong các trận đấu, trừ trận chung kết gặp khắc tinh là đươngkim vô địch Âu châu 2008 và nhà vô địch thế giới tương lai Tây Ban Nha, nên nổi nóng chơi xấu đá hung bạo nhưng vẫn thua như thường)

    Đội Bồ Đào Nha, cùng đội Đan Mạch sẽ tranh nhau xuất còn lại, còn đội Hòa Lan coi như sách va li về nước rồi.

    Tình huống Đan Mạch thua Đức, thì vẫn ba điểm; còn Hòa Lan thắng Bồ Đào Nha, sẽ được ba điểm. Kết cục sẽ có ba đội là Đan Mạch, Hòa Lan và Bồ Đào Nha được ba điểm. Lúc đó sẽ xét xem về hiệu số bàn thắng bại; rồi số bàn thắng … để xếp hạng. Đội Đức vẫn đi tiếp với đã được 6 điểm.

    Trường hợp đội Đan Mạch thắng đội Đức, hay đội Bồ Đào Nha thắng đội HL, thì có những ba đội được 6 điểm là Đức, Đan Mạch và Bồ Đào Nha. Lúc đó cũng coi lại tỷ số bàn thắng bại; rồi số bàn thắng; số bàn thua …. để chọn hai đội vào vòng đấu loại trực tiếp. HL vẫn sách gói về nước.

    Thực tế chứng minh trong bảng B cho tới lúc này là ba đội Đức, Bồ Đào Nha và Đan Mạch là những đội mạnh đáng nể trong giải vô địch lần này. Đan Mạch tỏ ra kiên cường bất khuất, thua trước và thua mau hai trái, nhưng vẫn cố gỡ hòa 2-2 và chỉ chịu ngã gục vào những phút chót. Trong khi HL không có được tinh thần cứng như thép và vững như bê tông ấy, cho dù tài nghệ có giỏi đi nữa.

    Tôi xin nhắc thêm lần nữa, NẾU ĐỘI HÒA LAN KHÔNG GHI ĐƯỢC BÀN THẮNG TRONG 30 PHÚT ĐẦU TIÊN THÌ COI NHƯ THUA TRẬN !

    Trận đầu tiên đấu với Đan Mạch bị thua ở phút 24 (?) một trái, nên đá tấn công nhưng chả ăn thua gì hết.
    Trận thứ hai thua Đức hai trái và trong 15 phút đầu dù cầm banh trong chân nhiều hơn, nhưng lại chỉ vờn banh hơn là tổ chức tấn công, nên bị thua liền hai trái trong hiệp đầu là quá đúng.

    Kết, điều kỳ diệu và hấp dẫn của túc cầu ở chỗ dù là Á Quân thế giới cách đây hai năm, và thắng oanh liệt ở vòng đấu loại, nhưng cơn lốc màu da cam HL vẫn thua nhục nhã ở vòng bảng vô địch Âu châu như thường, nhất là trong trận thứ ba gặp Bồ Đào Nha đang nhất quyết dành một xuất ở vòng trong.

    Lão Ngoan Đồng

    TB: Dưới đây là một bài viết khá hay, phân tích độc đáo, sâu sắc trong ý nghĩa, và so sánh thật đúng điệu !
    Ngoài ra các bài khác cũng có những nhận định sắc bén, phản ánh đúng thực tế nhất về những cái thua của đội Hòa Lan, một ứng viên sáng giá trong giải và bảng B mệnh danh là bảng tử thần

    ====

    Đức – Hà Lan, cắt nát cành Tulip

    Với hai “lưỡi kéo” sắc lẻm – Schweinsteiger và Gomez – đội tuyển Đức đã cắt nát khóm tulip màu cam, đẩy đối phương đến nguy cơ bị loại ngay từ vỏng bảng.
    Chỉ có mình Van Persie tạo được chút đột biến, lối chơi đơn điệu và thiếu gắn kết, đội tuyển áo cam chỉ còn là cái bóng của chính họ từ Euro 2008 hay World Cup 2010, thậm chí là ở vòng loại Euro này mà họ dẫn đầu bảng đấu.

    Không vững chắc như những cỗ máy xay gió, không tạo được sức tấn công ào ạt như một cơn lốc, chỉ còn là những bông tulip mong manh trước gió, việc nhận 2 trận thua và đứng trước nguy cơ bị loại của Hà Lan không khiến người ta phải quá tiếc nuối.

    Trong khi đó, tuyển Đức có những Schweinsteiger và Gomez xuất sắc, đã cùng nhau tạo ra chiến thắng thứ hai liên tiếp, giúp họ đặt được một chân vào tứ kết.
    Sự tin tưởng của HLV Hà Lan Van Marwijk vào vị trí hậu vệ trái của Williems đã đem lại kết quả không như mong đợi. Còn quá trẻ và thiếu kinh nghiệm, cầu thủ mới chỉ hơn 18 tuổi này thường xuyên để lộ ra những sơ hở, liên tiếp bị các cầu thủ Đức như Oezil và Muller khai thác.
    Cả hai bàn thắng của tuyển Đức đều xuất phát từ các pha tấn công bên cánh phải. Cũng từ một tình huống phạm lỗi của Williems ở phút 37, Đức suýt có bàn thắng, khi sau cú đá phạt, Badstuber đánh đầu rất mạnh nhưng bóng đi trúng người thủ môn Stekelenburg.

    Tuyến tiền vệ Hà Lan hoàn toàn lép vế so với các đồng nghiệp Đức. Các tiền vệ áo cam thường thất bại trong các pha đối đầu tay đôi giữa sân. De Jong, Sneijder đều mờ nhạt, còn Van Bommel thậm chí thể hiện sự mệt mỏi từ cuối hiệp 1, khiến ông Marwwijk phải thay ngay đầu hiệp 2. Hầu hết các đường chuyền mang ý đồ tấn công của các cầu thủ Hà Lan đều bị bẻ gãy từ giữa sân. Dù có tỷ lệ kiểm soát bóng tốt hơn, nhưng trong suốt trận đấu, không một đường chuyền quyết định nào của các cầu thủ áo cam được tạo ra.
    Tất cả các tình huống nguy hiểm về phía khung thành của thủ môn Neuer chỉ đến từ các cú sút xa. Lần lượt Van Persie, Robben miệt mài sút trong hiệp một không ăn thua, sang hiệp 2, đến lượt Sneijder và Van der Vaart thử vận may nhưng thất bại. Chỉ một lần, khi các tiền vệ phòng ngự cũng như các trung vệ Đức lơi lỏng, Van Persie mới có cơ hội đi bóng thẳng vào trung lộ rồi “nã đạn” đưa bóng xuyên chân một cầu thủ Đức, để Hà Lan có được bàn thắng đầu tiên trong giải.
    Hà Lan không có một cầu thủ làm bóng giỏi như Schweinsteiger, những đường chọc khe “chết người” của tiền vệ đang khoác áo Bayer Munich này là những pha thọc mũi kéo đúng vào tử huyệt, và sự hưởng ứng của Gomez là những pha sập kéo. Cành tulip gãy thật nhanh, và nát vụn.
    Cả hai trung vệ Hà Lan đã lơi lỏng khi Gomez lẻn vào giữa để mở tỷ số. Lúc Gomez tiếp bóng để tung cú sút sấm sét thành bàn thứ hai, Heitinga vào quá chậm. Cả hàng phòng ngự Hà Lan đều bộc lộ sơ hở, trong khi tiền vệ không châm được ngòi, tiền đạo bắn phá thiếu chính xác, tuyển áo cam thua tâm phục và nếu có phải sớm rời Ukraine, cũng không để lại nhiều nuối tiếc.
    Nếu có tiếc, người ta cũng chỉ tiếc hình ảnh về một Hà Lan xưa cũ, một cơn lốc màu da cam từng thể hiện 2 năm, 4 năm về trước, hay xa hơn, ngoài hai mươi năm qua. Người ta không tiếc gì những cành tulip đã bị cắt tả tơi.

    ———

    Van Marwijk: ‘Hà Lan thiếu can đảm’

    HLV trưởng Bert van Marwijk lý giải trận đội nhà thua Đức 1-2 ở lượt trận thứ hai vòng bảng Euro 2012 hôm qua.
    “Đức là đối thủ rất mạnh và để thắng được họ, bạn phải có phong độ đỉnh cao, xét cả trên phương diện tập thể lẫn từng cá nhân. Nhưng Hà Lan hôm nay đã không làm được điều đó khi một số cầu thủ không chơi đúng khả năng của họ”, Van Marwijk phân bua sau trận.
    Hà Lan hôm qua vẫn chơi tấn công, nhưng họ không thể tạo ra thế trận vượt trội và số cơ hội áp đảo như khi thua Đan Mạch ở lượt ra quân. Trước một tuyển Đức đá chặt chẽ, kỷ luật, số tình huống thật sự huy hiểm của Hà Lan chỉ đếm trên đầu ngón tay và chỉ ghi được một bàn duy nhất nhờ khoảnh khắc thăng hoa của các nhân Van Persie.

    “Hà Lan chơi tốt trong khoảng 20 phút đầu tiên và đó là bằng chứng cho cách chúng tôi muốn đá. Đội cũng có một số cơ hội, nhưng rồi Đức bất thình lình ghi bàn. Sau giờ giải lao, Hà Lan đã cố khắc phục và sau khoảng 15 đến 20 phút đầu hiệp hai, chúng tôi nghĩ Đức thật sự có vấn đề, đặc biệt là sau khi Van Persie ghi bàn. Thật không may khi mọi thứ không ủng hộ Hà Lan hôm nay”, Van Marwijk nói thêm.
    “Tôi rất thích hệ thống thi đấu 4-3-3 dựa trên tốc độ và sức sáng tạo. Sơ đồ chiến thuật thường quyết định những gì diễn ra trên sân. Nhưng hôm nay, Hà Lan cũng đã không chơi đủ tốt ở hai cánh. Giống trận gặp Đan Mạch, Hà Lan có thừa can đảm để đá tấn công, nhưng hôm nay, tôi không nghĩ đội đủ mạnh và can đảm ở dưới hàng thủ. Chúng tôi cũng không có nhiều các tình huống một chọi một hiệu quả ở giữa sân”.
    Thua tiếp Đức và chưa có điểm nào qua hai lượt trận, Hà Lan vẫn chưa hết hy vọng đi tiếp. Nhưng cánh cửa để họ vào tứ kết rõ ràng đã rất hẹp vì ở lượt trận cuối, ngay cả khi thắng Bồ Đào Nha, Hà Lan vẫn không thể tự quyết định số phận. “Hà Lan vẫn còn cơ hội đi tiếp và chúng tôi sẽ phải tin và bấu khí vào cơ hội đó. Tôi đã nói điều này trong phòng thay đồ sau trận và các cầu thủ cũng đồng tình với quan điểm đó”, Marwijk nói về lượt trận cuối.
    Ngôi sao được kỳ vọng nhất trong tuyển Hà Lan Robben cũng thừa nhận cả đội đã chơi một trận tồi: “Các tuyến của chúng tôi đá rời rạc và tạo ra rất nhiều khoảng trống. Khi mất bóng, rất khó để chúng tôi đoạt lại. Hiện tại, Hà Lan rõ ràng không còn ổn định như cách đây hai năm ở World Cup 2010. Đây không phải là lỗi của cá nhân nào cả vì toàn đội đã đá dưới sức”.

    ====

    ‘Đức biết điểm yếu của Hà Lan’

    HLV Joachim Loew thừa nhận trận thắng Hà Lan hôm qua diễn ra đúng như kịch bản mà ông và học trò chuẩn bị.
    “Đức chơi thật sự tốt ở khâu phòng ngự, vì Hà Lan trận này chủ đồng tấn công. Họ có khoảng bốn hoặc năm cầu thủ trên tuyến đầu. Nhưng Đức đã cô lập, chia cắt thành công những cầu thủ này và khiến họ không có nhiều ý tưởng”, Loew nhận xét về trận đấu.
    Ông khẳng định chiến thắng là phần thưởng xứng đáng cho tuyển Đức vì cả đội đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho trận cầu này: “Chúng tôi biết Hà Lan không mạnh trong các tình huống một chọi một ở hàng thủ. Họ cũng để lộ khoảng trống giữa cặp trung vệ Mathijsen – Heitinga và chúng tôi biết rằng nếu khai thác tốt các khoảng trống đó, Đức sẽ khiến Hà Lan gặp nguy hiểm. Cả hai bàn thắng đều diễn ra theo cách này”.
    Với sáu điểm sau hai lượt trận, Đức coi như đã đặt một chân vào vòng tứ kết, bất chấp cục diện phức tạp của bảng B – bảng đấu tử thần. Họ sẽ cán đích ở vị trí nhất bảng nếu hòa hoặc thắng Đan Mạch ở trận cuối tại Lviv chủ nhật này. Ngay cả khi thua Đan Mạch, Đức vẫn sẽ đi tiếp nếu Bồ Đào Nha không thắng Hà Lan.
    “Với trận thắng này, tôi nghĩ Đức đã mở toang cánh cửa vào tứ kết. Chúng tôi có quyền tự quyết và sẽ làm rõ mọi thứ trong trận đấu với Đan Mạch”, Loew lạc quan.

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Thưa bà con,

      Đành rằng đội tuyển vô địch hay á quân của giải vô địch bóng đá quốc tế không phải là luôn luôn vẫn tiếp tục giữ được phong độ của những năm trước.

      Chẳng hạn như trong quá khứ gần ta thấy tuyển Pháp, vô địch Thế giới 1998 (tổ chức tại Pháp), vô địch Âu châu 2000, Á quân thế giới 2006 (do đội Ý chơi xấu, nhất là đối với hảo thủ Zinadine Zidane, nên thua đau Ý trong trận chung kết).

      Ở giải vô địch thế giới 2002 tổ chức ở Nhật và Nam Hàn, vì là đương kim vô địch nên tuyển Pháp với hai tuyển chủ nhà là Nhật và Nam Hàn vào thẳng vòng chung kết, ko qua vòng thi đấu loại.
      Được chia trong bảng A, nhưng trong trận đầu tại thủ đô Seoul Nam Hàn, tuyển Pháp đá với đội lục địa đen Senégal, tuyển Pháp để thua 1-0 ! Trận thứ hai hòa 0-0 với Uraguay. Trận cuối thua Đan Mạch 2-0. Kết quả cầm đèn đỏ chót bảng A, để hai đội đàn em là Đan Mạch (hai thắng một hòa) và Senégal (một thắng hai hòa) dắt nhau vào vòng trong. Nguyên do ngủ quên trong chiến thắng !

      Á quân thế giới 2006, thế nhưng đội đã bị loại ở vòng bảng giải thế giới 2010 tại Nam Phi, do đá quá tệ hại (y chang như năm 2002, cũng đá ở bảng A, kết quả: một hòa với Uraguay 0-0; hai thua trước Mexico 2-0 và Nam Phi 2-1). Nguyên do từ bất đồng nội bộ sâu sắc, giữa huấn luyện viên trưởng với các cầu thủ, do loạn kiêu binh mà ra cả !

      Đội tuyển Hòa Lan vừa qua cũng dính phải vết xe đổ đó. Say men chiến thắng, nhất là ở vòng loại đá rất khởi sắc, khiến trở thành một ứng viên sáng giá nhất giải. Kết quả thất bại đau thương, do coach không có cống hiến mới lạ, và nếu có lại không bảo đảm, như trường hợp đem một hậu vệ non trẻ vào đối địch với cỗ xe tăng Đức, vốn là cựu thù “bẩm sinh” với HL và thường đè bẹp tuyển HL.
      Lẽ ra trong trận đầu thử thách với các chú lính chì Đan Mạch thất bại đau thương, coach Marwijk phải rút kinh nghiệm mà chuẩn bị bài bản và thể lực cùng tinh thần kỹ càng hơn cho học trò mình. Nhưng như các bình luận gia HL khác, chẳng hạn như cựu hảo thủ nay là huấn luyện viên Patrick Kluivert lại tin chết rằng, HL bị dồn vào chân tường do để thua Đan Mạch, sẽ phải cố gắng tự cứu bản thân bằng thi đấu máu lửa trước Đức, để ít ra cũng ở thế trận cân bằng, nếu ko muốn nói là sẽ quyết tử để thắng.
      Thực tế HL đá bạc nhược trước một đối thủ hùng hổ, nhất quyết khoét rộng gót chân Achille người khổng lồ HL (thật ra đứng trên đôi chân đất sét) là hàng phòng vệ yếu kém ở hậu vệ trẻ Willems, một phát hiện mới của coach Marwijk !
      Người ta còn nhớ coach tuyển Đức đã ngạo mạn phê bình tuyển HL sao trận thất bại trước tuyển Đan Mạch rằng: Cầu thủ Hòa Lan chỉ được cái tài … chạy nhanh !

      Tóm lại, coach Marwijk là người hùng trong giải vô địch thế giới 2010 thì nay là tội đồ ở giải vô địch Âu châu 2012. Huyền thoại Johan Cruijff và các bình loạn gia HL đang mài dao chờ sẵn để tùng xẻo Marwijk tại quê nhà !

      Bỏ qua á quân Hòa Lan, ta còn rút tỉa được nhiều bài học đắt giá khác nữa. Ở đây tôi muốn nói đến các đội được xem là đàn em trước các đại gia. Chẳng hạn như đội Đan Mạch, nhất là hai đội thuộc Đông Âu CS cũ, như Ukraine và Kroatia. Đó là hai nước mới tách ra sau này từ khi khối CS Liên Xô và Đông Âu sụp đổ.
      Ukraine thoát khỏi Liên Xô cũ và Kroatia khỏi Liên bang Nam Tư mà Serbia vốn là nước cầm chịch (chả khác gì Nga trong Liên Xô cũ). Các đội này đã thể hiện được bản lãnh sắc sảo của riêng mình, khi đối đầu với các đối thủ trên chân.

      Nhờ cựu binh là tiền vệ Shevchenko, đánh đầu quá hay nên thắng 2-1 trong một trận cầu gay cấn.

      Thực ra Kroatia đã có thành tích khá chói sáng ở vòng bảng giải vô địch Âu châu năm 2008, chiếm vị trí đầu bảng với 9 điểm, sau khi đá thắng ba trận trước Áo (1-0), Đức (2-1) và Ba Lan (1-0). Lọt vào tứ kết bị thua Thổ Nhĩ Kỳ, chú ngựa ô của giải, do hòa 1-1 ở hai hai hiệp chính và phụ và thua ở đá luân lưu phạt đền.

      Các chú lính chì Đan Mạch quả không hổ danh một lần vô địch Âu châu 1992, khi đá bại tuyển Đức trận chung kết với tỉ số áp đảo 2-0 ! (Lần đó tổ chức ở Thụy Điển, chỉ có hai bảng A và B. HL và Đức cùng ở bảng A, HL thắng Đức 3-1 ở vòng bảng, cùng Đức lọt vào vòng đấu knock-out, và HL thua Đan Mạch, nhưng Đức thắng Thụy Điển nên được đá chung kết với ĐM như đã nói).
      ĐM đã thắng HL 1-0 ở trận đầu và huề 1-1 với Ý ở trận hai, được bốn điểm, hạng hai sau Tây Ban Nha cũng bốn điểm, nhưng hiệu số bàn thắng bại hơn nhiều. Ta thử xem ở trận thứ ba đối đầu với TBN các chú lính chì sẽ ứng phó ra sao trong đầu tuần tới.

      Đội Nga dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên lão luyện Hòa Lan Dick Avocaat được xem là con ngựa ô, có thể tạo bất ngờ như trong giải vô địch 2008. Dù ở vòng bảng ngay trong trận đâu tiên bị Tây Ban Nha giáng cho một đòn nặng 4-1, nhưng rồi lại thắng trong hai trận kế, đứng hạng hai trong bảng. Vào tứ kết đá hòa với tuyển HL trong hai hiệp chính, nhưng áp đảo ở hai hiệp phụ với chiến thắng chung cuộc 3-1, lọt vào bán kết.
      Đội HL dù sao cũng an ủi phần nào, do coach của tuyển Nga chính là Guus Hiddink, người Hòa Lan và xưa nay nổi tiếng là tay phù thủy trong làng bóng đá thế giới, vì có công đưa đội tuyển Hòa Lan vào tận bán kết giải vô địch Thế giới WC 1998, tuyển Nam Hàn chiếm vị trí thứ tư WC 2002, tuyển Úc vào đá vòng chung kết WC 2006 !
      Lần này trong hai trận vừa qua, Nga đè bẹp Tiệp 4-1, hòa Ba Lan 1-1, được bốn điểm, dẫn đầu bảng A. Dzagoev (ghi ba bàn thắng trong hai trận vừa qua), Pavlyuchenko và Shirokov là những cầu thủ đáng gờm

      Alan Yelizbarovich Dzagoev (sinh ngày 17 tháng 6 năm 1990) là một tiền vệ người Nga hiện đang chơi cho PFC CSKA Moscow.
      Sau khi gia nhập FC Krylia Sovetov-SOK vào năm 2006, anh ở đó 2 mùa giải trước khi chuyển tới CSKA Moscow. Sau một mùa giải đầu tiên thành công ở giải Ngoại hạng Nga, anh được bầu là Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất giải và mở đường đến với đội tuyển quốc gia.

      Roman Anatolevich Pavlyuchenko (tiếng Nga : Роман Анатольевич Павлюченко) (sinh ngày 15 tháng 12, 1981 tại Stavropol) là cầu thủ bóng đá người Nga. Anh thi đấu ở vị trí tiền đạo tại Lokomotiv Moscow và đội tuyển Nga.

      Còn nhiều điều để trao đổi, xin tạm thời tại đây như trên.
      Mong được nghe thêm cao kiến từ bốn phương trời xa.

      Kính cáo,
      Lão Ngoan Đồng

  3. Lão Ngoan Đồng says:

    Chán bỏ mẹ đi thôi qúi vị ơi.

    Đàn Chim Việt không có một bài tường thuật nào ra hồn về các trận đấu trong tuần qua, mà chỉ toàn là đăng chuyện ngoài lề không thôi. Điển hình như bài trên, hay bài đăng về đám côn đồ trong cổ động viên bóng đá của Ba Lan etc etc etc.

    Trong khi cần bàn về những trận cực hay, chẳng hạn trận Tây Ban Nha vs Ý; Bồ Đào Nha vs Đan Mạch; Đức vs Hòa Lan (cũng như trước đó trận Đan Mạch vs Hòa Lan) mà HL có cơ nguy bị gậy về nước sau hai trận thua, bởi cơn lốc màu da cam chỉ còn là cái bóng của chính mình thời vàng son ở giải Vô địch Túc cầu Âu châu 2008, nhất là giải Vô địch Túc cầu Thế giới 2010.

    Riêng thứ năm hôm nay khởi đầu bằng trận Kroatia đối đầu với tuyển Ý cực kỳ sống động với tỉ số hoà 1-1. Kroatia chứng tỏ tài nghệ cao cường, khi tranh bóng tích cực với đại gia Ý trong suốt 90 phút đầy sôi động và bất ngờ gỡ huề ở phút 72 bằng cú sút cực đẹp của một cầu thủ trong vòng cấm đia, cận cầu môn đối phương, khi anh ta đón nhận thật khéo léo một đường chuyền từ cánh phải lật vào.
    Sau cú gỡ hòa coach Ý phải tung thêm con bài chủ Di Nadale, cầu thủ ghi bàn thắng trong trận Ý vs Tây Ban Nha vào sân, để mong tìm kiếm được ba điểm trong trận này, hầu tiến tới gần xuất vé đi vào vòng trong. Bởi hòa 1-1 với Kroatia, thì Ý mới được hai điểm (hai hòa), trong khi Kroatia bốn điểm (một thắng một hòa); còn đội Tây Ban Nha đá tối nay có thể thắng đội Cộng hòa Ireland (Ái Nhĩ Lan) và được bốn điểm như Kroatia. Như thế đội Ý ở hạng ba, thua hai đội Kroatia và TBN.

    Tóm lại, Ban Biên Tập ĐCV ở một nước đăng cai giải Vô địch Bóng đá Âu châu lần này mà không kiếm ra được một bài viết ngon lành về giải này, thì tốt nhất nên repost lại các bài từ báo khác, chẳng hạn trong nước cho bà con thưởng thức và bình loạn chứ.

    Lão Ngoan Đồng

Phản hồi