WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bà Lớn

Bà! Tây ngày nay chỉ có Bà vì không còn Cô nữa. Trên luật pháp. Trên thực tế, khi người ta gọi một người phụ nữ bằng Cô là muốn biểu lộ mối quan hệ theo ngôi thứ xã hội. Như giữa những người cộng sản ở Hà nội, thông thường họ gọi nhau bằng Anh, Chị. Nhưng khi cần xử lý một vụ việc nghiêm trọng, họ đổi giọng và gọi nhau bằng “đồng chí”.

Gọi anh với người lớn tuổi chức vụ cao, vai vế trong tổ chức cao, người nhỏ, thắp, phải thêm tiếng “Lớn” như các “Anh Lớn”, các “Chị Lớn”. Với người cộng sản không có “Bà” hay “Ông” vì cách xưng hô này là sản phẩm của nền văn minh tư sản.

Pháp xưa nay vẫn là xứ tư bản, nền văn minh Pháp vốn là thứ văn minh tư sản nên trong quan hệ xã hội, người Pháp vẫn giữ cách xưng hô với phụ nữ là “Bà” và với đàn ông là “Ông”.

Nhưng với người phụ nữ có địa vị bậc nhứt quốc gia thì không thể gọi Bà gọn trơn như vậy được. Vi phạm tội “Phạm thượng”. Mà phải thưa “Bà Lớn” cho phải phép.

Thông thường Bà phải đi kèm theo tên chồng vì đó là “Bà của Tôi” (Ma – Dame). Như Bà Nguyễn văn Thiệu, vợ chánh thức của Ông Nguyễn văn Thiệu. Ông Nguyễn văn Thiệu làm Tổng thống, nhưng không thể gọi Bà Nguyễn văn Thiệu là Bà Tổng thống, mà phải gọi “Bà vợ Tổng thống”, tức “Tổng thống Phu nhơn” cho có chữ nghĩa.

Nhơn đây, Cỏ May nhắc lại một tập quán xã hội ở Việt nam liên quan tới Bà / Ông còn thạnh hành cho tới ngày nay, tại vài nơi ở hải ngoại. Việt Nam vốn là nước chậm tiến, nhưng biết trọng đạo “Tiếng chào cao hơn mâm cỗ” nên vợ các ông lớn , tức những người có chức phận cao, quan trọng trong xã hội, thường được gọi tâng bốc theo chức phận của chồng  như Bà Thiếu tá, Bà Trung tướng, Bà Tổng trưởng, Bà Hội đồng, cả Bà Bác sĩ mặc dù các bà này chỉ làm vợ của các ông kia mà thôi.

Ở Paris ngày nay, còn một “Bà Bác sĩ” khá nổi tiếng ở Sài gòn trước 4/1975. Có ai gọi bà chỉ với tên chồng là “Bà T.”, bỏ mất “Bác sĩ”, là bà tỏ ngay vẻ khó chịu hiện rỏ ra mặt. Danh xưng « Bà Bác sĩ » lậm sâu vào người bà đến nổi làm cho bà có niềm tin sắt đá rằng chính bà là “Bác sĩ” tuy Bà không học y khoa bao giờ. Mà thật, lúc còn ở Sài gòn, sau khi ông chồng chết, bà thay chồng khám bịnh, cho toa, lấy tiền bịnh nhơn trong một thời gian khá dài. Bà làm việc này hoàn toàn không phải vì tiền, bởi Bà giàu có dư tiền bạc, mà chỉ vì muốn tự xác nhận với chính mình là “Bà Bác sĩ”.

Đó là hiện tượng “Bà Lớn” Việt Nam. Còn “Bà Lớn” Tây?

Việt Nam đã có “Bà Lớn” thì Tây phải có “Bà Lớn”. Lẽ tự nhiên thôi. Vì Tây, trên vài thói tục xã hội, vẫn là thầy của Việt Nam kia mà . Nên nhớ ngày xưa ở Việt nam, có “Quan Lớn”, tức Tỉnh trưởng, Quận trưởng, Thẩm phán, …Ở Bắc, thậm chí ông thầy thuốc cũng được dân chúng gọi là “Quan Đốc tờ”.

Nhưng Tây giữ cách xưng hô nghiêm chỉnh. Ông Chirac làm Tổng thống, Bà Chirac vẫn được dân chúng gọi là Bà Bernadette Chirac, chớ không bao giờ gọi bằng “Bà Tổng thống Chirac”. Cùng cách xưng hô như vậy đối với tất cả người có chức phận, địa vị cao trong xã hội Pháp.

Bà Lớn hơn hết, lớn nhứt Quốc gia, là Bà vợ của Ông Tổng thống hay Thủ tướng nếu quốc gia theo Thủ tướng chế. Nhưng Bà Lớn này phải chánh thức là vợ của Tổng thống hay Thủ tướng mới được gọi là “Đệ Nhứt phu nhơn”, tức bà vợ của “Người Đàn ông thứ nhứt quốc gia”.

Báo chí vẫn thường nhắc tới trường hợp Bà Valérie Trierweiler với Ông Hollande đặt ra nhiều vấn đề với nghi lễ từ hôm 15 tháng 05 khi Ông Hollande lên làm Tổng thống Pháp vì hai người sống chung với nhau mà không chánh thức. Bà Valérie Trierweiler ở trong Điện Elysée là bình thường. Nhưng Bà muốn có Văn phòng riêng ở Tổng thống phủ với 4 tới 6 nhân viên, Agenda làm việc,…thì Bà làm việc với tư cách gì? Ngân sách của Văn phòng của Bà? Cách ứng xử trong quan hệ với nhân viên của Elysée? Nhiều vấn đề sẽ đặt ra.

Có điều rất rỏ là càng ngày, Bà càng muốn xác định Bà là “Đệ Nhứt Phụ nữ nước Pháp” mà vẫn chưa có quyết định kết hôn.

Pháp vốn có nhiều đặc thù văn hóa mà trường hợp Bà Valérie Thierweiler là một đặc thù khá nổi cợm.

Một cú dao gâm

Trong cuộc tranh cử Dân biểu Quốc Hội, tại đơn vịLa Rochelle, Thành phố trên bờ biển Miền Tây-Bắc, qua vòng I, còn lại 3 ứng cử viên có nhiều phiếu hơn hết: Bà Ségolène Royale, Bồ cũ của Ông Tổng thống François Hollande, được 32, 03 % số phiếu,Ông Olivier Falorni, Thị trưởng, đảng viên xã hội ly khai, được 28, 91 % và Bà Sally Chadjaa, của đảng UMP, được 19, 47 %.

Tuy có số phiếu dẩn đầu, Bà Ségolène Royal không chắc chắn thắng cử vì ở vòng II vào chủ nhật tới 17/06/2012, cử tri của các ứng cử viên kia có thể sẽ dồn phiếu choÔng Olivier  Falơrni. Thất cử Dân biểu kỳ này, chẳng những giấc mơ làm Chủ tịch Quốc Hội của Bà trở thành mây khói, mà Bà sẽ không còn một chức vụ gì nữa. Không lẽ Bà đi ghi tên lãnh thất nghiệp như những người công nhân bình thường khác? Thật tội nghiệp cho phận nữ lưu nhiều gian truân của Bà!

Năm năm sau ngày Bà thất cử Tổng thống, dư luận cử tri không còn ủng hộ Bà nồng nhiệt  nữa. Bà thất bại liên tục: rớt Tổng Bí thư đảng, bị loại ứng cử viên bầu cử Tổng thống vừa rồi. Theo kết quả thăm dò của Hãng Ifop, Bà Ségolène Royal bị mất sự ủng hộ của cử tri từ 45 % xuống còn 25 %, đó là không kể 38 % cử tri đã bầu cho Bà năm 2007 nay không còn muốn ủng hộ Bà nữa.

Thời vàng son của Bà ngày nay như bắt đầu mờ nhạt. Mọi chỉ dấu dư luận không có chỉ dấu nào tốt cho Bà. Tuy nhiên Bà vẫn tiếp tục dấn thân.

Thế mà tới giờ chót, trước vòng II là lúc quyết định thành bại sự nghiệp chánh trị của Bà, Ségolène Royal lại bất ngờ lảnh một cú dao gâm của Bà Bồ của Bồ cũ có 4 đứa con với Bà. Nghĩ có đau thương cho người Phụ nữ chánh trị không?

Ông Bồ cũ, TT.Hollande, vừa công khai tuyên bố ủng hộ Bà là ứng cử viên duy nhứt của đảng xã hội, thì Bà Bồ mới của Ông Tổng thống Hollande liền gởi ngay một thông điệp qua Twitter cho đối thủ của Bà, ứng cử viên Olivier Falorni : «Hãy can đảm lên Olivier Falorni, người đã không làm mất lòng tin và luôn bên cạnh người dân Thành phố Rochelle tranh đấu từ nhiều năm qua với sự dấn thân không vụ lợi ».

Bà Valérie Trierweiler tên thiệt là Valérie Massonneau, từ năm 1995 là vợ của Ông Trierweiler, Thư ký Tòa soạn tuần báo ParisMatch, giới chức Đại học, chuyên viên về triết học Đức. Năm 2007, Bà xin ly dị và năm 2010 Tòa tuyên bố ly dị. Bà xin giữ lại tên ông Trierweiler. Bà gặp Ông Hollande nhơn cuộc bầu cử Quốc hội năm 1988 vì nghề nghiệo ký giả chánh trị. Ít nhất, Bà bắt đấu mối quan hệ tình cảm với Ông Hollande từ năm 2004 và tới năm 2010, sau khi chánh thức ly dị, hai người mới công khai bạn tình với nhau.

Thông điệp của Bà Valérie Trierweiler vừa phổ biến bày tỏ lập trường nhiệt tình ủng hộ ứng cử viên đối thủ của Bà Ségolène Royal, đối lập hẳn với lập trường của đảng xã hội, tức đảng cầm quyền, đã làm cho Chánh trị bộ của đảng vội vàng chạy xuống đơn vị Rochelle để động viên cử tri ủng hộ cho Bà Ségolène Royal .

Message của Bà Valérie Trierweiler, nguyên văn, chỉ có hai mươi hai chữ mà có tầm vóc như một trái bom 22 000 kg thật sự nổ tung không phải chỉ ở Rochelle, trong đảng xã hội, mà sức chấn động còn lan rộng trên chánh trường của Pháp. Làm cho Ông Tổng thống Hollande khó tránh khỏi bị chao đảo. Chắc Ông phải kìm giữ kẻo mất “đặc tính Tổng thống bình thường” của Ông.

Thủ tướng Chánh phủ, Ông Jean-Marc Ayraultvà Bà Tổng Bí thư đảng, Martine Aubry, lên tiếng trấn an nạn nhơn “…đó không phải là phát biểu của một nhà chánh trị”.

Dân biểu đảng Xã hội, Ông Jean Louis Bianco, thân cận với bà Royal, tỏ thái độ phẫn nộ “Người dân bầu ông François Hollande, chứ không phải bầu bà Valérie Trierweiler, tại sao bà ta lại xen vào chuyện này?”.

Ông Daniel Cohn Bendit, dân biểu đảng Xanh của Quốc hội Âu châu lưu ý: “Đó là những điều không nên làm. Trong vụ này, không nên nói rằng bà Trierweiler có tư cách độc lập, đó là một hành động khiếm nhã. Bà Royal là mẹ của bốn đứa con của ông Hollande. Bà Valerie Trierweiler không nên quên điều này”.

Cánh hữu vớ được cơ hội này và mỉa mai đó là một hài kịch ở điện Elysée, Phủ Tổng thống Pháp.

Sự kiện này làm dấy lên một cuộc tranh luận vô cùng sôi nổi trên khắp nước Pháp, đặc biệt là về quy chế đệ nhứt phu nhân, hoặc người bạn tình sống chung với Tổng thống. Có người cho rằng bà Trierweiler trước tiên là một công dân, hơn nữa bà lại là một nhà báo đang hành nghề, do đó, bà có quyền đưa ra các ý kiến riêng của Bà.

Thế nhưng, nhật báo Libération của cánh tả lại cảnh cáo rằng thông điệp trên Tweeter của bà Trierweiler báo hiệu một hiện tượng hoàn toàn bất bình thường đã thâm nhập vào Điện Elysée. Bởi vì trong suốt quá trình vận động tranh cử, Ông Hollande luôn tuyên bố ông là một “Tổng thống bình thường” theo đúng nghĩa, tức là “của nhân dân”, không có gì khác thường đáng để ý. Hay “bình thường” đó ngụ ý Ông không muốn  phê phán Ông Sarkozy là “Tổng thống của nhà giàu”, Tổng thống chạy theo nếp sống “Bling-Bling”. Hơn nữa, Ông Hollande nhiều lần nhấn mạnh sự cần thiết phải phân biệt đời sống tư và công việc chung.

Khi chỉ trích hành động của bà Trierweiler, một số nhà bình luận còn cho rằng chính ông Hollande phải chịu trách nhiệm về vụ bi hài này. Tại sao ông Hollande lại công khai ủng hộ bà Ségolène Royal trong lúc ông từng tuyên bố là trên cương vị Tổng thống, ông sẽ không tham gia vào các hoạt động vận động tranh cử Lập pháp của đảng Xã hội? Nếu muốn ủng hộ Bà Ségolène Royal, Ông có nhiều cách khác, hiệu quả, kín đáo và tế nhị hơn .

Báo chí Anh Quốc được dịp chế giễu nước Pháp. Tờ Daily Telegraph nhận định đó là một cuộc “chiến tranh hoa hồng” giữa hai người đàn bà.

Tờ Times đánh giá là người bạn tình của Ông Hollande đã gây ra một cuộc khủng hoảng trong nhiệm kỳ Tổng thống này, đi kèm với một bức tranh vẽ hình Ông Hollande giơ tay làm dịu căng thẳng với lời tựa bằng tiếng Pháp “Này các bà ơi, tôi là Tổng thống chứ?”.

Thông tín viên của tờ Times ở Paris ghi nhận là tình yêu ngự trị tại Pháp và nói xéo bằng cách trích tục ngữ: “Ghen tuông không có gì là tội lỗi cả, đó là bằng chứng của tình yêu”.

Nhưng Bà Valérie Treiweiler ghen là đúng. Phải ghen vì đàn bà không ghen, không phải là đàn bà. Các bà Việt nam tôi còn sẳn lòng ghen giùm nữa kia mà.

Thật ra Bà đang nhằm tìm mọi cách hạ Bà Ségolène Royal, loại Bà ấy ra khỏi chánh trường Pháp, để ngăn ngừa mọi hậu quả tai hại về sau. Bà Ségolène Royal còn ở trong chánh trường thì ai kiểm soát, ai ngăn cản hai người họ gặp nhau? “Bồ cũ không rủ cũng tới”. Hay “Cây đa củ, bến đò xưa”.

Bà Valérie Treiweiler chắc có học văn chương dân gian việt nam khi Bà học Ban Văn chương ở Đại học Paris III (Sorbonne Nouvelle).

© Nguyễn thị Cỏ May

© Đàn Chim Việt

 

4 Phản hồi cho “Bà Lớn”

  1. vĩnh tiến says:

    Cám ơn ma dame Cỏ May ,bài viết rất dí dõm tuy nhiên đoạn đầu hơi dài dòng không cần thiết.
    Tôi không có thì giờ theo dõi thời sự Pháp ,có bài của madame tôi hiễu hơn những gì đang và đả xảy ra trên chính trường Pháp, một đất nước có 1000 lần dân chủ hơn nước VN .
    Mong đọc những bài kế tiếp .

  2. ĐẠI NGÀN says:

    BÀ LỚN, ÔNG LỚN

    Tác giả Nguyễn Thị Cỏ May mang lại một bài viết rất hay, nhiều thông tin mới lạ, bổ ích, sự phân tích khá tinh tế, sâu sắc, dí dỏm, nhất là phần nói về cô và bà. Riêng ngày xưa thì tục ngữ VN cũng có nói : Có ông mới gọi rằng bà, không ông thì hỏi mụ già đi đâu. Điều ấy cho thấy một quan điểm vẫn trọng đàn ông hơn đàn bà, trọng địa vị hơn đời thường, có nghĩa một thứ đầu óc thực tế có hơi suồng sã. Tất nhiên về nguyên lý, đàn ông vẫn thường năng động hơn đàn bà, nên mọi sự chú ý hơn dành cho người đàn ông là như thế. Song thực tế mà nói, đàn ông mà không có đàn bà cũng giống như con cò không có đất đứng, dù đứng chỉ một chân cũng thế. Còn đàn bà không có đàn ông, giống như thảo nguyên bát ngát, chẳng thấy một thân cây nào lớn trụ lên đó cả. Cái quan trọng của cả hai nguồn thường phân tranh chính là thế đó. Nên đàn ông và đàn bà, không phải chỉ ai là quan trọng. Xã hội và cá nhân, không phải yếu tố nào là cốt lõi hay quyết định. Khuynh hướng mác xít hay CS vẫn hay kiểu cá mè một lứa, cái được Mác gọi là phi giai cấp hay tất cả đều là giai cấp vô sản. Ý nghĩa của từ “đồng chí” mà Cỏ May nhấn mạnh các đặc thù là như thế. Thật ra, từ ngữ VN và từ ngữ các nước đều rất chính xác, Anh, Mỹ, Pháp, Đức cũng đều như vậy. “Cô” có nghĩa là còn một mình, chơ vơ. Bà có nghĩa là đã có ráp nối chắc chắn. Còn ông thì suốt đời vẫn gọi vậy vì vì cũng chỉ trùi trụi thế thôi. Ấy cũng là cái người ta nhìn bề ngoài. Còn bên trong khó ai biết cô đó là bà hay bà đó là cô. Chuyện này chỉ có trời biết hay tự chính người đó biết. Đấy là lý do tại sao khái niệm cô có cộng với khái niệm ông thì thành ra khái niệm bà. Đố ai cãi được chuyện này. Đây không chỉ là ý nghĩa ngôn ngữ mà còn là ý nghĩa sinh học là như vậy. Lại nói về địa vị trong xã hội. Xã hội mà không có địa vị, cũng giống như mặt kính phẳng, chẳng có chỗ lỗi chỗ lỏm nào. Đó là cái mà Mác đã từng tưởng tượng ra. Còn ai có học địa lý thổ nhưỡng đều biết ý nghĩa của địa mạo cũng chính là ý nghĩa của yếu tố của sự sống, của ý nghĩa tồn tại nơi các tập đoàn sinh quyển. Núi cao, nước sâu, sa mạc hay đồng lầy đều như thế. Cái đáng nói là đầu óc ham địa vị giả tạo mà không phải mọi sự cao thấp một cách khách quan, tự nhiên. Cảnh quan thật và cảnh quan giả chính là như thế và mọi sự phê phán chính đáng hay không cũng là như thế.
    Cho nên kết luận lại : Ông to thì bà phải to, còn ông quá nhỏ bà to thể nào. Cuộc đời như giấc chiêm bao, cô còn hơ hớ bà nào dám kêu. Bà cô cũng chuyện cá kèo, lấy đâu phân biệt mọi đều nhân gian. Văn minh ngôn ngữ phải sang, càng chi tiết hóa mới càng văn minh.
    Nói chơi kiểu đùa dai cho vui như vậy, không biết Bà / Cô tác giả Cỏ May và mọi Ông / Bà khác có đồng ý không ?

    NGÀN KHƠI
    (17/6/12)

  3. Thaophuong says:

    Lãng xẹt . Đửng nên viết nữa có đươc không ????

  4. dv says:

    Ở VN con gái NTBL, con cựu tbt NĐM tố vợ bé của (cha ) NĐM là bà Đăng thị huyền Tâm , là DN – ĐBQH lăng loàng , gian xảo …Còn ở nước Pháp bồ mới tố vợ củ của đương kiêm TT Pháp Hollande …ChÍNH TRỊ KÈM THEO các vụ lùm xùm của các chị , tại nội cung khác gì thời phong kiến .

Leave a Reply to vĩnh tiến